Wednesday 20 May 2015

Chương 16: Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp)

Dau phai boi mua thu, Giang Trang


Ngộ thương,

Hôm nay anh biết thêm bài Kinh, bài này do tò mò, anh tìm xem thôi, vì thấy có người chat trong forum:


Chương 16: Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp)

12. Giáo Giới

… Trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn …

Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên:

—Hãy giáo giới Tỷ-kheo, này Kassapa! Hãy thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo, này Kassapa! Ta hay Ông, này Kassapa, phải giáo giới các Tỷ-kheo! Ông hay Ta, này Kassapa, hãy thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo!

—Bạch Thế Tôn, khó nói là chúng Tỷ-kheo hiện tại. Họ ở trong tình trạng khó nói với họ. Họ không kham nhẫn, họ không kính trọng lời giáo giới.

—Này Kassapa, thuở xưa các Trưởng lão Tỷ-kheo là những vị ở rừng như vậy và tán thán ở rừng, là những vị đi khất thực và tán thán hạnh khất thực, là những vị mang y phấn tảo và tán thán hạnh mang y phấn tảo, là những vị mang ba y và tán thán hạnh mang ba y, là những vị sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, là những vị sống tri túc và tán thán hạnh tri túc, là những vị sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly, là những vị sống không giao thiệp và tán thán hạnh không giao thiệp, là những vị sống tinh cần và tán thán hạnh tinh cần.

Ở đây, vị Tỷ-kheo nào sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng, đi khất thực và tán thán hạnh khất thực, mang y phấn tảo và tán thán hạnh mang y phấn tảo, mang ba y và tán thán hạnh mang ba y, sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, sống tri túc và tán thánh hạnh tri túc, sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly, sống không giao thiệp và tán thán hạnh không giao thiệp, sống tinh cần và tán thán hạnh tinh cần; vị Tỷ-kheo ấy được các vị Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói:

“Hãy đến, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, vị Tỷ-kheo này!
Thật là muốn học, vị Tỷ-kheo này! Hãy đến Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này!”

Ở đây, này Kassapa, các tân Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Tỷ-kheo nào sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng, đi khất thực … mang y phấn tảo … mang ba y … thiểu dục … tri túc … sống viễn ly … sống không giao thiệp … tinh cần và tán thán hạnh tinh cần; Tỷ-kheo ấy được các Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, Tỷ-kheo này! Thật là muốn học, Tỷ-kheo này! Hãy đến Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này”.

Các vị ấy thực hành đúng như vậy và như vậy các vị ấy được hạnh phúc, được an lạc trong một thời gian dài.

Nhưng này, này Kassapa, các Trưởng lão Tỷ-kheo không sống ở rừng và không tán thán hạnh sống ở rừng, không đi khất thực và không tán thán hạnh khất thực, không mang y phấn tảo và không tán thán hạnh mang y phấn tảo, không mang ba y và không tán thán hạnh mang ba y, không thiểu dục và không tán thán hạnh thiểu dục, không tri túc và không tán thán hạnh tri túc, không sống viễn ly và không tán thán hạnh viễn ly, không sống không giao thiệp và không tán thán hạnh không giao thiệp, không tinh cần và không tán thán hạnh tinh cần.

Ở đây, Tỷ-kheo nào được nhiều người biết, có danh tiếng, nhận được các loại y áo, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo ấy được các vị Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: “Hãy đến Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, Tỷ-kheo này! Thật là muốn sống Phạm hạnh, Tỷ-kheo này! Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này!”

Ở đây, này Kassapa, các tân Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Tỷ-kheo nào được nhiều người biết, có danh tiếng, nhận được các loại y áo, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; Tỷ-kheo ấy được các Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: ‘Hãy đến Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, Tỷ-kheo này! Thật là muốn sống Phạm hạnh, Tỷ-kheo này! Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này!’”. Các vị ấy thực hành đúng như vậy và như vậy các vị ấy không được hạnh phúc, bị khổ đau trong thời gian dài.

Này Kassapa, ai nói một cách chơn chánh như sau: “Người sống Phạm hạnh phải chịu đựng những hiểm nạn của Phạm hạnh. Người sống Phạm hạnh phải bị bức não bởi những áp bức của Phạm hạnh”. Nói như vậy, này Kassapa, là nói một cách chơn chánh. Người sống Phạm hạnh phải chịu đựng những hiểm nạn của Phạm hạnh. Người sống Phạm hạnh phải bị bức não bởi những áp bức của Phạm hạnh.
--
 https://suttacentral.net/vn/sn16.12
 
 
HT TMC dịch:
 
VIII. Giáo Giới (Tạp 41.22, Phật Vi Căn Bổn, Ðại 2, 301a. Biệt Tạp 6.9, Ðại 2, 415c). (S.ii,208)

1) ... Trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn...
3) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên:

-- Hãy giáo giới Tỷ-kheo, này Kassapa! Hãy thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo, này Kassapa! Ta hay Ông, này Kassapa, phải giáo giới các Tỷ-kheo! Ông hay Ta, này Kassapa, hãy thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo!
4) -- Bạch Thế Tôn, khó nói là chúng Tỷ-kheo hiện tại. Họ ở trong tình trạng khó nói với họ. Họ không kham nhẫn, họ không kính trọng lời giáo giới.
5) -- Này Kassapa, thuở xưa các Trưởng lão Tỷ-kheo là những vị ở rừng như vậy và tán thán ở rừng, là những vị đi khất thực và tán thán hạnh khất thực, là những vị mang y phấn tảo và tán thán hạnh mang y phấn tảo, là những vị mang ba y và tán thán hạnh mang ba y, là những vị sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, là những vị sống tri túc và tán thán hạnh tri túc, là những vị sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly, là những vị sống không giao thiệp và tán thán hạnh không giao thiệp, là những vị sống tinh cần và tán thán hạnh tinh cần.
6) Ở đây, vị Tỷ-kheo nào sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng, đi khất thực và tán thán hạnh khất thực, mang y phấn tảo và tán thán hạnh mang y phấn tảo, mang ba y và tán thán hạnh mang ba y, sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, sống tri túc và tán thánh hạnh tri túc, sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly, sống không giao thiệp và tán thán hạnh không giao thiệp, sống tinh cần và tán thán hạnh tinh cần; vị Tỷ-kheo ấy được các vị Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, vị Tỷ-kheo này! Thật là muốn học, vị Tỷ-kheo này! Hãy đến Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này!"
7) Ở đây, này Kassapa, các tân Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo nào sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng, đi khất thực... mang y phấn tảo... mang ba y... thiểu dục... tri túc... sống viễn ly... sống không giao thiệp... tinh cần và tán thán hạnh tinh cần; Tỷ-kheo ấy được các Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, Tỷ-kheo này! Thật là muốn học, Tỷ-kheo này! Hãy đến Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này". Các vị ấy thực hành đúng như vậy và như vậy các vị ấy được hạnh phúc, được an lạc trong một thời gian dài.
8) Nhưng này, này Kassapa, các Trưởng lão Tỷ-kheo không sống ở rừng và không tán thán hạnh sống ở rừng, không đi khất thực và không tán thán hạnh khất thực, không mang y phấn tảo và không tán thán hạnh mang y phấn tảo, không mang ba y và không tán thán hạnh mang ba y, không thiểu dục và không tán thán hạnh thiểu dục, không tri túc và không tán thán hạnh tri túc, không sống viễn ly và không tán thán hạnh viễn ly, không sống không giao thiệp và không tán thán hạnh không giao thiệp, không tinh cần và không tán thán hạnh tinh cần.
9) Ở đây, Tỷ-kheo nào được nhiều người biết, có danh tiếng, nhận được các loại y áo, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo ấy được các vị Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: "Hãy đến Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, Tỷ-kheo này! Thật là muốn sống Phạm hạnh, Tỷ-kheo này! Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này!"
10) Ở đây, này Kassapa, các tân Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo nào được nhiều người biết, có danh tiếng, nhận được các loại y áo, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; Tỷ-kheo ấy được các Trưởng lão Tỷ-kheo mời ngồi và nói: ‘Hãy đến Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này tên gì? Thật là hiền thiện, Tỷ-kheo này! Thật là muốn sống Phạm hạnh, Tỷ-kheo này! Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy ngồi chỗ ngồi này!’". Các vị ấy thực hành đúng như vậy và như vậy các vị ấy không được hạnh phúc, bị khổ đau trong thời gian dài.
Này Kassapa, ai nói một cách chơn chánh như sau: "Người sống Phạm hạnh phải chịu đựng những hiểm nạn của Phạm hạnh. Người sống Phạm hạnh phải bị bức não bởi những áp bức của Phạm hạnh". Nói như vậy, này Kassapa, là nói một cách chơn chánh. Người sống Phạm hạnh phải chịu đựng những hiểm nạn của Phạm hạnh. Người sống Phạm hạnh phải bị bức não bởi những áp bức của Phạm hạnh.

Deutsch

S.16.8. Ermahnung (3) - 8. Tatiyaovāda Sutta


1. (Ort der Begebenheit:) in Rājagaha, im Kalandakanivāpa.

2. Und es begab sich der ehrwürdige Mahākassapa dorthin usw. usw. (=6.2) . . .

3. Zu dem zur Seite sitzenden ehrwürdigen Mahākassapa usw. usw. (=6.3) . . .

4."Schwer zu reden, Herr, ist ja gegenwärtig zu den Bhikkhus; sie haben Eigenschaften an sich, die es schwer machen, zu ihnen zu reden; sie sind unzugänglich, nehmen einen Zuspruch ohne Ehrerbietung hin."

5. "Ja, aber früher, Kassapa, sind die altwürdigen Bhikkhus Waldbewohner gewesen und haben das Waldleben gepriesen; sind solche gewesen, die von Almosenspeise lebten und haben das Leben von Almosenspeise gepriesen; sind solche gewesen, die Lumpenkleider trugen, und haben das Tragen von Lumpenkleidern gepriesen; sind solche gewesen, die (nur) die drei Gewänder besaßen, und haben den Besitz von (nur) drei Gewändern gepriesen; sind genügsam gewesen und haben die Genügsamkeit gepriesen; sind zufrieden gewesen und haben die Zufriedenheit gepriesen; sind einsam gewesen und haben die Einsamkeit gepriesen; sind ohne Verkehr gewesen und haben das Nichtverkehren gepriesen; sind energisch gewesen und haben die Energie gepriesen.

6. Wenn da dann ein Bhikkhu ein Waldbewohner war und das Waldleben pries; (wenn er) einer (war), der von Almosenspeise lebte und das Leben von Almosenspeise pries; (wenn er) einer (war), der Lumpenkleider trug und das Tragen von Lumpenkleidern pries; (wenn er) einer (war), der (nur) die drei Gewänder besaß und den Besitz von (nur) drei Gewändern pries; (wenn er) genügsam (war) und die Genügsamkeit pries; (wenn er) zufrieden (war) und die Zufriedenheit pries; (wenn er) einsam (war) und die Einsamkeit pries; (wenn er) ohne Verkehr (war) und das Nichtverkehren pries; (wenn er) energisch war und die Energie pries; - dann pflegten ihn die altwürdigen Bhikkhus zum Niedersitzen einzuladen: komm, Bhikkhu, welchen Namen führt der Bhikkhu? Trefflich fürwahr ist der Bhikkhu, nach Schulung verlangend fürwahr ist der Bhikkhu; komm, Bhikkhu, nimm auf diesem Sitze Platz.

7. Dann, Kassapa, pflegte den jungen Bhikkhus dieser Gedanke zu kommen: 'Wenn da ein Bhikkhu ein Waldbewohner ist und das Waldleben preist - einer, der von Almosenspeise lebt, - einer der Lumpenkleider trägt, - einer, der (nur) die drei Gewänder besitzt, - genügsam - zufrieden - einsam - ohne Verkehr - (wenn er) energisch ist und die Energie preist, - dann pflegen ihn die altwürdigen Bhikkhus zum Niedersitzen einzuladen komm, Bhikkhu, welchen Namen führt der Bhikkhu? Trefflich fürwahr ist der Bhikkhu, nach Schulung verlangend fürwahr ist der Bhikkhu; komm, Bhikkhu, nimm auf diesem Sitze Platz.' Sie werden dann danach streben, so (wie jene) zu werden, und das wird ihnen auf lange Zeit hinaus zu Heil und Glück gereichen.

8. Gegenwärtig aber, Kassapa, sind die altwürdigen Bhikkhus keine Waldbewohner und preisen nicht das Waldleben; sind nicht solche, die von Almosenspeise leben, und preisen nicht das Leben von Almosenspeise; sind nicht solche, die Lumpenkleider tragen, und preisen nicht das Tragen von Lumpenkleidern; sind nicht solche, die (nur) die drei Gewänder besitzen und preisen nicht den Besitz von (nur) drei Gewändern; sind nicht genügsam und preisen nicht die Genügsamkeit; sind nicht zufrieden und preisen nicht die Zufriedenheit; sind nicht einsam und preisen nicht die Einsamkeit; sind nicht ohne Verkehr und preisen nicht das Nichtverkehren; sind nicht energisch und preisen nicht die Energie.

9. Wenn da aber ein Bhikkhu wohl bekannt ist und berühmt, und wenn er Gewänder, Almosenspeise, Liegestätten und Ausstattung mit Gebrauchsgegenständen und Arzneien für Kranke (reichlich) empfängt dann laden ihn die altwürdigen Bhikkhus zum Niedersitzen ein komm, Bhikkhu, welchen Namen führt der Bhikkhu? Trefflich fürwahr ist der Bhikkhu, nach Gefährten im heiligen Wandel verlangt fürwahr der Bhikkhu; komm, Bhikkhu, nimm auf diesem Sitze Platz.

10. Dann, Kassapa, kommt den jungen Bhikkhus dieser Gedanke: 'Wenn da ein Bhikkhu wohl bekannt ist und berühmt, und wenn er Gewänder, Almosenspeise, Liegestätten und Ausstattung mit Gebrauchsgegenständen und Arzneien für Kranke (reichlich) empfängt: dann laden ihn die altwürdigen Bhikkhus zum Niedersitzen ein: komm, Bhikkhu, welchen Namen führt der Bhikkhu? Trefflich fürwahr ist der Bhikkhu, nach Gefährten im heiligen Wandel verlangt fürwahr der Bhikkhu; komm, Bhikkhu, nimm auf diesem Sitze Platz. Und sie streben danach, so (wie jene) zu werden, und das wird ihnen auf lange Zeit hinaus zu Unheil und Leid gereichen.

11. Wenn man dann, Kassapa, sagte [71]: 'geschädigt sind die Freunde des heiligen Wandels durch das, was den heiligen Wandel schädigt [72]; heimgesucht [73] sind die Freunde des heiligen Wandels durch das, was den heiligen Wandel heimsucht', dann würde man mit Recht also sagen: 'geschädigt sind die Freunde des heiligen Wandels durch das, was den heiligen Wandel schädigt; heimgesucht sind die Freunde des heiligen Wandels durch das, was den heiligen Wandel heimsucht."


[71] P. sammā vadamāno vadeyya. Vermutlich sind die ersten beiden Worte aus dem Nachsatze, wo sie am Platze sind, fälschlich in den Vordersatz eingedrungen.
[72] P. upaddutā brahmacārī brahmacārūpaddavena' Der Komm. (II. 219.12) sagt dazu "gefährdet durch übermäßige Begierden nach den vier Gebrauchsgegenständen der Brahmacārins.
[73] P. abhibhavanā brahmacārī brahmacārābhibhavanena. Nach dem vorhergehenden erwartet man abhibhūtā br. br.

No comments: