Ru ta ngậm ngùi/ Quang Dũng
Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt
Ông bạn Tiến mới gởi email gợi nhớ câu nói này và cho rằng, câu này chữ vị hay vi không có nghĩa là vì, mà là tu sửa, là tự trị mình.
Trong 1 talk, Ngộ từng nhắc 1 vài lần về câu đó, mình vẫn thắc mắc, nay Tiến làm mình nhớ lại, nên tìm hiểu thêm.
--
Đo Nguyen/ Thứ 5, 05.12.2024
--
Xem thêm:
https://cafef.vn/3-cau-noi-cua-co-nhan-bi-hieu-sai-nhieu-nhat-khien-hang-trieu-nguoi-bi-hai-oan-suot-nhieu-the-he-cau-cuoi-chinh-la-nguoi-khong-vi-minh-troi-tru-dat-diet-2020111311561974.chn
Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt
3 câu nói của cổ nhân bị hiểu sai nhiều nhất
“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt” - Người không vì mình, trời chu đất diệt
"Vị" ở đây không hiểu thành "vì mình", là phải hiểu là "tự rèn luyện tu vi của chính mình". Làm người thì phải tu luyện bản thân, nếu không trời chu đất diệt, chứ không phải “Làm người phải sống vì bản thân” như mọi người đang hiểu sai bấy lâu nay.
Chỉ khác nhau một chữ duy nhất nhưng ý nghĩa diễn đạt lại khác rất xa, đánh mất hoàn toàn đạo lý nằm trong đó mà cổ nhân muốn gửi gắm cho hậu thế sau này. Nhiều kẻ hành xử ích kỷ, mưu lợi cá nhân cũng dùng câu nói này để biện hộ cho tư duy sai lầm của bản thân mà không tự biết hối lỗi và thay đổi.
Cuộc sống của con người vốn là một quá trình tu
luyện, không ngừng nâng cao tu vi bản thân, tức là nâng cao phẩm hạnh
đạo đức và năng lực cá nhân. Một người thực sự hiểu thấu thế giới này
phải biết cách từ bỏ ham muốn của bản thân, liên tục học hỏi và gia tăng
sự hiểu biết về môi trường bên ngoài, giữ vững tư duy sáng suốt, luôn
suy nghĩ cẩn thận, theo đuổi những mục tiêu tốt đẹp và ra sức hành động
để đạt được giá trị to lớn hơn.