Saturday 25 April 2020

Hoàng hôn

Hoàng hôn

Đồi xanh dìu diệu nắng vàng
Cây xanh ngói đỏ nhớ nàng nơi xa

ĐN
Saturday 25.4.2020

Ngộ thân

Mùa Pandemic
 
Ngộ thân,
 
1/ Pandemic là một hoàn cảnh đặc biệt!
2/ Virologe xuất hiện như nhũng quân sư!
3/ Các nhân vật nhà nước như tướng trận: các lãnh đạo quốc gia..
4/ Ở Facebook, vô số các status, thông tin tuyệt vời..
5/ Các đề tài nảy sinh: sinh hoc, y khoa, môi trường, quản lí Pandemic..
 
Bảo trọng!

ĐN
 
Gởi Ngộ bài này đọc cho vui:
Trích:
 
..
Những ngày này, tôi cũng như mọi người, mong rằng đại dịch Covid-19 sẽ chóng qua.

Cho đến nay Việt Nam đã thành công nhất định trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của nhà nước; sự tận tâm, hy sinh của những người phục vụ trong hệ thống y tế, và sự hợp tác, tương tác của các tầng lớp dân chúng. Vấn đề là nếu dịch bệnh kéo dài trong một thời gian khá lâu nữa - trường hợp mà ta không muốn xảy ra - sức chịu đựng của xã hội sẽ như thế nào? Và trong tương lai, nếu xảy ra một đại dịch tương tự hoặc lớn hơn, liệu ta có đủ sức mạnh để đối phó hữu hiệu không?

Về lâu dài, đại dịch lần này đã khẳng định hai bài học quan trọng về việc xây dựng một xã hội hài hòa và vững bền. Trong đó, con người sống hạnh phúc hơn, văn minh hơn và chống chọi hữu hiệu hơn với tai họa khó lường.

Bài học thứ nhất liên quan chiến lược, chính sách phát triển. Đã từ lâu nhiều người đồng ý sự cần thiết phải có chiến lược phát triển bao trùm (inclusive). Ở đó, không ai bị bỏ rơi trong quá trình phát triển; ai cũng được có cơ hội bình đẳng trong học tập, trong việc làm, trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế và các dịch vụ công khác. Kết quả của chiến lược ấy là khoảng cách giàu nghèo được duy trì ở mức độ hợp lý, phản ảnh trên sự khác biệt về năng lực và nỗ lực của mỗi người.

Trong cơn đại dịch Covid-19 hiện nay, ở hầu hết các nước, khoảng cách giàu nghèo quá lớn gây ra sự chênh lệch lớn về khả năng chống chọi với bệnh dịch, khả năng thích ứng với hoàn cảnh, với công việc. Người yếu thế trong xã hội, như người sống dưới giới tuyến nghèo, người vốn không có thu nhập ổn định dễ bị đưa vào trạng thái cùng quẫn, dễ sinh ra các tệ nạn xã hội. Trong trường hợp đó, khi có nguy cơ bất thường như dịch bệnh hiện nay, việc ổn định xã hội, chính trị đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ nhà nước mà khả năng về ngân sách, về tổ chức là có giới hạn.

Để thực hiện chiến lược phát triển bao trùm, song song với hạ tầng kinh tế, chính phủ phải quan tâm đầu tư vào hạ tầng văn hóa, xã hội như giáo dục, y tế và dành ngân sách thích đáng cho mạng lưới an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Đặc biệt đại dịch lần này cho thấy sự quan trọng của hệ thống y tế và mạng lưới an sinh xã hội. Trong lúc bình thường, nếu không quan tâm đúng mức đến việc đầu tư cho y tế, bệnh dịch khi lan rộng nhanh dễ xảy ra hiện tượng sụp đổ của hệ thống y tế. Sự sụp đổ xảy đến khi số người bệnh tăng đột biến và liên tục, gây tình trạng thiếu hụt trầm trọng số lượng bác sĩ, y tá và giường bệnh, thuốc men, máy móc, như máy kiểm tra, máy trợ thở. Khi bệnh dịch đột nhiên lây lan mạnh, khuynh hướng ưu tiên chữa trị cho số người nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc cứu chữa những người mắc các bệnh khác. Nếu hệ thống y tế sụp đổ, hỗn loạn xã hội là không tránh khỏi.

 Một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, y tế ít được cải thiện là hiện tượng "tăng trưởng nhưng không phát triển". Tăng trưởng, phát triển và phát triển bao trùm là điều kiện để kinh tế phát triển bền vững, và chống chọi hữu hiệu với các nguy cơ bất thường.

Suy nghĩ về chiến lược phát triển như trên không có gì mới, nhưng việc thực hiện không dễ. Tư duy nhiệm kỳ dễ chạy theo thành tích tăng trưởng ngắn, trung hạn; lợi ích nhóm làm méo mó lãnh vực đầu tư; lãng phí trong đầu tư công và trong chi tiêu thường xuyên làm giảm dư địa ngân sách để đầu tư cho giáo dục, y tế. Chính phủ hiện nay có lưu ý đến những điểm này nhưng chưa đủ. Hy vọng sau nạn dịch, chúng ta sẽ nhận thức sâu sắc hơn về chất lượng phát triển.

Bài học thứ hai là vai trò quan trọng của cộng đồng xã hội, trong đó nổi bật lên tinh thần tương thân tương trợ, lòng nhân ái, hành động chia sẻ khó khăn với người khác. Thật ấm lòng khi thấy cả xã hội chung tay đỡ đần cho những người lao động nghèo đang điêu đứng vì đại dịch Covid-19. Trong khi phần lớn hoạt động kinh tế bị ngưng trệ, các hoạt động tương trợ lại nở rộ khắp nơi. Những tổ chức từ thiện vốn có từ trước, như các quán ăn gần như miễn phí cho người nghèo, các tổ chức quyên góp giúp học sinh nghèo đến trường, hội giúp người già neo đơn... đã hăng hái mở rộng hoạt động sang giúp người vốn nghèo nay bị cùng quẫn vì bệnh dịch.

Họ đã chủ động vào cuộc, với ưu tiên hàng đầu là đến với những người lao động "phi chính thức" sống bằng khoản thu nhập ít ỏi hàng ngày như chạy xe ôm, bán vé số, phục vụ quán ăn - những thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Đặc biệt, ở Tokyo, tôi rất ấn tượng và cảm kích khi nghe bản tin 10 giờ sáng 14/4/2020 của đài NHK Nhật Bản, kể chuyện ở Việt Nam vừa xuất hiện máy ATM cung cấp gạo miễn phí cho người nghèo. Sự kiện này sau đó cũng được giới truyền thông các nước khác chú ý.

Từ khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, đạo đức xã hội bị suy đồi ở nhiều phương diện. Thị trường len lỏi vào nhiều lãnh vực lẽ ra phải xa lạ với thị trường. Nhiều người lo lắng về hiện tượng này. Nhưng qua nạn dịch, ta thấy những nét đẹp của truyền thống Việt Nam được khơi dậy trở lại: lá lành đùm lá rách, miếng khi đói gói khi no, thương người như thể thương thân.
Trong quá trình phát triển của một nước, khi còn ở giai đoạn chủ yếu là nông nghiệp, làng xóm là đơn vị sinh hoạt chính của người dân. Tinh thần tương thân tương trợ, tình làng nghĩa xóm làm cho mọi người gắn bó, giúp đỡ nhau. Đó là một loại bảo hiểm xã hội phi chính thức. Khi chuyển sang công nghiệp hóa, đô thị hóa, quan hệ láng giềng và tinh thần tương trợ giảm đi nhiều. Thay vào đó, mọi người dựa vào các chế độ chính thức như quỹ bảo hiểm xã hội và dịch vụ công. Nhưng trong một nước còn ở giai đoạn phát triển trung bình, một bộ phận lớn trong dân chúng chưa có khả năng tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có thể dựa vào cứu trợ của nhà nước khi đối diện với những khó khăn bất thường.

Hơn nữa, trong tình trạng bất thường như thiên tai, dịch bệnh, chế độ cứu trợ chính thức từ nhà nước bị hạn chế, mất rất nhiều thì giờ để xác định đối tượng cũng như phân phát vật phẩm hỗ trợ đến nơi cần giúp. Khi ấy, cộng đồng xã hội đóng vai trò bổ sung quan trọng. Ngay như Nhật, nơi tôi sống và làm việc, là nước phát triển ở trình độ cao, việc trợ giúp của chính phủ sao cho có hiệu quả cũng là vấn đề phải bàn luận, tranh cãi. Lúc đầu, chính phủ quyết định cấp mỗi hộ gia đình có thu nhập thấp và bị giảm đáng kể trong mùa dịch Covid-19 số tiền là 300.000 Yen, khoảng 60 triệu VND. Nhưng sau, thấy phương thức đó mất thì giờ trong khi nhiều gia đình cần được giúp đỡ ngay, chính phủ đã thay đổi quyết định. Trước mắt, họ cấp cho mọi người dân mỗi người 100.000 Yen, sau đó sẽ điều tra và cấp thêm cho những gia đình đặc biệt khó khăn.

Cái khó ló cái khôn. Đại dịch Covid-19 gây biết bao khó khăn, nhưng qua sự kiện này, ta rút ra hai bài học quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, bền vững lâu dài.

Trần Văn Thọ
 

Friday 24 April 2020

Friday 24.4.2020

Hi Ngộ

Hôm nay mình lại trỡ lại học chút Pali.
Bài 29 trong giáo trình 32 bài của Lili de Silva

Buổi tối rảnh
Buổi tối nay mình dọn được khu vực các kệ sách
Lần này quyết tâm làm cho thật sạch, thật gọn gàng.
Mục đích biến nó thành nơi đọc sách của mình.
Vài thứ đem lên lầu,
Như cái trống phi châu, chịu số phận lên lầu, vi ở đây không có chổ cho nó!
Vài thứ bỏ vào thùng để làm thoáng mặt kệ.
Sách cũng chỉ 1 lớp!

Túm lại, đang dọn..

Ngộ vui nha!
ĐN

Thursday 23 April 2020

Pandemic-lá thơ xưa

Tấm hình cũ ngày xa..
Lá thư xưa da diết cách ly
Ôi thời gian đã qua!

ĐN

Pandemic Thursday

Nước mắm


Sáng mở online
Tràn ngập thông tin
và bình luận

Espresso Time
Có cà phê, đường..
..Từ từ thôi

Mình dẹp nữa cái bàn
Ôi rộng rãi lạ kì
Bao năm rồi mới được?
Chỉ cần một idea đúng!
 
Cũng như thế
Góc kệ sách sẽ trống ra
Ôi duyên đã đủ!

ĐN



Wednesday 22 April 2020

Chiều ngồi nhìn ra ngõ

Chiều ngồi nhìn ra ngõ


Thức dậy
Mừng vì thuốc Cetirizin
có tác dụng
Cetirizin trị dị ứng phấn hoa
..
 
Gọi điện hẹn
lấy thêm thuốc
với Apotheke

Đúng 21 giờ đến hẹn,
Lấy thuốc
Ông bạn Falke
chăm chỉ
đêm nay trực!
Hỏi khẩu trang
Vẫn chưa có!

Nhân có xe
Mình đạp ra Rewe
Mua trái cây, trứng và nước

Về nhà
Có idea
Làm trống khu vực kệ sách
Rồi nấu cơm
Chiên thịt, chiên chả
Có mùi xả, mùi ruốt
Kiểu Ngộ đã chì

Đọc email bạn bè diễn đàn
Dự tính ăn xong sẽ viết tham gia
Nên viết đầy đủ ý
Chứ không chỉ gởi link, chán chết!

Anh X giới thiệu bài
"Chiều nhìn ra ngõ:
Nhạc chế mùa Pandemic

Vui nha Ngộ!
ĐN

Tuesday 21 April 2020

Trời sáng rồi
Đi ngủ thôi

ĐN

Vô đề

Espresso
 
 
Em ta trỡ lại làm chưa
Bên này ta vẫn ngày ngày nhớ ai

ĐN
21.April 2020

Sunday 19 April 2020

Sunday đi dạo mùa Pandemic

Ru ta ngậm ngùi



Sunday đi dạo trong mùa Pandemic
1. Con đường Johannesstrasse
2. Khám phá con đường đẹp Leuschnerstrasse
3. Olga-Area
4. Tháo cái ghế cũ, đem đi vất!

1. Con đường Johannesstrasse


Chuẩn bị xuống hầm và đi dạo:

Chiều nay mình có nhu cầu dọn dẹp dưới hầm.
Lí do là có 1 cái ghế bành bằng gỗ để tạm dưới hầm, mình phải tháo nhỏ mới mang đi vất được.
Do đó, mình tìm và lấy các dụng cụ để mở các con ốc cho vào 1 cái túi.
Sau đó, gởi vội 1 email cho bạn bè,
giới thiệu vài cái links về coronavirus và đối trị nó.

Bấm send để gởi email đi xong,
Mình đi ra khỏi nhà
Trực chỉ đến con lộ Johannes.

Mình quyết định đi trên đường cái, để được ngắm xa xa cái Johanneskirche xinh đẹp cổ kính kia ở cuối đường.
Đại lộ Johannes khá đặc biệt vì nó nối liền Holderlinplatz và Feuerseeplatz/Johanneskirche.

Cả vùng phía tây của thành phố này, đại lộ Johannes thuộc loại tráng lệ nhất!
Con đường xe hơi ở giữa, hai bên là những hàng cây to xen kẽ với những cây hoa hồng dại. Giưa hàng cây
và nhà là con đường đi bộ rông rãi.
Con đường rất đẹp nhưng vắng vẻ, vắng hoàn toàn các xe cộ. Hai hàng cây xanh thẫm tháng tư mát mẻ.
Trời không lạnh, không nóng. Rất dễ chịu!

Bên đường, mình bổng chú ý đến 1 building màu đỏ, rất cổ và đẹp.
Mình đến gần để xem, thì biết đây là các văn phòng kiến trúc, dịch thuật, còn phía trên cao, là những nhà ở.

Phía bên phải, có một buiding mang chữ Goethar,
Từ lâu mình chỉ biết đây là 1 building văn phòng,
Hôm nay, mới biết đây là một công ty bảo hiểm Goethar.

Trên con đường, bên trái có một ngôi trường cũ mới xây sửa, xong trước đây vài năm.
Kiến trúc hiện đại, đẹp mắt.
Ngôi trường tên là Olga thì phải.
Trường Olga mình đã từng vào để chơi thể thao khi xưa.

2. Khám phá con đường đẹp Leuschnerstrasse

Một con đường rất đẹp chắn ngang với Johannestrasse khiến mình để ý.
Đó là 1 con đường ngắn, có toàn những nhà xây bằng gạch màu đỏ cổ kính.
Mình chưa từng đi qua con đường này, do đó mình tò mò muốn biết
Mình đi vào, ngắm cảnh hai bên đường.
Thấy bên phải có vài kiến trúc mới xen lẫn với các nhà cũ. Nhân đây, mình có idea là tương lai sẽ đem máy chụp hình để chụp các nhà này.
Vài hôm sau, mình sẽ thực hiện idea nầy.
Mình sẽ dùng 3 ngày để làm document con đường này.
Cũng như vậy, mình sẽ làm document con đường Rosenbergstrasse vào 1 dịp khác.
Do không chụp hình, nên khó mà diễn tả cho đầy đủ được.

(mắt hơi bị ngứa, vì đã đi ra ngoài mùa này, có nhiều phấn hoa, nhất là con đường Johannes nhiều cây và hoa.
May là mình đeo khẩu trang và có mắt kính, nên không bị phấn hoa tấn công nhiều.
Mình xem lại tác dụng của kem thuốc Fenistil thì thấy nó chóng ngứa vì dị ứng..
Giá là 5 euro/20g
Mình có 1 tupe 20 g dùng mấy năm chưa hết.
Thứ này, mình luôn luôn có, khi đi du lịch xa. Muỗi cắn, bôi vào thì đỡ bị ngứa.)

3. Olga-Area

Khu nhà này đã xây xong, đa số người ta đã dọn vào.
Đây là 1 công trường với hàng 10 cái cần cẩu đã dùng 2,3 năm trời.
Khu đất này là 1 bệnh viện nhi đồng. Sau này, người ta đã phá bỏ bịnh viện này. Tại đây họ xây nhiều nhà ở mới.
Kiến trúc rất hiện đại, có tính cách chứ không như những building kiểu nhà xã hội hay là quân đội.
Kiến trúc khá sang, mình nghĩ là kiến trúc không tồi.
Mình cần 3 ngày để chụp hình khu này!

4. Tháo cái ghế cũ, đem đi vất!

Về nhà, mình xuống hầm tháo ngay cái ghế cũ để vất đi.
Inbusschraube có sẵn, mình tìm cái đúng khổ để dùng.
Thế là cái ghế được mình tháo ra từng mảnh.
Sau đo mình đem các thanh gỗ đi vất ở khu đồ đạc muell.
Làm xong, mình thấy vui lắm, vì cái ghế nằm vô ích ở dưới hầm đã lâu rồi!

ĐN
19.4.2020 
Chiều nay vui
vì thăm vườn mận xưa
và hình như có dáng Ngộ



Không em

Caphe
Không em
Không hứng thú
Chỉ muốn 
Ngủ say!

..Vào vườn xưa
Tìm bóng cũ
Ta chợt nghe 
Tiếng ai
Tri kỹ?

Dấu chân
xe ngựa
hồn thu thảo
Người cũ
đâu rồi
Bóng tịch dương?

ĐN
nhớ Ngộ