Hy Mã Lạp Sơn
Mình thử đọc và phân tích nhận xét đoạn văn này:
phần chũ nghiêng là của mình phân tích và nhận xét! /DN
EMOTIONAL FIRST AID – SƠ CỨU VẾT THƯƠNG CẢM XÚC
Tiêu đề song ngữ, một đặc điểm của tác giả!
Đề tài thời thượng!
Goenka khi dạy thiền cũng chủ yếu nhận biết cảm xúc, cảm giác!
Khi cơ thể bị thương, ví dụ như bị đứt tay chẳng hạn, ta thường có những cách sơ cứu như lau sạch và lấy band-aid băng lại để chữa lành vết thương. Cảm xúc thật ra cũng thế. Khi bị thương, ta cũng cần phải sơ cứu để vết thương không tệ hơn và được chữa lành. Có nhiều vết thương tâm lý khác nhau như bị từ chối, bị xúc phạm, hay thất bại, vv. Tất cả đều cần bạn phải có hiểu biết về sơ cứu để tự chữa lấy cho mình. Sau đây là 7 cách sơ cứu cảm xúc mà bạn có thể tham khảo.
Đề tài hay, rất ít kẻ để ý!
Thực ra, lại rất thực tế!
Các dịch vụ về tâm lý học lại hoạt động nhiều để nghiên cứu, cố vấn và điều trị bệnh nhân..
1. Pay attention to emotional pain – Lưu ý đến những vết thương cảm xúc: khi bị thương, ta cần chủ động nhận biết ngay khi xảy ra và chữa liền cho vết thương lành càng nhanh càng tốt. Ví dụ khi thấy bản thân mình quá cô đơn, không thể kết nối với ai, không thể chia sẻ cùng ai, đó là lúc bạn nên nhận biết mình đang có vết thương về cảm xúc. Nhận biết là bước đầu tiên cần thiết cho quá trình chữa trị.
Thấy cảm xúc của mình và người khác! Đó là thiền đấy!
2. Redirect your gut reaction when you fail – Chuyển hướng những phản ứng tiêu cực khi thất bại: thất bại là thứ hay dẫn dắt người ta từ tiêu cực này sang tiêu cực khác. Khi thất bại, con người lập tức tập trung vào những việc “không thể làm”, và dẫn dắt từ chuyện không thể làm này sang chuyện không thể làm khác, khiến ta mất hết ý chí và khả năng. Do đó, bạn nên nhận biết triệu chứng này và thay vì để cho phản ứng tiêu cực này dẫn dắt, tự mình chữa lành bằng cách lập danh sách những điều bạn có thể cải tiến cho tương lai dựa trên bài học vừa mới học. Cách làm này giúp bạn thoát ra khỏi tình trạng bất lực và đẩy bạn về phía trước.
Mai viết tiếp!/ DN
Sau khi bị thất bại thường làm ta mất tự tin, hoang mang. Thật ra, thất bại chính là 1 trải nghiệm lí thú, cần phân tích, rút ra bài học. Ví dụ, tại sao thất bại? Ngồi xuống, viết checkliste! :), phân tích các yếu tố! Để sau này làm cách khác, thích hợp hơn!
Tại sao Thất bại là mẹ thành công? - Chính là đây!
3. Monitor & protect your self-esteem – Theo dõi và bảo vệ lòng tự trọng: Lòng tự trọng cũng giống như là cơ quan miễn dịch về cảm xúc của con người vậy. Nó giúp bạn chịu đựng, vượt qua, và truyền sức mạnh cho cảm xúc. Do đó, đây là cơ quan hết sức quan trọng mà ta cần theo dõi, tránh để cho sức khoẻ tự trọng bị giảm sút. Khi lòng tự trọng có vấn đề hay bị tổn thương, bạn có thể chữa bằng cách suy nghĩ và tạo ra sự thông cảm, tình thương yêu cho chính bản thân mình. Hãy nghĩ về 1 người bạn thân đang bị tổn thương trong trường hợp tương tự, viết cho người ấy một cái email an ủi, khuyên nhủ, rồi đọc lại email đó cho chính bản thân mình. Đó chính là những thông điệp bạn gởi đến chính mình để chữa lành vết thương cảm xúc.
Miễn bàn
4. When negative thoughts are taking over, disrupt them with positive distraction – Khi bị những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm, hãy đánh lạc hướng chúng bằng sự tích cực: chuyện xảy ra trong cuộc sống cứ như những thước phim. Chúng chiếu đi chiếu lại trong đầu bạn và làm cho bạn càng lúc càng bị tổn thương, suy nghĩ càng ngày càng tiêu cực. Bạn cần phải phá vỡ ngay lập tức những dòng suy nghĩ tiêu cực này. Chơi 1 trò chơi mà bạn ưa thích, ngồi cố nhớ tên của một người bạn tiểu học mà bạn trước giờ nhớ hoài không ra chẳng hạn. Khoa học cho thấy chỉ cần phá vỡ dòng suy nghĩ tiêu cực bằng bất cứ cách nào trong vòng 2 phút, não sẽ ngưng không ép bạn tiếp tục tập trung vào sự tiêu cực nữa.
Có sức khỏe cả tinh thần và thân thể, mình sẽ làm được nhiều việc.
Lạc quan, suy nghĩ tích cực là chổ mạnh của mình.
Làm sao để suy nghĩ đúng hướng, đạt hiệu quả, mơi là vấn đề!
5. Find meaning in loss – Tìm ý nghĩa trong sự mất mát: trong đời ta ai rồi cũng trải qua mất mát. Tôi cũng vậy. Bạn cũng vậy. Chẳng ai trong chúng ta tránh được điều này. Nếu sau một mất mát mà ta chẳng thể hồi phục, cứ bị mắc kẹt vào đó mà mất hết ý chí, đó là khi ta cần chữa trị. Thay vì đau khổ, hãy tìm thấy một mục đích lớn hơn cho cuộc sống từ mất mát đã qua. Tôi đã nghe huyền thoại bóng chày của Úc Glenn McGrath kể chuyện xây dựng quỹ từ thiện giúp các nạn nhân ung thư sau khi vợ ông mất vì ung thư vú. Hãy suy nghĩ về cách giúp người khác sống tốt hơn, tích cực hơn, suy nghĩ về những thay đổi mà bạn có thể mang lại cho mọi người, cho cộng đồng bằng chính mục đích sống và giá trị của bản thân mình.
Was weg ist, ist weg! Pasta!
Buông bỏ/ Dính mắc là cặp phạm trù của cuộc đời con người mà!
6. Don’t let excessive guilt linger – Đừng cho phép cảm giác tội lỗi vương vấn mãi: khi bạn cảm thấy mình sai, đó là cảm giác tốt vì nó chỉ đường cho bạn hướng đến những điều tốt đẹp. Nhưng khi bạn cứ bị hành hạ bởi cảm giác tội lỗi, nó xâm hại đến trí tuệ cảm xúc và năng lượng tích cực, khiến ta không thể tập trung, không thể làm việc, và không tận hưởng cuộc sống. trong trường hợp này, bạn cần xin lỗi người nào mà bạn đã vô tình tổn thương. Hãy xin lỗi một cách thật tình, thành tâm để bản thân không còn vương vấn. Xin lỗi người khác chính là cách chữa trị cho bản thân mình.
Đúng vậy!
7. Learn what treatments for emotional wounds work for you – Tìm hiểu cách chữa trị vết thương cảm xúc nào hợp với bạn: mỗi người chúng ta đều có những cách phục hồi vết thương nhanh chậm khác nhau. Và chỉ có bạn mới biết đối với mình cách nào là tốt nhất. Cứ thử, ghi nhận, rồi phân tích. Khi tìm được cách nào chữa mát tay nhất thì sử dụng nó cho những lần điều trị sau này./NPV
Tỉnh thức!
Sống tỉnh thức thôi.
Cuộc đời là nhúng bài học vô tận!
Thắng thua, còn mất.. là cơ hội để học, để giác ngộ sự thật, hiểu về các pháp, sự vận hành ngoạn mục của nó!