Saturday, 2 May 2015

Phật và Angulimala

Vườn xưa

Cuộc gặp gỡ giữa Phật và Angulimala


Rồi Thế Tôn hiện thần thông lực một cách làm cho tên cướp Angulimala, dầu cho đi với tất cả tốc lực của nó cũng không có thể bắt kịp Thế Tôn đang đi với tốc lực bình thường. Rồi tên cướp Angulimala suy nghĩ: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Ta trước đây đuổi theo con voi đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con ngựa đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo chiếc xe đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con nai đang chạy và bắt kịp nó. Nay dẫu ta đi với tất cả tốc lực của ta cũng không thể bắt kịp Sa-môn này đang đi với tốc lực bình thường". Nó thưa với Thế Tôn:
-- Hãy đứng lại, Sa-môn! Hãy đứng lại, Sa-môn!
-- Ta đã đứng rồi, này Angulimala! Và ngươi hãy đứng lại!
Rồi tên cướp Angulimala suy nghĩ: "Những Sa-môn Thích Tử này là những người nói sự thật và chấp nhận sự thật. Và Sa-môn này dẫu cho đang đi lại nói: "Ta đã đứng rồi, này Angulimala! Và ngươi hãy đứng lại". Vậy ta hãy hỏi vị Sa-môn này". Rồi tên cướp Angulimala với bài kệ nói với Thế Tôn:
-- Người đi lại nói: "Ta đã đứng rồi",
Ta đứng, Ngươi nói: "Sao ta không đứng?"
Sa-môn, ta hỏi về ý nghĩa này,
Sao Ngươi đứng lại, còn ta không đứng?

-- Angulimala, Ta đã đứng rồi.
Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm,
Còn ngươi hữu tình, không tự kiềm chế,
Do vậy, Ta đứng, còn Ngươi chưa đứng.

-- Ðã lâu tôi kính, bậc Ðại Tiên Nhân,
Nay Sa-môn này bước vào Ðại Lâm.
Không lâu, tôi sẽ đoạn trừ ác pháp,
Sau khi được nghe pháp kệ của Ngài.

Nói xong tên cướp liền quăng bỏ kiếm,
Quăng bỏ khí giới xuống vực thâm sâu,
Tên cướp đảnh lễ dưới chân Thiện Thệ,
Ngay tại chỗ ấy, xin được xuất gia.

Ðức Phật từ bi, bậc Ðại Tiên Nhân,
Ðạo Sư Nhân giới, cùng với Thiên giới,
Ngài đã trả lời: "Thiện lai Tỷ-kheo".
Uy đức Tỷ-kheo được Ngài xác chứng.

Mai



Căn nhà kỷ niệm

Mai

Mỹ hương thanh lộ xa xưa
Em người con gái chiều mưa thầm thì
Bao chàng trai trẻ chi chi
Nhìn cô xinh xắn có si chút nào?

Thời gian và lại gian thời
Người con gái trẻ chỉ là bóng xưa
Thời gian trôi mãi chiều mưa,
Xin trời trả lại tuổi xanh ngày nào!

ĐỗNguyễn
.. hôm qua gặp lại những Oldfriends, gặp Mai và Hải..


Hải

Anh là người bạn cố tri,
Chiều nay gặp gỡ hàn huyên thật nhiều.
Theo anh về lại điều hiu,
Căn nhà xưa cũ hoa hồng rực vui!

ĐỗNguyễn
.. Hải mời ghé nhà, nơi ngày xưa tụ họp của Oldfriends.. 

Tự ngã

Hi Ngộ,

Hôm nay anh trình bày về Tự ngã .. 1 đề tài rắc rối..

Định nghĩa tự ngã có 4

1. Linh hồn> không hề có, cho rằng có linh hồn là tà kiến.
Các định nghĩa sau đây thì có:

2. Thiện pháp
3. Tâm
4. Chế định

Tự ngã (mang tính chất vô thường, biến hoại) thì có!
Linh hồn hay tiểu ngã thì không có, đó là giáo lí đạo Phật theo tôi.

Giáo lí có viết về khái niệm tư ngã, đại ý:
Ai quý trọng tự ngã của mình hay quý trọng tự ngã của tha nhân.
Công nhận sự hiện hữu của một cái tự ngã mang tính chất vô thường không mâu thuẫn với giáo lí của Phật về vô ngã (anatta), lí do là pp không công nhận 1 cái ngã thường hằng hay linh hồn mà thôi.


1. Một định nghĩa về vô ngã theo wiki:

Vô ngã (無我, sa. anātman, pi. anattā), là một trong Ba pháp ấn (sa. trilakṣaṇa) của sự vật. Chân lý Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Chú ý thêm rằng: Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cho dù, Đạo Phật có ra đời hay không, cho dù loài người có tồn tại hay không thì 3 pháp ấn này vẫn hiện diện trong vũ trụ như một chân lý: mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi. Để dễ hiểu, cần nhớ câu này: cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã.
--
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_ng%C3%A3

2.

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Anatta-lakkhana Sutta (SN 22.59)

Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỳ-khưu: "Này các Tỳ-khưu". – "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) – Sắc, này các Tỳ-khưu, là vô ngã. Này các Tỳ-khưu, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỳ-khưu, vì sắc là vô ngã, sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"
4) Thọ, này các Tỳ-khưu, là vô ngã. Này các Tỳ-khưu, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỳ-khưu, vì thọ là vô ngã, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"
5) Tưởng, này các Tỳ-khưu, là vô ngã. Này các Tỳ-khưu, nếu tưởng là ngã, thời tưởng không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được tưởng như sau: "Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng ưởng của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỳ-khưu, vì tưởng là vô ngã, tưởng đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các tưởng: "Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!"
6) Các Hành là vô ngã, này các Tỳ-khưu, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỳ-khưu, vì các hành là vô ngã, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!"
7) Thức là vô ngã, này các Tỳ-khưu, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỳ-khưu, vì thức là vô ngã, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"
8)
– Này các Tỳ-khưu, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn!
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
9)
– Này các Tỳ-khưu, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn!
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
10)
– Này các Tỳ-khưu, các Ông nghĩ thế nào? Tưởng là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn!
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
11)
– Này các Tỳ-khưu, các Ông nghĩ thế nào? các Hành là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn!
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
12)
– Này các Tỳ-khưu, các Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
13)
– Do vậy, này các Tỳ-khưu, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm các hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
14) Thấy vậy, này các Tỳ-khưu, bậc Đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
15) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỳ-khưu hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỳ-khưu được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.


KINH LỬA CHÁY
Aditta-pariyaya Sutta (SN 35.28)

Vài tháng sau khi giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa đồi Gayasisa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A-la-hán.

*
1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasìsa cùng với một ngàn Tỳ-khưu.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu:
–Tất cả, này các Tỳ-khưu, đều bị bốc cháy. Và này các Tỳ-khưu, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?
3) Mắt, này các Tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
4) Tai, này các Tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các thinh bị bốc cháy. Nhĩ thức bị bốc cháy. Nhĩ xúc bị bốc cháy. Do duyên nhĩ xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
5) Mũi, này các Tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các hương bị bốc cháy. Tỷ thức bị bốc cháy. Tỷ xúc bị bốc cháy. Do duyên tỷ xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
6) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
7) Thân bị bốc cháy. Các xúc bị bốc cháy. Thân thức bị bốc cháy. Thân xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
9) Thấy vậy, này các Tỳ-khưu, vị Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với các thinh, nhàm chán đối với nhĩ thức, nhàm chán đối với nhĩ xúc. Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với tỷ thức, nhàm chán đối với tỷ xúc. Do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với thiệt thức, nhàm chán đối với thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với thân thức, nhàm chán đối với thân xúc. Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỳ-khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
11) Và trong khi lời giảng giải này được nói lên, tâm của một ngàn Tỳ-khưu ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
--
http://thuvienhoasen.org/a8139/ba-bai-phap-dau-tien

bondongtam-locuyen

1.5.2015

Nhà có cây hoa tím, nơi đây kỉ niệm nhiều 1980-1987

Hi Mit,

Hôm nay đi nướng thịt
Nhưng anh không hề nướng
Vì ai đó đã nướng sẵn
Dành thời gian trò chuyện

Anh đem theo chai rượu
20 năm cũ quý
Mời các bạn thân

Anh Hải mời về nhà
Cho cái CD về Thiền
Rồi sau đó dẫn đi nghe Salsa

Về nhà trước trời tối
Với tâm trạng khá vui
Sau một buổi chiều sinh hoạt
Khá vui!

ĐỗNguyễn
--


Thursday, 30 April 2015

chữ ngã

Nhớ mấy cục đá ở trường thiền mấy năm trước


Tìm hiểu giáo lý nhà Phật, tôi thấy có hai chữ ngã: vô ngã và chấp ngã. Từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống, chắc hẳn bản thân mỗi chúng ta đều nhận thấy nguồn gốc của những thành công và căn nguyên của nhiều sự thất bại, ở một phương diện nào đó, có liên quan mật thiết đến hai chữ ngã này.

Vậy ngã là gì? Nghĩa sinh học: Ngã là bản thân mỗi người - với tư cách là một cơ thể sống tồn tại tương đối độc lập trong môi trường sinh thái. Nghĩa xã hội: Ngã là cái tôi riêng lẻ, ngã là cái cá nhân. Hiểu ở một góc độ hẹp hơn nữa thì ngã là lợi ích riêng, lợi ích cá nhân, quyền lợi riêng tư của bản thân mỗi người.
Vô ngã (trong nghĩa xã hội) là không có cái riêng cá nhân, không vì lợi ích riêng, không hành xử vì động cơ cá nhân, không vì bất cứ một cá nhân nào trong tập thể.

Ngược lại với vô ngã là chấp ngã. Chấp ngã luôn đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Vì lợi riêng thì khó mấy cũng làm, vì lợi chung thì dễ mấy cũng chối. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ.
“Lỗi người thì bỏ túi sau
 Lỗi mình túi trước lầm đâu được mà”.
(La Fontaine)
Nho giáo có khái niệm vị kỷ và vị tha cũng mang nghĩa tương tự như thế. Vị kỷ là vì mình, vị tha là vì người khác. Với những người làm công tác thực thi pháp luật, gìn giữ công bằng, dân chủ, kỷ cương và trật tự xã hội, ở đó mỗi hành vi, cử chỉ, mỗi lời nói việc làm đòi hỏi phải đặc biệt hiểu, coi trọng và thực hiện lối sống xả kỷ vô ngã, khắc phục từng bước lối sống chấp ngã, vị kỷ mới có thể hành xử công minh đem lại lợi ích cho dân, cho nước.
Từ thực tế các hoạt động của không ít cơ quan đơn vị với tính chấp ngã vị kỷ của không ít người đã trở thành một trở ngại lớn trong hoạt động của cơ quan, tập thể.
Đơn cử một vài biểu hiện để cùng suy ngẫm: Khi tập thể tổ chức một số hoạt động từ thiện thì tham gia một cách miễn cưỡng vì cho rằng không đem lại lợi ích thiết thực. Khi tổ chức sinh hoạt cộng đồng thì vắng, có người đến cuối buổi mới xuất hiện lấy lệ. Khi mình, thân nhân đau ốm rủi ro hoặc gia đình có việc đại sự thì cần mọi người có mặt giúp đỡ, còn việc của đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm thì mình lảng tránh. Hoặc công việc ở cơ quan chỉ cần biết thuận lợi cho mình, còn đồng nghiệp thì mặc kệ. Hoặc trước một vấn đề cần ý kiến tập thể thì im lặng vì nghĩ rằng nói chẳng được lợi gì, im lặng để giữ thân, được lợi thì hưởng, không được thì cũng chẳng ai oán trách theo kiểu:

“Dại chi cầm đuốc đốt giời
Giời kia chẳng cháy lửa rơi vào mình”.
 (Ca dao)
Tất cả những ví dụ trên đều là biểu hiện của tính chấp ngã.

Xin kể câu chuyện xưa đại ý rằng: Xưa có một viên quan tính hay xu nịnh được vua sủng ái, cho nên nhiều đại thần ghen ghét tìm cơ hội để dạy cho ông ta một bài học. Một hôm vị quan này ăn một quả đào thấy ngon bèn đưa cho vua, vua khen là trung thần, có miếng ngon không nỡ hưởng mà không có vua. Hôm khác vua nói, mọi vị trên đời ta đều nếm qua duy chỉ có thịt người là chưa biết mùi. Viên quan nọ không ngần ngại về giết con lấy thịt dâng vua, vua khen tận trung báo quốc, vì vua mà cả con mình cũng không tiếc.
Ít lâu sau, tình cảm của vua đối với viên quan nọ không còn được như trước nữa. Các quan nhân đó mới tâu vua rằng: Viên quan nọ khinh vua nên ngày trước mới cho vua quả đào đang ăn dở; và rằng một người mà đến con ruột còn dám giết thì vua phỏng hắn có tha. Loại người đó sao có thể để sống cho được. Vua nghe và khép viên quan nọ vào tội chết vì bất trung, bất nghĩa.
Như vậy, cùng một sự việc nếu ta nhìn nhận, xử lý bằng những cái tâm khác nhau thì hậu quả và hiệu quả thu về cũng khác nhau. Nếu chúng ta cố tình xen vào công việc những toan tính cá nhân thì hậu quả không chỉ là thiệt hại về tài vật mà còn là tính mạng, danh dự của con người. Đó cũng là một trong những tác hại nguy hiểm của tính chấp ngã.
Vô ngã của nhà Phật là một đạo lý lớn mà có lẽ mỗi chúng ta hãy cố gắng để có được một phần. Chấp ngã là sự thật ở đời luôn luôn tồn tại và không thể không có trong cuộc sống mỗi cá nhân, song chúng ta cũng nên cố gắng giảm bớt một chút để cùng xây dựng tập thể, xã hội tốt đẹp hơn.
Theo giacngo
--
http://phatgiaovadoanhnhan.com/gl/phat-phap/nghien-cuu/suy-ngam-ve-hai-chu-nga-3362.html

Vo Nga

Vô ngã nghĩa là gi?
Vài ý tưởng

1, Ngã=atta là tiểu ngã, là linh hồn do đó Phật nói sabbe dhamma anatta, các pháp là vô ngã. Có nghĩa các pháp không do 1 linh hồn sinh ra.

2. Phật pháp quan niệm về luật duyên khởi và 12 nhân duyên.

3. Ngã luận thủ đem lại khổ đau.

4. Đi tìm người đàn bà hay đi tìm chính mình?
5. Thưa ngày Cồ đàm, có ngã hay không?
Đức Phật lặng im.

6. Rahula:
"Theo giáo lý Phật, chấp rằng "tôi không có ngã" (tức là thuyết đoạn diệt) cũng sai lầm như chấp rằng "tôi có ngã" (thuyết trường tồn), bởi vì cả hai quan niệm đều trói buộc, đều phát sinh từ ý tưởng sai lầm "có tôi". Thái độ đúng đối với vấn đề vô ngã là không nắm giữ một quan điểm hay "kiến" nào, mà cố nhìn sự vật một cách khách quan, nhìn chúng như sự thật, không có những dự phóng của tâm thức. Phải thấy rằng cái mà ta gọi là "tôi" hay "ngã" chỉ là một kết hợp của các uẩn vật lý và tâm linh, hoạt động tương quan mật thiết lẫn nhau trong một dòng biến chuyển từng sát na, chịu chi phối của luật nhân quả, và trong toàn thể hiện hữu, không có gì là trường cửu, vĩnh viễn bất biến."

7. Rahula:
"Ở đây một câu hỏi tự nhiên đặt ra: "Nếu không có ngã, thì ai chịu những hậu quả của nghiệp (hành động)?" Không ai có thể giải đáp câu hỏi này hơn Phật. Khi một Tỳ kheo hỏi Ngài câu đó, Phật dạy: "Hỏi các Tỳ kheo, Ta đã dạy các ông thấy rõ tính duyên khởi trong mọi sự vật."[39]
Giáo lý Phật về Vô ngã không nên được xem như tiêu cực hay hủy diệt. Cũng như Niết-bàn, đấy là Chân lý, Thực tại, và Thực tại thì không bao giờ là tiêu cực. Chính niềm tin sai lầm vào một cái ngã tưởng tượng không có thực mới là tiêu cực. Giáo lý Vô ngã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó không tiêu cực, như Vô Trước (Asanga) đã nói rất đúng: "Có một thực tại là Vô ngã" (nairàtmyàstità) [40]."

--
 http://budsas.net/uni/u-dpdng/dpdng06.htm



9 điều

Ngộ thương mến,

Mấy ngày qua, em có những bực dọc. Phiền não ở trong tâm em và anh mong em sẽ bình tâm sớm.

Là bạn, anh có vài suy nghĩ giúp em:

1. Khi em có việc gì cần giải tỏa liên quan đến anh, hãy pm trực tiếp cho anh.
2. Muốn bình an, đừng xen vào chuyện của người khác. (Sư BChánh nói)
3. Là Phật tử, chớ là sư tử ( si mê theo 1 hay 2 ông sư phàm phu nào đó).
4. Lấy Phật pháp làm ngọn đèn. Không nên bè đảng, phe phái, tông phái. Chớ cuồng tín, mê muội.
5. Atta hi attano natho, tự mình là chổ nương tựa chính mình. Tự mình làm mình an lạc, tự mình tu, không ai làm thế được, dù là bạn thày hay đối phương.
6. Soi các sự việc diễn ra một cách khách quan, đừng bỏ ego vào trong đó.
7. Nghe ai khác, phải kiểm chứng, chớ vội tin.
8. Biết gạn đục khơi trong
09. Xây dựng sự tin tưởng với người, nhưng sáng suốt, không mù quáng.

Thân ái
Anh ĐN



Wednesday, 29 April 2015



 
Nương chiều

Nghệ thuật nói chuyện của người xưa


Khi con người tức giận, chỉ số IQ bằng 0, qua một phút sau mới hồi phục lại trạng thái bình thường. Chìa khóa thanh lịch của một người nằm ở cách họ kiềm chế cảm xúc của mình. Dùng miệng lưỡi để làm hại người khác, là hành vi ngớ ngẩn nhất.

Thông thường là do chúng ta bị kiểm soát bởi những cảm xúc nội tâm không tốt. Một người có thể kiềm chế những cảm xúc không tốt còn mạnh mẽ hơn người nắm giữ một tòa thành.


*

1. Việc gấp, từ từ nói. Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.

2. Việc nhỏ nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn.

3. Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận. Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, nếu bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, còn nếu bạn có thể diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh. Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.

6. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác. Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.

7. Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.

8. Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói. Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào. Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng. Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa, vừa kiên định để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.
--
Mai Anh biên dịch
(Nguồn: https://daikynguyenvn.com )
Con người đẹp nhất là đức hạnh
Người phụ nữ là lời nói.
Giữ gìn những bí mật của bạn mình mới là chân bằng hữu.

A. Merkel

Tuesday, 28 April 2015

Về Ngộ

Canh spinat


Về Ngộ, 

..Hình ảnh Ngộ nơi đây
là hình ảnh Ngộ
của ta ngày xưa

Có thể là hình ảnh lí tưởng
với những kỉ niệm,
quan tâm,
những sáng đêm tâm sự..
Một hình ảnh có vẻ tiểu thuyết và kí ức..

..Và Ngộ lại là
một con người
của hôm nay
với những lo toan nào đó
ngày càng xa dần..với ta

Ngộ đang sống
ở nơi nào đó
trên trái đất này

Qúy thương cho
Duyên tuyệt vời ấy..

Chuông
đã báo: 

Atta hi attano natho,
Atta hi attano gati!

ĐỗNguyễn
Sabbe dhamma anicca!
--

Tin tức về Nepal động đất
Chết 1500 người

Tin chìm thuyền ở Mittelmeer

Trên BBC có cuộc nói chuyện của Lê Xuân Khoa.
--
Trích:
..

Ông là nhà giáo chuyên nghiệp. Năm 1950, ông chính thức vào nghề dạy học ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Văn Khoa và Sư Phạm năm 1953, ông vào Sài Gòn dạy tại trường trung học Petrus Ký và viết sách giáo khoa cho Sở Tu thư, Bộ Giáo Dục.

Năm 1960, ông được học bổng của chính phủ Pháp theo học tại Ðại Học Sorbonne và ghi danh luận án Tiến sĩ Triết Học, đề tài: "Le Boudhisme dhyana au Vietnam".

Ông đã sang Ấn Ðộ nhiều lần để nghiên cứu Triết Học Ấn Ðộ.Ông giảng dạy Triết học Upanishad tại Ðại học Văn Khoa Sài Gòn và Văn Minh Việt Nam tại Ðại Học Ðà Lạt, Minh Ðức và Vạn Hạnh.
Chức vụ cuối cùng của ông ở Việt Nam là Phó Viện Trưởng Ðạihọc Sài Gòn.

Ông sang Hoa Kỳ năm 1975 và bắt đầu hoạt động ngay về tị nạn. Với tư cách chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Ðông Nam Á (SEARAC), Ông vận động cho người tị nạn Ðông Dương với Chính Phủ và Quốc hội Mỹ, các chính phủ Hong Kong và Ðông Nam Á, Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Ông được Phụ tá Ngoại trưởng Robert L. Funseth tuyên dương cùng với bà Khúc Minh Thơ và Mục sư Lý Công Thuận là đã có công đóng góp cho thỏa hiệp Việt Mỹ về vấn đề định cư cựu tù nhân chính trị. Ông cũng là người khởi xướng chương trình định cư người Việt hồi hương ở Hoa Kỳ (ROVR).

Năm 1993, ông được Bộ Ngoại Giao mời tham gia phái đoàn Mỹ dự Hội Nghị của Ủy Hội về An Ninh và Hợp tác ở Châu Âu (Commission on Security and Cooperation in Europe, CSCE) tại thủ đô Ba Lan để thuyết trình về vai trò của các tổ chức ngoài chính phủ trong công cuộc tái thiết và phát triển.

Năm 1996, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins ở Washington, D.C. Năm 2001, ông được nhận làm học giả ngoại trú của Học viện về Chính Sách Quốc Tế (FPI) cũng thuộc Ðại học Johns Hopkins, và từ đó chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu và viết sách,
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:


--
http://www.vietbang.com/?c=author&a=125

Ong Phật nghe đàn và hát

 Đi qua vùng cỏ non- Hoàng Yến chibi


Mời Ngộ đọc chơi khi rảnh, 1 bài hay cua TK


ĐN
--


BẢN TÌNH CA DUY NHẤT TRONG KINH ĐIỂN PÀLI

TK

Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng hoà thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật Giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó. Nhưng vẫn chưa hết, cái duyên ngầm trong chữ nghĩa của hoà thượng càng kinh người hơn khi ta có dịp so sánh các bài kệ trong bản dịch Kinh Tạng với nguyên tác Pàli hay qua bản dịch tiếng Anh. Từng chữ trong lời Việt của hoà thượng cứ như một hòn giả sơn tái hiện tận lực cái không khí cổ phong của một thứ ngôn ngữ của ngàn năm trước. Giữ lại cái hồn của một tiếng nói thiên cổ đã khó, trung thành được với ngôn phong ngữ khí của một bậc đại thánh như đức Phật lại càng thiên nan vạn nan. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được việc đó.

Có bản dịch kinh văn cố tự chuốt cái phong vận bác học, đọc xong cứ tưởng đó là lời thuyết giảng của một giáo sư Tây Phương vừa mới phát biểu trong một giảng đường đại học ngày hôm qua. Có bản dịch gượng gạo, tàn khuyết như lời lảm nhảm của ông đạo khoai, đạo chuối nào đó. Và dường như chỉ có bản dịch tài hoa và tâm huyết như của hoà thượng Thích Minh Châu mới đủ khiến người đọc có được cùng lúc hai cảm giác thành kính và mát ruột. Thành kính vì qua đó cứ như nghe được cả giọng nói Phạm Âm của đức Phật và mát ruột vì độc giả cứ mơ hồ thấy ra một phương trời Cổ Ấn thái bình thạnh trị có bầy nai hiền tung tăng giữa một cánh rừng trụ xứ của các bậc Sa-môn hiền thánh. Từng trang kinh lúc này đã ra một đạo tràng tinh khiết chẵng nặng mùi khói nhang tín ngưỡng của đời mạt pháp.

Nói quẩn quanh chỉ để thưa rằng tôi đã yêu mê lời dịch của hoà thượng Thích Minh Châu qua các bộ Kinh Tạng tiếng Việt. Và nếu ngay bây giờ phải trưng dẫn vài ba trong vô số lời dịch trác tuyệt kia, tôi có thể kể ngay ba bài kệ mà tôi đã thuộc nằm lòng. Đó là kệ Nhất Dạ Hiền Giả trong Trung Bộ tập 3, kệ kết thúc bài kinh Ratthapàla trong Trung Bộ 2 và bản tình ca duy nhất của kinh điển Pàli trong bài kinh Đế Thích Sở Vấn của Trường Bộ 3 (đều là các bản in trước 1975).

Chuyện bắt đầu từ một ngày thiên vương Đế Thích chợt nhận ra mình không còn sống được bao lâu nữa. Ngài cảm thấy bất an và người đầu tiên ngài nghĩ đến chính là đức Phật, lúc đó đang tại thế. Thiên vương xuống trần hầu Phật và cùng đi với ngài là một vị tiên ngoan đồng tên Pancasikhà. Gọi là ngoan đồng vì vị này có ngoại hình như một tiên đồng kháu khỉnh, trên đầu có năm chỏm tóc đào, lý do của ngoại hiệu Pancasikhà. Sớ ghi dưới thời Phật Ca-Diếp vị này từng là một cậu bé chăn bò có lòng kính tin Tam Bảo, độ trì chúng tăng. Nhờ công đức đó mà cậu bé kia được sanh thiên, nhưng vẫn chưa bỏ tính ham chơi. Tập khí trẻ con đã tạo cho vị tiên cái nhân dáng đúng như ý thích. Điều trớ trêu là lòng phàm trước sau gì cũng vướng lụy, chàng đã trộm yêu một tiên nữ tên Suriyavacasà, con gái của một đại lực tiên ông tên Timbaru, người chưỡng quản làng ca vũ nhạc kịch của Đạo Lợi Thiên. Oái oăm thay, người trong mộng của Suriyavacasà không phải là chàng Pancasikhà giống hệt trẻ con. Nàng đã phải lòng cậu con trai của tiên ông Màtali, người đánh xe cho thiên vương Đế Thích.

Đau đớn quá, Pancasikhà âm thầm một cõi đi về và sáng tác một nhạc khúc để hát cho riêng mình nghe. Do căn khí tu hành nhiều kiếp, những chồi non bồ đề cứ vô tình nảy lộc trong từng lời hát của chàng. Pancasikhà từng học đạo, nên trong nổi riêng xé lòng vẫn không quên được lối về bến giác, dù rất mờ nhạt và liên tục bị chàng phung phá với những tục niệm đan xen.



"Như gió cho kẻ mệt
Như nước cho kẻ khát
Nàng là tình của ta
Như pháp với Ứng Cúng”

Đem cái tình của mình so sánh với tất cả những gì là thiết yếu sinh tử của nhân gian, rồi thì cả gan so sánh với cả đạo nghiệp giải thoát của một vị La Hán đã thoát vòng tục lụy thì quả là độc đáo và thấm thía tương chao lắm thay.

Tôi trộm nghĩ đến cả hoà thượng dịch giả khả kính của chúng ta có lẽ cũng phải se lòng khi dịch đến chỗ này của bài kinh Đế Thích Sở Vấn. Rõ ràng hoà thượng đã ít nhiều đem cái tình riêng mà cùng tham dự vào nguyên tác để chia sẽ nổi đau thất tình của người bạn đồng tu lãng mạn đó. Dĩ nhiên Pancasikhà cũng là bạn tu của tất cả chúng ta.

Tôi chưa hề có ý học thuộc bài hát này của Pancasikhà, nhưng chuyện đời thiệt lạ: Hữu ý bồi hoa, hoa bất phát - vô tâm tháp liễu, liễu thành âm. Cố tình vun vén thì cây tàn hoa lụi, nhưng hạt ném bên đường nhiều khi lại ra cây xanh tốt xum xuê.



“Thiện nữ! ta van nàng
ôi hiền nữ suối tóc
ái dục ta có bao
nhưng nay đã tăng bội
như đồ chúng La-Hán
mọi công đức ta làm
dâng lên bậc La-Hán
ôi kiều nữ toàn thiện
nàng là quả cho ta…”

Bài hát đó không ít lần đã như câu thần chú giúp tôi vùng thoát cái mặc cảm phàm tình chất ngất của mình. Ừ thì tục lụy thì đâu đã sao, gì cũng chỉ là hoa bướm trên đường vạn lý cả thôi. Cái cốt lõi là phút cuối quay đầu thấy bờ, phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật. Mà nói cho cùng, đâu phải ai đọc bài hát đó cũng phải yếu đuối điên mê. Xin đọc kỹ một lần đi. Thương lắm. Chàng nhận mình là một Phật tử, biết vui khi nhìn ngắm thánh chúng của đức Phật ngày một đông đảo. Nhưng yêu nàng quá, chàng tạm thời chỉ mong bao kiếp tu hành của mình hãy giúp mình gần được người đó. Vậy mà cũng chẵng xong. Quả bồ-đề cao vọi là thế mà công đức hữu lậu còn dẫn tới được thì sá gì một phút ghế bến trầm luân chứ. Con xin phát thệ chân thành, rong chơi đôi hôm rồi cũng sẽ quay về với Phât. Sinh tử ai lại không sợ, nhưng đột ngột dứt áo ra đi lúc này thì kể cũng có phần khe khắt. Mai mốt đã Niết-bàn thì làm sao có buổi quay về lần nữa.

Pancasikhà làm riêng bài hát này cho mình, nhưng thật ly kỳ khi Thế Tôn lại là người đầu tiên nghe chàng độc tấu bài hát này. Lúc đó ngài vừa thành Phật không bao lâu. Thì ra chuyện thất tình của Pancasikhà đã có từ ngày ấy. Chàng như đứa bé chơi thua bạn thì chạy về mách mẹ. Nhiều năm sau, tôi nghĩ lời hát đã được Pancasikhà thay đổi ít nhiều. Chàng xuống trần học đạo để tìm quên và dù chưa quên được nhưng lời kinh đã đi vào lời hát như một chuẩn bị cho chủng tử giải thoát ngày sau.

Đêm nay theo chân thiên vương Đế Thích xuống trần hầu Phật lần nữa, Pancasikhà lại ôm đàn hát lại nhạc khúc đó như một cách cúng dường. Lễ phẩm chàng có được lúc này cũng chỉ là một nổi đau thất tình được phổ vào bài hát đem dâng lên bậc Điều Ngự, người dạy chúng sinh giải thoát tình trần. Có lẽ chỉ có phàm phu mới nghĩ ra được kiểu cúng dường nghịch thiên bội địa này thôi.

Vậy mà Thế Tôn cũng lặng lẽ ngồi nghe với một niềm bi mẫn vô bờ, như người mẹ hiền kiên nhẫn ngồi dỗ đứa bé khóc nhè. Với đôi mắt nhìn khắp muôn cõi và tấm lòng nghĩ thấu ngàn đời, đức Phật đã lắng nghe rồi ngõ lời khen Pancasikhà bằng một câu hỏi:

- Ngươi đã học ở đâu lời hát pha trộn cả hai thứ giải thoát và tục lụy đó ?

Một câu hỏi hàm ý cùng lúc nhiều vấn đề quan trọng. Giải thoát và tục lụy là hai cực đối lập, không thể song hành. Một câu hỏi chứa đựng cả bốn Thánh Đế và gợi ý cả giáo lý Duyên Khởi trùng điệp.

Pancasikhà đã thưa lại với Thế Tôn chuyện lòng tan nát của mình và nhắc lại chuyện cũ dưới gốc bồ-đề ngày trước khi chàng lần đầu hầu Phật và hát cúng dường ngài nhạc khúc não lòng đó.

Kinh nói sau khi vào hầu Phật, thiên vương Đế Thích được nghe pháp và chứng quả Dự Lưu. Ngay lúc đó tuổi trời đã mãn, thiên vương mạng chung trước mặt Thế Tôn và lập tức tái sanh trở lại với ngôi vị thiên vương của mình. Sự việc chớp nhoáng này chỉ có đức Phật và thiên vương biết được mà thôi.

Để cảm tạ Pancasikhà, thiên vương Đế Thích hứa với chàng là sẽ tìm cách giàn xếp để Pancasikhà cưới được Suriyavacasà trong giải pháp thỏa đáng nhất.

Lời hứa của thiên vương đã khép lại một chuyện tình thơ mộng bậc nhất của kinh điển Phật giáo và chúng ta có lẽ cũng nên cảm ơn cô nàng Suriyavacasà đã là nguồn cảm hứng cho một bản tình ca quán tuyệt cổ kim có âm vang xông thấu đôi miền tiên tục và đã từng là một lễ phẩm cúng dường một bậc đại thánh như đức Phật. Và vẫn chưa hết, bản tình ca đó của Pancasikhà còn có tác dụng của một lời khuyến tu thú vị: Có rong chơi đến bao xa xin cũng nhớ quay về. Vì tục lụy muôn đời chỉ là một cội cây sống bằng nước mắt kẻ trầm luân..
Ô hô ! Pancasikhà tiên ông thượng hưởng !

Onceland, mưa 2006
TK

Sunday, 26 April 2015

Ru ta ru em

Obersdorf, Germany

Ngộ nhớ,

Chủ nhật..



Vô thường

Việc đến rồi lại đi
Có sinh thì có diệt

Hiện tại ấy đang là
Nhớ về đêm nào ngủ
Em đọc thơ ta nghe

Nhìn vườn xưa em đến
Hoa xuân nở đón chào!

Xưa như nay: tinh tuyết
Tuyết Obersdorf nước Thu Bồn
Có điều gì thật đẹp!



ĐỗNguyễn

--

"Vì vậy trong cuộc đời vô thường đừng cố gắng tìm kiếm sự vĩnh hằng (thường), cũng đừng nỗ lực tìm hiểu hiện tượng biến đổi diễn ra như thế nào, mà chỉ nên nhìn lại thái độ nội tâm khi đối diện với tất cả những biến đổi vô thường ấy. Thái độ đúng là pháp biến đổi như thế nào thì chỉ thấy là như vậy chứ không cho là, phải là, sẽ là. Mọi chuyện đến đi đều thấy là pháp tự nhiên vô ngã. Đó mới chính là chứng ngộ được thực tính vô thường. Còn muốn biến đổi theo ý mình, hoặc muốn thoát khỏi vô thường, tức không muốn biến đổi thì đó là muốn thường chứ vẫn chưa thấy được vô thường."

Ru ta