Nội dung: Thơ, hình ảnh, âm nhạc, tâm tình, tình yêu, triết lý mà Đổ-Nguyễn và bè bạn quan tâm. Mong có feedback của các bạn ghé thăm blog.Cám ơn các bạn và chúc an vui nhé!/ ĐN
Bài này không thấy đề tên tác giả, bài thơ cuối là của sư ông Nhất Hạnh:
Bụt là vầng trăng sáng
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặn
Trăng hiện bóng trong ngần. Nhất Hạnh
Phật diệu hiền vầng trăng sáng
Trăng mười tám lồng lộng án mây khuya
Lòng viễn xứ nhớ về Ngộ
Em là Phật vằng vặc đồi tuyệt đẹp! ĐỗNguyễn
Trích:
..
Sau bốn mươi chín ngày tham
thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng
Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu
khắp trong tứ sanh lục đạo đều có chung một thể tánh viên minh, thanh
tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếu, thực tâm tu tập
đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát.
Qua đó chứng tỏ: đạo
không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là
một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật,
tác Tổ không thể chứng nhập; vì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm
tứ Thánh không ngoài cái tâm.
Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng
trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy
rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ
nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật
tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánh. Rõ ràng hơn nữa, qua một
số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật tánh là thế
nào ở loài hữu tình hay vô tình.
Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn,
vào thời Đông Tấn ở Trung Quốc, có vị Cao Tăng hiệu là Đạo Sanh (người
ta thường gọi là Sanh Công), người ở Cư Lộc, là một học giả kinh
Niết-bàn. Thuở nhỏ, Ngài thông minh trí tuệ hơn người.
Ngài cùng với
Tăng Duệ, Đạo Dung, Tăng Triệu là những vị đệ tử tài ba xuất chúng trong
hàng đệ tử của ngài La Thập, bốn vị này được gọi là Quan Nội Tứ Thánh.
Ngài là người tinh thông học thuyết của các vị Long Thọ, Đề-bà, cảm
thương cho các học giả đương thời bị trệ nơi kinh văn, hiểu cạn cợt
nghĩa lý viên dung của Phật đà nên Ngài nghiên cứu sâu lý Hữu, Không,
Nhân, Quả, sáng lập thuyết: “Thiện bất thọ báo và đốn ngộ thành Phật”,
giải thích cho mọi người liễu tri.
Nhân khi xem kinh Niết-bàn, Ngài cho
rằng: Nhất-xiển-đề đều được thành Phật, khiến cho đại chúng tăng sĩ bấy
giờ hoang mang. Do lúc ấy, kinh Niết-bàn chưa truyền đến Trung Hoa nên
người nghe khó tin, vì thế đả phá tẩn xuất Ngài ra khỏi chùa. Về sau,
khi kinh Đại Bát-niết-bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch truyền đến phương Nam
thì lời Ngài nói trước đây mới ứng thực và mọi người mới khen thực lời
Ngài có kiến thức cao vời.
Theo truyền thuyết, một hôm, nhân cuộc đàm
đạo giữa hội chúng, ngài Đạo Sanh nói rằng: “Ai bảo đá không có Phật
tánh là người ấy phản lại lời dạy của đức Thế Tôn”. Trong hội chúng ngạc
nhiên và yêu cầu Ngài chứng minh lời nói của mình để cho họ hiểu. Thế
là Ngài đến núi Hổ Khâu ở Giang Tô để tịnh tu. Ngài gom đá sắp thành
hàng làm đồ chúng. Lúc bấy giờ, Ngài đứng trước những viên đá kia nghiêm
trang dõng dạc thuyết một thời pháp. Khi Ngài thuyết đến đoạn: “Hôm
nay, ta y theo kim khẩu của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại rằng: tất cả
xiển đề đều có Phật tánh. Nếu lời ấy sai thì các ngươi vẫn nằm tự
nhiên, bằng nếu các ngươi nhận đúng lời ta nói là y như lời Phật dạy thì
các ngươi hãy gục đầu nhận lãnh.”
Câu nói của Ngài vừa dứt thì tất cả
những viên đá kia gục đầu và lăn xuống triền núi. Những vị Tăng sĩ chứng
kiến cảnh tượng kia liền quỳ xuống đảnh lễ và xin Ngài truyền trao tâm
pháp. Sau này, ngài Đại sư Thái Hư đi viếng núi Hổ Khâu đã làm bài thơ
tán thán. Có câu liên quan đến việc đá nghe pháp gật đầu như sau:
“Tiên nữ rưới hoa hà xứ xứ
Sanh Công điểm thạch vị gian đài”.
Vậy nên: “Trăng sao có thể rơi, núi đá có thể lở, biển đại dương có thể
cạn nhưng những lời đức Thế Tôn dạy vẫn không bao giờ sai trật”.
Để minh chứng thêm những lời đức Phật dạy là chân thật ngữ, trong
chuyện thiền có kể đến câu chuyện khế hợp với căn cơ của hội chúng mà
chỉ bày pháp thoại khác nhau: Có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng
Thẩm: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Không. Người kia thắc mắc:
Sao trong kinh Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh?” Ngài giải
thích: vì bị nghiệp thức che đậy nên con chó không thấy, không biết,
nên có cũng như không.
Một lần khác có người đến hỏi Ngài: Con
chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Có. Người kia gạn hỏi: Đã có Phật tánh
vì sao lại chui vô đãy da nhơ nhớp lông lá lùi xùi như vậy? Ngài giải
thích: Vì biết mà cố phạm. Biết là tánh sáng suốt, là Phật tánh nhưng
không tránh khỏi nên phải chui vào đãy da nhơ nhớp.
Chúng ta cũng
vậy, bấy lâu nay lang thang trong bể khổ trầm luân sanh tử, cũng bởi vì
si mê lầm chấp, bỏ giác hiệp trần, không nhận chân ra được bộ mặt thật
của chính ta, không thấy chủ nhân ông của chính ta trong từng sát na nên
cứ chạy theo ảo giác vọng tưởng bên ngoài, rồi xa dần tánh giác. Tưởng
giả là thật, thấy thật tưởng giả, thấy chơn tưởng vọng, tưởng vọng là
chơn, cứ xoay vòng đảo điên như vậy nên không tìm cho mình được lối ra.
Thật, giả khó phân thì đạo pháp làm sao khế hợp.
Cho nên, đức Phật mới
đưa ra nhiều pháp môn, trong đó bốn phương pháp mầu nhiệm đánh mạnh vào
cái mê tham chấp của chúng sanh, chỉ cho chúng sanh thấy rõ cuộc đời là
một biển khổ, có khổ thì có nguyên nhân đưa đến đau khổ, mà nguyên nhân
đó lại chính là vô minh, tham ái, chấp thủ của chúng ta. Sau khi thấy
khổ thì chúng ta mới liễu ngộ được có khổ thì sẽ có không khổ và cố gắng
tu tập để đạt được hạnh phúc.
Chính do vì chúng ta vẫn thấy rõ tập đế
là nguyên nhân dẫn dắt chúng sanh loanh quanh trong lục đạo, là sai trái
và đem lại đau khổ, dù thấy thì thấy, biết thì biết, học thì học nhưng
đâu có ai thực hành, dứt bỏ cho nên chúng ta không thể tự thân tác
chứng.
Thấy là một lẽ, học là một lẽ, vẫn biết vẫn quán nhưng hành là
một việc khác, đến khi gặp sự việc thì tất cả sự thấy biết với cái tâm
chấp ngã của mình thì càng rõ ràng hơn, mới thấy rằng bản ngã của con
người rất lớn. Vậy nguyên nhân chính của sự đau khổ là do đâu?
Có phải
là do cái tâm vô minh chấp ngã đã hằng hữu lâu đời lâu kiếp của chúng ta
không? Hay là cái tâm chấp thủ sanh khởi trong hiện tại? Nên biết rằng,
cái tâm của hôm nay là cái tâm của tất cả sự huân tập những sự vật thật
hay giả trong quá khứ tạo thành. Cái tâm đó song hành với chúng sanh từ
khởi nguyên cho đến lúc thành Chánh giác.
Khi còn chúng sanh thì nó
hiện hữu, còn khi thành Phật thì nó liền chuyển mê thành ngộ, chuyển
thức thành trí, và lúc này cái tâm ấy không còn hiện hữu mà là một thể
thanh tịnh hoàn toàn. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, bị đoanh vây
bởi lưới nghiệp phiền não vô minh nên không lúc nào nhận chân ra được sự
thật của vạn pháp để phản quang tự kỷ, dẫu có biết điều đó là sai trái
nhưng chúng ta vẫn cứ làm một cách thản nhiên mà không suy nghĩ hậu quả
của nó sẽ như thế nào.
Câu nói của ngài Triệu Châu như một lằn
roi đánh thật đau vào tâm thức của tất cả chúng ta. Khiến chúng ta phải
giật mình tỉnh mộng rằng, mình đang là người học Phật tu Phật, vậy mình
đang sống như thế nào? Sống có thực sự làm trong sáng được cái tâm mình
chưa, làm cho Phật tánh ngày càng sanh khởi chưa? Hay là đang còn trong
trạng thái mê mờ cố chấp? Nhờ câu nói đó mà chúng ta mới thấy mình có
tuệ giác, có khả năng thành Phật mà không lãng quên đi thệ nguyện của
mình.
Trong kinh, đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật
sẽ thành”. Điều đó một lần nữa khẳng định, mỗi chúng ta đều có một viên
minh châu giấu sẵn trong chéo áo nhưng vì mãi u mê làm tên cùng tử lang
thang khắp nẻo đường lục đạo không thấy rõ mà thôi. Nếu được ai chỉ bày
hay hướng dẫn và chúng ta thực tâm tu học thì viên minh châu đó sẽ được
trả về cho chủ nhân của nó.
Cũng bởi vì “biết mà cố phạm”, biết tham
dục, biết sân giận, biết si mê là gốc của khổ đau luân hồi nhưng mà mấy
ai chịu chấm dứt được. Thậm chí chúng ta biết rằng, rượu là giới cấm,
người tu tập không được uống, nhưng khi đi chung với nhóm bạn bốn người,
ba người kia rủ ngồi xuống uống rượu, chúng ta, vì thói thường của thế
sự, vì sợ quê, vì tự ái, vì bản ngã mà đã mặc nhiên đi ngược lại lời
nguyện của mình đã tuyên thệ trước Phật tổ. Điều này rõ ràng biết mà vẫn
cố phạm.
Ngoài ra, có những lãnh vực cũng khó phân biệt được trong phạm
vi này, tùy theo từng cấp độ mà thẩm định giá trị có tư cách cá nhân
hay phẩm hạnh tròn đầy hay không mà thôi. Đứng ở phương diện thực sự độ
sanh của các vị Bồ-tát, tùy phương tiện muốn độ một ai đó hay vì lợi ích
chung mà quý Ngài đã ứng hiện phạm giới, còn chúng ta không nên bắt
chước quý Ngài trong khi công hạnh của mình chưa đầy đủ, hay nói đúng
hơn chưa thể nhập được một phần thể tánh viên minh, tự tại vô ngại.
Chúng ta hôm nay may mắn được có được thân người, có đủ trí tuệ, gặp
được cơ duyên học hỏi Phật pháp, kết thiện duyên với đạo giải thoát đúng
là một điều thật sự khó khăn. Vì thế, chúng ta cần phải nỗ lực tiến tu,
đừng để một khi mất thân người nầy rồi thì muôn kiếp không thể gặp lại.
Trong bài phục nguyện hồi hướng buổi chiều, các Tổ chế ra bài cảnh tỉnh
rằng: “Ngày nay đã qua, mạng cũng theo đó mà giảm dần, như cá bị rút
nước nào có gì là an vui, vì thế các ngươi hãy siêng năng tinh tấn như
cứu lửa cháy đầu, hãy luôn nhớ nghĩ đến cảnh vô thường, cẩn thận không
nên buông lung”.
Lời cảnh tỉnh chứa đựng một lời răn thống thiết khuyên
dạy hàng đệ tử, cảnh tỉnh mọi người đang sống hiện hữu ở đời hãy cố gắng
sống sao cho lợi ích, đừng luống qua thời gian rồi không biết mình sống
chết ra sao? Một hơi thở ra mà không thở vào là sang một đời sống khác.
Thế nên phải luôn siêng năng tinh tấn không nên biếng trễ, bởi thân
người khó gặp, Phật pháp khó nghe nên phải cảnh tỉnh trong từng giây
từng phút. Đừng để khi tấm thân này mất đi, hối tiếc nào có lợi ích gì?
Chúng ta hãy suy gẫm lời Phật tổ dạy, gần gũi bậc thiện tri thức cùng
sách tấn để dìu dắt nhau tiến lên bờ giải thoát.
Giải thoát không
dành cho những con người biếng nhác, giải đãi, do đó trong từng sát na
tâm niệm, trong từng giây phút hiện tại, chúng ta hãy luôn trân trọng
những giây phút sống sao cho tâm được an tịnh, trong sáng, huân tập và
sống với chánh tâm chánh niệm, có như vậy thì chúng ta sẽ không xa con
đường thể nhập Thánh trí. Còn nếu không thì chúng ta mãi làm kẻ lữ hành
lạc loài trên sa mạc không biết đâu là ngõ để quay về. Đức Phật chỉ là
bậc Đạo sư làm người hướng dẫn cho chúng ta đi qua sa mạc, đã có người
dẫn đường chỉ cần trong mỗi chúng ta hãy nỗ lực để đi hay không mà thôi.
Nếu chúng ta cứ chấp chặt và không tin vào lời Đạo sư hướng dẫn thì mãi
mãi chúng ta sẽ loanh quanh và chết gầy chết mòn trên sa mạc, còn nghe
lời thì chúng ta sẽ vượt thoát ra khỏi sa mạc và đến được nơi an ổn.
Vì
thế, trong tu tập có những pháp hay, chúng ta hãy chia sẻ cùng dẫn dắt
tu tập để cùng nhau vượt qua những chặng đường cam go thử thách, phía
trước chắc còn nhiều chông gai đang chờ đợi, mỗi bước đi của chúng ta là
mỗi bước đi lượm lặt những chông gai để biến con đường đi của chúng ta
trở thành một con đường bằng phẳng trong sạch. Làm được như vậy thì đó
chính là lợi ích chung của một vị hành giả đang dần tiến đến Phật đạo.
Cảm hóa hữu tình hay vô tình, con đường đó chính là con đường để đi vào
đạo lộ Phật tánh của mỗi chúng sanh.
Chỉ khi chúng ta thể nhập được Phật
tánh thì lúc đó tâm tánh của chúng sanh và ta hoàn toàn không khác, tất
cả muôn vật cây, cỏ, đá, hoa… cho đến con người không cái gì không là
pháp, là Phật. Vì thế mới gọi là: “Phật pháp bất ly thế gian giác” có
nghĩa là Phật pháp không ngoài các pháp thế gian mà giác ngộ. Cũng như
ngài Huệ Năng khi nghe pháp ngộ đạo, Ngài thốt lời than rằng: “ai dè
tánh mình vốn sẵn thanh tịnh, ai dè tánh mình vốn chẳng sanh diệt, ai dè
tánh mình vốn sẳn có đủ, ai dè tánh mình không lay động”; để một lần
nữa cho biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy chính là
tự tánh thanh tịnh tâm của mình.
Bụt là vầng trăng sáng
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặn
Trăng hiện bóng trong ngần.
--
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=379436648861296&id=379434415528186&substory_index=0
Con may mắn đọc được công án: con chó của Ngài Triệu Châu.
Lúc đó con không hiểu vì sao ngài Triệu Châu lại nói con chó không có
Phật tánh (vô), trong khi đức Phật lại nói rằng tất cả hữu tình đều có
Phật tánh. Nhưng suy nghĩ lại con giật mình vì thấy chẳng khác. Dù là
người chăng nữa, bị vô minh che mờ mà tạo nghiệp thì cũng là nhân làm vô
minh dày thêm, che khuất Phật tánh. Vậy dù có Phật tánh mà không nhận
ra thì cũng như không có (vô).
Nghĩ
về chữ "vô" trong công án của Ngài Triệu Châu thì chữ "vô" không phải
đối lập với "hữu" mà chính là vô phân biệt. Chìa khóa của công án này có
phải hướng đến phá bỏ chấp ngã, xem giữa có và không, hữu hình và vô
hình... đều chẳng khác? Giống như khi đối diện giữa cái sống và cái chết
thì đều bình đẵng như nhau, không tham ái cũng không chán ghét bên nào.
Đó chính là Phật tánh, là chữ "vô" mà Ngài Triệu Châu ám chỉ? Xin bạch
Hòa thượng hoan hỷ chỉ dạy cho con. Trả lời của Thày Viên Minh:
Con hiểu như vậy là đúng. Triệu Châu thấy nhiều người nghe "Tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh" thì cái ngã của họ liền chấp "có" và gán
cho tánh ấy là "thường" là "lạc"... để rồi sinh ra thường kiến, hữu
kiến, v.v... Triệu Châu nói "vô" chính là để phá cái tà kiến ấy đang
hình thành trong tâm trí người hỏi. -- (1) http://coinguonhanhphuc.blogspot.de/2013/04/cong-con-cho-cua-ngai-trieu-chau.html
Công án như 1 loại studienarbeit trong đại học, các thiền sư cho Công án về phật pháp cho các thiền sinh quán chiếu khi ngồi thiền cũng vậy..
ĐN
Trích từ wiki (1)
Trong tông Lâm Tế tại Nhật, các vị Thiền sư thường phân biệt năm loại công án:
Pháp thân công án (zh. 法身公案, ja. hosshin kōan): chỉ các loại công án có thể giúp đỡ thiền sinh chỉ một bước một vượt thế giới nhị nguyên, lần đầu chứng ngộ trực tiếp Pháp thân (sa. dharmakāya, ja. hosshin), Phật tính (sa. buddhatā, ja. busshō), theo Tâm kinh
thì gọi là "Sắc tức là Không". Rất nhiều công án trong các tập danh
tiếng được xếp vào loại này mà nổi danh nhất có lẽ là công án thứ nhất
của tập Vô môn quan với tên "Con chó của Triệu Châu" (Triệu Châu cẩu tử 趙州狗子).
Cơ quan công án (zh. 機關公案, ja. kikan kōan, 'cơ quan' ở
đây có thể hiểu là bộ phận, dụng cụ): mục đích của các Pháp thân công
án là thế giới bất phân biệt, nhưng thiền sinh chưa được dừng chân nơi
đây. Cơ quan công án hướng dẫn thiền sinh đến một bước nữa, phân biệt
trong thế giới không phân biệt, ngộ được lí "Không tức là Sắc". Được xếp
vào loại này là công án 17 và 37 của Vô môn quan.
Ngôn thuyên công án (zh. 言詮公案, ja. gonsen kōan): chỉ
những công án mà thiền sinh phải tham quán ý nghĩa tột cùng của ngôn ngữ
mà chư vị tiền bối sử dụng hoằng hoá (ngôn thuyên nghĩa là ngôn ngữ
giải thích kĩ càng, trọn vẹn). Các vị Thiền sư sử dụng ngôn ngữ rất tài
tình, đầy thi vị nhưng điểm đặc sắc nhất là các ngôn ngữ này không hề
dừng bước chỉ trong khuôn khổ thẩm mĩ mà vượt qua cả nó, bao hàm ý nghĩa
cùng tột, trực chỉ chân lí. Đại diện cho loại công án này chính là Bích nham lục của Thiền sư Viên Ngộ. Một số công án trong Vô môn quan cũng được xếp vào loại này (21, 24, 27, 30, 33, 34).
Nan thấu công án (zh. 難透公案, ja. nantō kōan): chỉ những
công án rất khó (nan) lĩnh hội (thấu) vì những sự đối nghịch ngay trong
trường hợp được trình bày. Các công án thuộc loại này giúp thiền sinh
khinh an thấu rõ được sự vô ngại của sự vật, có thể nói theo giáo lí của
Hoa nghiêm tông là Sự sự vô ngại
(zh. 事事無礙). Chính sự chinh phục, thấu hiểu lí này là yếu tố của tâm tư
khinh an, tự do tự tại mà các bậc giác ngộ thụ hưởng. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc
thường nhắc đến tám công án thuộc loại này mà trong đó ba công án nằm
trong tập Vô môn quan, đó là tắc 13, 35, 38. Công án 38 như sau: "Ngũ Tổ Pháp Diễn hỏi chúng: Ví như con trâu đi qua khung cửa, đầu, sừng, bốn chân đều lọt, sao đuôi lại chẳng lọt được?"
Ngũ vị công án (zh. 五位公案, ja. goi kōan): chỉ các công án cuối cùng mà thiền sinh phải vượt qua. Các công án này có liên hệ trực tiếp với Ngũ vị quân thần (Động Sơn ngũ vị) của vị Khai tổ tông Tào Động là Thiền sư Động Sơn Lương Giới. Kinh nghiệm giác ngộ của thiền sinh—đạt được qua bốn loại công án trước—được thử thách lần cuối.
Là một phương tiện tối trọng để đạt giác ngộ, phép quán công án đòi hỏi ba yếu tố mà thiền sinh phải đạt được, đó là Đại phấn chí, Đại nghi đoàn và Đại tín căn.
Đại tín ở đây được hiểu như là niềm tin tuyệt đối vào khả năng giác ngộ
của chính mình, Đại phấn chí là sự tinh tiến, kiên trì dũng mãnh. Đại
nghi đoàn ở đây không có nghĩa nghi ngờ bình thường mà chỉ trạng thái
tập trung tư tưởng tuyệt đỉnh. Các điểm mâu thuẫn trong công án có nhiệm
vụ gia tăng Đại nghi đoàn này và Thiền sư Bạch Ẩn bảo rằng: "Đại nghi -
Đại ngộ" (zh. 大疑大悟), nghĩa là càng nghi nhiều, càng ngộ sâu.
Có những việc chỉ xảy ra 1 lần ví dụ như tang lễ, là anh em cô cậu và là người bạn, thì không thể không đi.
Anh nhớ có lần em phải bay lên QL để tham dự một đám táng người thân, lần đó anh nhớ mãi..
Quyết định đi dự tang lễ cho Thông là đúng đắn.
Lần đầu tham dự tang lễ trong 1 nhà thờ, có mục sư giảng.
Người tham dự hàng 100 người..
Có các bạn ở Stuttgart cũng về, H+Mai, Ngọc, Tuyết, Hoàng..
Chi hội Phật tử, hội thánh Tin lành..
Cộng đồng người Việt..
Bà con, bạn bè,,
Hôm nay vừa thức dậy thôi
Bên cà phê sáng bổng nghe về thiền
Sư Nẫu oang oang trên mic
Đàm luận với anh PH cũng vui
Chủ đề công án trong thiền...
Do đó, mình thử tìm hiểu công án là gì?
...
Wiki viết:
Công án là 1 chủ dề trong thiền tông Trung Hoa và Nhật bản. Thiền sư Lâm tế và môn phái Tào động xử dụng công án để giãng dạy môn sinh.
Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) cố nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.
Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, "nằm ngoài phạm vi của lí luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.
Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lí luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lí luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.
Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.
Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lí Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.
Bản tắc (zh.本則, ja. honsoku) nghĩa là "Quy tắc căn bản", là một cách gọi khác của một Công án, được sử dụng trong hai tập Bích nham lục và Vô môn quan để phân biệt với những thành phần khác của công án như "thuỳ thị", "trước ngữ," "bình xướng".
--
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C3%A1n
Hàng trăm người đến tiễn đưa
Công viên mùa Lễ đong đưa nắng chiều
Bạn bè Stuttgart cũng về
Phút giây còn đó sẽ là dư âm
Ta về áo trắng giày nâu
Chào bao bầu bạn giống nòi thân nhau
Tan về cất bước qua cầu
Nghe con suối ấy nhiệm màu trong veo!
Ngày này kỉ niệm dễ thương
Một thời mình đã cùng nương nhau nhiều
Từ trưa cho đến xế chiều
Tâm hồn hai đứa hiu hiu mộng đời
Dù cho vật đổi sao dời
Một thời thật đẹp du chơi dấu tình!
ĐỗNguyễn nhân ngày kỉ niệm 12, anh tặng Ngộ, người con gái thương yêu và kì lạ của mình!
… Tính chất của Pháp nơi mỗi người chúng ta là giống nhau. Nhưng trên hiện tướng mỗi người đều khác. Tất cả vật chất (28 sắc pháp) cuối cùng chỉ còn là yếu tố đất, nước, lửa, gió và hư không (trong kết cấu của đất, nước, lửa, gió luôn có khoảng không). Do đó, hư không là môi trường để đất, nước, lửa, gió có sự cấu tạo.
Còn tính chất cái Tâm (danh pháp) của chúng ta thì có hai phần: Phần thể tánh và phần tướng dụng. Thể tánh của tâm là biết tất cả pháp nên gọi là tánh biết. Tướng dụng của tâm thì có đến 121 loại tâm và 52 tâm sở. Tâm có rất nhiều loại: Thiện, bất thiện, hữu nhân, vô nhân, duy tác v.v... Mỗi tâm lại bao gồm một số tâm sở.
Tánh biết không sinh diệt có thể thấy được sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp và Niết-bàn, còn sáu thức sinh diệt thì biết các đối tượng sinh diệt của chúng.
Duyên khởi sắc pháp nơi mỗi người khác nhau trên hiện tướng... nhưng bản chất sắc pháp của mọi người lại giống nhau nơi yếu tố đất, nước, lửa, gió, hư không. Cũng vậy, duyên khởi của tâm và tâm sở của mỗi người đều khác biệt nơi 121 loại tâm cũng như 52 tâm sở nhưng lại đồng quy về Tánh Biết.
Theo Dịch lý, tất cả trời đất thiên biến vạn hóa gom lại có 64 quẻ, hình thức gồm có kiền, khôn, bỉ, thái, vinh, hư, tiêu, trưởng…, 64 quẻ rút lại còn 8 gọi là bát quái, bát quái rút lại 4 gọi là tứ tượng, 4 còn lại 2 gọi là âm dương hay lưỡng nghi mà cái hai xuất phát từ cái một, đó là Thái Cực.
Ban đầu từ thái cực (một) sinh lưỡng nghi tức 1 hào âm và 1 hào dương, sau đó hai hào này kết hợp lại thành cặp 2 hào mà thành tứ tượng. Tứ tượng lại thêm 1 hào âm hoặc 1 hào dương nữa thành 3 hào, có 8 lần 3 hào thành bát quái, rồi tiếp tục 3 hào này duyên khởi với 3 khác mà thành 64 lần 6 hào, từ đó cứ duyên nhau mà “sinh sinh chi vị dịch” thành ra thế giới trùng trùng duyên khởi. Tuy nhiên, dù đang ở dưới hiện tượng nào thì ngay đó vẫn là Thái Cực.
Vì vậy, mỗi hiện hữu nên trở về với chính mình dù mình là người, cây cỏ hay bất cứ loại gì. Nếu mỗi người mỗi vật biết trở về trọn vẹn với chính mình thì dù là người, vật, hay cây cỏ gì... thì xét cho cùng vẫn là thái cực, không ai hơn ai cả. Vì vậy, đạo Phật nói rằng trở về thấy ra bản chất thật của mình đó chính là giác ngộ.
Kinh Dịch nói rằng "thời bỉ tắc bĩ, thời hanh tắc hanh" nghĩa là mình đang ở hiện tượng nào thì cứ trọn vẹn với hiện tượng ấy, vì khi đến tận cùng của hanh thông thì bế tắc trở lại... và đến khi bế tắc cùng cực thì hanh thông trở lại... cứ vậy mà xoay vần mãi, chỉ trở về với Thái Cực nơi chính mình mới không sinh diệt.
Chính vì tất cả các pháp đều trở về Tánh Biết cũng như tất cả hiện tượng biến dịch đều trở về Thái Cực nên lúc Bồ Tát Sĩ-đạt-ta mới sinh ra đi bảy bước đã nói:
"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn"
Nguyên văn là:
“Aggo ahaṃ asmi lokassa,
Jeṭṭho ahaṃ asmi lokassa,
Seṭṭho ahaṃ asmi lokassa,
Ayaṃ antima jāti,
Natthi dāni punabbhavo.”
(Ta là tối thượng của thế gian,
Ta là tối tôn của thế gian,
Ta là tối thắng của thế gian.
Đây là lần sinh cuối cùng,
từ nay không còn sinh nữa)
Chữ "Ta" ở đây chính là Tánh Biết hay Tánh Giác nơi bổn tâm thanh tịnh trong sáng (pabhassara citta) sẵn có ở mỗi người. Nếu mỗi người tự biết trở về với Tánh Biết “không sinh, không hữu, không tác, không thành” (Tiểu Bộ Kinh), chứ không phải là cái Ngã luôn có tham vọng nỗ lực tạo tác để trở thành một con người lý tưởng hay bậc Thánh khác...Vì vậy, mỗi người chỉ cần trở về với chính mình, không nên bắt chước Pháp của bất kỳ ai khác. Trước khi Đức Phật ra đời, hầu như tất cả tôn giáo thời bấy giờ đều có lý tưởng sở đắc ở bên ngoài mà Thiền Tông gọi là “hướng ngoại cầu huyền” nên tuyên ngôn đầu tiên của Ngài là hãy trở về chính mình vì tất cả chân lý đều ở đó. Và sau khi đắc Chánh Quả, một lần nữa Ngài tuyên bố:
“Attāhi attano nātho
Ko hi nātho parosiyā
Attanā va sudantena
Nāthaṃ labhati dullabhaṃ” (Dhammāpda 160)
(Ta là nơi nương nhờ của Ta,
không ai khác là nơi nương nhờ được,
trở về với cái Ta thuần tịnh,
chính là nơi nương nhờ hy hữu)
Nguyên lý giác ngộ của đạo Phật rõ ràng là, “Tự mình là hòn đảo của chính mình” (giữa bể khổ trầm luân) hay “Tự mình thắp đuốc lên mà đi” (giữa nẻo vô minh tăm tối), vì vậy, bổn phận của người tu chính là chấm dứt sự tìm kiếm bên ngoài, chỉ trở về thấy ra Bản Tâm Thanh Tịnh hay Tánh Biết Trong Sáng (Pabhassara Citta) là ngay đó giác ngộ giải thoát mà thôi. Tham vọng hay ý chí của bản ngã luôn lăng xăng tạo tác để trở thành... chính là vô minh ái dục, đưa đến phiền não khổ đau. Cho nên, sai lầm lớn nhất của con người là cố gắng tạo tác để trở thành cái khác ngoài chính mình để rồi mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử! Luân hồi được ví như câu chuyện "Anh thợ đục đá". Chuyện kể rằng:
"Có một người thợ đục đá vì làm việc cực nhọc nên luôn không bằng lòng với bản thân mình. Một ngày kia, anh thấy một ông vua ngồi kiệu đi qua, được người hầu kẻ hạ rất oai phong và nhàn nhã. Quả là một người đầy quyền lực mà ai ai cũng đều phủ phục kính nể. Anh ta nghĩ, “Ồ ước gì mình được làm vua thì sung sướng biết bao!”
Thật kỳ lạ, anh ta vừa nghĩ xong thì lập tức được biến thành ông vua. Được làm vua anh ta mặc sức ngao du sơn thủy để hưởng lạc thú trên đời, nhưng rồi mùa hè oi bức đến, mặt trời chiếu nóng nực không chịu nổi. “Thì ra vua cũng không bằng uy lực của mặt trời, ước gì mình được làm mặt trời nhỉ!” Thế là anh lại được làm mặt trời như mơ ước của mình.
Thành mặt trời, anh thể hiện uy lực của mình, chiếu ra vô vàn tia nắng trên muôn loài vạn vật với niềm kiêu hãnh, tự cao. Nhưng chính vì chiếu nắng nhiều quá nên hơi nước bốc lên thành mây che khuất cả mặt trời. Thế là anh ta lại ước thành là mây và cũng được như nguyện. Mây cố che hết mặt trời nên không khí thay đổi không điều hòa đã tạo ra gió, và chính gió thổi mây bay tan tác.
Anh lại ước mình làm gió, và khi đã được làm gió anh ra sức hô phong hoán vũ để thể hiện sức mạnh vô địch của mình. Anh hả hê thấy mình thổi gì cũng được, nhưng khi thổi vào núi đá hết sức bình sinh núi đã vẫn trơ trơ bất động. Anh nghĩ, “Chà, làm núi đá mới là uy dũng”, thế là anh biến thành núi đá. Mặc gió mưa nắng rét anh đứng thật oai phong, kiên cố…
Nhưng chẳng bao lâu anh nghe dưới chân đau nhói, nhìn xuống thì anh thấy người thợ đục đá đang giáng những quả búa tạ vào chân mình đau buốt mà anh chẳng làm được gì, chỉ trân mình chịu trận. “Thợ đục đá lợi hại thật, phải chi mình là anh ta nhỉ” - anh vừa nghĩ xong thì liền thấy mình trở về làm người thợ đục đá năm xưa."
Luân hồi là vậy đó! Chúng ta thường cho là có một cái gì cao quý hơn để đạt tới... nhưng chỉ vì không nhận ra rằng tất cả mọi hiện hữu đều cao quý như nhau nếu biết trở về trọn vẹn với thực tánh của chính mình, đó mới là thật sự giác ngộ giải thoát. Giá trị cuộc sống không phải cái mình cho là tốt nhất để lựa chọn, mà là thấy ra sự hoàn hảo vốn có sẵn trong thực tánh của tất cả mọi sự mọi vật bất toàn.
Tại sao Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên trở về với thân, thọ, tâm, pháp? Pháp như thế nào thì thấy biết nó như nó là... như đơn giản đi thì biết đi, đau thì biết đau, sân thì biết sân... cảm nhận nó như nó là với tánh biết hoàn toàn rỗng lặng trong sáng như tấm gương phản ánh sự vật trung thực. Đó chính là tuệ tri. Thật ra, người giác ngộ chính là người thấy ra bản chất đích thực của đời sống chứ không có thái độ nhị nguyên tham ưu, thủ xả (ưa ghét, lấy bỏ). Hay nói cho dễ hiểu là không loại ra khỏi đời sống cái mình ghét bỏ để thay vào đó cái lý tưởng mà mình ưa thích, cũng không hướng ngoại kiếm tìm ảo ảnh do bản ngã và tư tưởng vọng cầu.
Trong Dịch Lý có câu: “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kỳ trung hỷ”- giản dị đến tận cùng thì mới thấy được nguyên lý của trời đất, mà có thấy nguyên lý của trời đất thì thời vị mới trung chính. Thời trung vị chính nghĩa là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại ngay đây và bây giờ. Dị giản cũng có nghĩa là dừng cái biết lại chỗ không biết (tri chỉ kỳ sở bất tri) thì ngay đó liền khai mở con mắt tuệ giác, không phải là cái thấy biết của lý trí vọng thức. Đó là lý do tại sao Đức Phật, Lão Tử và đức Chúa đều khuyên chúng ta trở về với chính mình trong cái tâm thấy biết hồn nhiên trong sáng của một hài nhi...
(Như Tuệ trích ghi chép từ Pháp Thoại: “Pháp nơi mỗi người - Trọn vẹn với thực tại" - Những bài Pháp ngắn ở Sydney/2013 của Thầy Viên Minh)
--
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=445
One would not chase after the past,
nor place expectations on the future.
What is past
is left behind.
The future
is as yet unreached.
Whatever quality is present
one clearly sees right there,
right there.
Unvanquished, unshaken,
that's how one develops the mind. Ardently doing one's duty today,
for -- who knows? -- tomorrow
death may come.
There is no bargaining
with Death and his mighty horde. Whoever lives thus ardently,
relentlessly
both day and night,
has truly had an auspicious day:
So says the Peaceful Sage.
Duc: mong muốn
Có nhiều loại mong muốn.
Mong muốn điều thiện, mang lợi ích cho xã hội.
Đạo Phật chủ trương Dục như ý túc (37 phẩm trợ đạo) và cũng chủ trương đừng đắm chìm trong dục lạc.
Giới thiệu với Ngộ bài của HT Thanh Từ sau đây:
TUỔI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ DIỆT DỤC HT. Thích Thanh Từ
Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
Sự thật, vấn đề diệt dục có phải bóp chết hi vọng, đốt khô nhựa sống của thanh niên không? - Nhất định là không. Đó chỉ là một quan niệm sai lầm. Diệt dục không có nghĩa là diệt tất cả ham muốn, mà chỉ là diệt cái đắm mê ngũ dục (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ) mà thôi. Nếu nói diệt dục là diệt tất cả ham muốn thì tại sao người tu theo đạo Phật còn ham muốn làm điều thiện, ham muốn cứu độ chúng sanh, ham muốn giải thoát, ham muốn giác ngộ...? Bởi vì người đời đắm mê tiền của, sắc đẹp... cho đó là cứu kính của kiếp sống, trở thành mù quáng và nô lệ nó, nên không tìm ra lẽ chánh, Phật nói:
Người nặng lòng ái dục thì không thấy được đạo, ví như nước lóng lấy tay quậy lên, người đến không trông thấy bóng.
(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
Để được sáng suốt và tự do, Phật dạy người đời phải diệt cái đắm mê ngũ dục. Diệt cái đắm mê chớ không phải diệt hết các thứ ấy. Chính sự ăn uống, ngủ nghỉ đức Phật còn phải dùng kia mà. Vì thế, cần nói một danh từ đúng hơn là Thiểu dục hay Tiết dục.
Tuổi thanh niên là tuổi mong muốn ước mơ, nếu mong muốn xứng với khả năng, hợp với hoàn cảnh là tiến bộ. Trái lại, khả năng một mà mong muốn mười, ước mơ những điều huyễn hoặc viển vông, đó là đi quá đà, chỉ chuốc lấy những thất vọng và đau khổ. Như chàng nông dân kia ước mơ bà công chúa đến phải đau tương tư; hoặc người tàn tật ăn xin nọ ước mơ thành triệu phú mà quên mình đang đói lạnh... Những cái mong muốn ước mơ ấy, nếu không diệt trừ thì con người quên cả thực tại, chỉ sống với mộng tưởng không đâu. Như vậy, vấn đề diệt dục đâu không hệ trọng thiết yếu với tuổi thanh niên ?
Phần đông thanh niên đều nuôi mộng to, nhưng nếu là mộng Thạch Sùng hay Sở Khanh thì những thanh niên ấy là những con vi trùng độc của xã hội. Chính họ sẽ là con thiêu thân thui mình trong ngọn lửa sắc, tài... Bởi vì khi đã say men sắc, tài, danh vọng, con người có thể quên tất cả lẽ phải, mất hết lương tri, nhất là tuổi thanh thiếu niên, tuổi bồng bột nông nổi. Xưa nay biết bao người khi đứng ngoài vòng sắc, tài, danh vọng, họ là bạn tốt, chồng hiền, con hiếu... Nhưng đến lúc bị sắc, tài, danh vọng làm lòa mắt, họ sẽ trở thành con bất hiếu, chồng phụ bạc, người phản bạn... Do đó, nếu không hạn chế tâm tham dục, thanh niên rất dễ lao mình xuống hố trụy lạc.
Tuy nhiên, hạn chế tham dục không có nghĩa là ngăn bước tiến của thanh niên, ấy là hướng họ tiến đúng đường, hợp đạo lý. Lòng ham muốn của thanh niên không cùng, không tận, nếu mở khuôn luân lý, đạo đức cho nó mặc tình bay chạy thì thế giới này sẽ trở thành địa ngục, con người không còn nhân phẩm. Nói thế không phải cấm đoán thanh niên không cho ham muốn, ở đây chỉ cần xoay chiều ham muốn ấy trở thành hữu ích và hướng thiện là tốt.
Giáo lý đạo Phật dạy diệt dục, cũng giáo lý đạo Phật dạy tăng trưởng dục. Nếu không nhận định kỹ, người ta thấy mâu thuẫn ở điểm này. Bốn món Như ý túc, trong Ba muơi bảy phẩm trợ đạo của Phật dạy mà Dục như ý túc là đứng đầu, kế mới Tinh tấn. Lại câu thường ngôn của Phật tử nói: “Tu hành vô dục, đạo quả nan thành.” Thật vậy, có ham muốn người ta mới gắng sức chịu khó làm việc hay tu hành. Thế là, cái ham muốn phải có và đặt nó đứng đầu, khi bước chân vào đạo Phật. Đạo Phật cấm cái dục ích kỷ, sai lầm và đau khổ, nhưng dạy tăng trưởng cái dục vị tha, sáng suốt và an lạc.
Cái dục hợp lý hữu ích ấy, thanh niên cần phải có và phải có thật to. Như ham muốn làm việc xã hội, giúp ích đồng bào... những cái ham muốn này càng to chừng nào thì danh nghĩa thanh niên càng xứng đáng chừng ấy và xã hội sẽ nhờ đó mà tươi đẹp, vui vẻ biết bao!
Lại ham muốn mở mang kiến thức, khai thông trí tuệ, thanh niên không thể thiếu được, mà phải có một cách thiết tha. Vì trí thức là cái cần có của con người, nên thanh niên phải gắng công khai thác nó. Nhờ có ham muốn mở mang trí thức, các cậu học sinh mới hăng hái học tập, mới nhẫn nhịn được những cơn quở phạt của giáo sư và mới đạt được bản nguyện. Nếu một học sinh học chỉ vì sự bắt buộc của cha mẹ, đến trường để tránh việc gia đình... thì học sinh ấy chỉ là những thằng bù nhìn không hơn không kém. Thế là thành công trên việc nhân nghĩa, đạt được trí tuệ cho mình đều do ham muốn làm động cơ.
Nếu là một thanh niên Phật tử, vấn đề ham muốn lại càng to gấp bội phần hơn. Bởi vì đã xưng mình là con Phật, là đã ám tàng mong muốn làm bậc siêu nhân. Do đó, Phật tử lúc nào cũng một lòng chăm chăm ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài. Họ say sưa làm việc bố thí, say sưa lo cứu độ chúng sanh. Bởi lòng ham muốn thiết tha ấy, rất nhiều Phật tử coi mạng sống mình nhẹ hơn bông, xem nỗi đau khổ của người nặng hơn đá, họ đã hi sinh làm được những việc khó làm. Nếu đã xưng là Phật tử mà không phát tâm ham muốn ban vui cứu khổ cho người, thì kẻ ấy là cái bia khắc tên không.
Chẳng những chỉ ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài, mà Phật tử cần phải thiết tha mong muốn được giác ngộ và giải thoát. Bởi sức mong muốn này quá mạnh, nên trên đường đạo, Phật tử tinh tấn không dừng. Họ cố gắng tu tập, bền chí gạn lọc từng cái bợn nhơ phiền não trong nội tâm, như người gạn lọc từng mảnh quặng trong khối vàng. Nếu thiếu sự mong muốn, ai không thối lui trong khi gặp muôn vàn trở ngại trên đường đạo!
Phật đã đào luyện cho đệ tử cái mộng to vô kể, tức là cái mộng chuyển thế giới khổ đau thành Cực Lạc, xoay con người phàm tục trở nên Thánh Hiền. Như vậy cái dục của Phật tử rất to, mà càng to lại càng quí, vì nó hướng đúng đường.
Tóm lại, đạo Phật chủ trương diệt dục, nhưng chỉ diệt cái đắm mê ngũ dục, chớ không phải diệt cái dục cứu thế độ đời, siêu phàm nhập Thánh. Tuổi thanh niên là tuổi còn thiếu kinh nghiệm lại nhiều ham muốn, nếu không biết phương pháp tiết chế những cái ham muốn sai lầm, tăng trưởng những cái ham muốn phải hướng thì rất đáng thương hại thay! Đem vấn đề diệt dục của đạo Phật áp dụng vào đời sống thanh niên không phải là một việc kém cần thiết. Có thế, thanh niên mới sống một đời sống cao siêu quảng đại, và xã hội mới mong có ngày vinh quang rực rỡ.