Saturday 11 March 2017

Saturday

Thứ bảy

Đi flomarkt mới về,
Bên em đã bốn giờ sáng
Ngày thứ bảy khá vui

Mua được cái bao máy
Y như cái xưa mất Paris
Châu về hợp phố!

Vài cuốn sách to nặng'
Có cả thơ Goethe để dịch
Các hoa vẽ tỷ mĩ

Một pho tượng gỗ mun,
Nhìn đà thấy lạ chưa từng gặp
Không thể cưỡng lại được

Một cuốn sách Spanien
Hình trắng đen nhớ chuyến đi xưa
Môn ngoại ngữ đang học

Đi về mệt cần nghỉ
Về nhà yên tĩnh anh vào định
Khi tĩnh em đà thức dậy chưa/

ĐN
--
Thứ bảy trời đẹp!
Ngay gần Saturn, có quán VN, Cơm, thịt vịt quay, rau quả chỉ 5 Euro, uống thêm cola
Đã hỏi 2 việc ở Saturn: fernsteuer khi chụp lây trên 30 giây và giá compactFlash.

Monday 6 March 2017

Basho Ba Tieu- Que cua Ngo


 
 Cây chuối
 
Chuyện kể rằng:
 
Từ ngày anh ta thích thơ Haiku, anh thích thơ Basho.
Thích thơ Basho thì anh cần đọc nguyên bản mới thú vi.
và từ đó anh ta học chữ Nhật.
Sau đây là 1 bài thơ của Basho:
--
ĐỗNguyễn
 

芭蕉野分
たらゐに雨を
きく夜哉

Basho nowaki shite
Tarai ni ame wo
Kiku yo kana

Chuối trụ giữa bão thu,
Mưa dột rơi vào chậu,
Tí tách đêm nằm nghe.(1)

Thơ Basho
--
Version 2:

basho nowaki
tarai ni ame wo
kiku yo kana
--
(1) Nguyễn Nam Trân dịch và viết: Người dịch liên tưởng đến thơ Huy Cận thời trẻ: Tai nương nước giọt mái nhà. Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn. Nghe đi rời rạc trong hồn. Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi./ MATSUO BASHÔ Bậc Đại Sư Haiku/Ueda Makoto & Nguyễn Nam Trân

Sunday 5 March 2017

Tho 5 chu/ Mat troi xuat hien buoi sang


 
 Sonne




1/ Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ) 

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)






2/ Tham khảo thêm:



A/ THƠ NGŨ NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT

Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật là bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 5 chữ được làm theo luật thơ Đường Luật, cho nên còn gọi là Thơ Ngũ Ngôn Luật (Ngũ Ngôn Luật Thi).
Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật giống như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn lại năm tiếng sau cùng.
Về Niêm Luật Vần Đối thì vẫn y như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.

Sau đây là bảng luật thơ:

1. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T (đối câu 4)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - T (đối câu 6)
B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)

Bài thơ thí dụ để minh họa:

DỞ DANG

Tí tách giọt mưa rơi
Lòng thương nhớ một người
Niềm đau hoài chẳng cạn
Nỗi khỗ mãi không vơi
Lá úa bay đầy ngõ
Hoa tàn rụng khắp nơi
Tình đôi ta cách trở
Trọn kiếp dở dang rồi

Hoàng Thứ Lang

2. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

B - B - T - T - B (vần)
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T (đối câu 4)
B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
B - B - B - T - T (đối câu 6)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)

Bài thơ thí dụ để minh họa:

LỠ LÀNG

Tình ta đã úa mầu
Vĩnh viễn phải xa nhau
Kẻ lấp hờn ngăn tủi
Người ôm thảm ấp sầu
Bồi hồi sa ngấn lệ
Thổn thức nhỏ dòng châu
Đã lỡ làng duyên nợ
Lìa tan mộng ước đầu

Hoàng Thứ Lang


--
nguon facebook


B/ Thể thơ Ngũ ngôn

Võ Hồng

Bé làm thơ




  Hạ Uyên kêu tôi:
- Thầy ơi, có cái bài thơ này đây, trong cuốn Giảng văn cũ của má con. Thơ gì mà ngó ốm nhách.
- Sao lại có thơ ốm nhách ? Thơ hay thơ dở chớ sao lại có thơ mập ốm ?
Mỗi câu chỉ có 5 chữ nên bài thơ ngó dài ngoẵng. Ðây con đọc cho thầy nghe:
Giỏi thay Trần Quốc Toản
Tuổi trẻ dư can đảm
Dốc bụng báo hoàng ân
Cả gan bình quốc nạn
- À, biết rồi. Tại mỗi câu chỉ có năm chữ. Ðây thầy hỏi em: bảy chữ, chữ Nho gọi là Thất ngôn, vậy năm chữ gọi là ... ?
- Tứ ngôn.
- Trật lất. Tứ mới có bốn. Ngũ mới là năm. Thể thơ vừa rồi là thơ Ngũ ngôn.
Hạ Uyên nài nỉ:
- Thầy bày cho con đi! Thầy dạy con ...
- Không dạy cũng biết. Dễ lắm. Cứ bài Thất ngôn, con cắt bỏ hai chữ đầu của mỗi câu. Thử lấy bài "Heo...Gà" làm thí nghiệm.
Hạ Uyên chạy lục kiếm bài thơ. Rồi dõng dạc đọc:

Trong vườn Ðịa đàng:

Gấu   Sói      Nai     Voi     Cá      Cọp    Beo
Trâu  Bò      Chó    Chuột Ngựa  Dê      Heo
Vịt    Gà     Ngan   Ngỗng Cu       Cò     Cút
Cá     Ốc     Cua     Tôm    Cá      Mực   Mèo
Tôi không ngờ kết quả hấp dẫn hơn tôi đã nghĩ, nên tôi bảo: Ngũ ngôn hóa nuôn bài tả bé Nu.
Hạ Uyên không đợi nài:

Tả bé Nu:

Bé Nu chân ngắn bụng tròn vo
Tuổi rưỡi mà đã thuộc chữ O
Rất thích mức gừng, ưa vặn khóa
Trở trời hết sốt lại ngồi ho.



Sang bài "Trăm hoa khoe sắc". Ðang ở thể Thất ngôn luật Bằng vần Bằng mà cắt thành Ngũ ngôn thì hoá thành luật Trắc vần Bằng. Hạ Uyên đọc:

 
Trăm hoa khoe sắc

Sen     Ðào   Huệ   Cúc    Trúc    Mai     Lan
Vạn    Thọ    Hồng Nhung Thược Dược  Trang
Mỏm   sói     Tầm   xuân  Lài     Cẩm    Chướng
Phù   dung   Dạ       lý      Bụt    Ngâu    Xoan.



Không bỏ lỡ bài thơ tặng, Hạ Uyên cố ý đọc to cho chị và anh nghe:




Chị thân thương của em

Chị cả    ở nhà quen gọi Trúc
Học về   chịu khó lo bếp núc
Cơm, canh  xào, nấu, luộc, quay, ram ...
Bưng lên  anh Hải tha hồ xúc.



Sau một giây im lặng, tôi nói:



- Vậy đó, muốn làm thơ Ngũ ngôn thì cứ theo cái cấu trúc Thất ngôn, cắt bỏ 2 chữ đầu. Hôm nay thầy thêm 3 cách hiệp vần khác, do ảnh hưởng của cách hiệp vần trong thơ Pháp. Ðó là:

1: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 2
    Chữ chót của câu 3 hiệp vần với chữ chót của câu 4

2: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 3
    Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót của câu 4

3: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 4
    Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót của câu 3

Nghe thì rùm beng. lộn đầu. Áp dụng ngay thì thấy dễ. Nào, nói là làm. Em làm 4 câu Ngũ ngôn, hiệp vần theo cách thứ nhất (tạm gọi là Vần liền). Ðề: "Tả em Cuội".




Tả em Cuội

Da trắng và mắt trong
Tóc nâu và môi hồng
Nhỏ mà ưa chải chuốt
Chữ O đọc không thuộc.



Áp dụng hiệp vần theo cách thứ hai (tạm gọi là Vần chéo). Ðề: "Tả con chó nâu".




Con chó nâu của em

Vừa sủa vừa chạy lui
Giữ nhà cái kiểu đó
Tối: xó bếp ngủ vùi
Vậy cũng lãnh chức chó.



Áp dụng hiệp vần theo cách thứ ba (tạm gọi là Vần ôm). Ðề: "Ngày rằm lên chùa". Kết quả:




Ngày rằm lên chùa

Rằm theo Ngoại lên chùa
Nghe tiếng kinh tiếng
Xạc xào nghe tiếng gió
Chốc chốc tiếng chuông khua.

Khi sắp chia tay Hạ Uyên bảo tôi:
- Thầy bày luôn cho con thể Tam ngôn.
- Là cái gì ?
- Tam nghĩa là ba. Thơ Thất ngôn cắt đi 2 chữ thành Ngũ ngôn. Nay thơ Ngũ ngôn ta cắt đi 2 chữ thì ắt thành Tam ngôn.
Tôi cười:
- Em có ý hay đó. Nhưng tổ tiên mình thì gọi nôm na nó là Hò vè bình dân. Như ở quê thầy trẻ nhỏ thường hát:
                              
                           
                               
                                                  
Tập tầm vông  Chị lấy chồng
Em ở vá 
Chị ăn cá Em ăn xương
Chị nằm giường
Em nằm đất
Chị mút mật Em nút ve
Chị ăn chè
Em liếm chén

Nhìn xuống đồng hồ thấy đã năm giờ rưỡi, tôi liền cười vừa cuối đầu chào:
Thôi, em về
Lo cơm tối
Nói say mê
Ta cũng mỏi.