Friday, 7 August 2015

ĐỪNG TƯỞNG.....
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ Trên là Sáng cứ Tu là Hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ Trọc là Sư
Cứ Vâng là Chịu cứ ừ là Ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ Im lặng tưởng là Vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ Mới là Tân
Cứ Hứa là Chắc cứ Ân là Tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm rền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than
Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ Hứa là Thật, cứ Tay là Cầm
Đừng tưởng cứ giặc – ngoại xâm
Cứ Bè là Bạn, cứ Dân là Lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ Đất và Nước là thành Quê Hương
Đừng tưởng cứ Lớn là Khôn
Cứ Bé là Dại, cứ Hôn… là Chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ Xấu là Ghét, cứ Vương là Tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ Bên là Gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ Tranh là Được, cứ Giành thì Hơn
Đừng tưởng Giàu hết Cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư
Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người
Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ…
Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ Thích là Yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ một giấc ngủ, chẳng may … có bầu.
Đừng tưởng cứ cầu là hên,
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình.
Đừng tưởng vua là anh minh,
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng tìm bạn tri âm,
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm,
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần,
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao ?!!!
Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm
Nhìn đi nhìn lại hóa ra cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời dần về đêm
Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn (mần, làm)
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng
Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ Quan là Có, cứ Dân là Nghèo_
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ Sang là Giàu
Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán hận chưa tan
Đừng tưởng dưới đất có vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời
Đừng tưởng cứ Nghèo là Hèn
Cứ Sang là Trọng, cứ Tiền là Xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…

Dua tho voi nha tu Vien Minh



Lặng lẽ
Xin trả chim đôi cánh
Đôi cánh nhẹ bay xa
Ta trở về lặng lẽ
Một mình ngắm mây qua. 
VienMinh

Lặng lẽ
Làm chim là để bay đi
Có người mang một trái tim vô thường
Anh nhìn mây lướt trên nương
Nhìn đoàn én vẫy mà thương ngày nào
ĐỗNguyễn 
nghĩ về Ngộ ua.

--
se con tiep
 


Phù vân
Ra đi khắp bốn phương trời
Tìm ai mỏi gót muôn đời còn xa
Ta về gặp lại tình ta
Dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân.
Thơ trên cát
Viết bài thơ trên cát
Cơn sóng vỗ xóa đi
Vô tình đâu nhớ được
Mình viết bài thơ gì.
Đúng ngọ
Ta không biết đâu suối nguồn an lạc
Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa
Ta không biết đâu bến bờ diệu giác
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa.
Giọt mưa
Giọt mưa nào trên đá
Cho rêu mọc càng xanh
Giọt nào nghiêng bờ lá
Giọt nào thoáng long lanh.
Ngủ quên
Ngủ quên bên bờ suối
Mặc nước chảy về đâu
Sớm mai nắng qua đầu
Chim kêu choàng tỉnh dậy.
Kiếp phù du
Ta vốn từ thiên thu
Đứng bên bờ giác ngộ
Nhưng yêu đời bể khổ
Ta chọn kiếp phù du.
Cánh hạc
Ta xin làm cánh hạc
Bay vút tận trời cao
Chở nguồn vi diệu pháp
Về thắp sáng trăng sao.
Thuyền trăng
Thuyền ai quên bến đậu
Lênh đênh một mình trôi
Có chở ai không rứa?
Không, chỉ ánh trăng thôi.
Rong chơi
Đón Hè sang ta hóa thành hoa nắng
Khi Đông về ta làm hạt mưa rơi
Giữa mùa Xuân ta dệt màn sương trắng
Chợt Thu về ta theo gió rong chơi.
Nhớ nắng
Nắng trốn sau đồi thông
Chiều đuổi theo không kịp
Nhớ nắng chiều chạnh lòng
Để hoàng hôn mênh mông.
Mới tinh khôi
Gà con đã nở rồi
A, chào bé của tôi
Khu vườn này cho bé
Một ngày mới tinh khôi.
Thong dong
Con thuyền nhỏ thong dong
Khua mái nhẹ theo dòng
Sư vỗ thuyền ca hát
Âm ba gợn hư không.
Cứ để mây bay
Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay.
Ơ kìa!
Gió lay bụi trúc vàng
Bên thềm hoa nắng vỡ
Ơ kìa giàn phong lan
Một cành hoa mới nở!
Mẹ
Mẹ ơi, con thưa nhé!
Con muốn mãi muôn đời
Là đứa con nhỏ bé
Vòi vĩnh mẹ, mẹ ơi!
Âm thanh
Hình như thoảng một tiếng đàn
Chợt ngân vang đó chợt tan bao giờ
Chợt đâu một tiếng chơ vơ!

Nhớ hoàng hôn
Nhớ Huyền Không đạo và thơ
Nhớ dòng suối nhỏ bên bờ mây xanh
Nhớ con chim hót trên cành
Nhớ hoàng hôn đã mấy lần hoàng hôn.
Huyền Không
Đêm nghe tiếng suối rì rào
Trăng vàng trải bóng lối vào thiền viên
Bình minh nắng dọi ngoài hiên
Cành phong lan nở nhụy viền sương mai.

Vô thanh
Cuồng phong bão tố ngất trời
Khúc vô thanh vẫn ngàn đời vô thanh.
Khúc vô thanh
Con chim nhỏ trên cành
Đang hót khúc vô thanh
Chim chi mà lạ rứa
Có phải chim hoàng anh?
Nụ huyền chi
Mùa xuân nào có đến
Mùa xuân nào có đi
Lòng ta hoa nở mãi
Thơm ngát nụ huyền chi.
Chia tay
Chia tay xin tiễn nụ cười
Nước non còn đó tình người còn đây
Trăng sao dẫu cách trùng mây
Bờ kia tĩnh mặc bến này như nhiên.
Cúng dường
Nguyền trọn kiếp mây sương
Hóa làm hương cúng dường
Hằng hà sa cát bụi
Vô biên cõi diệu thường.
Giã biệt
Gởi lại Huyền Không
Biển trời lồng lộng
Gởi lại hiên chùa
Bóng dáng thiền sư
Gởi lại am tranh
Kinh chiều đồng vọng
Giã biệt lên đường
Gót mộng phiêu du.
Sơn đào
Sơn đào trước sân nở rộ
Cành hoa trắng quá bất ngờ
Gió rừng còn nghe giá lạnh
Ô hay xuân đến bao giờ.
Vườn thanh tâm
Đá tĩnh lặng nằm nghe suối chảy
Đất cần cù ươm ngọn cỏ xanh
Cầu đi liễu đứng rủ mành
Thảo đình ngồi tụng lời kinh sớm chiều.
Nụ cười
Người đi còn lại nụ cười
Cho yêu thương nối tình người ngàn sau
Cho cây đơm lá xanh màu
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung.
Tinh thâm
Về thăm lại Huyền Không
Ta nghe rộn trong lòng
Qua đèo mây gió quyện
Đong đưa hạt nắng hồng
Nẻo lên đồi am vắng
Chân ta nhẹ bước mau
Chùa trong yên lặng quá
Thôi vòng ra ngã sau
Giàn phong lan còn đó
Hoa điểm mấy nụ vàng
Hương len vào trong gió
Theo ngàn mây mênh mang
A đây rồi trà thất
Lối đi tay vượn cong
Cỏ hoa thơm bờ đá
Trông lên núi chập chồng
Vườn sau cây xanh mướt
Giàn đậu trái thật xinh
Bên mấy cành hoa mướp
Nắng chiều nhẹ lung linh
Có bóng ai thấp thoáng
Chen tiếng nói vọng vào
A, chào huynh, chào đệ
Bỏ cuốc xuống đã nào!
Huynh vào trong chút đã
Đệ cất mấy chùm khoai
Rẫy mình năm ni khá
Nên có sắn khoai hoài
Đêm Đông trăng vẫn sáng
Ngồi nghe đệ ngâm thơ
Bỗng đâu quên ngày tháng
Thời gian qua như mơ
Rồi một chiều mưa gió
Ta từ giã Huyền Không
Tình thâm chưa nói hết
Nghĩa nặng vẫn bên lòng.
Tao ngộ
Bên bờ suối vô vi
Trăng lên chờ ta đó
Ngàn xưa từ ngàn xưa
Chưa một lần trăng lặn
Ta đi vào viễn xứ
Trăng đưa lối ta về
Trùng khơi muôn bến mộng
Nên ta vẫn còn mê
Trăng huyền không mở hội
Hương lan ngát bên đồi
Mây ngàn phương về hội
Giờ tao ngộ đến rồi
Quê hương vẫn là đây
Trăng vẫn mảnh trăng này
Ngàn sau ngàn sau nữa
Lồng lộng giữa trời mây.

Cái chính yeu la minh da tu kiem song

Quy trọng

Ai cũng được anh qúy trọng
Dù họ chẩng làm gì
Anh quy những ai làm ra những giá trị

DoNguyen
nhân nghe ong gia Huệ Đăng mac cảm là da khong xuat gia.

Thursday, 6 August 2015

Bai hay gioi thieu voi Ngo

Gioi thieu voi Ngo bai nay

Doc xong roi xoa! 

 

Trich tu 1

6 cách đạt điều mình muốn nơi làm việc



Làm sao để luôn chắc chắn đạt được cái mình muốn trong công việc?
Đơn giản thôi, chỉ cần rèn luyện kỹ năng đàm phán.
Lớp đào tạo để giỏi về thương lượng là hiếm có và chúng ta thường dựa vào những thủ thuật dạy tại các khóa trong những trường kinh doanh. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng những quy luật ta đã biết thường lạc hậu và nay được thay thế bằng cách khác.
Kristi Hedges một nhà đào tạo ở Virginia với nhiều kinh nghiệm làm việc với các giám đốc nói “Chúng ta thường chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu và ước mong của đối phương.”
Sau đây là 6 cách mới ta nên nghĩ đến khi đàm phán, cho dù là với một đồng nghiệp trong một dự án hay để đề nghị nâng lương.

Hãy nghĩ như một nhà tâm lý học

Đừng tập trung vào điều đối phương nói mà vào điều họ nghĩ, Ian Stewart nói, ông là chuyên gia về tranh tụng của hang luật Wilson Elser ở Los Angeles và nói về thương thảo tiền bồi hoàn hư hại. Đừng bám vào số tiền họ đòi hỏi, ông khuyên. Ông tập trung vào mục tiêu cao nhất và số tiền nào làm cho đối phương từ bỏ đàm phán.
Thường thì đối phương nêu con số yêu cầu chênh lệch rất nhiều với con số “từ bỏ đàm phán”. Ông nói “Chỉ nên tập trung vào con số này và bỏ mục tiêu của họ,”. Điều này đúng với cả những thương lượng không liên quan đến tiền. Thí dụ, khi tạo một liên doanh mới, để ký hợp đồng ta cần mở rộng tầm nhìn vượt cả những yêu cầu ban đầu của của đối phương.

Khởi đầu bằng những yêu cầu quá đáng

Yêu cầu nhiều hơn điều mình cần, hoặc nếu là lương thì sẽ là lương không thể chấp nhận, rồi ta lùi dần. Trong phần lớn các trường hợp, làm như vậy có vẻ như ta có nhượng bộ, Stewart nói.
“Sự nhân nhượng của cả hai phía có tác dụng tốt trong đàm phán ngay cả khi ta không nhượng bộ chút nào,” ông nói. “Khi ta đòi hỏi rất nhiều sau đó hạ xuống là ta đã tạo ra suy nghĩ là ta biết điều.”
Trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết ta là người nêu yêu cầu trước tiên, Kristi Hedges nói. “Như vậy ta sẽ có được kết quả tốt hơn,” bà nói. “Điều này chốt điều kiện để bắt đầu đàm phán” và có lợi cho ta.

Lưu ý thời điểm

Biết được khi nào bắt đầu đàm phán cũng quan trọng không khác gì điều mà mình yêu cầu, Frédérique Bruggeman nói, bà là giám đốc tuyển mộ nhân sự của công ty Robert Half đặt tại Brussels. Thí dụ, sắp xếp thời gian thương lượng tiền lương vào cuối kỳ kết thúc thành công lớn các dự án hoặc sau kỳ tổng kết năm sẽ có kết quả tốt hơn, bà nói. Vào thời điểm này “lãnh đạo cơ quan thường sẵn sàng để thương thảo.”
Khi đàm phán liên quan đến nhiều đơn vị hoặc nhiều hãng liên doanh, ta cần tìm hiểu những ưu tiên hàng đầu, thí dụ như việc khai trương sản phẩm mới hoặc thậm chí cho nghỉ việc, rồi ta mới định lịch thương thảo một cách thích ứng.

Bỏ qua chuyện khác biệt văn hoá

Do làm việc với nhiều người trên thế giới nên việc thương thảo giữa các bên khác văn hóa là bình thường. Để tránh những khác biệt văn hoá thì dễ nhưng trong thương lượng ta nên tập trung vào những điều giống nhau, Kandarp Mehta nói, ông là giảng viên trường Kinh Doanh IESE ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Ta không nên đi sâu vòa những khác biệt xã hội giữa các nước mà nên tập trung vào ‘văn hoá tiểu vùng’ở những thành phố đặc biệt và kiểu thương thảo đã được chấp thuận ở một công ty cụ thể, ông nói. Đồng thời một doanh nghiệp gia đình có thể có kiểu thỏa thuận mang tính thứ bậc hơn là một tập đoàn lớn.
“Mới đầu hãy bỏ vấn đề văn hoá ra ngoài,” Mehta khuyên như vậy.

Nên thân thiện

Cố gắng tạo sự hòa hợp với bên đối tác là vấn đề then chốt. Việc nói một vài chi tiết về gia đình mình, như môn thể thao con mình ưa thích, kế hoạch nghỉ phép hoặc sở thích của mình, sẽ làm cho không khí đàm phán thân thiện và nhẹ nhàng hơn, Hedges nói.
“Khi nói về những vấn đề riêng tư, ta dễ có được thiện cảm,” bà nói. Đừng nghĩ rằng đối phương không có thiện ý. Cách nghĩ như vậy là bất lợi cho bạn, Hedges nói.

Đề nghị giúp đỡ

Phần lớn các chuyên gia về đàm phán đều nói bạn phải bỏ ra một cái gì đó để được bù lại cái khác, nhưng George Siedel, một giáo sư ở Trường Kinh doanh Michigan, Hoa Kỳ, nói quan niệm về “sự nhân nhượng một chiều” là cũng tốt như vậy.
Đề nghị người khác hoặc một nhóm khác giúp đỡ cũng làm cho họ dễ dàng hơn trong những thỏa thuận tiếp theo, đặc biệt nếu như ta có nhiều thỏa thuận với cùng một nhóm, ông giải thích.
“Điều này nghe chừng không hợp lý nhưng một khi bạn yêu cầu ai giúp đỡ thì họ dễ đồng ý giúp bạn trong tương lai,” ông nói. Nếu ai đó ở phía đối phương mà được đề nghị giúp đỡ thì việc đó là xúc tác cho mối quan hệ tinh tế và làm cho người đó ngạc nhiên, ông nói thêm.


--
1.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/08/150805_six-ways-to-get-what-you-want_vert_cap
http://www.bbc.com/capital

Wednesday, 5 August 2015

Gioi thieu Ngộ 1 bai viet va dich ve Hanh Thien


 Ru doi di nhe, Khanh Ly


BƯỚC ĐẦU HÀNH THIỀN
Sarah K. Lim
Bình Anson trích dịch

*

Giới thiệu: Bà Sarah Lim là một Phật tử gốc Singapore, hiện đang sinh sống tại Úc và có nhiều đóng góp tích cực trong các sinh hoạt Phật giáo. Bài nầy được trích dịch từ một bài pháp thoại của Bà tại thành phố Perth, Tây Úc, vào tháng 9 năm 2002.

*

Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước.

NƠI CHỐN
Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt. Khi xây nhà, chúng tôi thiết kế một phòng ăn dành để đãi khách, đặt kế cạnh phòng tiếp khách, theo mô hình nhà cửa của dân chúng địa phương. Nhưng khi dọn về ở, chúng tôi thấy rằng mình cũng ít khi tiếp khách, không còn thích lối sống ồn ào, thù tiếp khách khứa nữa. Vì thế, chúng tôi quyết định biến đổi phòng đó thành một nơi để thờ phượng và hành thiền.

Trong phòng thiền, chúng tôi không trang hoàng bày biện rườm rà. Đơn giản chỉ có một bàn thờ nhỏ với tượng Phật. Chung quanh tường là các kệ sách nhỏ để lưu các bộ kinh điển và tài liệu tham khảo Phật giáo. Trên sàn nhà là một tấm thảm, nơi chúng tôi quỳ lễ bái, tụng kinh, và ngồi hành thiền. Tôi dùng một tủ thấp, có chiều cao khoảng 80 cm, để làm bàn thờ. Trên đó, chúng tôi kê thêm một bục gỗ nhỏ để đặt tượng Phật. Đây là tượng Phật bằng hợp kim đồng thau màu vàng, cao khoảng 30 cm, thỉnh từ Thái Lan. Tôi cũng đặt thêm một lư hương nhỏ và một cặp nến điện, mua ở khu thương xá Á Đông. Thỉnh thoảng, vào các dịp lễ, chúng tôi đặt thêm một lọ hoa tươi. Tôi thích bố trí như thế, đơn giản nhưng trang nghiêm. Bàn thờ có độ cao vừa tầm nhìn khi chúng tôi quỳ lạy hay ngồi hành thiền, để có thể chiêm ngắm tượng Phật, và cảm thấy gần gũi với Đức Bổn Sư.

Thật ra, nơi hành thiền không cần phải đặc biệt. Điều quan trọng là chúng ta nên tạo lập một chỗ nhất định và thời gian hành thiền cố định, để có được một thói quen đúng giờ, đúng nơi. Thêm vào đó, trước khi hành thiền, để tránh các cú điện thoại quấy rầy, tôi thường điều chỉnh máy điện thoại sang dạng trả lời tự động và điều chỉnh tiếng reo thật nhỏ.

Mỗi ngày, tôi lễ bái và hành thiền hai lần: buổi tối, lúc 10 giờ đêm; và buổi sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, trước khi những người trong nhà thức dậy. Lúc sáng sớm là lúc tâm trí thoải mái và cơ thể khỏe khoắn. Một thiền sinh thực tập nghiêm túc sẽ luôn hành thiền vào những giờ nhất định, vì biết rằng chỉ cần đủ giờ ngủ nghỉ thì thân thể không mệt mỏi và tâm hồn tỉnh táo.

Khi trước, tôi thường thắp nến sáp, nhưng gần đây thì tôi chuyển sang dùng nến điện. Ánh sáng nến tỏa ra từ bàn thờ Phật nhắc nhở tôi ánh sáng từ bi và trí tuệ của Đức Bổn Sư. Ánh sáng nầy cũng giúp tạo một không khí trang nghiêm nhưng hiền hòa, ấm cúng trong phòng thiền. Thêm vào đó, mỗi khi tâm tôi chạy lang thang, ánh sáng từ ngọn nến giúp đưa tôi trở về hiện tại, tại nơi chốn này, nơi tôi đang ngồi thiền, theo dõi hơi thở của mình.

TỤNG KINH
Buổi sáng, khi tâm trí tỉnh táo sau giấc ngủ, tôi chỉ tụng vài câu kinh ngắn rồi bắt đầu hành thiền. Vào phòng thiền, tôi quỳ xuống và bắt đầu lạy ba lạy, chậm rãi từ tốn, với bàn chân, đầu gối, tay và trán chạm mặt đất, như chúng ta thường thấy Phật tử lễ bái tại các chùa trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Trong tư thế quỳ, tôi chấp tay, và đọc 3 lần câu: "Namo tassa bhagavato arahato samma-sambuddhassa" (Con thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác), rồi đọc tóm tắt lời tán dương Tam Bảo và lễ lạy sau mỗi câu. Sau đó, tôi bắt đầu hành thiền.

Buổi tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, tôi thường cảm thấy buồn ngủ. Thêm vào đó, nếu phải lo nghĩ nhiều việc trong ngày, tâm tôi rất khó an định. Vì thế, tôi thường tụng kinh nhiều hơn, và thời gian dành cho hành thiền thì ngắn hơn buổi sáng - ngoại trừ vào ngày cuối tuần hay trong các ngày nghỉ, khi tâm trí thoải mái, thư dãn thì tôi có nhiều thì giờ hành thiền hơn. Tôi bắt đầu quỳ lạy và tụng câu "Namo tassa ..." như khóa lễ buổi sáng, nhưng sau đó, tôi tụng đầy đủ bài kệ tán dương ân đức Tam Bảo.

Tiếp theo, tôi tụng đọc bài kệ quy y Tam Bảo, năm học giới của cư sĩ (Ngũ Giới), năm điều quán tưởng hằng ngày, và bài kinh Từ Bi. Đây là các bài tụng phổ thông bằng tiếng Pāli mà tôi đã học được từ cuốn băng cassette do chư Tăng thu âm và phổ biến tại chùa. Tụng kinh chậm rãi, rõ ràng từng chữ, giúp tập trung tâm trí và giúp ta tăng thêm niềm tín thành nơi Tam Bảo. Sau đó, tôi bắt đầu hành thiền.

HÀNH THIỀN
Khi ngồi thiền, các bạn nên giữ lưng cho thẳng nhưng thư thả, nhẹ nhàng, thăng bằng, không căng thẳng. Đầu giữ thẳng, cân bằng trên vai, mặt hướng về bàn thờ, không nên gục xuống, mắt nhẹ nhàng khép lại nhưng không hoàn toàn khép hẳn. Nhiều người có thể ngồi ngay trên sàn nhà, theo tư thế kiết già hay bán kiết già như ta thường thấy qua các tượng Phật, và họ cho rằng đó là tư thế tốt nhất.

Riêng phần tôi, tôi không thể ngồi được trong tư thế đó. Tôi thường ngồi trên một tọa cụ - là một cái gối nhỏ, và hai chân đặt song song như kiểu ngồi của người Miến Điện. Như thế, tôi cũng tạo được ba điểm tựa vững chắc để nâng đỡ thân thể, với bàn tọa đặt trên gối nệm và hai đầu gối chạm mặt đất. Đôi khi, chân tôi lại trở nên quá đau nhức, tôi chuyển sang dùng một cái ghế nhỏ, kê dưới mông, và ngồi trong tư thế quỳ, như kiểu ngồi của các thiền sinh Nhật Bản. Bạn có thể ngồi trên ghế cao nếu bạn không quen ngồi trên sàn đất. Điều quan trọng là bạn giữ lưng cho thẳng, không dựa vào thành ghế, để tránh ngủ gật.

Hai tay nhẹ nhàng đặt trên đùi, bàn tay để chồng lên nhau, với hai đầu ngón cái chỉ chạm nhẹ vào nhau. Thêm vào đó, tôi thấy rằng trong lúc hành thiền, ta nên mỉm cười, nụ cười hiền hoà như thường thấy ở các hình tượng Đức Phật. Nụ cười mỉm nầy giúp tâm trí ta được vui tươi, an lạc. Khép nhẹ đôi mắt, tôi ghi nhận cảm giác của toàn thân, từ đỉnh đầu xuống đến bàn chân, ghi nhận tư thế ngồi vững vàng, thoải mái. Rồi tự nhủ thầm: "Bây giờ, tôi sẽ bắt đầu hành thiền, chú tâm vào hành thiền, không quan tâm đến việc gì khác".

Bước đầu của việc hành thiền là theo dõi hơi thở. Thở tự nhiên, điều hòa, bình thường, không cố ý ép thở nhanh hoặc chậm, dài hay ngắn. Chú ý để tâm nơi lỗ mũi, theo dõi hơi thở vào... ra... vào... ra... Chú tâm đến luồng hơi khi nó vừa đến chạm lỗ mũi, và khi luồng hơi khi sắp sửa thoát ra khỏi mũi. Ghi nhận sự chạm xúc, các cảm giác, sự nóng lạnh, tiếng sột soạt trong ống mũi, nếu có.

Hãy chú ý ghi nhận tất cả nhưng không phân tích, bình luận hay giải thích gì cả. Chỉ đơn thuần một sự ghi nhận. Bạn sẽ thấy hơi thở từ từ mỏng dần và nhu nhuyển, nhẹ nhàng hơn, cho đến lúc bạn có cảm giác là dường như bạn không còn thở nữa. Thật ra, đó là lúc mà hơi thở đã được an định, và trở nên rất dễ chịu. Lúc đó, không còn "bạn" là người đang thở, mà chỉ có một hơi thở đang xảy ra, và một sự nhận biết, ghi nhận, theo dõi hơi thở đó.

Công phu hành thiền tiến triển tốt đẹp khi ta có thể giữ tâm gắn chặt vào một đề mục - ở đây là theo dõi hơi thở - trong một thời gian dài. Khi bạn có thể quán sát, ghi nhận từng hơi thở, diễn trình của luồng hơi, từ lúc sinh khởi cho đến khi tàn diệt. Khi nó đi vào cũng như đi ra. Mỗi một hơi thở là một hiện tượng mới lạ, một cảm giác mới lạ. Bạn ghi nhận, theo dõi, rồi buông bỏ khi nó tàn diệt. Rồi tiếp tục ghi nhận hơi thở khác, mới vừa sinh khởi. Tâm bạn giống như người giữ cửa, đón chào và ghi nhận người khách bước vào hay bước ra khỏi nhà, mà không cần tìm hiểu tông tích, mục đích, hay công việc của ông ta. Khách khứa ra vào liên tục. Nếu bạn trò chuyện với một vị khách nào thì bạn không thể ghi nhận kịp thời các vị khách khác.

Theo lời khuyên của thiền sư, tôi bắt đầu tập ngồi thiền khoảng 15 phút, đều đặn mỗi ngày trong một tuần lễ. Rồi dần dần gia tăng thêm 5, 10 phút trong các tuần lễ kế tiếp, cho đến khi tôi có thể hành thiền trong khoảng 30 đến 45 phút.

Để định thời gian hành thiền, có người thắp một cây nhang và ngồi thiền cho đến khi cây nhang tàn rụi. Tôi không dùng phương cách đó vì mùi trầm hương tỏa ra rất hăng nồng, khiến tôi khó định tâm. Lúc đầu, tôi dùng đồng hồ reo để định thời gian cho buổi thiền. Nhưng dần dần thì tâm tôi quen với thời gian định sẵn và tôi không còn cần dùng đến loại đồng hồ đó nữa.

Thông thường, bạn sẽ thấy thay vì theo dõi hơi thở, tâm bạn không chịu ở yên một nơi mà lại hay đi lang thang đây đó, suy nghĩ vẩn vơ, rồi nhiều lời nói thì thầm, lải nhải xuất hiện trong đầu bạn. Đó là hiện tượng rất tự nhiên, người nào cũng phải trải qua. Bạn chỉ nhẹ nhàng nhận diện chúng, rồi quay về với đề mục hành thiền là luồng hơi thở tại lỗ mũi.

Nếu bạn cảm thấy khó chú tâm tại mũi, bạn có thể áp dụng kỹ thuật niệm. Bạn niệm chữ "Buddho" (Bút-Thô), nghĩa là Phật-Đà hay Đức Phật. Bạn đọc thầm trong tâm chữ "Bút" khi thở vào, và chữ "Thô" khi thở ra. Bút ... thở vào, Thô ... thở ra. Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Đây là một phương cách rất phổ biến của giới thiền sinh Thái Lan mà chính tôi cũng đã thử qua và thấy rất hiệu nghiệm để giúp định tâm. Có người bảo đó là pháp niệm Phật, có người bảo đó là pháp niệm chú. Tên gọi như thế nào cũng được, không hề gì. Điều quan trọng là đã có nhiều người áp dụng pháp đó và có hiệu quả định tâm rất tốt. Khi tâm tương đối được an định rồi, bạn bỏ pháp niệm đó, trở về việc theo dõi hơi thở vào ra tại lỗ mũi, lặng lẽ, đơn thuần.

Có thiền sinh dùng kỹ thuật đếm hơi thở, từ số 1 đến số 10. Thở vào, thở ra, đếm Một. Thở vào, thở ra, đếm Hai. Thở vào, thở ra, đếm Ba, ... cho đến Mười, rồi trở về đếm Một, Hai, Ba, ... Tôi đã thử áp dụng nhưng cảm thấy phương cách nầy không thích hợp cho tôi, vì nó có vẻ gượng ép, không tự nhiên.

Bạn không nên cho rằng thật là vô ích, phí thì giờ khi bạn bị phóng tâm, suy nghĩ vẩn vơ hay vô ý ngủ gật. Đây là những trở ngại thông thường mà thiền sinh chúng ta đều phải đối diện và nhận biết. Bạn không nên bi quan, nản chí, hay nóng nảy, buồn giận. Để thành công, chúng ta phải kiên nhẫn và có một thái độ thư thả, dịu dàng để huân tập tâm ý. Các vị thiền sư đều khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, phải cố gắng thực tập đều đặn. Mỗi buổi thiền là một bước đi trên con đường mà chư Phật đã vạch ra, dần dần đưa ta tiến đến mục đích giải thoát tối hậu của mỗi người con Phật.

TRẢI RỘNG LÒNG TỪ
Tiếp theo phần niệm hơi thở, tôi chuyển sang pháp hành thiền tâm Từ. Có nhiều phương cách khác nhau, bạn cần phải thử nghiệm để chọn một cách thích hợp cho riêng mình.

Vẫn trong tư thế ngồi thư thả, với nụ cười nhẹ nhàng trên môi, với tâm an định, tỉnh thức và xả ly, tôi thầm nguyện trong tâm: "Xin cho tôi được an lạc". Với niềm vui nhẹ nhàng đó, tôi đưa tâm ghi nhận từng nơi trên thân thể, từ đỉnh đầu đến mặt, hai vai, hai tay, ngực, bụng, bắp đùi, rồi bàn chân. Thông thường, khi làm như thế, tôi thấy có một cảm giác ấm áp, an nhẹ bao trùm toàn thân thể.

Với cảm giác an bình như thế, tôi bắt đầu hướng tâm đến những người thân trong nhà, nguyện cho các người ấy được an lạc. Rồi hướng tâm đến những người láng giềng, cùng xóm, rồi những người cộng sự tại sở làm, những người bạn đạo, những vị tu sĩ và bạn bè quen biết, những người đang sống tại thành phố này, tại xứ sở này, trên lục địa nầy, và dần đần hướng tâm Từ đến toàn thể nhân loại, toàn thể chúng sinh trong cõi Ta-bà. Mỗi lần chuyển đối tượng, tôi dừng lại vài phút, nghĩ đến đối tượng đó với cảm giác nồng ấm, an lạc, và nguyện cho họ cũng được an lạc như thế.

Hành thiền tâm Từ theo phương cách nầy thường mất khoảng 10, 15 phút.

XẢ THIỀN
Trong tư thế ngồi, tôi từ từ mở mắt. Hướng về tượng Phật, tôi chấp tay, thành kính tạ ơn Đức Bổn Sư, tạ ơn Ngài đã ban cho tôi một pháp hành để đưa đến an tịnh và trí tuệ giải thoát. Sau đó, tôi dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân và toàn thân thể.

Chuyển sang tư thế quỳ, tôi chấp tay tụng đọc bài kinh hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh. Lạy ba lần rồi thong thả đứng lên trong chánh niệm, tỉnh giác.

ĐI KINH HÀNH
Trong những ngày nghỉ hoặc khi có nhiều thì giờ, bạn có thể thực tập thêm pháp thiền hành, ngay trong nhà hay ngoài sân. Có thiền sư dạy rằng chỉ nên chọn một đường đi khoảng hai mươi hoặc ba mươi bước chân là vừa đủ, vì nếu khoảng cách dài hơn thì tâm trí sẽ dễ chạy đi nơi khác, còn nếu quá ngắn thì lại không đủ thời gian để đem tâm an trú vào bước chân. Riêng tôi, ngoại trừ những lúc trời mưa, tôi thường thích đi kinh hành ngoài sân vườn.

Chúng tôi thiết lập mội lối đi ngoài sân, vòng quanh nhà, rộng khoảng 1 mét, lát gạch, và tôi thực tập thiền hành trên lối đi đó. Tôi bước vòng quanh nhà theo chiều kim đồng hồ, tương tự như các Phật tử thường đi nhiễu vòng quanh bảo tháp hay vòng quanh chánh điện tại chùa trong các dịp lễ lớn. Hai tay buông thỏng, chạm nhẹ vào nhau, đặt trước thân, mắt hé nhìn xuống đất, miệng mỉm cười, tôi từ tốn cất bước theo nhịp đi chậm rãi bình thường của mình. Có những thiền sinh cử động thật chậm, để theo dõi từng động tác. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta phải tự thử nghiệm để chọn một nhịp đi thích hợp cho mình.

Chú tâm vào mỗi bước đi, ghi nhận từng cảm giác khi bàn chân chạm mặt đất, chân phải rồi chân trái. Cảm giác khi bàn chân vừa chạm đất, khi trọng lượng toàn thân đè lên bàn chân, khi bàn chân vừa nhấc lên ... rồi nhanh chóng đưa tâm sang ghi nhận bàn chân kia. Mỗi bước chân là một tiến trình mới lạ mà bạn chỉ đơn thuần ghi nhận, không đeo đuổi giải thích hay bình luận.

Sau một thời gian huân tập như thế, đôi khi bạn có thể có được một cảm giác an lạc, nhẹ nhàng bao trùm toàn thân trong lúc di chuyển. Cũng có lúc bạn có thể sẽ nhận thấy không có một "người" nào đang đi, mà chỉ có cử động bước đi nhịp nhàng và một sự nhận biết, lặng lẽ theo dõi các bước di chuyển đó. Các cảm nhận nầy xảy đến đột ngột, tự nhiên, rồi cũng tan biến đột ngột, tự nhiên. Bạn không nên bám víu, đeo đuổi chúng, mà cũng không nên mong cầu, vọng mống chi cả.

Khi tâm phóng đi lang thang, tôi nhẹ nhàng kéo nó lại, đưa nó về an trú trên bước chân. Đôi khi, tôi cũng áp dụng kỹ thuật niệm "Buddho" để giữ tâm. Khi bàn chân phải chạm đất, tôi niệm "Bút". Khi bàn chân trái chạm đất, tôi niệm "Thô". Bút ... phải; Thô ... trái; Bút ... phải; Thô ... trái; Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Tiếp tục như thế cho đến khi tâm tương đối ổn định, tôi bỏ niệm Buddho và quay về chú ý ghi nhận cảm giác của mỗi bước đi.

Thông thường, cứ đi khoảng 20 bước thì tôi đứng lại vài giây, ghi nhận cảm giác toàn thân trong tư thế đứng, rồi tiếp tục bước đi. Tôi thực tập như thế khi đi ba vòng quanh nhà, hoặc nhiều hơn nếu có thì giờ. Đi kinh hành giúp máu huyết lưu thông tốt, hít thở không khí trong lành ngoài trời, giúp gia tăng tâm chánh niệm khi thân thể chuyển động trong từng bước đi, huân tập cho tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, bởi tiếng động lao xao của đời sống ngoài trời.

THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG
Chúng ta vẫn có thể áp dụng nguyên tắc quán niệm hơi thở trong sinh hoạt hằng ngày, khi ngồi chờ tại trạm xe buýt hay xe lửa, chờ đợi ở sân bay, chờ đợi người thân khi đi mua sắm, khi là hành khách ngồi trong xe ô tô hay máy bay trong các chuyến du hành đây đó. Thay vì có tâm trạng háo hức, bồn chồn, sốt ruột, hay tìm sự lãng quên bằng cách đọc sách báo thời sự, nghe nhạc, hoặc tìm cách trò chuyện với người chung quanh, chúng ta vẫn có thể khép mắt lại, nhẹ nhàng theo dõi hơi thở của mình, để tâm được lắng dịu, nghỉ ngơi.

Tôi làm việc tại một văn phòng ở trung tâm thành phố, và nơi đó có vài ngôi nhà thờ cổ kính của Ky-tô giáo. Thỉnh thoảng, vào giờ nghỉ trưa, tôi vào nhà thờ, ngồi yên lặng, khép mắt, và để tâm theo dõi hơi thở khoảng 10, 15 phút. Ngoài kia là những khách bộ hành đi ăn trưa hoặc mua sắm, nhộn nhịp, uyên náo. Trong này là cả một bầu không khí an tĩnh, trang nghiêm; quả thật là một ốc đảo tươi mát để tâm được nghỉ ngơi sau nhiều giờ căng thẳng suy nghĩ trong lúc làm việc. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng tinh thần thiền hành, chú tâm vào mỗi bước chân, khi ta đi bộ đến sở làm hay rảo bước nhịp nhàng, thong thả đến một nơi nào đó.

Ngay cả trong những lúc bực bội, buồn giận, hoặc chán nản về một sự cố, một vấn đề nào đó, tôi thường cố gắng kiểm soát tâm, không cho có phản ứng tức thời, mà chỉ dừng tâm lại, đem tâm theo dõi hơi thở, thở vào, thở ra, trong vài giây. Tự nhiên, tôi cảm thấy an định hơn, các cảm xúc nặng nề khi nãy giờ đây đã biến mất, và tôi có một cái nhìn, một phản ứng, một thái độ bình tĩnh, từ tốn, xây dựng, hòa ái hơn.

*

Dần dần, tôi thấy rằng tất cả những cố gắng đơn giản và nhỏ nhoi như thế thật ra đã giúp tôi rất nhiều, để đem tâm an định nhanh hơn trong các buổi thiền tập tại nhà và trong các khóa thiền ẩn cư. Tôi cảm thấy bình thản hơn, khi phải trực diện đối phó với nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. So với ngày xưa, trước khi tôi bắt đầu tập hành thiền, đời sống gia đình chúng tôi ngày nay tương đối an hòa và hạnh phúc hơn. Cuộc sống trở nên đơn giản, giảm thiểu các nhu cầu không cần thiết, và vì thế, ít căng thẳng. Tôi có nhiều thì giờ hơn để tham gia đóng góp Phật sự và các công tác từ thiện xã hội.

Dĩ nhiên là con đường đưa đến giải thoát tối hậu còn nhiều thử thách và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn thế nữa. Nhưng ít ra, tôi tin rằng tôi đi đúng đường, và tôi đang gặt hát được những lợi lạc quý báu cho bản thân và cho những người chung quanh.

BÌNH ANSON TRÍCH DỊCH,
TÂY ÚC, THÁNG 4-2005

Tuesday, 4 August 2015

9

Tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập và là nguyên Giám đốc điều hành Alibaba Group. Ông cũng là một trong những doanh nhân công nghệ thành công nhất của Trung Quốc, cũng như thị trường châu Á. Sau kết quả IPO thành công trên thị trường chứng khoán New York, ông trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và đứng thứ 70 của thế giới.

Ông đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc nhất của mình về cuộc sống và nghiệp doanh nhân.

Tôi luôn tin vào 2 nguyên tắc:

Thái độ của bạn sẽ quan trọng hơn khả năng của bạn.
Tương tự, sự quyết đoán của bạn cũng quan trọng hơn khả năng của bạn.
Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người thông qua một mục tiêu chung.

1. Đừng bao giờ tin rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Đó là chuyện viễn vông.
2. Sẽ có khoảng 30% số người không bao giờ tin bạn. Thay vì để đồng nghiệp và nhân viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì một mục tiêu chung.
3. Sẽ dễ dàng để thống nhất công ty dưới một mục tiêu chung hơn là thống nhất công ty dưới một người cụ thể nào đấy.


Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo thật sự?


1. Nhà lãnh đạo phải là một người nhìn xa trông rộng, và anh ta phải có cái nhìn sâu sắc hơn một người nhân viên.
2. Nhà lãnh đạo nên có sự bền bĩ, ngoan cường, và anh ta có thể chịu đựng áp lực mà một nhân viên không thể chịu được.
3. Nhà lãnh đạo nên có một sự nhẫn nại kiên định và khả năng đương đầu và đối diện thất bại. Do đó, những phẩm chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất là tầm nhìn, sự nhẫn nại, và năng lực của anh ta.


4 câu hỏi chính yếu mà thế hệ trẻ nên tự hỏi

1. Thất bại là gì? Bỏ cuộc là sự thất bại lớn nhất.
2. Ứng biến là gì? Chỉ khi bạn trải qua những gian khó cùng cực, những thất vọng vô bờ bến, khi đấy bạn mới hiểu cái gọi là ứng biến.
3. Nghĩa vụ của bạn là gì: Là cần cù, chăm chỉ, và tham vọng hơn tất cả.
4. Chỉ những đứa ngốc mới thích dùng miệng để thể hiện. Người đàn ông thông minh sẽ sử dụng trí não, và người uyên bác sẽ thể hiện bằng trái tim của anh ấy.


Chúng ta sinh ra để được sống và thưởng thức cuộc sống này


Tôi luôn tự nói với bản thân tôi rằng chúng ta sinh ra không phải để cắm cúi làm việc, mà sinh ra để thưởng thức cuộc sống. Chúng ta tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Nếu bạn muốn giành toàn bộ cuộc đời bạn chỉ để làm việc, sẽ có ngày bạn phải hối tiếc. Không cần biết bạn thành công đến đâu trên con đường sự nghiệp, bạn phải luôn nhớ rằng chúng ta có mặt ở đây là để tận hưởng cuộc sống.

Sự cạnh tranh và tranh đấu lẫn nhau

1. Những người cạnh tranh gay gắt lẫn nhau là những người ngốc nghếch.
2. Nếu bạn xem mọi người là kẻ thù, thì những người xung quanh bạn sẽ trở thành kẻ thù của bạn.
3. Khi bạn cạnh tranh bình đẳng với những đối thủ khác, đừng để xuất hiện sự ghen tức. Sự ghen tức nhỏ nhoi sẽ chỉ làm hại bạn về sau.
4. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một nước cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau.
5. Một người làm kinh doanh hay một doanh nhân chân chính sẽ không có kẻ thù. Chỉ khi anh ta hiểu được điều này, anh ta mới nhận ra cơ hội luôn luôn rộng mở với tất cả mọi người.


Đừng để phàn nàn trở thành thói quen


Có thể chấp nhận được nếu thỉnh thoảng bạn phàn nàn, rên rỉ về những khó khăn. Tuy nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như khi bạn uống rượu. Bạn càng cố gắng uống thì bạn sẽ càng khát. Trên con đường đến với thành công, bạn sẽ nhận ra người thành công sẽ không phải là người thường phàn nàn.

Thế giới này sẽ không thể nhớ những gì bạn nói, nhưng những gì bạn làm được chắc chắn sẽ không bị lãng quên.

“Nhà lãnh đạo sẽ không nên so sánh kĩ năng chuyên môn của anh ta với nhân viên của anh ta. Nhân viên của bạn phải luôn có kĩ năng chuyên môn tốt hơn bạn. Nếu không được như vậy, nghĩa là bạn đã thuê nhầm người” – Jack Ma.



Nguồn: lethanhtrong
--
http://www.webtretho.com/forum/f3950/9-loi-khuyen-de-doi-cua-ty-phu-jack-ma-2085189/