Saturday 25 April 2015

Kien chap



"Người trí nhận thức rằng, nếu nói lên bất kỳ một quan điểm nào trong ba quan điểm trên [6], và cho đấy là sự thật, ngoài ra đều sai, thì sẽ chống lại hai hạng người chủ trương hai quan điểm kia. Tóm lại, có kiến chấp là có đối nghịch, đối nghịch đưa đến tranh luận, tranh luận đưa đến chống đối, chống đối đưa đến bực mình. Thấy thế, vị này hủy bỏ những tri kiến ấy.

Phật dạy Trường Trảo [7]: Thân này là sắc pháp do bốn đại tạo thành, do cha mẹ sinh, nhờ thực phẩm duy trì; nó vô thường, phân tán, hoại diệt. Khi quán sát thân này vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, vô ngã, thì tham dục đối với thân, sự ái luyến, phục tùng thân được trừ diệt.

Có ba thọ là lạc, khổ và bất khổ bất lạc, cả ba đều vô thường, hữu vi, duyên sinh; nên thánh đệ tử yểm ly cả ba thọ, do yểm ly, vị ấy ly tham, do ly tham, vị ấy được giải thoát. Với tâm giải thoát, tỳ kheo không nói thuận theo ai, không tranh chấp với ai, chỉ sử dụng danh từ thế gian nhưng không chấp thủ danh từ [8].

--

 13. "Ein Bhikkhu, dessen Geist so befreit ist, Aggivessana verbündet sich mit niemandem und streitet sich mit niemandem; er bedient sich des gegenwärtig in der Welt üblichen Sprachgebrauchs, ohne daran zu haften [6]."
--
 http://palikanon.com/majjhima/zumwinkel/m074z.html#r1

Canh spinat


 Canh rau Spinat theo cách nấu canh của Ngộ chỉ



Gặp nhau trên luống đất cày
Quẳng nhau cục đất cả ngày còn đau.

Canh Spinat

Hôm nay được tặng ít rau
Nhớ thời em chỉ làm mau dễ mà
Anh cho chút bột suppe vô
Lại thếm tí ruốc, tí dầu ô-liu
Hai trứng gà anh bỏ vào
Nhìn xem trên đĩa canh này ngon ghê

ĐỗNguyễn

Tim hieu ve vo nga

Tim hieu ve vo nga
tac gia: Rahula 

...hieu ro vo nga, ganh nang se duoc nhac di, khi ko con dinh mac vao hanh phuc, se bat dau co hanh phuc..
 

Trong kinh Pháp cú (Dhammapada) có ba bài kệ vô cùng quan trọng và cốt yếu trong giáo lý Phật : bài 5, 6, 7 chương 20 (hay những câu thơ số 277, 278, 279).

Hai câu thơ đầu nói:
"Tất cả hành là vô thường" (sabbe sankhàrà aniccà) và
"Tất cả hành là khổ" (sabbe sankhàrà dukkhà).
[hành hay hữu vi, là những gì có sinh, trú và diệt; được kết hợp do các điều kiện - Dịch giả]

Câu thứ ba là:
"Tất cả pháp vô ngã" (sabbe dhammà anattà) [13].

Danh từ pháp có phạm vi rộng lớn hơn hành rất nhiều. Không có danh từ nào trong thuật ngữ Phật học lại có phạm vi rộng hơn chữ pháp. Nó bao gồm không những những sự vật và trạng thái có điều kiện, mà còn cả cái vô điều kiện, cái tuyệt đối, Niết-bàn; không có gì ở trong hay ở ngoài vũ trụ, tốt hay xấu, hữu vi (có điều kiện) hay vô vi (không điều kiện), tương đối hay tuyệt đối..., mà không được bao gồm trong danh từ này. Bởi vậy, thật quá rõ ràng, theo câu "tất cả pháp vô ngã" thì không có Ngã, không có linh hồn, không những chỉ ở trong Ngũ uẩn, mà còn bất cứ ở đâu ngoài ngũ uẩn hay tách biệt với ngũ uẩn[15].

Trong kinh Xà dụ Alagadddùpamasutta (Trung bộ I), Phật dạy môn đệ: "Hỏi các Tỳ kheo, các ông có thể bám lấy một ngã luận (thuyết về ngã) nếu điều ấy không phát sinh sầu, bi khổ, ưu, não. Nhưng này các Tỳ kheo, các ông có thấy một ngã luận nào như thế hay không, một ngã luận mà khi chấp nhận nó, sẽ không phát sinh sầu, bi, khổ, ưu, não?

- Bạch đức Thế Tôn, nhất định là không.

- Chính thế, hỏi các Tỳ kheo, Như Lai cũng vậy. Này các Tỳ kheo, Như Lai không thấy một ngã luận nào mà nếu chấp nhận, sẽ không phát sinh sầu, bi, khổ, ưu, não."[16]

Nếu Phật đã chấp nhận một ngã luận nào, thì chắc chắn ngài đã giảng ra đây, vì ngài bảo các Tỳ kheo hãy chấp nhận một ngã luận nếu luận thuyết đó không phát sinh đau khổ. Nhưng theo ngài, không có một thuyết nào như thế, và bất cứ một ngã luận nào, dù tinh tế và cao siêu đến đâu cũng chỉ là giả danh và tưởng tượng, sinh ra mọi vấn đề rắc rối, kéo theo những sầu, bi, khổ, ưu não.
--
http://budsas.net/uni/u-dpdng/dpdng06.htm







Sabbe dhamma anatta nghia la tat ca phap vo nga.

Friday 24 April 2015

Dam luan

1. Thảo luận vài đề tài PG

- Theravada
- Hinayana
- Kinh Pali có từ bao giờ
- Kiến chấp
- Tự do tín ngưỡng

2. Đi ra tiệm

Thursday 23 April 2015

Bai hay ve Vo thuong



 Vô thường

Điều gì có đến do duyên,
Tai ương bão lụt mẹ em lìa đời
Mồ côi cô bé tôi thương
Hai đứa tâm sự tưởng chừng dài lâu
Thế rồi chiều nọ vô thường
Do duyên xum họp giờ duyên rã rời
Khổ đau nhức nhối tận cùng
Trên lưng yên ngựa vẫy chào ta đi!

ĐỗNguyễn
--
Tham khảo:


Thấy được Vô thường (Anicca)
Viên Minh
(VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ (Khoá giảng thứ 11 – Buổi 6))

...

Về mặt kiến thức chúng ta đều biết với thời gian ai cũng sẽ già đi, mang bệnh và cuối cùng sẽ chết.

Chúng ta biết rất rõ không ai có thể thoát khỏi quy luật vô thường này.

Nhưng trong thực tế khi thấy mình già đi thì vẫn bắt đầu tiếc nuối, dùng mọi cách để níu kéo vẻ ngoài trẻ trung của mình.

Khi thấy mình mang bệnh, lại bắt đầu hoảng sợ, vung tiền lo tìm cách chữa trị cho mau lành.

Khi có người thân nhắm mắt ra đi, người yêu phản bội v.v..(1). thì sự thương tiếc, sầu hận, khổ đau bên trong dằn vặt hàng đêm.

(Kommentar/ĐN (1): đây là đau khổ vì ái. Khổ tâm. Khi Ngộ còn bé, nàng còn ngây thơ quá, nhưng khi lớn chút, chắc là nàng khổ tâm lắm vì sự mất mát của mình, yêu sâu sắc là vì điều này. Sự cảm thông sâu sắc vì số phận đó của nàng.)


Lý trí thì hiểu được bản chất cuộc sống là vô thường, nhưng nội tâm chưa thấm nhuần sự thật này. Đối với Đạo Phật thì như vậy là vẫn chưa thực sự thấy được bản chất vô thường của cuộc sống.

Tiến trình phát triển nhận thức của một chúng sinh có thể chia thành 4 mức độ như sau:

1. Hiểu NGHĨA qua khái niệm và kiến thức: chỉ mới hiểu NGHĨA qua khái niệm, kiến thức và hoạt động của lý trí như tư duy, suy luận, so lường, phán đoán v.v... trên hiện tượng, chứ chưa thấy được thực tánh (lý) của pháp ngay nơi thực tại.

2. Thấy ra LÝ qua trực nhận ban đầu: bắt đầu nhận được LÝ (sự thật) qua thể nghiệm của thấy biết (tri kiến) trực tiếp và trung thực bản chất của pháp ngay nơi thực tại.

3. Thông suốt LÝ qua thể nghiệm SỰ: khi đã nhận ra sự thật (LÝ) tức tiếp xúc với thực tánh pháp thì ngay đó bắt đầu thể nghiệm thực tại chân đế, xóa dần sự ngăn cách giữa người kinh nghiệm (bản ngã) và đối tượng được kinh nghiệm.

4. LÝ và SỰ không hai: khi sống trọn vẹn trong thực tánh chân đế thì không còn người kinh nghiệm và đối tượng được kinh nghiệm, tức là ngay nơi thực tại hiện tiền thân-tâm-cảnh LÝ và SỰ không hai. Dầu sống giữa tục đế vẫn tuỳ duyên thuận pháp, không xa rời thực tánh chân đế.

Hiểu sự biến đổi vô thường qua kiến thức, rồi tự thân trải nghiệm sự biến đổi ấy, và nhờ đón nhận hoàn toàn sự thật này mà không sinh tâm ưa ghét, lấy bỏ nên có thể trực nhận thực tánh vô thường với tâm rỗng lặng trong sáng. Tất cả những diễn biến này giúp tâm vừa thấy rõ sự thật vừa có thể an nhiên tự tại trong bản chất vô thường của đời sống. Đó mới là thái độ thấy biết trực tiếp và trung thực bản chất vô thường.

Khi chứng ngộ được thực tánh vô thường, thì mới có thể không xen quan niệm của cái ta vào diễn biến vô thường của các pháp. Pháp đến đi như thế nào thì thấy nó là như vậy, không giữ nó lại cũng không loại bỏ nó đi. Bởi vì "thọc gậy bánh xe pháp" chỉ làm tình huống trở nên tệ hại hơn, chỉ mang lại khổ đau và phiền não cho mình và người. Do đó, dù sống trong vô thường tan hợp tâm vẫn có thể tự tại vô ngại.

Hễ còn cho pháp là thế này, muốn pháp phải là thế nọ, mong pháp sẽ là thế kia... rồi quy định, giải quyết, can thiệp, tạo tác theo ý mình thì vẫn chưa thấy vô thường. Thực sự thấy vô thường tức thấy pháp như nó là chứ không phải muốn nó là, nên dù có cái thường đi nữa tâm vẫn không dao động. Nghĩa là cho dù trên đời có pháp vô thường hay thường thì tâm vẫn không bị chi phối, vẫn hoàn toàn bình thản, thanh tịnh.

Vì vậy trong cuộc đời vô thường đừng cố gắng tìm kiếm sự vĩnh hằng (thường), cũng đừng nỗ lực tìm hiểu hiện tượng biến đổi diễn ra như thế nào, mà chỉ nên nhìn lại thái độ nội tâm khi đối diện với tất cả những biến đổi vô thường ấy. Thái độ đúng là pháp biến đổi như thế nào thì chỉ thấy là như vậy chứ không cho là, phải là, sẽ là. Mọi chuyện đến đi đều thấy là pháp tự nhiên vô ngã. Đó mới chính là chứng ngộ được thực tính vô thường. Còn muốn biến đổi theo ý mình, hoặc muốn thoát khỏi vô thường, tức không muốn biến đổi thì đó là muốn thường chứ vẫn chưa thấy được vô thường.

--
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=497

chanh niem




10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

--
 http://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm


- Này các Tỷ-kheo, các Ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.
13. Này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi. 
--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Thơ bếp 23 4 2015

Thơ bếp

Bếp nhiều son chảo
Nhưng bắt đầu làm thì cũng mau xong

Xong rồi

Vừa nghe S VienMinh giảng về Thiền Vipassana
trong youtube, vừa rửa chén. Vui

Chảo song cũng rửa vừa xong
Nghe bài pháp của Viên Minh cũng rồi

ĐỗNguyễn

Wednesday 22 April 2015

mằn mặn


mằn mặn

Hôm nay giấc ngủ chập chờn
Trước khi đi ngủ cô đơn gối đầu
Vào vườn thấy dấu chân ngâu
Bổng nghe mằn mặn lệ sầu thương nhau  

ĐỗNguyễn
thức dậy thấy dấu em qua, lòng anh nhẹ nhõm và mắt  anh cay cay.
Nhân đây anh dán bài thơ của Sầm Tham, mời em đọc cho vui:

逢入京使

故園東望路漫漫,
雙袖龍鐘淚不乾。
馬上相逢無紙筆,
憑君傳語報平安。

Phùng nhập kinh sứ

Cố viên đông vọng lộ man man,
Song tự long chung lệ bất can.
Mã thượng tương phùng vô chỉ bút,
Bằng quân truyền ngữ báo bình an.

Ngóng về hướng đông nơi quê nhà, đường dài hun hút
Hai tay áo thõng, nước mắt không cạn
Ở trên lưng ngựa gặp nhau, không có bút trong tay
Nhờ anh gửi lời nhắn tin báo rằng tôi vẫn được bình yên.

Vào thành gặp bạn

Nhà em hun hút xa xăm
Hai tay áo thụng giọt sầu còn tươi
Trên lưng yên ngựa gặp người
Xin anh nhắn gởi với nàng bình an!

ĐỗNguyễn dịch

Phap cu 183

Long Biên

183.

Ðừng làm các điều ác,
Tu tập mọi hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch.
Ðó là lời Phật dạy.

183.
Sabbapāpassa akaraṇaṃ, 
kusalassa upasampadā [kusalassūpasampadā (syā.)];
Sacittapariyodapanaṃ [sacittapariyodāpanaṃ (?)]
etaṃ buddhāna sāsanaṃ.
--
http://tipitaka.org/romn/

Not to do any evil,
to cultivate good,
to purify one's mind,
this is the Teaching of the Buddhas. -- 183
--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/pctm-14.htm

160.

Attā hi attano nātho, 
ko hi nātho paro siyā;
Attanā hi sudantena, 
nāthaṃ labhati dullabhaṃ.
--
http://tipitaka.org/romn/

Oneself, indeed, is one's saviour,
for what other saviour would there be?
With oneself well controlled,
one obtains a saviour difficult to find. -- 160


160. 
Hãy nương tựa chính mình,
Chứ nương tựa ai khác?
Người khéo điều phục mình,
Ðạt chỗ tựa khó đạt.

--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/pctm-12.htm



Thăm tiệm

Trời đẹp ấm xuân sắc
Xe vespa chạy bon bon
Tiệm đây rồi

Cái stativ dễ thương
không còn đó nữa!
Không sao,
Nhưng có cuốn Bibel hay
Do Luther dịch!

ĐỗNguyễn

Tuesday 21 April 2015

Pháp

 Tình ca, ML

Pháp

Trong hiện tại đang là
Các pháp diễn ra
Khi ta đối duyên xúc cảnh
Bằng các giác quan

Khi tâm ta thanh tịnh
Đất trời viên dung
Và các pháp hiện tại
Cũng không khác.

ĐỗNguyễn

Phút 44 có bài Ru ta..Ngộ X ơi

họa thơ 5

Ngộ x ơi,
Đây là chiếc áo tơi của người nghèo quê mình xưa kia.
Hôm nay, anh lại họa vài bài thơ của Viên Minh.
Qua việc này, tìm hiểu thêm tư tưởng của VM. Rất thú vị.

ĐN


Áo tơi ngày cũ

tự tánh
Khi trở về tự tánh
Mới biết không còn “ta”
Cũng không còn sinh diệt
Chỉ thấy pháp đang là…
Viên Minh


tự tánh
Trở về tự tánh nha em
Không còn bản ngã cho mềm bao dung
Chỉ còn là pháp đang là
Khổ đau sinh diệt kính chào ra đi
ĐổNguyễn

Tu
Xuất gia, xuất giá cũng đều tu
Không tuỳ thuận pháp khác chi mù
Chớ đợi xuất gia rồi hạ thủ
Đừng chờ nhập thế mới công phu!

Hiện tại chẳng am tường thật giả
Tương lai sao thấy rõ cương nhu
Đâu đâu cũng chỉ thân, tâm, cảnh
Giác liền ngay đó độ Xuân Thu.
Viên Minh

Tu
Tu tại gia hay xuất gia
Không tùy thuận pháp thẩn tha mù loà
Chớ chờ xuất gia hạ thủ
Đừng mong nhập thế công phu sẽ làm!

Hiện tại am tường thật tướng
Tương lai mới rỏ bốn phương an hòa
Đâu đâu cũng thân tâm cảnh
Giác liền khi đó mới là giỏi tu
ĐỗNguyễn

--
"Hành thâm"
Pháp pháp vốn như chân
Chỉ cái "Ta" mới vọng
Không giác được Pháp Thân
Nên thấy toàn huyễn mộng

Tánh giác tự hành thâm
Không phải "Ta" lập nguyện
Hết vọng là chân tâm
Chẳng do ai rèn luyện.
Viên Minh

"Hành thâm"
Pháp thì bổn tánh như chân
Chỉ cái Ta mới chính là vọng thôi
Không giác đến được pháp thân
Nên thấy toàn là huyễn mộng phải không?


Tánh giác tự nó hành thâm
Không phải cái ta tập luyện uổng công
Hết vọng chân tâm hiển lộ
Chẳng phải do ai đem đến cho mình
ĐỗNguyễn

Khổ - Lạc

Không phải vì an lạc
Mà tu luyện miệt mài
Khi giáp mặt cuộc sống
Thấy khổ, không, mới tài.

Pháp đến đi vô ngã
Sao muốn thành của ta
Khổ lạc đều hư ảo
Tìm kiếm chỉ tâm ma!
Viên Minh

Khổ - Lạc

Chính vì an lạc ta tu
Miệt mài tìm những nét hay dồi mài
Sáu căn hội ngộ sáu trần
Lạc khổ đều thấy vẹn toàn an nhiên

Pháp đến đi cũng theo duyên
Xuyên qua hư ảo chân như hình thành
Sống trong hiện tại đang là
Khi tâm tĩnh lặng đất trời viên dung.
ĐỗNguyên

Hoa Tâm


Hoa nào cũng đẹp cũng xinh
Hoa Tâm khai mở Tuệ Minh sáng ngời
Thì ra vạn pháp tuyệt vời
Khi tâm thanh tịnh Đất Trời viên dung.
Viên Minh

Hoa Tâm
Hoa nào cũng đẹp cũng xinh tươi
Hoa tâm khai mở Tuệ Minh ngời
Thì ra vạn pháp tuyệt vời lắm
Tâm thanh tịnh viên dung đất trời
Viên Minh

Tìm Đạo

Tìm Đông rồi lại tìm Tây
Tưởng rằng Đạo ở bên nầy bên kia!
Ngờ đâu Đạo vốn chẳng lìa
Hoát nhiên đại ngộ, ơ kìa... thế thôi!

Tìm đông rồi lại tìm phương tây
Tưởng Đạo ở bên kia bên nầy !
Ngờ đâu Đạo vốn không lìa tướng
Thoát nhiên là ngộ, chỉ thế nầy!
ĐỗNguyễn


Tánh Không

Lăng xăng tra cứu nghĩa không
Muôn đời chẳng gặp mất công kiếm tìm.
Trở về tâm trí lặng im
Bỗng nghe tiếng hót con chim gọi đàn!
Viên Minh 

Tánh Không
Lăng xăng tra cứu nghĩa lí không
Muôn năm chẳng thấy sẽ hoài công
Trỡ về tâm trí an nhiên nhẹ
Bỗng nghe tiếng hót trên cành thông
ĐỗNguyễn





















Lý - Sự

Em có còn yêu anh


Lý - Sự

Lý giải dù có đúng
Nhưng sự cần phải thông
Nếu như còn vướng mắc
Kiến giải cũng như không.
Khi sự lý dung thông
Đến đi đều vô ngại
Ngã pháp cũng hoàn không
Liền thong dong tự tại.

Viên Minh

Lý - Sự
 
Lý giải dù đúng không sai
Nhưng sự lại cần hài hòa thông suốt
Nếu còn những điều vướng mắc
Bao nhiêu kiến giải cũng hoàn không
Khi mà lý sự dung thông
Việc đi hay đến đều vô ngại cả
Hoàn không pháp ngã cũng là
Thong dong tự tại sẽ cùng ta đi
ĐỗNguyễn

Họa thơ 4

 Ru ta ngậm ngùi


Huyễn Chân

Do tâm chấp lấy tự tâm
Mới thành huyễn hóa, mới lầm ngã, nhân
Chúng sanh, thọ giả... phù vân
Ngay đây chỉ thấy huyễn chân như là!
Viên Minh
--
(Huyễn chân: Hư và thực hoặc hư hư thực thực)


Huyễn Chân 

Do mình chấp lấy cái tự tâm
Mới là huyễn hóa mới ngã nhân
Chúng sanh thọ giả áng mây trời
Ngay đây chỉ biết cái đang là!
ĐỗNguyễn
 

Đang là - họa thơ

Biển nỗi nhớ và em

Đang là

Chỉ một thoáng đang là
Cũng tròn đầy tự tánh
Mới biết cõi Ta-bà
Vốn vẫn là tịnh lạc.
ViênMinh 

Đang là  

Chỉ là một thoáng đang là,
Cũng tròn tự tánh và đầy nghiã sâu
Cư trần lạc đạo bấy lâu
Nghĩ suy tịnh lạc xưa nay đã từng
ĐỗNguyễn 

--
Sống hiện tại luôn "đang là"
đang: sự vật đang biến đổi(vô thường)
là: nghĩa là "như vậy"




Monday 20 April 2015

Giải thoát

 Cát bụi

Giải thoát

Dù xảy ra điều gì
Đều có lý của nó
Người trí cần rõ biết
Thị ưng vô sở trụ
Hãy về với thực tại
Quay về thấy chính mình
Thấy vô thường bản nguyên
Thế là hết khổ đau
Niết bàn trụ tại đây
Giờ đích thực giải thoát!

ĐỗNguyễn

anicca

anicca

Việc gì
Xảy ra
đều có lý của nó!
Ta chỉ cần nhớ rằng:
Người trí biết:
Atta hi attano natho!
Ko hi natho paro siya.
Ta là nơi nương tựa chính ta
Không ai là chổ nương tựa cho ta!
Anicca!
Như vậy là giải thoát.

ĐỗNguyễn


 

Soi gương

ngv

Soi gương

Soi gương đẹp dáng ai
Tuổi trẻ thực tuyệt vời
Xưa anh cũng trẻ thế
Hiến dâng cho quê nhà

ĐỗNguyễn

thương tặng Ngộ hình vẽ và bài thơ








 

Họa thơ

Món Ngộ làm, thấy đã thèm..


Chơn Minh

Dù tu trăm ngàn cách
Không bằng tự biết mình
Mỗi phút giây trong sáng
Mới thật là Chơn Minh.

Viên Minh

Chơn Minh

Dù tu trăm vạn pháp môn
Không bằng mình tự biết mình ngưòi ơi
Phút giây tỉnh thức thảnh thơi
Như vầy mới thật gọi là chơn minh.

ĐỗNguyễn
--  
Pháp bản nguyên

Thuận pháp cứ tùy duyên
Đúng sai đều để học
Thấy ra pháp bản nguyên
Như trân châu, bảo ngọc!
Viên Minh

Pháp bản nguyên


Tùy duyên thuận pháp thiền cơ
Đúng sai để học ước mơ trọn đầy
Thấy ra được pháp bản nguyên
Trân châu bảo ngọc trong mình tìm đâu
ĐổNguyễn
--

"Ông mặt trời"

"Ông mặt trời" muôn thuở
Tưởng ở tận đâu xa
Chợt thấy ông "thức giấc"
Mới biết ông trong nhà!
Viên Minh

"Ông mặt trời"

"Ông mặt trời" muôn thuở đây
Tưởng ông xa lắc xa lơ ngút ngàn
Chợt thấy ông Trời "thức giấc"
Mới biết ông ở nhà ta chốn này!
ĐỗNguyễn

Sunday 19 April 2015

Đọc và thử hoạ 3 bài Thơ

                                                      Van co em ben doi, Giang Trang

1.
Vô ngại

Điều gì đến sẽ đến,
Điều gì đi sẽ đi,
Tùy duyên mà ứng xử,
Vô ngại tâm xả ly.

Viên Minh
--
 
Vô ngại

Điều chi sẽ đến nơi này,
Điều chi sẽ có một ngày xa khơi
Tùy duyên ứng xử với đời
Bình thường tâm nhẹ thoát rơi muộn phiền!

ĐỗNguyễn
--
2.
Sinh - Tử

Bảy hai, chưa phải "cổ lai hy"
Sống chết thiền cơ, khỏi nghĩ nghì
Sinh, mãi thong dong nhờ thuận pháp
Tử, thường tự tại bởi tùy duyên.

Viên Minh
--

Sinh - Tử

Bảy hai chưa cổ lai hy,
Nghiệp riêng chết sống không suy chẳng nghì
Thong dong khi sống tùy duyên
Trong thiền như pháp ra đi nhẹ nhàng!

ĐỗNguyễn
--
3.
Tranh luận

Tranh luận, mãi muôn đời
Không bao giờ ngã ngũ
Dù biện giải ngàn lời
Sao bằng "uống pháp nhũ"!

Viên Minh
--
Tranh luận

Muôn đời tranh luận mãi sao,
Khi nào ngã ngũ mà mong luận bàn?
Cho dù biện giải mù khơi,
Sao bằng im lặng an nơi pháp lành!

ĐỗNguyễn
19.04.2015

Con đường hoằng pháp đạo Phật
 
  



 

 Ru ta ngam ngui, Bao Yen

Tùy duyên thuận pháp

Em đi công tác rồi phải không? Nên thấy vắng!
Hồi sáng ông B kể chuyến đi chơi Tích lan
Chiều anh thảo luận câu Cư Trần lạc đạo
Bàn chữ Tùy duyên

Những chiếc chén đã được rữa
Còn sàn bếp?
..
Cũng đã xong!

ĐN



Bánh xe pháp, Museum Guimet Paris

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên)
 
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

(Trần nhân Tông)

1. Sống với đạo, thì hãy tùy duyên
2. Thế nào là sống với đạo?
3. Đạo Phật?
4. Tùy duyên nghĩa là gì? - Duyên là những yếu tố hay điều kiện trong một hoàn cảnh.
5. Cư trần là gì? - Sống ở thế gian hay nơi có nhiều người cùng sống.
6. Tùy duyên có liên quan gì với a dua? tâm sở : thân thích, tâm thích?
7. Duyên là gì?
8. Thả nghĩa là gì. Hãy tùy duyên? Thả là chữ việt cổ nghĩa là hãy.
9. Duyên là những yếu tố, điều kiện.
10. Tùy duyên là 1 nguyên tắc để sống hạnh phúc:

CTLD là sống ở thế gian có hạnh phúc hợp đạo cần áp dụng nguyên tắc TD

11. Tùy duyên là biết hội nhập vào hoàn cảnh

TD là hội nhập vào hoàn cảnh không đòi hỏi điều kiện khó khăn. Tùy theo điều kiện có sẵn mà sinh hoạt.

12. Chấp nhận và hạnh phúc với những điều kiện sẵn có, đó là tùy duyên.

13. Trong vi diệu pháp có 2 tâm sở là Nhu và Thích ứng tương hợp với nguyên tắc tùy duyên này.

Tâm sở Nhu: Kàyamudutà (thân nhu) và Cittamudutà (tâm nhu). Ðặc tánh của tâm sở này là diệt trừ sự thô cứng và và chống đối tâm sở này được ví dụ như một miếng da thô cứng nhưng trở thành nhu nhuyến vì có thoa dầu và ngâm nước. Tâm sở này đối trị với tà kiến và mạn.

Tâm sở Thích: Kàya-kammannatà (thích thân) và Citta-kammannatà( thích tâm). Kamma + Aya + tà nghĩa là thích ứng có thể ứng dụng vào bất cứ việc gì. Tâm sở này giống như cục sắt bị nung đỏ có thể làm thành bất cứ việc gì.

ĐỗNguyễn

--



Thơ bếp

Đêm sắp giấy vào folder
từng chiếc
nặng nề năm tháng

Có ngộ gì chăng?
Bài hoc Hamlet
thuở lớp anh văn
thời ở Pleiku

ĐN
bài thơ xong thì chén bát đã rửa xong! Hurra


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Sống đạo và tùy duyên?
Tùy duyên trong nếp đạo

Tùy duyên thuận pháp
Vô ngã vị tha

Đến nơi nào mình muốn đến biết thích ứng với nơi ấy,


Tùy duyên bất biến

ĐN
mình nên viết 1 bài riêng về đề tài này, mới có thể diễn đạt hết ý tưởng..



Buồn ngủ rồi Ngộ ơi

chuc em ngay chu nhat an vui

DN