Ngày xưa còn bé
Tặng Ngộ tấm hình tuổi thơ
ĐN
Nội dung: Thơ, hình ảnh, âm nhạc, tâm tình, tình yêu, triết lý mà Đổ-Nguyễn và bè bạn quan tâm. Mong có feedback của các bạn ghé thăm blog.Cám ơn các bạn và chúc an vui nhé!/ ĐN
Greco
1
Hôm nay mình nghe 1 phóng sự
về Juliette Greco. Khiến mình nhớ và muốn
trỡ lại nghe bài bản nhạc Pháp của một thời
mình từng thích.
2
Chỉ có trang này, để tâm sự về
cô bé lọ lem ngỗ ngáo dễ ghét dễ thương..
Đôi khi chỉ cần nhìn cái nick hiện lên
là yên tâm rồi, là cô bé vẫn khỏe..
Mong cô bé hạnh phúc và sức khỏe!
3
Công việc nghịch ngợm dịch ra nhiều thứ tiếng
của 1 bài thơ chữ hán hay mang cho mình vài
niềm vui và khám phá về ngôn ngữ trên thế giới.
Rất vui
Rất bổ ích!
4
Hôm qua đi tìm cái kính lại tìm ra 4 thứ cần thiết khác,
trong đó có 1 bộ phận để sạt accu cho 1 cái máy chụp hình.
Nhờ thế, hôm qua, mình đã quay được cái clip 2 Gb, khi trời
mưa tuyết!
ĐN
Cài mấy cái extensions vào chrome không được nữa,
loay hoay sữa, phải đọc nhiều cái mới. Biết thêm chút
về chrome, lợi ích của các extensions của nó, 1 chút về
hoạt động của windows..
Chỉ tại mình dùng chrome ở máy này quen rồi, chứ chrome
cho máy kia thì vẫn cài extensions lên chrome bình thường.
Mò mẫm thêm cho vui! :)
Thỉnh thoảng vẫn nghĩ về Ngộ, không biết đang ở nơi nào.
ĐN
Rèn luyện tư duy bằng phương pháp Mind Map
Trần Hữu Dũng
Nguon: http://tamnhin.net/ren-luyen-tu-duy-bang-phuong-phap-mind-map.html
..
Mind
Map(Sơ đồ tư duy hay Giản đồ ý) có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi
tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng cuả
lược đồ phân nhánh.
I. Phương pháp Mind Mapping là gì?
Bộ
óc của con người làm việc khác với máy tính. Trong khi máy tính hoạt
động theo các phương thẳng, não bộ hoạt động vừa theo các phương liên
kết vừa theo các phương thẳng bao gồm so sánh, phân tích và tổng hợp.Sự
liên kết đóng vai trò vượt trội trong hầu hết mọichức năng hệ thần kinh.
Mỗi một từ, một ý đều có vô số kết nối với các ý và khái niệm khác.
Phương
pháp Mind Mapping được Tony Buzan (người Anh, 1942 - ) triển khai vào
thập niên 1960 là một phương pháp hiệu quả sử dụng việc ghi chép và tạo
ra các ý tưởng bằng các liên kết. Để tạo ra một sơ đồ não bộ, người ta
bắt đầu từ giữa trang giấy bằng với ý chính và kéo ra các hướng, tạo ra
một cấu trúc liên tục và có hệ thống bao gồm các chữ và các hình ảnh
chính.
II. Nguyên tắc sử dụng phương pháp Mind Mapping:
Dụng
cụ cần để thực hiện Mind Mapping giấy trắng khổ A4 hoặc A3 và các loại
bút lông, bút màu. Sau đây là 8 bước đơn giản thực hiện một sơ đồ Mind
Mapping:
Bước 1: Bắt đầu từ giữa trang giấy.Tập trung vào giữa
trang giấy vì tại vị trí đó chúng ta sẽ ghi lại một từ hoặc một hình ảnh
tượng trưng cho ý tưởng đầu tiên.
Bước 2: Đừng quá nghiêm trọng!
Viết ra hoặc vẽ lại những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bắt đầu
nghĩ về vấn đề, con người,vật thể, mục đích liên quan … Suy nghĩ quanh
các ý tưởng chủ đạo. Những ý phát sinh này có thểl ộn xộn, đôi khi còn
kỳ lạ hoặc không quan trọng.
Bước 3: Tự do hợp tác. Khi các ý
tưởng nảy sinh, viết ra một hoặc hai từ mô tả ý tưởng trên các dòng phân
nhánh từ ý trung tâm. Để các ý tưởng mở rộng ra thành các nhánh lớn,
nhánh nhỏ. Ghi lại tất cả các ý,không cần bình luận hoặc đánh giá.
Bước 4: Nghĩ càng nhanh càng tốt.Thực hiện bước khám phá các ý tưởng.
Diễn dịch các ý tưởng dưới dạng các từ ngữ, hình ảnh, số hoặc biểu
tượng.
Bước 5: Không có giới hạn Hãy nghĩ ra ngoài khuôn khổ
(‘bên ngoài chiếc hộp’). Mọi thứ đều có thể. Sử dụng bút màu để phân
biệt các ý tưởng.
Bước 6: Không đánh giá Những vấn đề có vẻ không
liên quan có thể thích hợp ở phần sau. Hãy suy nghĩ như đang động não.
Nếu bạn cứ dừng lại ở ‘một từ không liên quan’, đầu bạn sẽ giống như bị
kẹt băng và bạn sẽ không bao giờ nghĩ ra những ý tưởng tốt hơn được.
Bước
7: Tiếp tục …Hãy để tay bạn tiếp tục làm việc. Nếu các ý tưởng bị chậm
lại, vẽ những đường trống và chờ não bạn tự động tìm ra các ý tưởng để
điền vào. Hoặc hãy thay đổi màu sắc để khởi động lại đầu óc bạn. Đứng và
viết ra các ý tưởng trên một bảng giấy giúp bạn suy nghĩ tốt hơn.
Bước
8: Thêm các liên kết Có những lúc bạn nhận ra ngay các mối liên hệ và
bạn có thể kết nối ý phụ với ý chính. Có những lúc bạn không nhận ra, do
đó bạn chỉ nối các ý đó với ý trung tâm. Cấu trúc có thể hìnhthành sau;
yêu cầu đầu tiên là đem các ý tưởng ra khỏi đầu bạn và dàn trải chúng
trên trang giấy.
III. Ứng dụng của phương pháp Mind Mapping:
Mind
Mapping có thể áp dụng cho hầu hết các tình huống trong cuộc sống có
liên quan đến việc học và tư duy. Đối với cá nhân: hoạch định, danh sách
các việc cần làm, các dự án, giao tiếp, tổ chức, phân tích và giải
quyết vấn đề. Đối với người học: học thuộc, ghi chú, báo cáo, viết
luận,trình bày, kiểm tra, suy nghĩ, tập trung.Tất cả những ứng dụng của
phương pháp Mind Mapping giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả và
rõ ràng của tư duy, tăng mức độ tập trung và hứng thú dành cho từng hoạt
động.
IV. Lợi ích của phương pháp Mind Mapping:
Học tập :
Người học giảm được khối lượng công việc, cảm thấy thoải mái khi học,
ôn bài và làm kiểm tra. Ngoài ra, tạo sự tự tin vào khả năng học của
người học.
Tổng kết : Có được cái nhìn toàn bộ, bao quát, hiểu được các mối liên hệ.
Tập trung : Tập trung vào công việc để có kết quả tốt hơn. Sử dụng tất cả kỹ năng tư duy để tập trung chú ý.
Ghi
nhớ Dễ nhớ : ‘Thấy’ được thông tin trong đầu. Tổ chức : Đứng đầu trong
việc liệt kê các chi tiết của sự kiện, dự án hoặc bất kỳ chủ đề nào.
Trình
bày : Bài phát biểu rõ ràng, dễ theo dõi, sống động. Giao tiếp : Rõ
ràng và chính xác. Hoạch định Sắp xếp mọi chi tiết, mọi mặt từ đầu đến
cuối trên một trang giấy.
Đào tạo : Từ chuẩn bị đến trình bày,
mọi việc trở nên dễ dàng hơn và nhanh hơn.Tư duy Có được phương pháp dễ
dàng phân tích ý tưởng
Trần Hữu Dũng
--
Những bài viết của Giáo sư Trần Hữu Dũng
Thư cho một bạn trẻ - (14:57 | 30/01/2015)
Viễn ảnh 2025 - (10:06 | 02/01/2015)
'Phát triển bền vững' nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa - (08:47 | 26/09/2014)
Con đường tạo dựng thương hiệu của Hàn Quốc - (20:46 | 24/08/2014)
Một giáo sư kinh tế Mỹ “mê” Nguyễn Ngọc Tư - (20:41 | 24/08/2014)
--
http://tamnhin.net/ren-luyen-tu-duy-bang-phuong-phap-mind-map.html