Đó là Pha Luông trong bài thơ Quang Dũng,
Trích:
Trên đường hành quân ra trận, hình
ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm
lòng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác, trên đường hành
quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ
mộng như vậy, thì đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩ của người lính Tây
Tiến
Bài thơ Tây Tiến có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê ) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ. Và đây là một nét đẹp hào hùng trên đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến qua sự hồi tưởng của nhà thơ Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Hen hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Người lính phải hành quân lên cao mãi, hết dốc này đến dốc khác, đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”. Nhịp thơ dừng ở vần trắc Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm. Ngỡ như các anh đang đi trong mây, đang cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Có một tiếng cười, thú vị mà tinh nghịch của người lính hào hoa Hà Nội khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất. Không phải súng chạm trời mà là súng ngửi trời. Khẩu súng được nhân hóa như con người (chính là các anh đó thôi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu đây không chỉ là đinh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần, nghị lực người chiến sĩ.
--
http://loigiaihay.com/doc-len-khuc-khuyu-doc-tham-tham-heo-hut-con-may-sung-ngui-troi-c30a98.html
Phan 2:
Tempus | Aktiv |
Passiv |
Präsens |
Sie ruft mich. |
Ich werde von ihr gerufen. |
Perfekt |
Sie hat mich gerufen. |
Ich bin von ihr gerufen worden. |
Präteritum |
Sie rief mich. |
Ich wurde von ihr gerufen. |
Futur |
Sie wird mich rufen. |
Ich werde von ihr gerufen werden. |