Saturday 6 June 2020

quê hương là chùm khế ngọt

Khế chùa xưa


Người về vườn cũ một chiều
Cỏ cây hoa lá đìu hiu cũng buồn
Ôi kìa cây khế ngọt thơm
Đang chờ cô bé ngày thơ trỡ về

Ngày nào hò hẹn xum vầy
Thì thầm em kể chuyện thời xa xưa
Bao nhiêu tâm sự cho vừa
Tuổi thơ cuộc sống bên chùa của em.

ĐN
thân tặng Ngộ, hy vọng Ngộ vui khi đọc.

Do dac tu balkon di dau?

1
Do dac tu balkon
Mot phan tro thanh rac
Tu minh dem rac xuong
Don balkon la the!

ĐN

Friday 5 June 2020

1 va 2

1
Thuc day kip ca phe
Troi thang sau nhieu may
Dem qua giac mo gay
Day buon hoai the the

Nguoi ta nho xay nha
Xay buc tuong rung rinh
Tran nha cu xap xinh
Nam mo day that kinh

Muon xay can tho ne
Nguoi ta chuyen nghe do
Ai a ma to dot
Phai tu luong suc minh

2
Da rua chen xoong xong
Chu thoai mai ca phe


Ru mai ngan nam/ Tang Ngo

                                                    Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng

Dalat 2

1
Thuc som
Troi khuya qua mua
Sang nay troi nhieu may
Suong mo tren doi

2
nghe Khanh Ly
dang hat nhac TCS

3
Dang doc khuc nay, hay qua:

Sau khi loạt bài Công bố hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đăng trên Thanh Niên, nhiều bạn đọc rất muốn biết thêm về Ngô Vũ Dao Ánh. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái út của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, kể rằng nhà của Dao Ánh nằm gần nhà của Trịnh Công Sơn - chỉ cách một cây cầu nhỏ Phú Cam - nên hằng ngày Dao Ánh đi học thường ngang qua đó…

Trịnh Công Sơn nhắc đến trong một hồi ức: “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi… Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa xuân mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa… Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận (…) Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng mình là một nhan sắc”.

Trịnh Công Sơn nhớ về “những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình”. Đó là cố đô Huế với “mỗi sáng tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyến đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa. Thời gian trôi đi ở nơi đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh. Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoan lạc của giấc mơ. Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.

Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi. Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa”.

/Đời của Trịnh Công Sơn là thơ. Nỗi buồn của Sơn là nỗi buồn siêu hình. Nhạc của Sơn bài nào cũng có chữ em, chữ yêu, chữ tình. Người đẹp của Sơn phải là người gầy, không gầy thì không đẹp. Ví dụ, vai gầy: “Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai” (Còn tuổi nào cho em). Tay gầy: “Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm. Trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy nên mãi ru trên ngàn năm” (Ru em từng ngón xuân nồng) - hoặc “Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi, em gầy ngón dài” (Tuổi đá buồn). Gầy và xanh nữa: “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” (Diễm xưa) hoặc “Bàn tay xanh xao đón ưu phiền” (Nắng thủy tinh)./ (CHT)

Câu cuối của hồi ức đúng là viết về Diễm. Nhưng từ câu cuối ấy ngược lên đến câu đầu tiên đều có thể ứng với trường hợp của Dao Ánh - em gái ruột của Diễm - những năm tiếp sau đó. Nghĩa là “người con gái ấy” trước kia là Diễm - nay đã là Dao - Ánh - hóa - thân. Dao Ánh sinh ngày 24.5.1948, người gốc Bắc, lớn lên tại Huế, trong một gia đình gia giáo. Cũng như Trịnh Công Sơn, Dao Ánh giỏi tiếng Pháp, cha là giáo sư dạy tiếng Pháp, đọc tiểu thuyết của André Gide, André Maurois, thơ Jacques Prévert, Apollinaire từ nguyên bản, năm 17 tuổi chép gửi Trịnh Công Sơn mấy câu trong một nhạc phẩm lời Pháp do Richard Anthony hát: “J’attendrai l’orage et la pluie pour pleurer. Je t’aime encore mais tu dois ignorer le chagrin de ma vie. Et j’irai pleurer sous la pluie” (Em sẽ đợi giông tố và gió mưa về để khóc. Em mãi yêu anh nhưng anh chẳng màng gì tới nỗi buồn của em. Và em sẽ khóc dưới mưa đây). Trịnh Công Sơn đã trích một câu trong đoạn cuối cuốn Porte étroite (Khung cửa hẹp) của André Gide gửi đáp Dao Ánh: Et que la vie peut souffler dessus chaque jour sans l’éteindre (ngày ngày ngọn gió đời vẫn thổi nhưng chưa bao giờ thổi tắt được tình yêu).

Ngôi nhà của Dao Ánh được Trịnh Công Sơn nhắc đến với những lùm nhãn mùa hạ che mắt đường về, với hàng cây mùa đông đứng lặng bên sông vắng, trông gợi cảm vô cùng. Từ nhà Trịnh Công Sơn nằm ở số 3/11 Nguyễn Trường Tộ, bên này cầu Phú Cam nhìn sang bên kia cầu chỗ có nhà Dao Ánh buổi chiều không thể không nhớ những bụi dạ lan trồng ở đó. Dạ lan thơm lắm, nhất là vào ban đêm, tỏa từ nhà Dao Ánh đến cả trong… giấc mộng của Trịnh Công Sơn ở Blao, Đà Lạt, Dran, Sài Gòn, Đà Nẵng về sau nữa. Trịnh Công Sơn nói Dao Ánh là “người yêu lạ lùng nhất” của mình. Năm Dao Ánh 19 tuổi, Trịnh Công Sơn nói với Ánh: “Yêu nhau đã có một compromis (ước hẹn) và không có một ước hẹn nào đáng giá hơn như thế”. Dao Ánh cũng biết điều ấy. Cũng lãng mạn, song rất kín đáo. Những đêm khuya Huế lạnh, Dao Ánh thắp đèn sáp trắng một mình ngồi viết thư và nhớ Trịnh Công Sơn, hái và ép những chiếc lá dạ lan còn ướt sương vào giữa trang thư gửi đến. Có hôm nhìn màu hoa sắp tàn, nhìn màu nắng chiều phai, Dao Ánh đã viết nhắn Trịnh Công Sơn: “Ôi màu mắt rồi có ngày cũng đổi màu như thế”.

Lãng mạn vậy, nên Trịnh Công Sơn nghĩ “biết đâu Ánh không sinh ra và lớn lên từ một loài hoa nào đó”. Năm 1966, Dao Ánh vào Sài Gòn học ở cư xá Thanh Quan số 232 bis/C Hiền Vương, bỏ lại con đường có vòm long não, cây cầu nhỏ, với con sông lững lờ và một khoảng trời cô quạnh.

Giao Hưởng - Dạ Ly

4.
Se viet mot chut ve thoi gian minh o Dalat

Buoi chieu ta xuong truong
Buoi chieu em di hoc
Nhin em ta tham hoi
Oi dang ai de thuong?

Nhieu lan cu nhu the
Co hom em bai truong
Ta theo em tu do
Den tan Ho Xuan Huong

Sau ta roi Da lat
Nhieu su kien don dap
Sau nay nhieu giay lat
Nho ve ky niem xua!

Em co gai truong nu
Ta hoc sinh truong nam
Cung nhau thoi diem ay
Gap nhau duong di hoc!

ĐN


Dong huong- Kiep tha huong

Clip nay co hang trieu nguoi da xem

Cuoc doi ngan lam sao
The ma ta gap em
Co be cung dong huong
Chia se kiep tha huong
Vui!

ĐN

Ru ta ngam ngui/ Tang Ngo

                                          Lời Tự sự của Trịnh Công Sơn/Khánh Ly




Đà Lạt
Con đường Võ Tánh
Trường Bùi thị Xuân
Hồ Vạn Kiếp
Giáo hoàng chủng viện
Hồ Xuân Hương
Sân cù hướng đạo
Đường phù đổng thiên vương
Viện Đại học Đà lạt
Đường Phan đình Phùng
Khu Hòa Bình
Cá phê Tùng
Chùa Linh sơn
Thày Ẩn
Trường Trần hưng Đạo
Chợ Đà lạt
Đườn Nguyễn Tường Tộ
Palace Hotel
Thác Prenn
Thác Cam Ly

Hai năm ở Đà lạt
Kỷ niệm khó có lại!

Nhớ Việt
Nhớ Tùng
Nhớ Minh
cô bé ở trọ người Long An
cô bé tên Bình cực kì lãng mạn
Bác Ba
em Quý

ĐN


Phuong Dung, Nhung doi hoa sim

Che Linh

Che Linh

1
Che Linh hat hay qua!

2
Trong phong xuat hien nhieu thung!
Can mang len lau thoi!

3.
Toi nay dem it nhat 4 thung Karton len lau!
Neu gioi, thi mang gap doi: 8 thung!
Neu dc vay, duoi nay se thoai mai rong rai lam!

Lam duoc 1/2 roi!
Da trong flur 1 va flur 2

4
Lam sach gon khu vuc ke 3 thi cang tot nua, de co cho
lam balkon vao ngay mai!

5
nau 1 ly nuoc tra thoi
nghi ngoi, roi lam nha

Bach Yen, Dem dong

Tran Dan

Hom nay don balkon
Minh thay cuon sách
của Tran Dan

Doc vai trang dau trong
truyen "nguoi nguoi lop lop"
minh to mo muon doc them..

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_D%E1%BA%A7n
1
Buoi toi nhu bay gio
Co the don dep ben trong nha

Thế là tốt Balkon 3

Thúy Nga

1
Thế là tốt!
50% Balkon đã xong.

Hôm nay tìm được lại:
- nhiều bản vẽ xưa
- cái túi desley
- vài cuốn sách

Đem được 2 Karton xuống vất!
Làm đầy thùng rác!
Mai đem xuống vất

ĐN

Thursday 4 June 2020

1
Balkon da trong roi
Hom nay
se lam them 1 phan
Quyet lam trong tron cai balkon

DDe song vui ngay he!

Hurra!

DN

Night rain



Ngồi balkon ngó mưa
Bổng có tiếng chim ca
Bên nước trà thơm ngon
Ta ngồi nhớ bạn xa

ĐN
Juni 2020

Mua thang sau

Mưa rừng

Cơn mưa đêm tháng sáu
Rồi cũng tạnh đường ướt
Ra ngoài mình mới biết
Trời đã mưa vừa dứt

ĐN

Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ), + thơ 5 chữ

Biển Vietnam


Mình muốn làm thể loại này, do đó tìm hiểu chút, rồi làm sau:

Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ) (1)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

Cách gieo vần tiếp
x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)

Cách gieo vần tréo
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)

Cách gieo vần ba tiếng
x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2) 


Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2) 

--
(1)
https://saigonocean.com/gocchung/html/luatlamtho.htm

Wednesday 3 June 2020

balkon 2

1
Tranh thu troi con sang
Chieu nay don dep duoc mot phan lon
Da khai thong duoc 1 phan
Nen
Co the dung duoc ghe
De dung uong tra, ngam trang dem nay!

1 ghe trong
1 ban trong!

2
Ngay mai don tiep!
Hom nay don dep
Da tim duoc mot so do vat can thiet:
- Quat may de dung mua he
- Cac dong ho de ban
- Mot so bong den
- Den de ban
- keo dan..
- kim chi
- may mai lang cho do go
..

DN

1
Du tinh di supermarkt
Ra khoi nha
Gap anh ban
Nho cong viec

The la chuong trinh rewe
mai moi lam

Viec mat chung 1 tieng
Cung phai xong

O doi,
La the!
Phai giup nguoi khac

DN


Tuesday 2 June 2020

Ngoc Lan


Ngoc Lan
Duong Thieu Truoc
Van Cao
Dang the Phong
Pham Duy
Quang Dung
Tuan Ngoc
Thanh Thuy
Ha Thanh
Anh Bang
Du Tu Le
Huu Phuoc
Thanh Nga
Ut Tra On
Tung Lam
La Thoai Tan
Y Lan
Ngo Thuy Mien
Phu Quang

..
--
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_Lan
Chiếc đồng hồ

Lau bụi đồng hồ
Đẹp nhất nhà
Đồng hồ đặc biệt
Chỉ giờ còi tàu
Em nghe
Mỗi khi thức giấc

ĐN

don balkon

Ngoc Lan, Uot mi


1
Don balkon

Tim duoc cai den!
Oh
Thi ra don dep
cung la phat hien ra tai san da quen
:)

SpaceX

1
SpaceX

SpaceX đang thành công!
Trải qua một số TEST trải nghiệm
Mới cải thiện nhiều lần
Để hoàn hảo hơn!

ĐN

Thơ vô đề


Vẫn có em bên đời



Vô đề

Đi mô thì cũng về đây
Để thương để nhớ dáng gầy rất xinh
Ta về đón ánh bình minh
Vườn xưa cây khế lung linh nắng vàng..

ĐN
tháng Juni

--
Wherever I go, I will come here
To love to remember skinny is very beautiful
I returned to welcome the dawn
The old garden of star fruit trees shimmering with yellow sunlight ..
--
Wohin ich auch gehe, ich werde hierher kommen
Sich gerne an Skinny zu erinnern, ist sehr schön
Ich kehrte zurück, um die Morgendämmerung zu begrüßen
Der alte Garten der Sternobstbäume schimmert vor gelbem Sonnenlicht.
--
Partout où je vais, je viendrai ici
Aimer se souvenir de maigre est très beau
Je suis revenu pour accueillir l'aube
Le vieux jardin des arbres fruitiers étoilés scintillant de soleil jaune.
--
無論我走到哪裡,我都會來這裡
愛記住骨感非常美麗
我回來歡迎黎明
楊桃樹閃爍著黃色陽光的老花園..
Wúlùn wǒ zǒu dào nǎlǐ, wǒ dūhuì lái zhèlǐ
ài jì zhù gǔ gǎn fēicháng měilì
wǒ huílái huānyíng límíng
yángtáo shù shǎnshuòzhe huángsè yángguāng de lǎo huāyuán..
--
vô luận ngã tẩu đáo na lí ,ngã đô hội lai giá lí
ái kí trụ cốt cảm phi thường mĩ lệ
ngã hồi lai hoan nghênh lê minh
dương đào thụ thiểm thước trứ hoàng sắc dương quang đích lão hoa viên ..
--



chuyến đi chợ không thành

1
Chiều nay
Đi ra Lidl
Tiệm đóng!

Thì ra hôm nay ngày lễ!
Pfingsten Montag 2.Juni

2
Bạn lại tặng
Vài cuốn sách

3
Ngày mai
dẹp balcon tiếp
Nên suy nghĩ:
có thể vất hẳn những gì?

ĐN

Christo

Christo và Reichtag/ Berlin


Christo
Mới chết

Một nghệ sỹ
Instalation
Wiki viết:
..

Christo (* 13. Juni 1935 in GabrowoBulgarien, als Христо Владимиров Явашев,Transkriptionendeutsch Christo Wladimirow Jawaschewenglisch Christo Vladimirov Javacheff; † 31. Mai 2020 in New York City)[1] und Jeanne-Claude (*13. Juni 1935 in CasablancaFranzösisch-Marokko, als Jeanne-Claude Denat de Guillebon; † 18. November 2009 in New York City)[2] waren ein Künstlerehepaar.
Christo wurde bekannt, nachdem er sich 1960 der von Pierre Restany und Yves Klein in Paris gegründeten Gruppe „Nouveau Réalisme“ (‚Neuer Realismus‘) angeschlossen hatte, wiewohl er nie offizielles Mitglied der Gruppe war. Wie bei den meisten Protagonisten der aus dem Nouveau Réalisme hervorgegangenen soziologisch inspirierten Kunstauffassung entwickelte sich seine Kunst ursprünglich aus der Assemblage (siehe auch: Objektkunst). Später realisierte Christo zusammen mit seiner Frau Jeanne-Claude Verhüllungsaktionen an Gebäuden und Großprojekte in Landschaftsräumen, Industrieobjekten oder bekannten Bauwerken. Dabei wird er als der Künstler beschrieben, sie als die Organisatorin.[3] 1995 dementierten beide diese Trennung.[4] In Deutschland wurde das Künstlerpaar insbesondere durch die Verhüllung des Berliner Reichstagsgebäudes im Jahre 1995 populär.
..
https://de.wikipedia.org/wiki/Christo_und_Jeanne-Claude

Monday 1 June 2020

don balkon de don mua he

1.
Thu gi khong can ngay?
Co the bo vao vali?
- cac thu du thua

2.

DDa dem dc vai thu len lau


3.
Huong don balkon la dung!

4.
Don balkon can anh sang mat troi.
Mai se lam tiep, tu luc som!

DN


Hè về rồi! Ngộ ơi!

Trời xanh nhạt
Có lác đác mây nhỏ thôi

Ra balkon
Dọn các thùng karton
Che mắt

May ghê
Ở đây thấy cả một vòng bán nguyệt
Các ngọn đồi xanh lá cây là rừng

Mùa hè đã về
Hurra!

Đã đến lúc
Dọn balkon
Để xử dụng mùa hè này!

Bắt tay vào việc thôi!

ĐN

Sunday 31 May 2020

Quê Ngộ

Huế, làng Ưu-điềm


Căn nhà ai quá đẹp..
Phía trước là đường,
Trước nhà có vườn
Sau nhà là sông Ưu đàm

..
Em tôi xưa rời Huế
Quyết đi tìm tương lai
Quê mẹ em ở Thu Bồn
Cả tuổi thơ nơi Huế

Ra đi có chốn về
Vẫn thương đàn em nhỏ
Chùa xưa của em
Góc ấm tâm hồn

Thương em
Người xứ Huế

ĐN
Tặng Ngộ




Theo bậc đá mòn đã đến chưa?
Ai về tìm lại cõi tâm xưa
Mái rêu trầm mặc trên đồi biếc
Chùa cổ uy nghi dưới bóng trưa

TTNQ

ĐN chép tặng Ngộ

Than thi Ngoc Que, tho cho Ngộ




Mot coi di ve



Gởi Ngộ 2 bài thơ Huế
nơi thân quen nè..

Hai bài thơ
của nhà thơ
Thân Thị Ngọc Quế

VỀ LẠI THÀNH NỘI
Vào thành nội nhớ vườn ai
Những hoa sứ trắng rơi đầy tuổi thơ
Như cành hoa của ngày xưa
Với mầu lụa trắng vẫy đùa nắng thu
Vào thành nội thấy mưa ngâu
Thoảng hương gởi lại nét sầu thời gian
Với bao ngày tháng phai tàn
Mầu hoa vẫn lấm tấm vàng tuổi xanh,
Hàng cây thắp nắng trên cành
Sáng mầu rêu biếc bên thành quách xưa
Mình tôi về gọi nắng thưa
Điểm trang cho cánh hoa mùa cuối năm.


XA CÕI ĐI VỀ
Tôi ngỡ ngàng đến nơi đây
Rồi vô tình cũng phương này ra đi
Tháng ngày là cuộc phân ly
Trăm năm nào có nghĩa gì thời gian
Tình thương theo gió thênh thang
Buồn vui rồi trả lại ngàn mây bay
Đã quen rồi những đổi thay
Sá gì bụi cát tỉnh say bước đời
Ngọn cỏ nào giọt sương phơi
Long lanh hát với mặt trời ban mai
Rồi theo nước chảy sông dài
Nước về thăm thẳm tháng ngày trùng khơi.

GS Lê ngọc Trụ 3


Forum (1) có thêm ít điều về GS Lê Ngọc Trụ
gởi Ngộ, để giới thiệu về 1 học giã tuyệt vời mà
mình biết:

GS LÊ NGỌC TRỤ,
NHÀ NGỮ HỌC SỐ 1 CỦA VIỆT NAM

Tất cả những ai đã từng theo học Đại học Văn khoa và Đại học Sư Phạm Sư phạm Saigon (chuyên ngành Việt Văn) từ đầu thập niên 1960 đến 1975 đều là học trò của thầy và tất cả đều kính ngưỡng thầy như một nhà ngữ học đại tài của nước ta.

Lê Trung Hoa, giáo sư trường Đại học NgữVăn & Khoa học Nhân Văn TP/HCM đã viết như sau  : “Giáo sư Lê Ngọc Trụ là một học giả nổi tiếng ở miền Nam trước đây (…).  Có thể nói ông là nhà chính tả học số một của cả nước. Ông đã có công đào tạo hàng ngàn giáo viên ngữ văn cho các trường phổ thông ở các tỉnh phía Nam .” (Báo TUỔI TRẺ, mục Điểm Sách, ngày 17-2-1994)

Trước đó, bên trời Tây,  Phạm Công Thiện (1941-2011), tiến sĩ triết đại học Sorbonne, Paris (với luận án L’essence et La Verité chez Heidegger),  giáo sư đại học Toulouse, Pháp, cũng đã nói :”Lê Ngọc Trụ là người giỏi nhất về ngôn ngữ học Việt Nam” (Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất, Trần Thi xuất bản, 1988, California, Hoa Kỳ, trang 199) .

Ông đã để lại cho đời một tác phẩm tuyệt hảo VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ (Thanh Tân , SaiGon, xuất bản lần đầu năm 1960 và Khai Trí, SaiGon, tái bản năm 1971; sách dày 706 trang khổ 20 x14 chữ nhỏ). Tác phẩm đã đoạt giải thưởng Văn chương Toàn Quốc năm 1961 (bộ môn biên khảo). Sau này đến năm 1994 con gái ông, Lê Kim Ngọc Tuyết, đứng ra xin xuất bản cuốn TẦM NGUYÊN TỰ ĐIỂN VIỆT NAM  (nxb SG , năm 1994), mà ông đã hoàn thành tháng 12 năm 1974.  Điều đáng chú ý là trong hai tác phẩm này ông luôn luôn dùng nguyên tắc gạch nối để liên kết một nhóm tiếng liên quan nhau dùng chỉ một ý niệm; mà theo ông “các học giả chưa đồng ý với nhau về nguyên tắc dùng gạch nối và chữ hoa cho các đặc danh” (Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị, trang iii).

Ở đây chúng tôi không có thởi gian và nếu có cũng chẳng dám bàn về tính chất uyên áo và tầm vóc vĩ đại của hai tác phẩm nói trên .

Chúng tôi chỉ mạn phép ghi ra những gì mà chúng tôi nói riêng cùng các đàn anh và các bậc thầy  của chúng tôi nói chung ngưỡng phục :

- GS Lê Ngọc Trụ là một trong hai vị giáo sư của Đại học Văn khoa Saigon trước 1975 không có bằng cấp  (vị kia là GS Nguyễn Duy Cần (1907-1988) , nguyên Trưởng ban Triết học Đông phương của Đại học Văn khoa Saigon những năm trước 1975).

- Ngạch sau cùng của GS Lê Ngọc Trụ là Giáo sư Diễn Giảng trường Đại học Văn khoa Saigon . [Cần nói thêm rằng ngạch của các vị giảng dạy ở các đại học nằm trong viện đại học Saigon ngoài các ngạch ở dưới  như giảng nghiệm viên, giảng nghiệm trưởng , lên cao thì giảng viên hay giảng sư và cuối cùng là ngạch  giáo   sư với 3 bậc : giáo sư thực thụ, giáo sư diễn giảng và giáo sư ủy nhiệm].

- Nhưng vào thời đó (viện đại học Saigon chính thức đi vào hoạt động năm 1955, nói rõ hơn là ngày 11-5-1955 với danh hiệu VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA VIỆT NAM; sau này khi có Đại học Huế ra đời tháng 3 năm 1957 mới đổi tên là Viện Đại học Sài Gòn) nước ta có rất ít các vị giáo sư có bằng tiến sĩ , nên đại học văn khoa, chỉ có văn khoa mà thôi,  phải mời các học giả nổi tiếng chuyên ngành vào giảng dạy. Nhưng cả hai giáo sư  LNT và NDC đều là học giả có bề dày nghiên cứu từ lúc xa xưa (chúng tôi sẽ có bài viết về GS Thu Giang Nguyễn Duy Cần).

- GS Lê Ngọc Trụ suốt đời chỉ chuyên nghiên cứu về ngữ học Việt Nam.  Những bài viết đầu tiên của ông là bài Bàn Thêm về Vấn- Đề Âm-Dịch và bài Tại Sao Tôi Viết Dống (Giống) và Giám (Dám) Hay Là Vấn-Đề Viết Chữ Quốc-ngữ đăng trong báo Tự Do những ngày  trong tháng 01-1939. Từ đó cho đến năm 1970 ông đã viết trên 80 bài báo chuyên về ngôn ngữ Việt Nam đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng thời đó.

- Đến năm 1970 ông đứng ra hiệu đính cho bộ VIỆT NAM TỪ ĐIỂN của Lê Văn Đức & một nhóm văn hữu, do Khai Trí xuất bản.  Đây phải nói là bộ từ điển xuất sắc nhất từ trước đến nay (tính đến nay 2014, thế kỷ XXI). Sách gồm 2 quyển dày tổng cộng 3500 trang khổ lớn.

- Sau 1975 thầy thôi dạy .

Trước khi kết thúc bài tưởng niệm này, chúng tôi xin được nghiêng mình kính ngưỡng trước anh linh của giáo sư, một bậc thầy của nhiều thế hệ giáo sư Việt văn , một nhà ngôn ngữ học Việt Nam trác tuyệt mà có lẽ lâu lắm nước Việt nam ta mới hi vọng có người kế tục sự nghiệp của thầy .

Thầy sinh ngày 15-3-1909 tại Cây Gõ, Chợ Lớn, Saigon và mất ngày 11-8-1979 tại Saigon. Thầy sinh ra trong một gia đình không khá giả. Thầy là người con thứ tám trong gia đình đông con , 12 người. Thuở nhỏ thầy bị đau lỗ tai và phải mổ  xương mép tai trái năm 15 tuổi.

Tây Đô, ngày nắng ráo 20-11-2014.
--
(1)
http://trunghocduytan.com/viewtopic.php?t=24434&view=previous

Tim hieu ve GS Lê Ngọc Trụ






Giới thiệu với Ngộ bài này!
Sau khi tìm wiki về Lê Ngọc Trụ chưa có,
Tạm xem đây nhé:         


Vài đóng góp của Giáo sư Lê Ngọc Trụ
 Đỗ Thị Bích Lài

Giáo sư Lê Ngọc Trụ, nguyên là Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn, bạn của dịch giả Nguyễn Hiến Lê, người nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học dịch nước ngoài (trong đó có quyển Quẳng gánh lo đi để vui sống), bạn của Vương Hồng Sển, nhà văn hóa học Nam Bộ, người viết lời nói đầu cho quyển “Tầm nguyên từ điển Việt Nam” (in năm 1993, NXB TP.HCM) của Lê Ngọc Trụ.

Ông là người đã có những đóng góp, cống hiến to lớn trong lĩnh vực từ điển tiếng Việt, ngay từ những ngày đầu của tiếng Việt với chữ Quốc ngữ.

So với các quyển từ điển:

1/ Tự vị Annam Latinh (Pierre Pigneaux de Béhaine – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, in lần đầu 1772 – 1773, Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, năm 1999, NXB Trẻ); 

2/ Từ điển Việt - Bồ - La (Annam – Lustian – Latinh) (A.de Rhodes, Roma, 1951 (bản gốc), tái bản 1991 , NXB Khoa học Xã hội); 

3/ Đại Nam Quấc âm tự vị, (Huinh – Tịnh Paulus Của (tập I, II), 1895 – 1896, Sài Gòn)(lần 1), (tái bản lần 2: Sài Gòn, 1984); 

4/ Việt Nam tự - điển, (Ban Văn học – Hội Khai trí Tiến Đức, , 1931(khởi thảo; in xong 1954, Sài Gòn – Hà Nội Văn Mới), NXB Trung – Bac Tân Văn); 

5/ Tự điển Việt Nam phổ thông, (Đào Văn Tập , 1951, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn); 

6/Tầm nguyên tự điển, (Lê Văn Hòe, NXB Quốc học – Thư xã, Hà Nội, 1941), 

thì các quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ 

(Việt ngữ chính tả từ vị (1959), 
Tầm - nguyên tự - điển Việt - Nam (viết xong 1974, in 1993), 
Chánh tả Việt ngữ (NXB Trường Thi, Sài Gòn, in lần thứ 2 năm 1960) đã có những đóng góp mới nổi bật ở những điểm sau đây:

1/ Về chính tả: Các quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ trên cơ sở chủ yếu dựa vào chính tả của cuốn “Việt Nam tự điển” của hội Khai trí Tiến Đức, nhưng đã được bổ sung vốn từ, mục từ. 

Đối với những mục từ không có trong quyển “Việt Nam tự điển” (hoặc trong cuốn “Giản yếu Hán - Việt Từ - điển” (Đào Duy Anh, Huế, Hà Nội, 1932), trong “Hán – Việt Tự - điển” (Thiều – Chửu, Hà Nội, 1942) và trong Từ điển Việt – Hán – Pháp (Dictionaire Annamite – Chinois – Francais) (Gustave Huế) lại ghi (viết) khác) thì quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ đã bổ sung và “chỉnh đốn cho hợp lí và có ghi cách phiên thiết làm bằng theo kiểu chữ Hán”

1.Đối với các mục từ có nguồn gốc rõ ràng nhưng lại bị lối viết thông thường lấn át thì tác giả ghi từ nguyên của nó để mong đóng góp cho việc nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt sau này. Cách thể hiện mục từ trên chữ viết có căn cứ rất khoa học, hợp lí so với thời điểm lúc bấy giờ (ví dụ như cách ghi các mục từ có âm cuối là bán nguyên âm /i/ bằng 2 chữ i/y); cách đặt dấu thanh điệu rất hợp lí, khoa học: đặt ở chữ cái thể hiện âm chính, ngay cả những âm tiết có âm đệm đứng trước âm chính như thuý, quỳ.

Đối với các mục từ có nguồn gốc châu Âu đa tiết vay mượn thì mặc dầu đang viết phiên âm theo kiểu Ba – Lê, Nữu – Ước (theo Hán Việt), thì còn phiên theo cách của tiếng Nôm: chỉ viết hoa chữ cái đầu của 1 âm tiết (như Găng – đi, Ba – ri). Song về loại mục từ kiểu này, tác giả còn cẩn thận nói thêm là “chờ cơ quan thẩm quyền quyết định, như Viện Hàn lâm Việt Nam chẳng hạn”. Đây quả thật là 1 ý kiến hết sức đúng đắn, thận trọng.

Cũng trong các quyển từ điển này, ở phần đầu, tác giả có trình bày về hệ thống ngữ âm tiếng Việt và nguyên tắc chính tả. Đây là phần trình bày về ngữ âm tiếng Việt (theo cách nói của ngôn ngữ học hiện nay) hết sức cụ thể, khoa học, gần như đúng khít với cách miêu tả ngữ âm tiếng Việt trong các sách ngữ âm hiện nay (về nội dung). Đây cũng là một điểm nổi bật trong các công trình của Lê Ngọc Trụ mà các công trình trước đó chưa đề cập hoặc đề cập hết sức sơ lược. Cũng trong phần này, tác giả đã nêu nguyên tắc chính tả của tiếng Việt hết sức chi tiết, cụ thể, khoa học, đồng thời cũng khá linh hoạt, mềm dẻo, đây có thể nói là những căn cứ, cơ sở hết sức vững chắc cho việc sử dụng tiếng Việt với tư cách là công cụ giao tiếp trong xã hội Việt Nam thời ấy (nửa đầu TK XX, trong điều kiện Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới về mọi phương diện chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, …).

Ông là người đã có công lao khơi dậy ý thức, khẳng định tiếng Việt là 1 ngôn ngữ của 1 dân tộc độc lập cần được đề cao vai trò, vị trí của nó trong thời hiện đại. 

Các quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ ra đời trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam đầu TK XX ở 1 vùng phương ngữ Nam Bộ, vùng đất mới của Việt Nam thống nhất, là 1 việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa, cần thiết.

2/ Công trình “Tầm - nguyên tự - điển Việt Nam” của Lê Ngọc Trụ đã có những đóng góp mới so với các quyển từ điển nói trên là lần đầu tiên đưa vào các mục từ tiếng Việt để giải thích nghĩa của chúng từ góc độ từ nguyên – trên văn tự chữ La tinh – Quốc ngữ, một cách có hệ thống, có căn cứ xác đáng, có cơ sở khoa học khá đầy đủ và rất chặt chẽ; trong đó, chủ yếu là các từ gốc Hán (từ Hán Việt) và từ gốc Pháp, trên cương vị từ tiếng Việt. 

(Bởi vì ngay cả trong quyển Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh xuất bản trước đó, mục từ ở đây là từ tiếng Hán, trong sự đối chiếu với từ tiếng Việt, có thể coi là chưa nhìn nhận các từ này là từ tiếng Việt một cách hiển ngôn). 

Chính vì vậy, quyển từ điển này của Lê Ngọc Trụ, 1 cách tất yếu, đương nhiên, công nhận – tuyên bố các mục từ trong quyển Tầm – nguyên tự - điển Việt Nam là từ tiếng Việt. 

(Hơn nữa, ngay từ tên của quyển từ điển này – Tầm – nguyên tự - điển Việt – Nam, là đã khẳng định các mục từ trong đó là từ của tiếng Việt – ngôn ngữ chính thức của quốc gia Việt Nam. Điều này cũng chính là sự thể hiện ý thức dân tộc, ý thức tự chủ quốc gia của Giáo sư Lê Ngọc Trụ về ngôn ngữ dân tộc, về tiếng nói của Tổ quốc Việt Nam.

Như vậy, ở một mức độ khái quát nhưng cũng khá cụ thể, chi tiết, đầy đủ, tác giả Lê Ngọc Trụ đã giải thích về nguồn gốc, về vấn đề từ nguyên tiếng Việt. 

Các ý kiến của ông chủ yếu dựa trên quan điểm của các học giả người Pháp (L.Cadiere, H. Maspero, E. Sauvignet), và kết luận của ông là đồng tình với các nhận định của H. Maspero: 

“tiếng Việt Nam ngày nay là kết quả trại lẫn của nhiều thứ tiếng”, “song riêng đối với tiếng Trung Hoa, với những bằng chứng cụ thể, hiển nhiên, tuy đã chịu ảnh hưởng rất nhiều phong tục, văn hóa, … nhưng không mượn tiếng Trung Hoa, nghĩa là không mượn nơi tiếng nói, giọng đọc, mà lại mượn nơi chữ Hán, phát âm theo giọng Việt thành tiếng Hán Việt”

2. Và vì vậy, có thể nói đó chính là điểm đặc biệt, là tinh thần tự cường, tự chủ của dân tộc Việt Nam, thể hiện trong ngôn ngữ. Ở địa hạt từ nguyên, Lê Ngọc Trụ đã có những tìm tòi, suy ngẫm, và có những nhận xét xác đáng trên cơ sở phân tích các chứng cứ từ khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa của vốn từ tiếng Việt qua một quá trình tiếp xúc, dĩ biến lâu dài của quá trình phát triển tiếng Việt. 

Cũng chính trên cơ sở giải thích nguồn gốc của tiếng Việt, phần từ điển của công trình Tầm – nguyên - tự - điển Việt - Nam đã có những đóng góp có thể nói là to lớn về việc giải nghĩa từ trên xuất phát điểm cội nguồn.

Như vậy, lần đầu tiên một hệ thống từ vựng có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu đa tiết (chủ yếu nguồn gốc tiếng Pháp) được đưa vào giải nghĩa 1 cách hết sức cụ thể, xác đáng, có cơ sở - căn cứ, đã phác họa nên diện mạo của lớp từ này trong bức tranh từ vựng tiếng Việt đã có hàng ngàn năm lịch sử với đặc trưng cơ bản là đơn lập – đơn tiết. 

Bằng việc đưa vào một lớp từ vựng có bộ mặt mới như đã nói ở trên là sự gián tiếp khẳng định rằng với cơ chế đơn lập – đơn tiết, tiếng Việt vẫn hoàn toàn có khả năng hội nhập – tiếp thu những cái mới, cái tiên tiến (về mặt nội dung ngữ nghĩa cũng như về cả mặt hình thức) từ các ngôn ngữ khác xa về đặc trưng loại hình, 1 cách rất linh hoạt, uyển chuyển, để làm cho tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt ngày càng thêm giàu có, phong phú, phát triển nhanh 1 cách tiết kiệm (không phải bằng con đường tự tạo) bằng cách bổ sung theo con đường hội nhập – tiếp thụ. 

Đây là cách phát triển phù hợp với xu thế của thời đại – xu thế toàn cầu hóa trên mọi phương diện, trong đó một phần có ngôn ngữ, mà không đánh mất cái đặc thù, cái bản sắc ngôn ngữ của mình - xu thế mà thế kỉ XX, XXI này đã và đang là một hiện thực tất yếu mà chúng ta đang chứng kiến.

Nhìn lại kho từ vựng giàu có, phong phú, khá đồ sộ của tiếng Việt chúng ta ngày nay có trên dưới 40.000 mục từ (qua “Từ điển tiếng Việt” – Hoàng Phê chủ biên, 2005), so với Đại Nam Quốc âm tự vị của Huinh - Tịnh Paulus Của và các quyển từ điển khác trong giai đoạn này là 9.000 mục từ, thì từ vựng tiếng Việt của chúng ta trong TK XXI đã có một sự tăng trưởng vượt bậc so với số lượng từ tiếng Việt của cuối TK XIX - đầu TK XX. 

Từ đó, có thể khẳng định rằng con đường phát triển, làm giàu vốn từ vựng của tiếng Việt là bằng nhiều con đường, trong đó, con đường tiếp xúc – hội nhập, với các từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu (trong đó đầu tiên và đặc biệt là tiếng Pháp) – 1 châu lục với sự phát triển toàn diện có tính bùng nổ của kỉ nguyên này, và con đường đó đã được tiếp tục và mở rộng bởi sự tiếp xúc – hội nhập với các ngôn ngữ khác nữa sau này như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, … Vốn từ vựng mới nói trên đó khi đi vào tiếng Việt, với cơ chế đa tiết của nó, không hề làm ảnh hưởng đến bản chất, đến cơ chế đơn lập của tiếng Việt chúng ta, mà bởi ngay từ trước khi “mời vào” các từ đa tiết này, thì tiếng Việt của chúng ta cũng đã có các từ đa tiết theo kiểu của 1 ngôn ngữ đơn lập, chẳng hạn như Tổ quốc, tổ tiên, nòi giống, sơn hà, lẫm liệt, hùng vĩ, lấp lánh, ngời ngời, xa xăm, đẹp đẽ, … 

Phải chăng theo đà phát triển của tư duy, của nhu cầu phản ánh giao tiếp trong xã hội hiện nay, thì cấu tạo của đơn vị có chức năng định danh trong ngôn ngữ là theo xu thế đa tiết hóa – một xu thế có tính phổ quát trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngôn ngữ loài người.

Chính vì vậy, công lao của Giáo sư Lê Ngọc Trụ với việc lần đầu tiên đưa vào kho từ vựng tiếng Việt các từ đa tiết gốc Pháp trong Tầm – nguyên tự - điển Việt - Nam có thể coi là một cuộc làm lễ chính thức nhập gia cho các cô dâu – ngôn ngữ mới. Rất nhiều nhà nghiên cứu, các thế hệ hậu sinh theo ngành Ngữ Văn và các ngành khoa học hữu quan khác đã thừa hưởng, tiếp thu và phát triển các tri thức từ quyển từ điển này, cũng như các quyển từ điển khác của ông, có thể ví một cách khập khiễng rằng công lao của Lê Ngọc Trụ trong lĩnh vực từ điển Việt Nam cũng có thể được ví, trong một chừng mực nhất định nào đó, như là công lao của quyển Khang – Hi Tự - điển tiếng Hán của Khang Hi.



***
1Lê Ngọc Trụ Việt - Ngữ chính - tả tự vị
2Lê Ngọc Trụ, Tầm – nguyên – tự - điển Việt - Nam

Thư mục tài liệu tham khảo

1. Alexandre De Rhodes, Từ điển AnNam – Lusitan – Latinh (thường gọi Từ điển Việt – Bồ - La), NXB Khoa học Xã hội, 1991
2. Berezin F.M, Istoria Liguistitreskikh utrenhij, M. 1984
3. Comrie B, Language Universals and Linguistic Typology, NXB University of Chicago Press, 1989 (XB lần 2)
4. Đào Văn Tập, Tự - điển Việt – Nam phổ thông, NXB Bonard Sài Gòn, 1952
5. Đỗ Thị Bích Lài (chủ biên), Tiếng Việt Nam Bộ từ cuối TK XIX – 1945: Những vấn đề về từ vựng, Đề tài NCKH cấp trọng điểm – ĐHQG TP.HCM, TP.HCM, 2011
6. Đỗ Thị Bích Lài, Về vấn đề mối tương quan giữa tiếng địa phương Nam bộ với tiếng Việt chuẩn mực trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các tỉnh thành Nam Bộ, trong “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Những vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội”, TĐHKHXH&NV TP.HCM, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2004, tr.282 – 287
7. Đoàn Lê Giang, "Văn học Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối TK XIX – 1945 – thành tựu và triển vọng", TCNC Văn học, số 7 2006, TĐHKHXH&NV ĐHQG TP.HCM
8. Gustave Huế, Từ điển Việt – Hán – Pháp (Dictionaire Annamite – Chinois – Francais)
9. Huinh – Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm tự vị, NXB Imprimerie REY CURIOL & Cle, 1896
10. Lê Ngọc Trụ, Chánh tả Việt ngữ, NXB Trường Thi, 1960
11. Lê Ngọc Trụ, Tự - điển – Việt – Nam, NXB TP.HCM, 1993
12. Lê Ngọc Trụ, Việt – ngữ Chánh – tả tự vị, NXB Đại Nam, 1959

13. Lê Văn Hòe, Tầm nguyên từ điển, NXB Quốc học – Thư xã, 1941
14. Nguyễn Kim Thản, Lược sử ngôn ngữ học, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1984
15. Pierre Pegneaux de Behaine – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, Tự vị Annam Latinh, NXB Trẻ, 1999
16. Trần Trí Dõi, Giáo trình Lịch sử tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
17. Trần Trí Dõi, Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh – lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
18. Trần Trí Dõi, Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
--
http://nnh.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=92c7a67c-9913-4755-b45f-4de576baf4d2