Saturday 6 June 2015

Nghe Ngộ ngêu ngao







Ngêu ngao nghe Viên Minh
Nghe he nói ít chuyện
Về cái thấy hiện tại
Về cái hoàn hảo này!

Em ở đây bên anh
Trong suy nghĩ chung tình
Như em vừa trỡ vế
Đến đi trọn vẹn sống!

ĐỗNguyễn


Mùa hè đang về rồi
Anh đã thông Balkon
Như vậy thêm 6 m2
Có thể ra phơi đồ

ĐỗNguyễn

Friday 5 June 2015

imagine cho Ngộ

imagine


Imagine


Imagine there's no heaven
It's easy if you try
No hell below us
Above us only sky
Imagine all the people living for today
Imagine there's no countries
It isn't hard to do
Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people living life in peace
You may say I'm a dreamer,
but I'm not the only one
I hope some day you'll join us
And the world will be as one
Imagine no possessions
I wonder if you can
No need for greed or hunger
A brotherhood of man
Imagine all the people sharing all the world
You may say I'm a dreamer,
but I'm not the only one
I hope some day you'll join us
And the world will live as one

Di dam tang cua Me anh Cong

 Ru ta ngam ngui, QD


Ngày mai hẹn với Nhân
Cùng đi về Marbach
Để cùng dự đám tang
Của mẹ của bạn Công

Bác gái nét hiền hòa
Bác trai thì tháo vác
Bây giờ người đàn bà
Ra đi, ông còn lại

Ôi vô thường thế gian
Có sinh rồi lại diệt
Thương nhau đi ôm nhau
Dù ngày mai chia tay..

ĐỗNguyễn

Thursday 4 June 2015

Làm thơ để làm gì
cũng không cần phải biết
Vậy thôi

ĐN

Phan quynh Tram, nha tho tre o Uc

Khuon mat viet

Ngo thuong,

Hom nay gap em tren room, ben nay, anh dang mo room nen khong chao hoi chi duoc..
Hoi sang, anh co goi dong Chat chuc sinh nhat cua em do.. Hy vong em cam thay thich.
Hom nay, gioi thieu voi Ngo 1 tai nang o Uc. Mot nha tho tre, ma anh biet qua mang tienve.org.
Khi nao ranh, ghe qua room cua anh. Anh co add admin cho 2 nick cua em roi do. Hihi
DoNguyen

Tình bạn quanh một quả táo – Phan Quỳnh Trâm

Có nhiều câu chuyện thú vị về tình bạn giữa Gertrude Stein và Picasso nhưng có một câu chuyện tôi đặc biệt thích và nhớ mãi.
Trong các anh chị em trong nhà, Gertrude Stein gần gũi thân thiết nhất với Leo Stein, người anh kế. Cả hai đều thông minh nhạy bén và có cùng một đam mê sưu tập tranh. Từ 1903 đến 1914 hai anh em sống chung với nhau ở căn hộ 2 tầng 27 rue de Fleurus ở gần vườn Luxembourg và cùng nhau sưu tập nhiều tranh có giá trị của Cézanne, Renoir, Gauguin, Manet, Toulouse-Lautrec, Matisste, Picasso và nhiều hoạ sĩ đương đại thời đó.
Quan hệ giữa hai anh em bắt đầu trục trặc kể từ khi Alice Toklas (người “vợ” đồng tính của Gertrude Stein) dọn vào sống chung vào năm 1909. Nhiều tài liệu cho rằng Leo Stein không thích Toklas. Sự rạn nứt trong tình anh em còn xuất phát từ một lý do khác, có tính nghệ thuật: Cùng năm đó, Picasso bắt đầu thử nghiệm cách vẽ lập thể; trong khi Gertrude Stein vô cùng hứng thú với nó và áp dụng lối viết lập thể trong tác phẩm của mình thì Leo Stein lại không chịu nổi sự thay đổi đó ở cả Picasso lẫn Gertrude Stein. Picasso và Gertrude Stein càng trở nên thân thiết và cùng bắt đầu có tên tuổi thì Leo Stein lại được xem như một hoạ sĩ thất bại.
Năm 1914, Leo Stein dọn ra khỏi căn hộ ở rue de Fleurus để sang Florence – Ý sinh sống. Việc phân chia các bức tranh mua chung làm cho quan hệ giữa hai anh em hoàn toàn sụp đổ đến nổi suốt hơn 30 năm sau đó họ không hề gặp nhau. Leo Stein giữ những bức tranh của Renoir và để lại tất cả tranh Picasso cho Gertrude Stein (trừ những bức phác hoạ Picasso vẽ cho Leo Stein). Nói chung, Gertrude Stein đồng ý với sự phân chia đó bởi bà cũng chẳng mặn mà gì với Renoir. Bà chỉ buồn và tiếc nuối khi Leo Stein giành giữ bức 5 quả táo của Cézanne, mặc dù Leo đã để lại cho Gertrude tất cả những bức Cézanne còn lại.
Cezanne-Apples2
Paul Cézanne, Five Apples, 1877-78
Picasso chứng kiến nỗi buồn của Gertrude Stein khi mất bức tranh mà bà rất yêu thích. Ông âm thầm vẽ bức Quả táo (1914) và đem đến tặng Gertrude Stein trong dịp Giáng Sinh, như một cách đền bù cho bức 5 Quả táo của Cézanne.
Đây, quả táo trơ trọi của Picasso:
FullSizeRender
Pablo Picasso, Apple, 1914
Thành thật mà nói, so với nhiều bức tranh khác của Cézanne và Picasso, tôi không thật sự thích cả hai bức tranh này, dù 5 quả hay 1 quả, nhưng tôi thật sự thích câu chuyện này về tình bạn giữa Picasso và Gertrude Stein. Nó thật dễ thương và cảm động.
Tài liệu tham khảo:
1. The Steins Collect. Matisse, Picasso, and the Parisian Avant-Garde, do Janet Bishop, Cécile Debray và Rebecca Rabinow biên tập (2012), San Francisco MOMA phối hợp với Yale University Press xuất bản.
2. Gertrude Stein, writings and lectures 1911-1945, Patricia Meyerowitz biên tập và Elizabeth Sprigge giới thiệu (1967), Peter Owen xuất bản.

--

 nguon: http://phanquynhtram.com/

Wednesday 3 June 2015

Happy birthday to you, Ngộ thương!

 Vẫn có em
 
Ngộ thương,
 
Chợt nhớ hôm nay Ngộ có sinh nhật, anh chúc mừng sinh nhật của Ngộ, người anh yêu qúy nhất trên đời!
Mong Ngộ hạnh phúc mùa sinh nhật!

Mừng ngày sinh nhật Ngộ

Nhớ em có sinh nhật
Anh gởi em vài dòng
Nhớ em mong em khoẻ
Đẹp vui và ngủ được!

Nhớ về tiếng còi tàu
Mùa đông cảng thành phố
Mà anh từng mơ ưóc
Bên em nhìn con tàu!

Còi tàu còn chờ anh
Trong tâm tưởng đã thấy
Con tàu và dáng nàng
Mãi trọn đời trong ta!

Mit liebe!
ĐỗNguyễn


Tuesday 2 June 2015

Chợ


 Dưới mái trường


Tỉnh dậy nhìn đồng hồ
Còn 10 phút nửa thôi
Quyết định mau ra chợ
Vừa kịp mua thức ăn

Mua bột giặt và nước
Món wurst đang thèm nửa
Bánh mì sửa và chips
Vậy là xong, đi về

Đi đâu cũng nghĩ vế
Người con gái ở xa
Mong em ngủ được nhé
Dù lòng trách em nhiều!

ĐỗNguyễn

Giới rửa chén

học sinh việt


Hôm nay rửa chén xong rồi
Giới bếp anh giữ bồi hồi về đây
Nhìn ai có ghé blog không
Vẫn chưa thấy Ngộ mãi trông chưa vào

Trong room có vài bạn bè
Anh Nhân mới gọi hàn huyên tiêu sầu
Chuyện Nhật bản chuyện Việt Nam
Thật mừng còn có những người như anh

Biết quý những lúc bạn còn
Ngồi nghe bình luận chuyện hay xa rồi
Bây giờ trỡ lại Thụy Khê
Bình thơ Nguyễn Bính mông mênh nhớ nàng

ĐỗNguyễn


Trang va Cap

Junge Dame mit Hut


Ben ni trang dep qua
Muon tat den phong de thay trang ro hon
Nhin anh Cap vang lai
Nhu anh trang di tu tay qua dong

Nguyet lai vi tuyet tran
Da dang kien nguyet lai
Kien quan thuong lai vang
Nhu nguyet chuyen dong vien tay

ĐỗNguyễn

Hồi đầu thị Ngộ


 Hoa kèn




Hồi đầu thị ngạn
Soi chiếu tự tại
Nguyệt lai thời nhàn
Nguyệt lạc lí tự nhiên
Bất khổ thường lạc
ĐỗNguyễn

Monday 1 June 2015

Đương xứ tức chân đó
ngày nay êm trôi đi
Dù không thấy Ngộ vào
Trong tâm anh còn Ngộ
Há sao không có được!

ĐỗNguyễn

Rahula 10 điểm

HT Rahula


CÁC ĐIỂM CĂN BẢN HỢP NHẤT NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
Hòa thượng Walpola Rahula (1981)
Bình Anson dịch
*
Các điểm căn bản hợp nhất Nam tông và Bắc tông là một văn bản Phật giáo toàn cầu quan trọng, soạn ra vào năm 1967 trong Hội nghị thứ Nhất của Hội đồng Tăng-già Thế giới (World Buddhist Sangha Council) tại Colombo, Sri Lanka [*]. Hòa thượng Pandita Pimbure Sorata, Tổng thư ký đầu tiên của Hội đồng, yêu cầu Hòa thượng Walpola Rahula soạn một văn bản gồm các công thức rõ ràng để hợp nhất các truyền thống Phật giáo. Văn bản nầy được đệ trình lên Hội đồng và được Hội đồng nhất trí chấp thuận.
Vào năm 1981, Hòa thượng Walpola Rahula khai triển thêm, thành 10 điểm như sau:
*
1) Dù thuộc về bất cứ tông phái hay hệ phái nào, là Phật tử, chúng tôi đều quy kính Đức Phật là vị Thầy đã truyền dạy chúng tôi.
2) Chúng tôi đều tìm nơi nương tựa ở Tam Bảo: Đức Phật, Giáo Pháp của Ngài, và Tăng đoàn là cộng đồng chư vị thánh tăng.
3) Dù là Nam tông hay Bắc tông, chúng tôi đều không chấp nhận có một Thượng đế tạo ra và cai quản thế giới này.
4) Noi gương Đức Phật, vị Thầy của chúng tôi, hiện thân của Đại Bi và Đại Trí, chúng tôi xem ý nghĩa của cuộc sống là phát triển lòng Từ bi cho mọi chúng sinh không phân biệt, và hành động để mang lại lợi ích, hạnh phúc, và hòa bình cho tất cả; đồng thời phát triển Trí tuệ đưa đến thực chứng Chân lý Tối hậu.
5) Chúng tôi chấp nhận Tứ diệu đế. Đó là Khổ, sự hiện hữu của chúng ta trên thế gian là vô thường, bất toàn, bất toại ý, và đầy xung đột; Tập, nguyên nhân của tình trạng này là từ lòng vị kỷ dựa trên ảo tưởng về ngã; Diệt, sự giải thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách diệt trừ lòng ích kỷ vị ngã; và Đạo, con đường có tám yếu tố, tiến đến toàn thiện về Giới, Định, Tuệ.
6) Chúng tôi chấp nhận nguyên lý phổ quát về nhân quả như đã giảng trong lý Duyên sinh, và từ đó, chấp nhận rằng mọi việc đều tương đối, liên hệ với nhau, và không có gì là tuyệt đối, thường hằng trong thế giới này.
7) Chúng tôi hiểu rằng, theo lời Phật dạy, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, bất toàn và khổ phiền, và tất cả các pháp hữu vi và vô vi đều vô ngã.
8) Chúng tôi chấp nhập ba mươi bảy phần bồ-đề là những dạng thái khác nhau của Con đường đưa đến Giác ngộ, như Đức Phật đã dạy. Đó là: tứ chánh cần, tứ niệm xứ, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chi thánh đạo.
9) Có ba phương cách để đạt Giác ngộ tùy theo khả năng và căn duyên của mỗi cá nhân: như là vị đệ tử Thanh văn, như là vị Phật độc giác, và như là vị Phật Chánh đẳng giác. Chúng tôi công nhận con đường cao quý nhất là con đường của Bồ-tát tiến đến quả vị Phật Chánh đẳng giác để cứu độ chúng sinh. Ba dạng thức này đều cùng chung một con đường giải thoát, không phải là những con đường khác nhau.
10) Chúng tôi ghi nhận có những sự khác biệt tại các quốc độ khác nhau về đường lối sinh hoạt của Tăng đoàn, niềm tin và thực hành của đại chúng, các nghi lễ, nghi thức, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, đây chỉ là những hình thức biểu lộ bên ngoài, không nên lẫn lộn với những lời dạy tinh yếu của Đức Phật.
-------------------------
[*] Hội nghị Thứ nhất gồm đại diện Tăng-già của Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Tây Tạng, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông, Nepal, Campuchia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, Singapore, và Anh Quốc. Hòa thượng Thích Tâm Châu, đại diện Phật giáo Việt Nam, là thành viên sáng lập của Hội đồng Tăng-già Thế giới (World Buddhist Sangha Council). Hội nghị thứ Hai tổ chức tại Sài Gòn và Đà Lạt vào năm 1969. Hiện nay, Hội đồng Tăng-già đặt trụ sở tại Đài Loan. -- xem thêm: http://wbsc886.org/Enlish/E-index2/E-index.html

Sunday 31 May 2015

Giải kiến trúc cua Hyatt Foundation năm 2015

Olympia, München, Frei Otto/ Nguồn Wiki

Cuối cùng thì KTS Frei Otto đã được chọn để nhận giải Pritzker năm 2015.
Anh có dịp gặp Otto trong thời gian ở Uni Stuttgart. Có lẽ nhờ Otto mà Uni Stuttgart từ lâu nổi tiếng là Uni có phân khoa kiến trúc sáng giá nhất.
Frei Otto là giáo sư kiến trúc của đại học Stuttgart. Institut của Otto nằm ở Vaihingen..



Support pillars of a six-angle gridshell in the Kings Office, Council of Ministers, Majlis al Shura, Riyadh, Saudi Arabia, 1979 (Rolf Gutbrod, Frei Otto, Büro Happold, Ove Arup and Partner)
 

--
Xem thêm:
http://www.archdaily.com/tag/pritzker-prize/
Hôm qua mua sách cũ
Ba mươi cuốn cuối cùng
Vì tiệm sách sẽ đóng
Sau hai mươi năm bán!

ĐỗNguyễn