Saturday, 11 April 2015

12.4.2015 Celebration

12.April 2015

12.04.2015

Một năm đã trôi qua,
Blog này hôm nay
Mừng ngày sinh nhật

Tháng tư chồi non mọc ra
Thành lá xanh,
lá vàng,
lá đỏ

Rụng cả đường rừng
Anh đi
Rừng Điệu Ngộ.

Một năm
Tình cảm
Nhớ mong
Trải dài
Trên hàng trăm bài thơ
Anh làm..
Và vài bài của em

12 tháng
Là 12 lần kỉ niệm..

Mỗi lần anh đều bồi hồi
Mang về những bó hoa
Hoa Hồng vàng
Hoa Hồng trắng
Hoa Hồng đỏ
Có khi là cành hoa tím
Và hoa Tu-lip

Những cây nến lung linh
Tưng bừng, đằm thắm
Trong những lần có em..
Lúc nào cũng hai ly rượu
Được rót ra cho hai đứa..

Mỗi lần ngày 12 trong tháng,
Dầu làm gì anh vẫn nhớ về
Ngày này
Và vẫn đi kiếm những bông hoa tươi
Tặng em
Tặng chính anh

Bao lâu anh còn thích
Thì ngày 12
Vẫn cứ như thế..


Những vui buồn..

Cám ơn Ngộ,
Người đã khám phá
Ra ta

Trước đó
Ta chỉ là một gã cô đơn..

ĐỗNguyễn
..nếu hôm nay chủ nhật, Ngộ vào, thì anh chúc Em ngày chủ nhật an vui nhé!

Celebration

Hi Ngo,

Ngay mai 12
Moi Ngo ghe tham vuon

ĐN

Pali- Sở thuộc cách

atta hi attano natho

atttano thuoc so huu cach, can ngu la atta, nhung no ko dc chia la attassa ma la attano, ly do: atta la truong hop ngoai le.


Sở thuộc cách (1)

BÀI 6

1. Biến cách của những danh từ nam tính tận cùng bằng – a (tiếp theo):

Sở thuộc cách: Những biến cách của sở thuộc cách rất giống những biến cách của chỉ định cách. Biến cách tận cùng bằng – ssa được thêm vào danh từ căn bản để tạo thành sở thuộc cách số ít. Biến cách tận cùng bằng – ānaṃ được thêm vào danh từ căn bản để tạo thành sở thuộc cách số nhiều.

Số ít:


nara + ssa

mātula + ssa

kassaka + ssa

= narassa (của người đàn ông)

= mātulassa (của người chú)

= kassakassa (của người nông dân)


Số nhiều:



nara + ānaṃ

mātula + ānaṃ

kassaka + ānaṃ

= narānaṃ (của những người đàn ông)

= mātulānam (của những người chú)

= kassakānaṃ (của những người nông dân)


2. Một vài ví dụ về sự thành lập câu:

Số ít:

1) Narassa putto bhattaṃ yācati.
Người con trai của người đàn ông xin cơm.

2) Mātulassa sahāyako rathaṃ āharati.
Người bạn của người chú mang lại chiếc xe.

3) Kassakassa sūkaro dīpaṃ dhāvati.
Con lợn của người nông dân chạy đến hòn đảo.

Số nhiều:

1) Narānaṃ puttā bhattaṃ yācanti.
Những người con trai của những người đàn ông xin cơm.

2) Mātulānaṃ sahāyakā rathe āharanti.
Những người bạn của những người chú mang lại những chiếc xe.

3) Kassakānaṃ sūkarā dīpe dhāvanti.
Những con lợn của những người nông dân chạy đến những hòn đảo.
--
1
http://www.budsas.org/uni/u-palicb/v06.htm

Atta hi attano natho

Câu hỏi về chữ attano
Anh đã tìm ra,
Attano từ chữ atta mà ra,
Và  vì atta chia theo cách ngoại lệ, đặc biệt.
Nên thành attano.


ĐN

8 ngữ cách là

 


Danh từ tiếng Pāli được sử dụng theo 8 ngữ cách là:
 
1) Chủ cách - Paṭhamavibhatti .
2) Ðối cách - Dutiyavibhatti.
3) Sở dụng cách - Tatiyavibhatti.
4) Chỉ định cách - Catutthavibhatti.
5) Xuất xứ cách - Pañcamavibhatti.
6) Sở thuộc cách - Chaṭṭhavibhatti.
7) Ðịnh sở cách - Sattamavibhatti.
8) Hô cách - Ālapanavibhatti.

--
http://www.budsas.org/uni/u-paliht/02a.htm 


DẠNG BIẾN CÁCH DANH TỪ DỊ BIỆT NGỮ

Trong tiếng Pāli có xuất hiện rải rác một số danh từ nam tính, nữ tính và trung tính, tuy đồng mang hình thức vĩ ngữ như các danh từ thông thường, nhưng lại có dạng biến cách khác biệt hơn các danh từ thông thường. Chúng được gọi là những danh từ dị biệt ngữ (pakiṇṇakasabda) hay thiểu cách ngữ (katipa-yasabda).
A- Một số danh từ nam tính như atta, addha, puma, brahma, bhavanta, mana, mahārāja, muddha, yuva, rāja, sakha, santa ... mặc dù có hình thức vĩ ngữ "a", nhưng lại có dạng biến cách khác biệt với danh từ nam tính vĩ ngữ "a" thông thường. Lại như các danh từ pitu, satthu ... cũng có hình thức nam tính vĩ ngữ "u", thế nhưng có dạng biến cách khác với danh từ nam tính vĩ ngữ "u" thông thường.
Sau đây là các dạng biến cách của những danh từ trên:
1- ATTA (ta, tự ngã, bản ngã) có biến cách như sau: 


Cách
Số ít
Số nhiều
Pa.
attā
attāno
Du.
attaṃ, attānaṃ
attāno
Ta.
attāna, attena
attanebhi,attanehi
Ca. cha
attano
attānaṃ
Pañ
attanā
attanebhi,attanehi
Sa.
attani
attanesu
Ā.
atta, attā
attāno
 

Phụ âm ghép- Pali

Ngộ thương,
 
Phần này đáng chú ý, nên anh để đây:
Trích từ (1)

Năm nhóm ấy gồm có 25 chữ như sau:
- Nhóm ka có 5 chữ:   k  kh  g  gh  ṅ
- Nhóm ca có 5 chữ:   c  ch  j  jh  ñ
- Nhóm ṭa có 5 chữ:   ṭ  ṭh  ḍ  ḍh  ṇ
- Nhóm ta có 5 chữ:   t  th  d  dh  n
- Nhóm pa có 5 chữ:   p  ph  b  bh  m
Nhóm ngoại biệt gồm có 8 chữ là:   y  r  l  v  s  h  ḷ  ṃ

IV- PHỤ ÂM GHÉP (Byañjanasaṃyoga)
 

Tiếng Pāli có phụ-âm đơn, có phụ âm ghép.
Trường hợp phụ âm đơn, tức là phụ âm đứng độc lập trong một chữ.
Thí dụ: Kapi, dadhi, gāma, vana ...
Trường hợp phụ âm ghép, nghĩa là phụ âm đi đôi, thường xảy ra ở giữa một từ, cũng có khi đứng đầu một từ.
Thí dụ: Kappa, assa, byāpāda, vyādhi ...
Nói về phụ âm ghép ở tiếng Pāli, cũng có phần theo hệ thống, cũng có phần không theo hệ thống.
Phần phụ âm ghép có theo hệ thống, xảy ra như sau:
- Phụ âm trong mỗi nhóm, chữ thứ nhất được ghép với chính nó và với chữ thứ hai.
Thí dụ:
kk: akka (mặt trời).
kkh: akkhi (con mắt).
cc: sacca (sự thật).
cch: maccha (con cá).
ṭṭ: aṭṭa (giàn trò, chòi canh).
ṭṭh: aṭṭha (tám, số tám).
tt: atta (ta, tự ngã, bản ngã).
tth: attha (sự lợi ích, nhu cầu, ý nghĩa).
pp: appa (chút ít, thiểu số) .
pph: puppha (bông hoa) ...
- Phụ âm trong mỗi nhóm, chữ thứ ba được ghép với chính nó và với chữ thứ tư.
Thí dụ:
gg : agga (chót, tột đỉnh).
ggh: aggha (giá trị).
jj : ajja (hôm nay).
jjh : ajjhāya (chương sách).
ḍḍ: kuḍḍa (vách tường).
ḍḍ : aḍḍha (phân nửa, 1/ 2).
dd: sadda (tiếng, âm thanh).
ddh: saddhā (niềm tin).
bb: sabba (tất cả).
bbh: abbhā (ánh sáng).
- Chữ thứ năm trong mỗi nhóm phụ âm đều ghép được với 4 chữ cùng nhóm và với chính nó (trừ chữ "ṅ" không ghép với được).
Thí dụ:
ṅk : aṅka (số hiệu, số trang).
ṅkh: saṅkha (cái tù và).
ṅg : aṅga (phần, chi).
ṅgh: saṅgha (chúng tăng, tăng lữ).
ñc : kiñci (một cái gì).
ñch : lañcha (dấu vết).
ñj : khañja (sự què quặt).
ñjh : sañjhā (buổi tối).
ññ : kaññā (cô gái).
ṇṭ : vaṇṭa (cuống hoa).
ṇṭh : kaṇṭha (cổ họng).
ṇḍ : daṇḍa (gậy gộc, hình phạt).
ṇḍh: suṇḍhi (ngà voi).
ṇṇ : paṇṇa (lá cây).
nt : khanti (sự chịu đựng).
nth: pantha (con đường).
nd : canda (mặt trăng).
nd : andha (sự mù quáng).
nn : anna (cơm, vật thực).
mp: kampa (sự dao động).
mph: sampha (sự nhảm nhí).
mb: amba (trái xoài).
mbh: khambhakata (sự chống nạnh)
mm: ammā (mẹ).
- Ba phụ âm ngoài nhóm là y, l, s được ghép với chính nó.
Thí dụ:
yy: ayya (ông chủ, đức ông, đức ngài).
ll: salla (mũi tên).
ss: assa (con ngựa).
Phần phụ âm ghép không theo hệ thống, xảy ra như sau:
- Trường hợp phụ âm ghép hình thức không theo hệ thống mà đặt giữa chữ.
Thí dụ:
ky : sakya (dòng Thích Ca, dòng chiến sĩ).
kl : uklāpa (dơ bẩn, sự bẩn thỉu).
khy: ākhyāta (tiếng động từ).
ñh : pañhā (sự hỏi, vấn đề).
ṇh: taṇhā (ái dục).
tr : tatra (ở đấy).
ty : asityā (80).
dr : bhadra (tốt đẹp, hiền thiện).
nv : anveti (đi theo).
nh : anhāto (sự mang lại).
by : abyākata (vô ký).
my: kamyatā (sự ước muốn).
mh: amha (chúng tôi).
yh : gārayha (sự thấp hèn).
ly : kalyāna (tốt, đức lành).
lh : galha (sự mạnh mẽ)
vy : koravya (thuộc xứ kuru).
vh : jivhā (cái lưỡi).
at : bhastā (túi da, ống bễ).
mm: asmā (cục đá).
sy : raṃsyā (hào quang).
hm: brahma (vị phạm thiên).
ḷh : daḷha (sự kiên cố).
ṃy: saṃyoga (sự kết hợp).
ṃr: saṃrakkhanā (sự hộ trì)
ṃv: saṃvāsa (sự chung sống).
ṃs: saṃsāra (sự luân hồi).
ṃh: saṃhāra (sự soạn thảo).
- Lại có trường hợp phụ âm ghép hình thức không theo hệ thống mà lại dùng dẫn đầu tiếng.
Thí dụ:
kr : kriyā (sự hành vi).
kv : kvā (ở đâu?).
tv : tvaṃ (anh, mi, ngươi, mày ...).
dv : dve (hai, số hai).
my: nyāsa (thuế nợ).
nh : nhāyati (tắm).
pl : plava (vật nổi, chiếc bè).
by : byaggha (con hổ, cọp, hùm).
br : brūti (nói).
vy : vyādhi (sự bệnh hoạn).
sn : sneha (sự thương yêu).
sv : sve (ngày mai).
Phần phụ âm ghép trong tiếng Pāli đại lược là như vậy.

--
http://www.budsas.org/uni/u-paliht/01.htm
 

Phụ âm-Pali

Năm nhóm ấy gồm có 25 chữ như sau:
- Nhóm ka có 5 chữ:   k  kh  g  gh  ṅ
- Nhóm ca có 5 chữ:   c  ch  j  jh  ñ
- Nhóm ṭa có 5 chữ:   ṭ  ṭh  ḍ  ḍh  ṇ
- Nhóm ta có 5 chữ:   t  th  d  dh  n
- Nhóm pa có 5 chữ:   p  ph  b  bh  m
Nhóm ngoại biệt gồm có 8 chữ là:   y  r  l  v  s  h  ḷ  ṃ

Nguyên âm Pali có 8 chữ

a
 ā
  i
  ī
u
ū
e
o

Thursday, 9 April 2015

Câu Pali hay. Attā hi attano nātho

Korinth Kapitell



Hi Ngộ

Trong bài giảng của Sư Viên Minh, Sư có nhắc câu này, anh tìm xem, thì ra câu pháp cú 160, anh có xem các bản dịch khác.. Bản anh dịch theo cách anh hiểu và thích như ý Sư đã nói, nhất là ở câu thứ ba..
Anh có cảm tưởng, cách hành văn Pali của Pháp cú có sự đặc thù. Mày mò những chữ là một trò chơi công phu.
Ví dụ: chữ attano. Câu hỏi, tại sao viết là attano?...


Attā hi attano nātho
ko hi nātho paro siyā,
attanā va sudantena
nāthaṃ labhati dullabhaṃ.

--

Tự ta là người cứu tinh ta,
Không ai là người cứu tinh ta!
Tự mình thấy chính mình,
Mới đạt điều khó được !

ĐỗNguyễn dịch

--
Tham khảo:

attā          hi     attano     nātho
|                |          |             |
N.m.       part.   N.m.      N.m.
Nom.Sg.    |     Gen.Sg. Nom.Sg.
|                |          |_______|
|_________|_________|
         |____|

--
http://buddhism.lib.ntu.edu.tw/BDLM/lesson/pali/reading/gatha380.htm

160.
Attā hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā;
Attanā hi sudantena, nāthaṃ labhati dullabhaṃ.

http://www.palikanon.com/pali/khuddaka/dhp/dhp3.html 
--
hi:  For, because; certainly, indeed; alas!
va: like, as
--
Dr. TK Walpola Rahula viết về câu Attā hi attano nātho như sau:

Those who seek a self in the Buddha's teaching quote a few examples which they first translate wrongly, and then misinterpret. One of them is the will-known line Atta hi attano natho from the Dhammapada(XII ,4, or verse 160), which is translated as 'Self is the lord of self', and then interpreted to mean that the big Self is the lord of the small self. First of all, this translation is incorrect.

Atta here does not mean self in the sense of soul. In Pali the word atta is generally used as a reflexive or indefinite pronoun, except in a few cases where it specifically and philosophically refers to the soul-theory, as we have seen above.
But in general usage, as in the chapter in the Dhammapada there this line occurs, and in many other places, it is used as a reflexive or indefinite pronoun meaning 'myself', 'yourself', 'himself', 'one', 'oneself', etc.

Next, the word natho does not mean 'lord', but 'refuge', 'support', 'help', 'protection'. Therefore, Atta hi attano natho really means ' One is one's own refuge' or 'One is one's own help' or 'support'. It has nothing to do with any metaphysical soul or self. It simply means that you have to rely on yourself, and not on others.
(sách: What the Buddha taught)
--
Có người dịch:

Attā hi attano nātho, ko hi nātho  paro siyā,
Attanā’va sudantena nāthaṃ labhati dullabhaṃ.

Self is the refuge of self, for who else could be?
By a fully controlled self one obtains a refuge which is hard to gain.(1)
--
(1)
http://www.academia.edu/252332/Buddhist_Karma_Theory_and_the_Question_of_Determinism
--

Atta hi attano natho
ko hi natho paro siya
attana hi sudantena
natham labhati dullabham.
Verse 160:
One indeed is one's own refuge;
how can others be a refuge to one?
With oneself thoroughly tamed,
one can attain a refuge (i.e., Arahatta Phala),
which is so difficult to attain.
--
http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=160


Đêm mơ, vẫn mơ về em

 Một mình, Trúc Nhân

Đêm mơ

Hôm nay anh nằm ngủ
Trong giấc mơ vẫn tìm
Em vẫn ở nơi xa
Dù là trong giấc mơ

Hồi sáng dậy, bên em 8 giờ tối
Anh ngủ nướng khi dậy
Có lẽ em ngủ rồi

Vào blog thấy dấu em
Anh vui lắm..

Anh đi ra tiệm,
Đi siêu thị mua nước
Về nghe sách Sư Vien Minh

Ngày nhẹ nhàng
Vô room vắng
Bây giờ để vài bản nhạc

Ngày mốt Giang Trang hát ở München
Chắc anh sẽ không về được

Bên em 6 giờ 45 sáng thứ sáu
Ngày sẽ bận rộn của em..

Dạo này em thích bài nào
Anh sẽ để em nghe..

ĐỗNguyễn

Wednesday, 8 April 2015

Niệm chân chánh



Khả năng của niệm chân chánh là giúp tâm trỡ về hiện tại, buông bỏ những dính mắc do đánh mất chính mình.

7 điều lợi ích do chánh niệm là:

1. Thoát những hệ lụy do ta quay về với hiện tại để thấy thực pháp.
2. Tự tại trong hiện tại.
3. Khinh an có lợi cho trí nhớ.
4. Niệm tốt gíup định tĩnh. Có định lực.
5. Tinh thần nội thủ
6. Tự chủ
7. Bình thường tâm thị đạo.




Doanh nhân hỏi, HT Viên Minh trả lời

Hôm nay, xin giới thiệu với Ngộ 1 bài báo bổ ích và thực sự thú vị.

ĐN


“Sống trong thực tại” để nhận ra hạnh phúc muôn đời...
27/11/2014 11:21 (GMT+7)

nguon: http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=140&GroupID=1460&ContentID=3F7051

GN - “Sống trong thực tại” là chủ đề cuốn sách và cũng là chủ đề buổi nói chuyện giao lưu với các doanh nhân của HT. Viên Minh - tác giả quyển sách nêu trên, diễn ra tối 13-11 tại Gem Center (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM).

Chương trình do nhóm G20 Business Dinner tập hợp các doanh nhân ngoài 40 tuổi có những thành công nhất định trong thương trường trên nhiều lĩnh vực kết hợp với Báo Người Đô Thị phối hợp tổ chức.



HT.Thích Viên Minh tại buổi nói chuyện - Ảnh: Bảo Toàn

Thực tại mầu nhiệm

“Sách được viết ra do có một tập đoàn doanh nhân xin đăng ký học thiền. Tập đoàn này gồm những người có trình độ, nhiều tôn giáo hoặc không tôn giáo. Họ là những người có đầu óc khoa học nên đó là đối tượng mà thiền dễ tiếp cận hơn là những người mê tín hoặc những kẻ mong cầu năng lực siêu nhiên…”, HT.Viên Minh (thiền viện Bửu Long) mở đầu buổi nói chuyện.

Hòa thượng nói: “Vì hướng dẫn thiền cho doanh nhân nên thầy vận dụng thiền trong đời sống hàng ngày. Thật ra, thiền không phải của các tu viện, thiền chính là cuộc sống hàng ngày”.

Đạo Phật rất rõ ràng, ngay từ khi Đức Phật ra đời đã nói: “Tự mình là tối thượng, tự mình là tối tôn, tự mình là tối thắng, trở về với chính mình thì không còn khổ đau, phiền não nữa”. Sau khi Ngài thành đạo, Ngài nói: “Mình là nơi nương nhờ của chính mình, không ai khác là nơi nương nhờ”. Khi mình trở về với mình, trở về với sự thuần tịnh của chính mình, thì đó là nơi nương nhờ tối thượng. Pháp Phật rất đơn giản là trở về với chính mình, vì chân lý đã có sẵn ở nơi mình, cho nên chỉ cần trở về với chính mình là thấy ra”, Hòa thượng dẫn giải.
“Có thể nói rằng cuộc sống này vốn hoàn hảo rồi, nhưng tại chúng ta không thấy ra sự hoàn hảo, vì không thấy cuộc đời là hoàn hảo nên mình muốn đạt được một sự hoàn hảo mà mình tưởng tượng ra. Vì mình không thấy rằng mình đang ngồi đây đã là hạnh phúc, là Niết-bàn rồi và đã là chân lý rồi, do mình không thấy nên mình đi tìm kiếm nó”.

Hòa thượng ví dụ: “Như doanh nhân muốn làm giàu, mình bị thúc đẩy bởi ý muốn làm giàu, tức mình bị đẩy đi, và khi bắt đầu bước đi trên con đường muốn làm giàu và trong đầu lúc nào mình cũng nghĩ đến mục đích làm giàu.. tức mình bị đẩy đi bởi ý tưởng và bị kéo đi bởi chính mục đích đó… và lúc đó quý vị không trọn vẹn với cái đang là”.

“Nếu ngay lúc đau khổ, mình trở về trọn với cái đau khổ đó thì mình sẽ thấy hạnh phúc, không có cái đau khổ, và đó là điều kỳ diệu…khi mình trở về với cái đang là thì mình sẽ thấy được hạnh phúc chính là ngay đó. Cuộc đời có thể là bể khổ, nhưng bản chất cuộc đời không phải là bể khổ, mà bể khổ là do con người tạo ra, do những ảo tưởng, do vô minh ái dục mà tạo ra cái khổ, mà thực ra cái khổ đó là khổ cho chính mình. Do đó không phải cuộc đời là bể khổ mà bể khổ là do con người tạo ra cho chính mình”.

Cảm hứng của “Sống trong thực tại” là chợt ngộ: “Té ra nơi mình vốn có đầy đủ hết tất cả chân lý và hạnh phúc thật sự chỉ có nơi mình mà thôi”, Hòa thượng chia sẻ.

Sống trong thực tại

“Chấm dứt khổ đau không phải là nỗ lực hoàn thiện bản ngã mà là chấm dứt cái ta ảo tưởng cùng với năm uẩn mà nó dàn dựng lên như ngôi nhà của nó. Cốt lõi của bài giảng khóa thiền là buông cái ta lăng xăng tạo tác, trở về với thực tại, thấy ra pháp tánh chân đế, nhờ đó có suy nghĩ chân thực, không còn buông lung theo cái ta ảo tưởng, nên có đủ khả năng đối diện và đón nhận mọi nghịch cảnh mà vẫn hành xử nghiêm minh chính trực, với một nội tâm hoàn toàn tĩnh lặng. Mặt khác, để nhấn mạnh tính chất đặc thù của nguyên lý buông bỏ cái ta ảo tưởng, Đức Phật còn dạy mười thái độ buông hoàn hảo nhất, để ngay đó thấy ra bờ giác, chứ không cần tìm kiếm đâu xa”. Đó là những nguyên lý sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha, mà Hòa thượng nói về cuốn sách “Sống trong thực tại”.

Buổi nói chuyện thu hút đông thính chúng - Ảnh: Bảo Toàn


“Thật ra, cuộc sống này là một điều rất kỳ diệu, bởi qua cuộc sống mình thấy lại mình, và cuộc đời như là tấm gương để mình soi lại chính mình. Trong cuộc sống mình hay giải quyết cái ngọn chứ ít khi giải quyết cái gốc, và làm như vậy thì không bao giờ mình hài lòng cả,… Một tu sĩ từng nói “Mình sinh ra không phải để thay đổi cuộc đời, mà cuộc đời sinh ra để thay đổi chính mình”.

“Cuộc đời dù thành công hay thất bại, dù được hay mất, dù hơn hay thua thì điều quan trọng là ở đó mình học được bài học gì để thấy ra chính mình. Bản nguyên đời sống là hoàn hảo, chỉ tại mình nhận thức sai, và hành động sai và phải chịu trách nhiệm cho những hành động đó”.
“Trong cuộc đời này thường người ta sợ và tránh nỗi đau, nhưng điều đó là không thể. Thực ra, nỗi đau là cần thiết để nhận ra hạnh phúc thật sự, bởi cuộc sống này vô cùng cao đẹp, cuộc sống này không phải là bể khổ và chính những nỗi đau trong cuộc sống giúp mình trở về với nguồn hạnh phúc đích thực của chính mình”.

Doanh nhân với sống trong thực tại

Nhiều câu hỏi được các doanh nhân đặt ra, đã được Hòa thượng giải đáp theo phương pháp “Sống trong thực tại”

Có người hỏi: “Những công việc đòi hỏi phải quan tâm một cách khẩn trương, căng thẳng, không cho phép chúng ta được quyền thư giãn, buông xả… vì nếu làm như vậy thì chẳng khác gì chúng ta đang trốn tránh một trách nhiệm nào đó?” - “Chính vì để làm tròn trách nhiệm đối với những công việc đòi hỏi phải khẩn trương, căng thẳng mà chúng ta cần phải biết thư giãn buông xả. Buông lỏng giúp giảm bớt căng thẳng, nhanh chóng phục hồi năng lực để tiếp tục công việc và nhờ vậy sẽ đạt được hiệu quả cao. Một người có khả năng buông thư khi phải đối đầu với những công việc khẩn trương thì chẳng bao lâu anh ta sẻ thản nhiên, nhẹ nhàng trong những công việc khó khăn hơn. Nếu sự khẩn trương, căng thẳng tích lũy lâu ngày không hóa giải được sẽ đưa đến suy nhược tâm thần, lúc đó không những không làm tròn trách nhiệm mà sự luống cuống của bạn còn phá hỏng công việc nữa là khác”, Hòa thượng đã gợi mở một tâm thái khác trong cuộc sống.

Phật dạy Làm giàu như thế nào? Đó là “phương pháp Tứ như ý túc, tức bốn điều có thể giúp doanh nhân đạt được như ý muốn.  Đầu tiên doanh nhân phải có một dự án đúng đắn, phải chuyên cần, cần mẫn hết lòng trước sau như một và quan trọng nhất là phải hiểu rõ dự án của mình, hiểu rõ cách thực hiện dự án, hiểu rõ diễn biến của dự án sẽ thực hiện…

Làm giàu với một tâm thực sự vị tha, việc làm đó là việc làm lương thiện, không hại mình hại người, mà lợi mình lợi người. Làm với công sức và trí tuệ của mình. Ngoài ra, Đức Phật còn dạy, khi làm giàu chính đáng phải biết sử dụng đồng tiền cho đúng đắn, đầu tiên là dùng để nuôi sống bản thân và gia đình mình, tiếp theo là đền ơn những bậc ân nhân của mình. Cái nữa là làm những việc từ thiện mà Đức Phật nói đó là cách để dành của cải tốt nhất…”

Hoặc như câu hỏi, chỉ với thấy biết như thầy nói mà không lo liệu gì cho những kế hoạch tương lai thì làm thế nào có thể thực hiện được những dự án đòi hỏi nhiều cân nhắc và tính toán cẩn thận trước đó?  Hòa thượng trả lời: “Ngày nay, trước khi doanh nhân thực hiện một dự án nào cần phải có một kế hoạch khả thi.

Tất nhiên, không thể loại bỏ sự cân nhắc, tính toán và những khái niệm cần thiết ra ngoài mọi sinh hoạt đời sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có đủ tầm nhìn khách quan, trong sáng và trực tiếp nhận ra những mặt hiện thực của vấn đề, mà chỉ dựa trên những tư tưởng, khái niệm để suy luận thì liệu chúng ta có thể cân nhắc tính toán một cách chính xác, khả thi không? Khái niệm chỉ có giá trị khi nó minh họa cho hiện thực, hay phản ánh trung thực tính chất sự kiện. Nhưng khi khái niệm là ý tưởng chủ quan, thiếu xác thực thì sẽ trở thành chướng ngại cho việc hình thành những dự án khả thi. Đó là lý do tại sao nhiều kế hoạch có vẻ logic, nhưng trên thực tế lại không thực hiện được.
Vì vậy, mọi cân nhắc tính toán cần phải dựa trên sự quan sát thận trọng và trực tiếp những sự kiện để thấy biết rõ ràng thực chất của chúng, nếu không thì mọi tính toán chỉ là ảo vọng, hoang tưởng. Tóm lại, thấy biết trực tiếp và trong sáng là yếu tố cốt lõi của mọi dự án khả thi”.


Cuốn sách "Sống trong thực tại" - Ảnh: Bảo Toàn
Kết thúc buổi giao lưu, Hòa thượng nhắc lại: “Tất cả những điều tôi trình bày không có gì cao siêu mầu nhiệm cả, tất cả đều có trong cuộc sống và mỗi người hãy tự chứng nghiệm lấy. Chúng ta có thể chứng nghiệm chân lý ở từng giây phút trong cuộc sống của chính mình và đừng bỏ lỡ những giây phút cực kỳ quý báu của chính mình. Mong rằng mọi người có thể trở về và nhận ra được cái hạnh phúc muôn đời và sẵn có nơi chính mình”.

Như Danh ghi
--
http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=140&GroupID=1460&ContentID=3F7051

Trăng II

 bài hát ấy..


Trăng II

Trăng khuya vằng vặc sáng trời xuân
Khúc nhạc vọng về tiếng cố nhân
Thao thức cùng ai người năm ngoái?
Riêng ta một cõi nỗi nhớ trông!

ĐỗNguyễn

Nghe doc 1 cuon sach cua Su Vien Minh

Clip: Song trong thuc tai/ Tac gia: Su Vien Minh

Giới thiệu với Ngộ một event quý giá

Sư Viên Minh giới thiệu sách Sống trong thực tại với doanh nhân VN


Hạnh phúc ở nơi này
Từng phút giây tỉnh thức
Dù ở đâu lúc nào
Ta vẫn ở nơi mình!

ĐỗNguyễn

Tuesday, 7 April 2015

Ngộ về


Ngộ về

Sáng nay thấy dáng Ngộ thăm vườn,
Anh vui lắm
và mãn nguyện được thấy em..

Thường anh chờ để thấy em,
Hôm nay anh yên tâm và vui..

Để được đi nghỉ sớm..

ĐỗNguyễn

Ngắm trăng



Ngắm trăng


Ngắm trăng

Khuya nay
Trăng sáng quá nè,

Trăng treo
Lủng lẳng
Êm đềm trời đêm

Tháp Le
Sừng sửng vươn cao
Đèn vàng đại lộ
Trên nền đồi xa

Giờ này
Bên Ngộ
Sáng chưa?

Còi tàu có hụ
Thức người
Anh thương?

ĐỗNguyễn

Monday, 6 April 2015

Gởi Ngộ bài về Huế và Sông Hương


Xuôi dòng Hương Giang

Nguyễn Văn Liêm


Phần 1 - Ngã ba Bằng Lãng


Sông Hương không chỉ là một vẻ đẹp hoàn mỹ mà tạo hoá đã ban cho Huế mà nó còn là một dòng sông huyền thoại ẩn chứa nhiều điều về mảnh đất Cố Đô xưa.
Từ Ngã Ba Tuần về đến phố cổ Bao Vinh, sông Hương là trục chính của đô thị Huế, là thế phong thủy vững bền cho các vua nhà Nguyễn định đô bởi có thế “tả Thanh Long”, “hữu Bạch Hổ” được tạo nên từ hai cồn đất nổi ở giữa sông là cồn Hến và cồn Dả Viên trấn yểm ở hai đầu đoạn sông chảy qua trước cửa Hoàng thành.
Nếu có dịp đến Huế, bạn hãy xuôi dòng Hương Giang để tận hưởng chút không khí trong lành và yên tĩnh trên dòng sông thơ mộng. Những chiếc thuyền lặng lờ trôi theo dòng nước biếc, nắng trải vàng như mật khiến cho dòng sông lung linh như được dát vàng. Trước mặt bạn, những xóm làng, chùa chiền, đình đền miếu mạo, lăng tẩm, thành quách… trên đôi bờ Sông Hương bất chợt hiện ra. Tất cả những thứ đó như minh chứng cho một thời vàng son đáng nhớ của dòng sông đầy huyền thoại này.
Đó là những gì bạn sẽ cảm nhận được khi đến Huế, còn bây giờ mời bạn hay lên thuyền của tôi, cùng tôi xuôi dòng Hương Giang nhé, bắt đầu từ ngã ba Bằng Lãng ngoạn mục nhé:





Ngã ba Bằng Lãng (còn gọi là ngã ba Tuần) là ngã ba sông rất nổi tiếng ở Huế, nơi hợp lưu của dòng tả trạch chảy từ vùng núi trung bình huyện Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m và dòng hữu trạch từ thượng ngàn A Lưới đổ xuống để tạo thành sông Hương. Nơi đây ngày xưa vốn là nơi đóng quân bảo vệ phía tây kinh thành Huế, là nơi lực lượng tuần hà khám xét và thu thuế các thuyền bè chở sản vật từ thượng nguồn sông Hương về kinh thành cho nên gọi là bến đò Tuần ("tuần"có nghĩa là đi canh gác). Từ xa xưa đây đã thành hình tụ hội cư dân về lập ấp, dựng nghiệp là dấu hiệu mở đầu của một sức sống tiềm tàng mà dòng Hương sẵn lòng mang lại cho đôi bờ phố thị của chốn Kinh đô. Từ bến Tuần có đò ngang sang làng Hải Cát (dân gian gọi là sang Trẹm) và lăng Minh Mạng (sang làng La Khê bãi) cho nên còn gọi là đò ba bến (theo một đường tam giác).


“Còn mặt trời thì chớ
Tắt mặt trời dạ thiếp nhớ bâng khuâng
Trời mấy bữa ni mưa mô gió nấy, đò Tuần không đưa (hò)”


Mặt nước trong vắt nơi đây lặng lờ giây lát như còn bịn rịn lời giai duyên, nguyện ước. Tương truyền rằng, xưa vua Minh Mạng ngự thuyền qua, nhìn cảnh trí non, nước, mây trời tuyệt đẹp đã rung động cảm tác :


”Một thước nước in trời
Đò ai chiếc lá khơi
Non cao xem vòi vọi
Dòng biếc thấy vơi vơi...”


Bên cạnh bến đò Tuần, ngày trước nơi đây còn có bến phà Tuần, hàng ngày những con phà cần mẫn đưa khách và ô tô sang sông để lên địa bàn huyện A Luới, là con đường duy nhất nối liền thành phố với A Lưới và cửa ngõ sang Lào.
Với gia đình tôi, bến đò Tuần cũng gắn nhiều kỷ niệm, bởi lẽ cô em gái sau khi ra trường đã về nơi đây dạy học và bén duyên ở đó. Ngày rước dâu, đoàn xe dâu phải ngừng lại bên bến đò Tuần để nhường chỗ cho những chiếc thuyền dâu qua sông. Với mọi người đó là một đám rước dâu thú vị, thế nhưng với bố tôi lúc đó, nhìn cảnh con gái về nhà chồng cách trở đò giang đã ngậm ngùi rơi lệ.
Trận lũ tháng 11 năm 1999, trận lũ chưa từng có ở Huế đã làm nơi đây trở nên điêu đứng, tan hoang. Sau một đêm mưa suốt, sấm sét ầm ĩ trên bầu trời đen kịt, đến khoảng nửa đêm 1/11/1999 thì cả hai dòng nước lũ (tả và hữu trạch) đã nhập thành một biển nước mênh mông, nhấn chìm tất cả. Toàn bộ Làng Bằng Lãng chỉ còn thấy ngọn đồi và tượng Phật Bà Quan Âm. Cả làng đã kịp chạy lên trên ngọn đồi Phật Bà và tầng lầu của trường cấp II, nhưng chỉ chạy được người, còn toàn bộ tài sản đều trôi sạch. Bốn ngày sau khi nước lũ bắt đầu rút, chiếc ca nô của bộ đội biên phòng mang theo mì gói lên, cả làng ùa xuống với những cánh tay đói lả. Một cụ già vừa nhận được gói mì đã xé toạc giấy gói nhai ngấu nghiến. Hình ảnh đó được VTV truyền đi khiến đồng bào cả nước đau thắt ruột.





Năm ấy tôi đang công tác ở Sài Gòn, mọi thông tin liên lạc về Huế đều bị cắt đứt, cả bốn anh em chúng tôi chỉ biết ngóng chờ từng bản tin thời sự của đài truyền hình. Hàng ngày nhìn thấy quê hương ngập chìm trong nước, nhà cửa ngổn ngang, cảnh tang tóc khắp nơi, không ai cầm được nước mắt. Mấy ngày sau khi nước lũ bắt đầu rút, gia đình tôi vẫn không thể liên lạc với bên kia sông, chỉ biết hàng ngày đứng bên bến đò Tuần mà ngóng sang. Hết một tuần liền cô em gái và cháu ngoại mới tìm cách sang sông về đến thành phố, câu đầu tiên đứa cháu nói là “Ngoại ơi, đói quá!”.




Tượng Phật bà Quan Âm trên đỉnh đồi Tứ Tượng, nơi cao nhất mà mọi người vẫn kéo lên tránh lũ khi nước dâng cao


Sau biến cố lịch sử đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định xây cầu phía hạ lưu chợ Tuần, bắc qua sông Hương gần lăng Minh Mạng, ở trên trục đường vành đai thành phố, gọi là đường tránh Huế, ở phía bắc giao với QL1A tại thị trấn Tứ Hạ và điểm phía nam hòa trở lại với QL1A tại địa bàn thị xã Hương Thủy. Đây là con đường vòng phía ngoài thành phố Huế, nhằm giảm tải các xe qua thành phố Huế, vừa là con đường chạy qua các vùng đất có địa hình cao ở phía tây thành phố, không bị ngập lụt, bảo đảm cho giao thông thông suốt trong những ngày mưa lũ của Huế. Cây cầu Tuần được hoàn thành vào năm 2003.





Sau khi cây cầu đẫ xây dựng nên, có nhiều ý kiến lại cho rằng nó phá vỡ đi cảnh quang của vùng thượng nguồn sông Hương, cảnh quang của Lăng Minh Mạng vì nó quá gần lăng. Riêng tôi, lại không nghĩ như vậy, liệu những người đó sẽ nói gì khi chứng kiến hàng trăm người dân mắc kẹt giữa cơn lũ, bị chia cắt, đói lả, dù nơi đó chỉ cách thành phố có 10km. Với người dân vùng đất bãi, cây cầu là ước mơ ngàn đời của họ. Ngày khánh thành, tôi được nghe kể lại có nhiều cụ già bắt con cháu phải dẫn mình đến để đặt chân lên được cây cầu mới, “ngắm cho đã rồi có chết cũng sướng”.




Từ cầu Tuần nhìn về phía hạ lưu sông Hương


Phần 2 - Linh thiêng Điện Hòn Chén


Tiếp tục xuôi dòng sông Hương, thấp thoáng giữa những rừng cây xanh um trải dài từ chân đến đỉnh ngọn núi Ngọc Trản và bình yên soi bóng bên dòng sông Hương trong xanh huyền thoại là điện Hòn Chén, một di tích tôn giáo và danh thắng nổi tiếng thuộc quần thể di tích cố đô Huế, nằm trên địa bàn làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà.



Điện Hòn Chén nằm sát bờ sông Hương

Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn. Trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chén đựng nước trong. Cho nên từ đó, hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi Chén Ngọc) và dân gian thường gọi là Hòn Chén. Cũng vì vậy, người ta quen gọi ngôi điện thờ Thánh mẫu tọa lạc giữa lưng chừng núi là điện Hòn Chén.
Không biết ngôi đền thờ ở Ngọc Trản Sơn có tự bao giờ, chỉ biết rằng người Chăm xưa từng thờ cúng nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) ở núi này. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Po Nagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Sau khi tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo như điện Hòn Chén, đến thời nhà Nguyễn, các vua, chúa tiếp tục tu sửa, mở rộng đền. Và để ký âm cho danh từ Po Nagar bằng Hán văn, các Nho sĩ ngày xưa đã phải tạo ra một âm hưởng hao hao và mang một ý nghĩa tương đương nhất định bằng bốn chữ Hán: Thiên Y A Na. Từ đó tục thờ Thánh Mẫu Thiên Yana với những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc sâu xa là tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo, cũng như ở miền bắc thờ Mẫu Vân Hương, hay ở miền nam thờ Mẫu ở núi Bà Đen, hoặc Pohnaga ở Tháp Chàm - Nha Trang.








Mặt bằng kiến trúc của toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính là Minh Kính Ðài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông; bên phải là Nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh Bà; bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ – con cọp), Am Ngoại Cảnh. Dưới bờ sông, cuối đường bên trái là Am Thủy Phủ. Trên mặt bằng kiến trúc ấy, còn có một số bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây, như Am Cô Ngọc Lan, Am Trung Thiên… Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Ðồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy. Như vậy, xét về mặt tín ngưỡng, điện Hòn Chén bối cục thờ không theo nguyên tắc, mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau.




Khoảng 10 công trình kiến trúc xinh xắn của ngôi đền đều nằm ở lưng chừng sườn đông nam thoai thoải của ngọn núi, ẩn mình dưới bóng dâm của một khóm rừng cổ thụ tán lá xum xuê. Những hệ thống bậc cấp chạy từ đền cao xuống tận bến nước trong xanh. Mặt sông phẳng lặng như gương, được dùng cho toàn cảnh thiên nhiên và kiến trúc nghiêng mình soi bóng. Dù thuyền cập bến, đứng nhìn lên, khách dễ tưởng mình đang lạc vào chốn thần tiên.




Trong quần thể di tích cố đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua! Trước điện là một cái vực rất sâu chưa ai đo được. Xưa kia, lắm người chài ngư nổi danh bơi lội cũng không lặn tới đáy sông được. Người ta tin rằng, vua Hà Bá ngự trị ở chốn này. Ghe thuyền mỗi khi đi qua đều im hơi lặng tiếng để tỏ lòng thành kính. Tương truyền nhiều người bị đắm thuyền chết đuối chỉ vì đã ngạo mạn với Mẫu thần. Nơi đáy vực có con ba ba to bằng chiếc chiếu rộng, mỗi lần nổi lên thường gây sóng gió dữ dội, mọi người lúc bây giờ đều tin đó là sứ giả của thần Hà Bá. Thấy dân chúng bị nạn, trong một buổi cúng tế, vua Tự Đức đã đeo vào tay thần một chuỗi bồ đề để cầu xin lòng từ bi cho chúng sanh. Người ta còn kể rằng, trong một hốc đá ở bợt bến, có một con cá trạch lớn như chiếc chiếu, thỉnh thoảng vụt lên mặt nước làm tung bọt trắng xóa. Dân chúng hoảng hốt sợ, không dám gọi là "con" mà gọi bằng "cố"- Cố trạch.
Trong số mười ba vị vua triều Nguyễn thì vua Đồng Khánh là một tín đồ rất ngưỡng mộ vị Thánh Mẫu này. Từ năm 1883 đến năm 1885, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Yana xem mình có làm vua được không. Theo một số người kể lại thì thần Thiên Yana đã cho hoàng tử biết ngày đăng quang và cũng cho biết ông chỉ ở ngôi được 3 năm rồi mất.
Quả nhiên lời tiên đoán của nữ thần điện Hòn Chén thật đúng, bởi vậy sau khi lên ngôi vào năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ khí tự để thờ và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Từ đó vua Đồng Khánh rất tin tưởng về sự linh ứng của nữ thần Điện Hòn Chén; gặp việc gì khó xử ông thường đến đây để cầu đảo và dường như việc gì cũng được như ý nên vua Đồng Khánh đã phê rằng: “Điện Hòn Chén là một đền linh diệu thiên cổ, thế núi trông thật giống hình con sư tử uống nước dưới sông, quả là chân cảnh thần tiên, cứu đời, giúp người nhiều lắm”. Tháng 6, 7 năm 1886 tại Huế không có một giọt mưa, vua bèn sai các quan ở Phủ Thừa Thiên lập đàn cầu đảo khắp các đền trong kinh thành nhưng trời vẫn không mưa, đến khi lên cầu đảo tại đền Hòn Chén, chỉ trong một buổi sáng thôi mà trời đổ mưa tầm tả, ai cũng cho là linh ứng. Cũng chính vì sự linh ứng ấy mà vua Đồng khánh rất lo sợ trước lời tiên đoán của Nữ Thần. Và rồi không cãi được mệnh trời, năm 1888, ông thọ bệnh, đau liên tục, các ngự y bó tay, đến năm 1889 thì ông mất, đúng sau 3 năm ngồi trên ngai vàng.
Vua Đồng Khánh còn làm thơ văn ca tụng công đức của Mẫu Thiên Yana. Hiện nay trong đền vẫn còn thờ vài bức tranh ảnh của chính nhà vua được treo ở đây. Chính vua đã ban hành việc dùng Quốc lễ để tế tại Huệ Nam Điện. Theo lệnh vua, vào dịp xuân - thu nhị kỳ hằng năm đều tổ chức tế lễ, vị chủ tế là một triều thần. Tại Huế vẫn truyền tụng câu ca “Tháng 7 Vía Cha, tháng ba Vía Mẹ” là nói đến 2 lễ tế này. Sau vua Đồng Khánh, các vị vua chỉ cử quan thần tới chủ tế một lần vào tháng ba, còn tháng bảy dân làng Hải Cát tự tổ chức. Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Yana Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.



Hàng vạn người đến tham gia lễ hội

Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi), trên đó có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu, hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu, cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra lễ Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng….
Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt… Các thanh niên thì vác các đồ lễ bộ, bát bửu và các tự khí khác. Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm. Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu. Phường bát âm với những bài hát chầu văn ca ngợi Thánh Mẫu và chư vị thánh thần. Các tín đồ vừa đi vừa hát, múa trên những chiếc bằng trong trang phục lộng lẫy, dưới lọng kiệu là đồ thờ của Mẫu Thiên Yana. Tất cả tạo nên một không khí tín ngưỡng thiêng liêng, huyền ảo và sôi động. Suốt đêm, trên mặt sông Hương và có khi ở trước đình làng là các cuộc hát thờ, hầu đồng, hầu bóng. Sáng ngày hôm sau là lễ chánh tế, tổ chức từ 02g – 05g00 sáng. Sau đó là lễ Tống thấn. Mặt sông Hương lại bùng lên với âm nhạc, pháo nổ tưng bừng, hàng trăm chiếc thuyền, bằng chen chúc, những bộ lễ phục rực rỡ.




Những năm gần đây, lễ hội Hòn Chén tấp nập, tưng bừng hơn. Vào ngày chính lễ có cả trăm chiếc thuyền, bằng trẩy hội trên dòng Hương, tín đồ của cả nước về tụ hội, dâng lễ, rước Mẫu, các tín đồ tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo lại có dịp trở về với Mẫu Thiên Yana với những sinh hoạt văn hóa dân gian tạo nên vẻ phong phú của nét văn hóa xứ Huế. Không chỉ dừng lại là một lễ hội văn hóa dân gian mà nó còn thu hút một lớn số lượng du khách trong nước lẫn nước ngoài, là sự pha trộn nhiều màu sắc tín ngưỡng và không biệt tín ngưỡng, đưa mọi người đến gần nhau hơn.
Điện Hòn Chén - là một trong mười sáu di tích được xếp hạng danh mục quần thể di tích Huế, di sản văn hóa thế giới. Đó cũng là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội và đồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đến thăm thành phố Huế đúng dịp diễn ra lễ hội, xuôi thuyền ngược dòng Hương Giang đến núi Ngọc Trản, du khách sẽ được tham gia vào lễ tế điện Hòn Chén, tận mắt chứng kiến cái không khí linh thiêng, huyền ảo tại nơi này.


Phần 3 - Đồi Vọng cảnh


Dòng sông Hương sau khi hợp lưu hai dòng Tả Hữu Trạch ở ngã ba Bằng Lãng xuôi về hạ lưu được vài cây số thì va vào độn Bạc (người Huế gọi các ngọn đồi thấp là “độn”). Không xuyên qua được dãy đồi này theo hướng chảy, dòng sông đột ngột chuyển hướng theo một khúc gấp hình thước thợ. Chính ở nơi dòng sông chuyển hướng đó mà từ độn Bạc có đôi mắt nhìn lên cả một vùng phía Tây núi rừng trùng điệp, dòng sông lững lờ trôi, nhìn qua những vườn cây trái xanh tươi. Đứng trên đồi này, người ta có được một cái nhìn bao quát đối với nhiều di tích cổ kính và những cảnh đẹp tuyệt vời ở một không gian thiên nhiên rộng lớn chung quanh, đặc biệt nhất là vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Hương. Ngọn đồi nằm giữa một khúc uốn mềm mại, dịu dàng và hấp dẫn nhất của dòng sông nổi tiếng đa tình và gợi cảm. Đây là nơi sông núi xích lại gần nhau để tạo ra một không gian sơn kỳ thủy tú. Cũng chính từ ý nghĩa đó, ngọn đồi này còn mang cái tên mỹ miều hơn so với tên gọi dân gian : Đồi Vọng Cảnh.




Dưới thời Pháp thuộc, địa danh Vọng Cảnh đã xuất hiện trên báo chí và sách viết về du lịch. Theo tiếng Pháp, Vọng Cảnh viết là Colline du Belvédère. Năm 1925 hai tác giả người Pháp là L.Gaide và H.Peyssonneux đã viết trong sách Prince Kiên Thái Vương (Hoàng thân Kiên Thái Vương) như sau: “Tại vùng này người ta còn đi lên một đỉnh đồi gọi là “le Belvédère” (đồi Vọng Cảnh), từ đỉnh đồi người ta có cái nhìn bao quát rất ngoạn mục về dòng sông, theo hướng đi lên lăng Minh Mạng và lăng Gia Long; về toàn núi non bao quanh Huế”. Năm 1935 Toà Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế cũng đã in một tập gấp ghi điểm tham quan này. Cụ Dương Đình Nguyên, một người gốc Huế năm nay đã 90 tuổi, ở phường Phú Cát, thành phố Huế cho biết: “Trước năm 1930 trên đồi này đã có đài Vọng Cảnh để du khách đến đó đứng ngắm cảnh”. Một cung đường và vườn hoa nhỏ đã được xây dựng trên đồi Vọng Cảnh, chếch về phía Nam đỉnh đồi.
Thông xanh được trồng nhiều trên đồi Vọng Cảnh và đây cũng là điểm du ngoạn của tuổi học trò. Thích thú nhất là được ngồi ở sườn đồi sát bờ sông, ngắm những con đò rẽ sóng nơi sông Hương lặng lẽ chuyển dòng, nghe vọng âm của gió, của nắng, của núi đồi, sông nước, của con tim yêu thương tuổi sắp sửa vào đời. Hai vợ chồng tôi từ lúc mới quen nhau, yêu nhau đã không ít lần đến đây, cùng ngôi bên nhau, ngắm một khoảng không gian trãi rộng phía trước, ngắm dòng sông Hương lấp loáng ánh bạc phía dưới mình, mà tuyệt vời nhất là những lúc hoàng hôn trên ngọn đồi này.




Năm 2005, Đồi Vọng cảnh bỗng dưng nổi tiếng khắp nơi, cả trong nước lẫn nước ngoài, khi người ta định tiến hành Dự án Life Resort Vọng Cảnh với số tiền 4,9 triệu USD. Dự án đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của người dân Huế, cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Không ai muốn một địa điểm tuyệt đẹp như vậy bỗng dưng trở thành một “thị trấn du lịch nho nhỏ”, nó phá vỡ đi cảnh quan của dòng sông Hương thơ mộng, và sẽ làm ô nhiễm cả nguồn nước của nhà máy nước Vạn Niên cung cấp cho cả Thành phố nằm cách đó chỉ 300m.




Chiều nay dòng sông trở nên đục hơn ...

Với người dân Huế, Đồi Vọng Cảnh là một điểm ngắm địa đầu lý tưởng khung cảnh thiên nhiên của Huế, là một địa danh được người xưa xem là con mắt thần, là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, là báu vật thiên nhiên ban tặng cho Huế. Nếu xét về phong thuỷ thì đó là trái tim của Hoàng long - nơi ẩn giữ tiềm tàng sinh khí của đất cố đô. Xét về văn hoá, đó là kỷ niệm gắn bó với hàng vạn lứa đôi, hàng chục vạn con người dạo bước từ nhiều đời nay. Xét về mặt cảnh quan, có thể nói ở đất nước Việt Nam, ít có một ngọn đồi nhỏ bé tương tự nào có vẻ đẹp làm say mê lòng người đến thế. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, đồi Vọng Cảnh đã trở thành một phần không thể thiếu được của văn hoá Huế, cần thiết phải giữ gìn và xây dựng. Theo cụ Cao Đình Dương thì trước đây đã có đề nghị xây "Vọng Cảnh Lâu" cho cựu Hoàng Bảo đại trên Đồi Vọng Cảnh. Nhưng khi các vị lão thần thừa lệnh đến thắp nhang khấn vái phát quang, đã chạm phải một phiến đá có ghi hàng chữ: "Vọng Cảnh vong thân. Thất thần khiếm thị", nghĩa là nếu đồi Vọng Cảnh mất đi thì thần khí vùng đất này cũng không còn và tầm nhìn cảnh đẹp cũng mất đi. Cũng có sự giải thích theo nghĩa khác là nếu ai phá huỷ thì sẽ bị liên lụy điên khùng (thất thần) và đui mù (khiếm thị). Người đương thời có khuynh hướng giải thích theo ý thứ hai nên sợ hãi, xin bãi bỏ lệnh phát quang xây "Vọng Cảnh Lâu" từ đó. Tuy đây chỉ là chuyện tương truyền mang tính thần thoại, nhưng câu chuyện cũng nói lên được nỗi trân trọng và thiêng liêng của người dân Huế đối với địa danh này.
Chiều nay chúng tôi lại trở về với Đồi Vọng cảnh. So với ngày xưa rừng thông bây giờ đã cao hẳn lên. Vẫn còn đó những chiếc lô cốt sần sùi đen trũi theo thời gian, vết tích của những năm tháng chiến tranh. Tôi lặng nhìn dòng sông và thầm so sánh với khung cảnh của nhiều năm về trước. Thật đáng tiếc, chiều nay trước mắt tôi không có những con thuyền rẽ sóng, chỉ có một con đò cắm sào giữa dòng đang khai thác cát sạn, từ chỗ đó dòng sông trở nên đục hơn, không còn cái vẻ trong xanh vốn có của nó. Ước chi …
Bâng khuâng, tôi cố vớt vát bằng cách thu gọn cảnh hoàng hôn vào trong ống kính.




Hoàng hôn trên Đồi Vọng cảnh

Trong tâm thức người Huế, Vọng Cảnh luôn là một vùng nước non huyền thoại, là vùng ký ức của bao người xứ Huế, là vùng đất thiêng, một báu vật của đất cố đô mà các thế hệ cần phải giữ gìn, tôn tạo để Vọng Cảnh càng đẹp hơn trong dòng chảy của thiên nhiên, văn hóa và con người xứ Huế. Nếu bạn có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn đồi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế.

Phần 4 - ghé thăm chùa Linh Mụ


Dòng Hương Giang sau khi thoát qua khỏi Đồi Vọng Cảnh và núi Ngọc Trản, bỗng trở nên chậm rãi, dòng sông mở rộng ra ôm lấy những bến bãi bồi đầy phù sa màu mỡ của vùng Nguyệt Biều, Hương Hồ, Lương Quán nổi tiếng với những bãi ngô non, những vườn cây trái trĩu quả (đặc biệt vùng đất này là nơi duy nhất trồng được Thanh trà xứ Huế). Vượt qua Hương Hồ, Xước Dũ, dòng sông chia nước cho con sông Bạch Yến, con sông chảy qua trước chùa Huyền Không mà một lần tôi đã nhắc đến, rồi chảy thẳng về Đồi Hà Khê. Đến đây lòng sông mở rộng ra và dòng sông trở nên phẳng lặng khác thường.








Nếu đang xuôi thuyền theo dòng sông, ra khỏi đoạn ngoặt này, bạn sẽ nhìn thấy ngôi chùa nổi tiếng nhất trong số hàng trăm ngôi chùa cổ ở Cố đô Huế, đó là Chùa Thiên Mụ (còn gọi là Chùa Linh Mụ) cùng ngọn tháp Phước Duyên sừng sững phía bên kia sông. Đây là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.





Có lẽ tôi không cần giới thiệu nhiều về ngôi chùa này vì nó đã quá nổi tiếng, gần như là một biểu tượng của Huế, cũng giống như chùa một Cột ở Hà Nội và chợ Bến Thành của Sài Gòn vậy. Tôi chỉ mời bạn cùng xuống thuyền vào thăm ngôi chùa này mà thôi.
Chùa được xây theo hình chữ nhất, theo đúng với hướng của kinh thành Phú Xuân, từ bến thuyền với bậc cấp, dẫn lên các bốn trụ biểu, rồi nhiều bậc cấp nữa dẫn lên nền cũ của đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm.




Từ bến thuyền theo những bậc cấp để lên chùa



Phía trước Nghi Môn gồm các công trình kiến trúc, có 24 bậc tam cấp lên xuống Tam Quan và 4 trụ biểu xây sát đường, từ đó có 15 bậc tam cấp dẫn đến Đình Hương Nguyện.


Sừng sững phía trước là Tháp Phước Duyên do Vua Thiệu trị xây năm 1844 bằng gạch, cao 21m gồm 7 tầng. Tháp thờ đức Phật tổ Như Lai và đức Thế Tôn. Các tầng đều có tượng Phật, tương truyền ngày xưa được đúc bằng vàng, về sau thay bằng đồngTháp Phước Duyên là ngôi tháp bát giác cổ và cao nhất Việt Nam (Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2006).




Các trụ biểu đứng từ nền đình Hương Nguyện nhìn từ phía trong ra.


Phía trước Tháp Phước Duyên vua Thiệu Trị cho xây đình Hương Nguyện năm 1844 (để nhà vua dâng hương, cầu nguyện). Trận bão năm Thìn (1904) làm hư hỏng nhiều công trình trong đó có đình Hương Nguyện, nay chỉ còn là lại nền đình.





Đại Hồng Chung do chúa Nguyễn Phú Chu cho đúc năm 1710 cao 2,50m, nặng trên 2000kg và viết bài ký để khắc vào chuông. Chuông này được coi như là một pháp khí của chùa.

Tấm bia thời Lê Trung Hưng là tấm bia lớn nhất Việt Nam (Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2008).





Tấm bia được làm bằng đá khá lớn vào năm 1715, cao 2,6m, rộng 1.25m và đặt trên lưng rùa bằng đá cẩm thạch. Nội dung trên bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong.







Lầu bia hình lục giác






Tượng Kim Cương Hộ Pháp hai bên cổng Tam quan




Cổng Tam quan vào chùa


Đại Hùng Bửu Điện


Đại Hùng Bửu Điện


 


Tượng Phật Di Lặc thờ giữa Đại Hùng Bửu Điện



Điện Đại Hùng là nơi thờ Phật, trung tâm của Chùa Thiên Mụ. Điện gồm 5 gian, 2 chái, được bài trí rất tôn nghiêm với nét kiến trúc đồ sộ, nguy nga. Ngoài những pho tượng Phật bằng đồng, bức hoành phi bằng gỗ sơn son thiếp vàng do tự tay Chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề vào năm 1714 còn có 1 chiếc khánh đồng lớn chạm hình nhật nguyệt tinh tú. Chiếc khánh đồng này do vị quan người Quảng Trị là Trần Đình Ân thuê đúc năm 1677 để cung tiến chùa.






Nhà Tăng của chùa




Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn .


Cạnh đó là chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu để phản đối chính Sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.





Sau cùng chùa là vườn thông tĩnh mịch thoáng đãng.





Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, thế thứ 42 dòng Lâm Tế, đời thứ 8 dòng Thiền Liễu Quán, vị trụ trì nổi tiếng của Chùa Thiên Mụ, người có công trùng tu để giữ cho ngôi chùa lịch sử được trang nghiêm như ngày nay.




- Phần 5 - Cồn Dã Viên - Cầu Bạch Hổ





Nếu đi dọc sông Hương, qua khỏi chùa Thiên Mụ, các bạn sẽ đi qua một quãng sông Hương êm đềm của làng Kim Long, hai bên bờ là những hàng ngô non xanh mơn mởn trên dải đất phù sa ven sông. Kim Long là nơi các chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làm đất đóng đô từ năm 1636, tuy nhiên vùng đất này “trời hành cái lụt mỗi năm”, do đó đến đời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái lại dời Phủ chúa về làng Phú Xuân. Cũng chính vì vậy mà làng Kim Long hiện nay vẫn còn rất nhiều nhà vườn và các Phủ đệ ven sông của các ông Hoàng trong gia tộc Nhà Nguyễn (hiện nay có khu nhà vườn Phú Mộng _ Kim Long là nơi thu hút khách du lịch rất nhiều). Con gái Kim Long ngày xưa nổi tiếng là khéo và đẹp, đến nỗi nhà vua cũng phải đích thân vi hành:

“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi”.



Quãng sông Kim Long này cũng từng diễn ra các cuộc thao diễn lực lượng thủy binh hùng hậu của nhà Nguyễn, mà lễ hội Festival Huế 2010 đã tái hiện lại một cách hoành tráng.
Trước khi vào trung tâm thành phố Huế, dòng sông Hương trở nên chậm rãi, tại đây phù sa bồi lắng đã tạo thành một cồn đất hình thoi nổi lên giữa sông Hương, nằm ở phía Tây nam kinh thành, gọi là Cồn Dã Viên và được xem như Bạch Hổ chầu bên phải kinh thành.


Nơi định đô gắn với việc thịnh suy của một triều đại, do đó việc chọn địa điểm xây dựng kinh thành rất được coi trọng. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn di dời thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân. Ngày Quý Mùi tháng 4 năm Ất Sửu, năm Gia Long thứ 4 (tức 30.4.1805), Kinh thành Huế được khởi công xây dựng. Tuân thủ theo những nguyên tắc Dịch lý và Phong thủy, nhà Nguyễn đã chọn xây kinh thành vê hướng Đông Nam (thuộc phương Nam) vì Kinh dịch viết: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xây mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ; lấy núi Ngự Bình làm bình phong che chắn cho kinh thành; lấy sông Hương làm yếu tố minh đường, dòng sông nằm dài giữa hai cồn đất cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho Kinh thành; hai bên có Cồn Hến và Cồn Dã Viên tạo thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ chầu về trọng địa kinh thành. Đó là thế rồng chầu hổ phục bảo vệ cho vương triều.




Một tấm bia làm bằng đá Thanh cao 70 cm, rộng 40 cm, dày 11 cm,
khắc 3 chữ đại tự "Dữ Dã Viên" và lạc khoản cho biết bia được
dựng vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 21, tức là tháng 7-1868


Khi mới bắt đầu xây dựng kinh thành thì cồn đất này chưa có tên, cái tên chính thức của cái cồn ấy thì phải đến thời Tự Đức mới được đặt. Vua Tự Đức đã nhận ra vẻ đẹp lý tưởng của nó trên dòng sông thơ mộng và đã cho biến cái cồn này thành một vườn ngự. Chính nhà vua đã đặt tên là Dữ Dã Viên (vườn Dữ Dã), lấy ý nghĩa của địa danh Dữ Dã được gợi hứng từ một câu chuyện trong lịch sử được ghi chép ở sách Luận ngữ. Tuy nhiên lâu ngày, để cho tiện, dân gian bớt đi một chữ còn: Dã Viên, nên tên cồn mới trở thành cồn Dã Viên.
Cồn Dã Viên được nhắc đến nhiều trong các văn tự thời Nguyễn, đó là nơi các chúa Nguyễn đã từng tổ chức các trận đấu giữa voi (tượng trưng cho vua) và hổ (tượng trưng cho cái ác). Một chứng nhân phương Tây có mặt tại Thủ phủ Phú Xuân bấy giờ là Pierre Poivre thuật lại rằng vào năm 1750, vị chúa Nguyễn ấy và các quan trong triều đã đi trên 12 chiếc thuyền, đến đậu gần bờ bắc của cồn để xem cho đến khi 40 con voi quật chết 18 con cọp mới thôi. Tuy nhiên có lần một con hổ quá mạnh đã tát con voi gục xuống và nhảy ra phía khán giả, làm vua quan một phen khiếp sợ. Vua Minh Mạng sau đó đã xây trường đấu Hổ Quyền. Lầu ngự của vua nghe nói tồn tại đến năm 1900, còn từ 1925 thì bỏ mặc cho mưa nắng.




Cây đa hơn 200 năm tuổi và gò đất cao - nơi
vua ngồi để xem hổ giao chiến với voi tại cồn Dã Viên.


Cồn Dã Viên còn gắn với một công trình khác: cầu Bạch Hổ. Đó chính là cây cầu mà nếu bạn đến Huế bằng đường sắt thì trước khi vào ga Huế bán sẽ đi qua đó. Cầu được xây dựng vào năm 1908, cùng lúc với tuyến đường sắt Huế - Quảng Trị. Cầu gồm hai phần: phần phía Bắc cồn, dài 302,10m, rộng 4,05m và cao 4,35m ( bắc ngang từ bờ bắc sông Hương đến cồn Dã Viên) và phần phía Nam, dài 102,70m, rộng 4,10m và cao 4,40m (bắc ngang từ Cồn Dã Viên qua bờ Nam sông Hương). Ngày xưa kia cầu vẫn làm bằng sắt nhưng mặt cầu lát gỗ. Mấy thanh gỗ mục nát hết nên người qua cầu lúc nào cũng có cảm giác như chân mình sắp lọt tõm xuống cầu qua cái lỗ hổng rộng ngoác. Chiếc cầu hồi ấy được ngăn ba phần, ở giữa dành cho xe lửa còn hai bên dành chỉ cho khách bộ hành và xe đạp. Sau một thời gian, hư hỏng xuống cấp, cầu được trùng tu, sửa chữa, lúc này phần dành cho khách bộ hành hai bên cầu được xích lại gần nhau hơn nằm một bên của cầu và có một rào chắn ở giữa phân tách hai luồng giao thông.









Từ xưa đến nay, người Huế vẫn thường quen gọi cây cầu đường sắt bắc qua sông Hương này là cầu Bạch Hổ (hay Bạch Thổ), biển tên cầu cũng ghi rõ là cầu Bạch Hổ. Thế nhưng ít ai biết rằng, cây cầu cầu mang tên Bạch Hổ từ xưa lại không phải là cây cầu này, cũng không phải bắc qua sông Hương (thời các chúa Nguyễn chưa đủ sức làm cầu qua sông Hương), mà đó là cây cầu bắc qua sông Kẻ Vạn – con sông đào nối Sông Hương với sông An Hòa, tạo nên nhánh phía tây của tuyến thủy lộ gọi là Hộ Thành Hà. Cầu vốn được dựng bằng gỗ khoảng năm Mậu Thìn 1808, đời vua Gia Long. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ (lúc đó chưa được đặt tên) đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ. Tới đời vua Minh Mạng, vào năm 1839 cầu được đổi tên là cầu Lợi Tế. Hiện nay tấm bia Lợi Tế kiều bằng đá thanh, cao 98cm kể cả phần đế, hiện còn nguyên trạng nơi đầu cầu, có khắc dòng lạc khoản: Minh Mạng nhị thập niên Kỷ Hợi ngũ nguyệt cát nhật tạo. (Nghĩa là tạo dựng vào một ngày tốt tháng 5 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng XX, tức tháng 6-1839).
Năm 1990, cầu Bạch Hổ bị sập vì quá tải, nên được xây mới bằng bê tông cốt thép. Rộng 6,8m, dài 24,7m, cầu hiện nằm ngay đầu đường Kim Long – trục lộ men tả ngạn Sông Hương, xuyên qua phường Kim Long, dẫn tới chùa Thiên Mụ, nên đang được gắn biển đề cầu Kim Long.




Cầu Bạch Hổ - Cầu Lợi tế xưa và cũng là cầu Kim Long hiện nay


Bản thân tôi vẫn còn nhớ rất rõ thời điểm này bởi nó gắn liền với một kỷ niệm dại dột thời trẻ mà sau này mỗi lần nghĩ lại bỗng thấy rùng mình. Năm 1990, hai chúng tôi rủ nhau lên làng Hương Hồ chơi, nơi mà năm trước tôi đã đến thực tập tốt nghiệp. Lúc đi qua Kim Long, mặt sông Hương vẫn đang còn bình lặng. Mưa rất to, nhưng vì sự đón tiếp nồng hậu chúng tôi đã nán lại khá lâu. Ba tiếng đồng hồ sau, khi trở về quáng sông Hương qua Kim Long đã tràn ngập tất cả, con đường nhựa đã nằm sấu dưới1 mét nước. Hai chúng tôi gắng gượng lội theo dòng nước qua khỏi khu vực ngập lụt, tưởng chừng như thoát thì con sông Kẻ Vạn chắn ngang trước mặt, cây cầu Bạch hổ đã sập, cây cầu tạm giờ cũng đã chìm dưới mặt nước. Phương tiện liên lạc hồi ấy không có mà không thể không về nhà, vậy là phải chạy quanh năn nỉ mãi mới có một chiếc thuyền chịu chấp nhận đưa chúng tôi qua dòng nướcđang chảy siết. Con thuyền nương theo dòng nước, dưới trời mưa tầm tả, không có một phương tiện cứu hộ nào, phải chịu trôi một khoảng mấy trăm mét, chúng tôi mới sang được bờ bên kia. Sau này mỗi lần nghĩ lại, nếu một cơn gió mạnh đánh lật thuyền chắc có lẽ tôi không còn ở đây mà gõ những dòng chữ này nữa .
Hiện nay, một cây cầu mới song song, đang được xây dựng sát cạnh với cầu Dã Viên (Bạch Hổ). Cầu dài 542,5m; bề rộng cầu (4 làn xe) 24,5m, có tổng mức đầu tư là 673,042 tỷ đồng, thời hoàn thành trong 3 năm. Cầu có các vọng lâu dọc thân cầu để ngắm cảnh sông Hương, phù hợp với không gian kiến trúc của Cố đô Huế và hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.


Mô hình cầu đang xây dựng qua sông Hương song song cầu đường sắt Bạch Hổ, trên cầu có những vọng lâu để ngắm cảnh


Nếu bạn đến Huế bằng đường sắt, từ phía Bắc vào thế nào bạn cũng qua Cồn Dã Viên trước khi vào thành phố, bởi lẽ đường sắt có một quãng chạy qua giữa Cồn Dã Viên (nằm giữa hai cây cầu). Cahức hẳn bạn sẽ cảm thấy thú vị khi nhìm ngắm quang cảnh xung quanh và cố mường tượng so sánh với những gì tôi đã kể cho các bạn trong bài viết này nhé.


Phần 6 - Bến đò Thừa Phủ dĩ vãng một thời


Qua khỏi cầu Bạch Hổ, bạn sẽ đi vào quãng sông thơ mộng nhất của sông Hương, chảy qua thành phố, hai bên bờ sông là những công trình cổ kính soi bóng : Bia Quốc Học, Bến Phu Vân Lâu, Kinh thành Huế, Nghinh Lương Đình, Đình Thương bạc và xa xưa kia còn là những bến đò một thời đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như bến đò Vân Lâu, bến đò Thừa Phủ, bến đò Tòa Khâm, bến đò Đập Đá,… thế nhưng bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang.





Bến đò Thừa Phủ ngày xưa (ảnh tư liệu)


Bến nằm ở bờ Nam sông Hương, bên cây đa cổ thụ trước mặt Phủ Doãn Phủ Thừa Thiên (bây giờ là UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế), bến bờ Bắc nằm gần Nghinh Lương Đình. Sỡ đĩ bến đò này có tên là Thừa Phủ vì bến này nằm trước dinh Thừa Thiên Phủ doãn, tức là nơi quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm việc. Thừa Thiên Phủ doãn gọi tắt là Thừa Phủ. Lúc đầu (1899), Bến đò Thừa Phủ phục vụ cho nhu cầu đi lại của viên chức, lính tráng và nhân dân từ bờ bắc sang bờ Nam làm việc và quan hệ, giao tiếp. Về sau, bến đò càng phát triển khi trường Quốc Học, Nhà Thương Huế, rồi trường Đồng Khánh được xây dựng. Mãi đến khi cầu Phú Xuân, hay còn gọi là cầu Mới, được xây dựng năm 1973 thì bến đò này mới đi vào dĩ vãng. Gần 70 năm có mặt (1899-1972), không tính hết bao nhiêu chuyến đò đã cập bến rồi đi mỗi ngày trên dòng Hương thơ mộng.




Bến đò Thừa Phủ năm 1963


Ngày nay, dù không còn các bến đò nữa, nhưng hoài niệm về bến cũ, đò xưa vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những người Huế lớn tuổi. Tái hiện lại Bến đò Thừa Phủ là tìm về nét đẹp của thời xưa yêu dấu, với những nét văn hóa riêng của cố đô mà chẳng nơi nào có được. Tại Festival Huế 2004, Bến đò Thừa phủ đã được tái hiện lần đầu tiên. Sau đó, đến Festival 2006, Bến đò Thừa phủ mới được tái hiện một cách sống động, nhộn nhịp, trở về đúng với ngày xưa của nó, với những gánh hàng rong trên bến, phục vụ nhu cầu "ẩm thực" của thực khách trong lúc chờ đò...".

Cảnh tái hiện lại Bến đò Thừa Phủ :




Xuôi dòng Hương Giang - Phần cuối - Cồn Hến

Sau khi qua khỏi 2 cây cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền, xuôi về phía dưới không xa là cồn Hến, lớn hơn nhiều so với Dã Viên. Cồn Hến là vùng đất bồi ra giữa sông Hương phía tả hoàng thành, cũng chia sông Hương ra làm hai nhánh. Nhánh phía Đông là ranh giới giữa Vĩ Dạ và cồn Hến, nhánh phía Tây là ranh giới giữa cồn Hến và phường Phú Cát. Theo quan niệm phong thuỷ, nó đựơc xem là Tả Thanh long của Kinh thành Huế.




Hình ảnh Cồn Hến nhìn từ thành phố


Trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An, cồn Hến từng được tả là “một cù lao xinh đẹp”. Khởi thuỷ gọi là cồn Soi. Ngày xưa, hai khe nước giữa cồn phù sa lấp cạn, tôm cá rất nhiều, đêm đêm người đến đây soi, đơm bắt, đèn đuốc sáng cả góc trời, cái tên này có lẽ bắt nguồn do dân sông nước chài lưới sống bằng nghề soi cá tôm ban đêm. Cái tên Cồn Hến sau này mới được đặt, xuất phát bởi hình dáng của cù lao này nhìn từ trên cao xuống trông “hao hao con hến”. Nhưng có người lại bảo tên gọi ấy là bởi người dân ở đây chuyên làm nghề hến, người ta lấy luôn tên nghề để đặt cho tên đất. Có lẽ điều này đúng hơn.




Thời gian chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725- 1738) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, Phú Xuân, Phú Vang) đến ở dựng chòi gần đầu múi cồn phía trên ở làm nghề cào hến. Chuyện kể rằng, vợ chồng ông bà họ Huỳnh này nghèo lắm. Người chồng cần mẫn ngày đêm đi đánh bắt cá, vợ ở nhà lo chăm con. Mong kiếm thêm chút thức ăn cho gia đình, người vợ cũng cặm cụi ra bờ sông mò bắt hến. Sau, bắt được nhiều bà đem đi bán bớt. Dân Huế bắt đầu làm quen với món ăn mới, mộc mạc, hiền và rẻ của sông nước quê nhà. Những người phụ nữ khác thấy vậy cũng bắt chước làm theo.

Nhánh sông nằm giữa Vĩ Dạ và cồn Hến, phía bên kia sông là Cồn Hến. Từ quán cafe Vĩ Dạ Xưa bạn có thể nhìn thấy cồn Hến phái bên kia nhánh sông.

Mãi đến đầu niên hiệu Gia Long (1802-1820), phường Giang Hến ra đời, từ đó đảo nhỏ nổi giữa sông Hương, phía tả hoàng thành này được gọi là xứ (đảo) cồn Hến. Từ mò bắt bằng tay, người ta nghĩ ra cái cào để vừa đỡ vất vả vừa bắt được nhiều hến. Tương truyền, đến đời Thiệu Trị, con hến đã được bán nhiều ở khắp các chợ vùng kinh đô Huế và trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Một đầu bếp đã dâng lên vua món ăn dân dã này. Vua Thiệu Trị ăn thử thấy ngon. Hỏi lai lịch nghề và biết được làm nghề hến hết sức cực nhọc mới ban chỉ dụ nghề hến là “nghề được miễn thuế”.




Cầu Hương Lưu dẫn vào Cồn Hến (nằm ngày đầu chợ Vỹ Dạ, trên đường Nguyễn Sinh Cung)

Cúng tổ nghề hến được tổ chức vào các ngày 24 và 25 tháng 6 Âm lịch hàng năm. Tại cồn Hến hiện vẫn còn lưu giữ ngôi nhà thờ tổ tại Phường GiangHến. Vào dịp cúng tổ, nhà thờ được bài trí tôn nghiêm, lễ phẩm, trầm hương nghi ngút. Lễ tục này được tổ chức là do nguyên nhân sau: Vào năm Thành Thái thứ 4 (Nhâm Thìn 1892) ở phường Giang Hến có bà Trần Thị Thẹp đi thuyền ra dũi hến ở vùng sông trước đình Hương Cần (huyện Hương Trà), bị hương lý xã kéo ra bắt, đưa thuyền của bà Thẹp lên bờ đòi chịu nộp thuế phạt. Dân phường Giang Hến hay tin, làm đơn kéo nhau đi kiện, được châu phê: " Thượng từ nguyên đầu, hạ chí hải khẩu"
(Nghĩa là: Từ đầu nguồn đến cuối sông biển, ao hồ chịu thuế, sông nước được dùng).
Thắng kiện, phường Giang Hến kết long đình trên thuyền, trang trí cờ lọng đi rước châu phê, xã Hương Cần phải thả bà Thẹp, đưa thuyền của bà Thẹp xuống nước, dân phường Giang Hến rước về tận đình phường làm lễ tạ. Cho rằng sở dĩ làng được kiện là nhờ thần sông phù hộ, cho nên dân làng lấy ngày này làm ngày lễ tế hàng năm. Ngày chánh tế, một vị bô lão đứng chủ tế trước hương án trên một chiếc thuyền gọi là thuyền cầu nghề. Trên hương án có “sắc bằng” tổ nghề vốn vẫn được lưu giữ từ xưa tại nhà thờ họ Huỳnh, dòng họ đã khai sinh nghề hến. Thuyền được cho chạy quanh cồn Hến để thỉnh Tổ, sau đó rước về nhà thờ và hành lễ. Sau khi tế lễ xong, “sắc bằng” tổ nghề lại được trang trọng hoàn thỉnh về tại nhà thờ họ Huỳnh.
Qua thời gian, từ một ốc đảo nhỏ được đất bồi, cát lấp, cồn Hến ngày nay thành một vùng đất đai cao ráo với diện tích gần 33 ha. Ốc đảo cồn Hến ngày nay trở thành một khu dân cư đông đảo trù phú, nhà cửa, trường học, đền chùa được xây dựng khang trang. Hơn thế, đây còn có nhiều quán cơm hến, chè bắp cồn...vừa nhỏ xinh xắn nấp mình sau những lùm cây xanh, soi mình mặt nước sông Hương.




Ngoài món cơm hến, thì cồn Hến còn món chè bắp cũng nổi danh không kém, được làm từ bắp Cồn được trồng ở bãi bồi màu mỡ ven sông Hương. Chè bắp là món hấp dẫn nhất, cao sang nhất trong tất cả các món ăn chế biến từ bắp Cồn. Chè bắp thơm ngọt, không phải cái ngọt của đường mà là cái ngọt riêng của sữa bắp non. Muốn nấu chè bắp phải biết chọn hạt bắp non vừa ngậm sữa, bóc hết bẹ, bỏ hết râu, bỏ hạt sâu. Xong dùng dao bào thái theo chiều dọc quả bắp. Bào bắp xong, cùi bắp cho vào nồi luộc để lấy nước. Nước luộc cùi bắp lọc thật trong rồi thêm nước đun sôi để nấu chè. Khi nước sôi cho đường (vì nước luộc cùi bắp đã ngọt nên chỉ cần cho ít đường vừa đủ độ ngọt) và ít bột đao vào để cho chè sánh, rồi đổ bắp thái vào, khuấy đều tay, chè sôi lại là được. Chè bắp có vị ngọt thanh tao, mùi thơm mát được ưa chuộng nhất trong các loại chè ở Huế.
Nếu có dịp đến Huế, xin mời bạn đừng quên ra nơi này để thưởng thức mùi thơm béo của những bát nước hến trắng đục được lấy từ dòng Hương và vị ngọt của những bát chè bắp hôi hổi nóng được trồng từ vùng đất nổi giữa lòng sông. Nhìn bao quát, vùng cồn Hến như một hòn đảo, tô điểm thêm cho nét tươi đẹp của dòng Hương hiền hòa, thơ mộng.

Bài viết này đã kết thúc chuyến xuôi dòng Hương Giang, đưa các bạn từ từ Ngã ba Bằng Lẵng qua 7 điểm dừng cho đến Cồn Hến. Nơi đây gần như cũng là điểm dừng của các bến thuyền rồng du lịch dọc con sông hương thơ mộng. Một ngày nào đó, các bạn có dịp đến Huế, lênh đênh trên một chiếc thuyền rồng du lịch xuôi dòng Hương từ lăng Minh mạng trở về thành phố, chắc hẳn ràng các bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn rất nhiều khi vừa được ngắm khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vừa biết được tường tận những huyền thoại, những câu chuyện kỳ thú xoay quanh nó từ bao đời nay.

Bài viết của Nguyễn Văn Liêm

--
Nguon: http://www.nhohue.org/dongsonghuong.htm