Wednesday 5 July 2017

Tho thi hao Tagore, bai 35, Gitanjali



Đi ra Flohmarkt, tìm thấy một cuốn thơ của Tagore đã cũ..
Nhân duyên này, dán một bài thơ tiếng Anh của ông và nhân đó tìm hiểu ý của Tagore qua việc dịch sang tiếng Việt và tiếng Đức.
ĐN


Gitanjali 35

By Rabindranath Tagore

Where the mind is without fear and the head is held high;
Where knowledge is free;
Where the world has not been broken up into fragments by narrow domestic walls;
Where words come out from the depth of truth;
Where tireless striving stretches its arms towards perfection;
Where the clear stream of reason has not lost its way into the dreary desert sand of dead habit;
Where the mind is led forward by thee into ever-widening thought and action
Into that heaven of freedom, my Father, let my country awake

Việt dịch/ ĐN:


Nơi tâm không sợ hãi và đầu ngẫng cao;
Nơi hiểu biết thì miễn phí;
Nơi mà thế giới đã không bị chia thành các mảnh bởi những bức tường nhà nhỏ hẹp;
Nơi các lời xuất phát từ sự sâu xa của sự thật;
Nơi nỗ lực không mệt mỏi kéo dài cánh tay của nó hướng đến sự hoàn hảo;
Nơi dòng chảy tinh khiết của lý trí đã không bị lạc vào cát sa mạc ảm đạm của thói quen khô chết;
Nơi mà tâm dẫn bạn đi theo ý nghĩ và hành động ngày càng mở rộng
Vào thiên đàng của tự do, Cha của tôi ơi, hãy để đất nước tôi tỉnh giấc



Bản tiếng Đức/ ĐN duyệt


Wo der Geist ohne Furcht ist und der Kopf hoch gehalten wird;
Wo Wissen frei ist;
Wo die Welt nicht durch kleine Hausmauern in Bruchstücke zerlegt worden ist;
Wo Worte aus der Tiefe der Wahrheit kommen;
Wo unermüdliches Streben seine Arme zur Vollkommenheit streckt;
Wo der klare Strom der Vernunft nicht in den trostlosen Wüstensand der toten Gewohnheit gelangt ist;
Wo der Geist von dir in ein immer größeres Denken und Handeln geführt wird
In diesen Himmel der Freiheit, mein Vater, laß mein Land erwachen


Wednesday, 5 July 2017
Đỗ Nguyễn

Sunday 2 July 2017

Tong quat ve tho Haiku







Gioi thieu

Ve tho Haiku co mot so bai co gia tri.. Nam Giao, Vĩnh Sính
Moi xem them mot bai ve thơ Haiku trên mạng (1)



Thơ Haiku



Thơ Haiku là gì ?
 
           Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "ku" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo , rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.

Hình thức thơ Haiku
 
           Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm. Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi giòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn. Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài. Tiếng Việt đơn âm , nên mỗi chữ là một âm . Không cần vần điệu , nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú .
           Ngày nay thơ Haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phết hoặc chấm phết tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có từ của mùa . Chỉ giữ lại hình thức 3 câu , và được đưa vào những từ ngữ chải chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn ...

Nội dung thơ Haiku
 
           Về nội dung có luật cơ bản sau : không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.
           Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
           Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
           Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)


           Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa ( không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).

           Tiếng ve kêu râm ran ( tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
           Như tan vào trong than trong đá
           Ôi, sao tĩnh lặng quá!


           lặng yên qua mấy từng không (hình ảnh vũ trụ)
           lời ve (hình ảnh nhỏ)
           gõ thấu vào lòng đá xanh.


           Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.

           Cỏ hoang trong đồng ruộng
           Dẫy xong bỏ tại chỗ
           Phân bón!


           Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.

           Thế giới này như giọt sương kia
           Có lẽ là một giọt sương
           Tuy nhiên, tuy nhiên...


           Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh : một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.

           Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
           Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
           Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)


           Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó . Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ , lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới . Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn , cảm nhận .

           Chim vân tước bay
           Thở ra sương gió
           Dẫm lướt từng mây


           Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nẩy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình . Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc . Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.

Thiền tính trong thơ Haiku
           Thơ Thiền Nhật ban đầu cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng đến thế kỷ thứ 17 thì thể thơ Haiku ra đời và phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 19 . Người sáng lập loại thơ này là Thiền sư Matsuo Basho. Năm 1680, Matsuo Basho viết bài thơ Con ếch theo lối Haikai - một thể thơ mới (theo thời điểm bấy giờ) mở đường cho thể thơ Haiku. Các bài Haikai của Basho ngắn, gọn, súc tích từ chữ đến ý, cho thấy cái nhìn và thi tứ của nhà thơ. Những người ngưỡng mộ ông tập làm lối thơ này, và thể Haikai trở nên nghiêm trang, chín chắn hơn để dần trở thành thể Haiku, nói lên cái quan niệm và ghi lại sự rung động của nhà thơ.
           Sau Basho, có ba nhà thơ lớn của Haiku lần lượt xuất hiện, hợp cùng Basho thành tứ trụ của Haiku Nhật Bản: Basho , Buson , Issa , Shiki .
           Trong bài thơ sau đây của Basho :

           Fu ru i ke ya               Trong ao xưa
           Ka e ru to bi ko mu     Con ếch nhảy vào
           Mi zu no o to             Tiếng nước khua


           Chỉ vài chữ : một ao nước, một con ếch nhảy , một tiếng nước khua động cũng diễn tả đầy đủ cảnh vật , không dông dài , nhưng luôn luôn đủ ý .Như vậy Haiku là một loại thơ thiền , một cách tập nhìn sự vật đơn giản , thuần khiết . Ðây là một quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án, một tiếng chuông chiêu mộ thức tỉnh ngộ tính con người.
           Thi nhân ghi lại những bức xúc của mình đối với sự biến chuyển trong khoảnh khắc của thiên nhiên đang xảy ra trước mặt. Vạn vật thì thường trôi nổi lững lờ đối với kẻ vô tình mà thật ra đang nói muôn triệu điều trong từng mỗi khắc giây. Người không thấy, người không nghe vì người không chịu nhìn, chịu nghe hay người không biết đấy thôi.
           Haiku là một nghệ thuật tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo và Lão Giáo trong thế giới Thiền thi, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người . Vạn vật và vũ trụ đều có nguồn gốc từ Đạo, theo sự sinh hóa vô thường và kiếp người cũng chỉ là phù sinh hư ảo . Điều nói ra được thì hữu hạn, mà ý lại vô hạn . Ðiều mà thơ muốn mọi người lãnh hội chẳng phải là điều có thể nói được mà là những điều mà thơ chưa nói ra . Cái tiểu vương quốc của những con chữ gò bó chải chuốt bỗng vươn mình ảo hóa trở thành một vũ trụ siêu hình .Trong thơ Haiku có sự dung hợp giữa Thiền và Thơ, vì thơ biểu lộ tình cảm và thơ có thể tải đạo . Thơ Haiku đi từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi mênh mông bát ngát không hình tượng , như một thiền sư đã nói : "Gom góp tất cả lời nói để hoàn thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi" . Nhà thơ William Blake cũng có nói : “Cả vũ trụ trong một hạt cát (a world in a grain of sand)”.
           "Từ trong hạt bụi ngu ngơ ấy
           Mưa nắng vô thường sây sát nhau ."

Ðể cuối cùng người thơ đốn ngộ được :
           "Từ trong hạt cát hằng sa đó
           Vũ trụ Chân Như sáng nhiệm mầu ."


Mùa trong thơ Haiku
 
           Phần lớn thơ Haiku của các thi sĩ Nhật Bản nói về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông , tuy không nêu ra hẳn tên mùa trong năm. Họ thường dùng những chữ liên quan đến mùa xuân, như “tan tuyết,” lúc “hoa mận nở, hoa đào nở,” hoặc đến lúc “ngỗng trời quay về.” Về mùa thu, họ hay tả “đêm thanh, trời vằng vặc đầy sao,” lúc “bóng nai thoáng qua rừng,” hay là “chuồn chuồn bay chập chờn,” khi người ta “gặt lúa.” Mùa hè có “muỗi,” có tiếng “ve ra rả,” hoặc tiếng “quạt,” hay tiếng “suối róc rách.” Mùa đông không tránh được cảnh “tuyết rơi” trong hay ven “rừng thông,” “gấu,” hay là tiếng củi hoặc than nổ tí tách trong “lò sưởi.” Và hình như các tác giả Haiku người Nhật không bao giờ nói đến lũ lụt, động đất, bệnh tật ... những cái không tốt của thiên nhiên.
           Miura Chora diễn tả mùa hạ đang reo trên muôn ngàn nhánh cây, với lá xanh thắm sáng rực trong nắng vàng :
           Vàng phai
           cùng với ngàn xanh
           nghe ngày tháng cũ theo quanh nẻo về.

           Một bài Haiku khác của Yosa Buson ghi lại sự liên tưởng của ông giữa lá non và thác đổ. Hãy tưởng tượng đến vào một buổi trưa nào đó lúc mới đầu hè, xuân đã qua nhưng lá vẫn còn đang trong thời kỳ nẩy nở, trời chưa nóng lắm. Nhìn nụ xanh Buson mường tượng đến nguồn nước đã nuôi nấng cỏ cây, tắm mát con người trong tháng hạ. Ngay lúc đó, sự liên tưởng đến nước khiến ông nghe văng vẳng tiếng thác đổ gần đâu đó. Nước thác vẫn rơi đều nơi chốn ấy tự ngàn xưa nhưng hình như đối với Buson cho đến giây phút này ông mới vừa nghe hoặc nghe tiếng thác rõ hơn. Đây chỉ là một trong nhiều cách diễn dịch:
           ụ non lá nhú lên mầm
           thác reo
           nghe thoảng xa gần đâu đây.

Mùa hạ thì có tiếng ve kêu như được đá hấp thụ và người đọc cảm thấy không gian xung quanh thật tĩnh lặng:
           Tiếng ve kêu râm ran
           Như tan vào trong than trong đá
           Ôi, sao tĩnh lặng quá!

Mùa thu khi ăn được một quả hồng thì cảm thấy như nghe được tiếng đại hồng chung của chùa Horiu:
           Ta ăn một quả hồng
           Vọng đâu tiếng chuông đồng Hô-riu
           Lòng phấn chấn phiêu diêu!!!


Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku
           Ngoài những đề tài về thiên nhiên, Haiku còn có đề tài về mẹ. Hình ảnh nầy thường thấy ở trong thơ Issa và Basho. Mẹ là thơ. Mẹ và thơ mãi khắn khít nhau như hình với bóng. Hình ảnh mẹ càng cần cù, mộc mạc bao nhiêu lại càng nên thơ bấy nhiêu. Trong ngôn ngữ thi ca của thế giới, dân tộc nào cũng có những vần thơ chứa chan tình mẹ. Mẹ hiển hiện trên đường về, trên từng ngõ hồn sâu kín. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả trong những vần thơ Haiku đơn sơ, thâm thúy Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku lại càng bát ngát, phiêu diêu hơn bao giờ hết:

Đến đây nào, với tôi
cùng chơi đùa chim sẻ
không còn mẹ trên đời.

Issa

Mẹ yêu ơi !
mỗi khi nhìn thấy biển
khi thấy biển khơi.

Issa

Tóc mẹ còn đây
tan trong lệ nóng
sương mùa thu bay.

Issa

Hoa trong thơ Haiku
 
           Qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" Busho đề cập đến vấn đề vô thường:
           Nhiều chuyện
           làm nhớ lại
           Hoa anh đào

Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.
           Một bài thơ Haiku khác nói lên hình ảnh của một loài hoa mong manh, mang kiếp sống phù du, giữa màn đêm sương khói huyền ảo, âm thầm lặng lẽ hé nở những cánh mỏng lụa là, như đem sức sống cuộn trào vào từng hơi thở của người thưởng ngoạn, phải chăng đó là một niềm hy vọng bí ẩn, khó hiểu của một loài hoa kiều diễm mang tên Nữ Hoàng Đêm . Người thơ hình như đã nhập thân vào loài hoa khêu gợi đó, để từ đó chiêm nghiệm được quá trình nở hoa " sinh sinh hoá hóa" từ bên trong : khởi đầu một cành cây trơ … đến một cái gì nhu nhú dưới phiến lá …. rồi xuất hiện một nụ trắng ngà … từ đó nụ tung cánh bung xòe ra… và cuối cùng là hoa mãn khai toàn vẹn với những cánh xinh xắn nõn nà tỏa hương thơm ngan ngát …
           Nữ Hoàng Đêm mảnh khảnh
           Trong âm thầm hé nụ phô hoa
           Niềm tin yêu huyền bí

Với màu sắc trắng nhợt nhạt biểu tượng cho sự ngây thơ khờ dại, loài hoa đêm lộng lẫy khát khao nầy đang chờ đợi khai hoa nở nhụy…. đâu biết rằng kiếp sống tạm bợ ngắn ngủi đó sẽ đến hồi chấm dứt khi bình minh chợt sáng, chẳng khác gì bóng câu qua cửa sổ, giọt sương hư ảo trên cành … Những thi ảnh trữ tình, những biểu tượng thâm thúy, những tín hiệu bàng hoàng đã thu hút và dẫn dắt tâm tư người đọc vào một thế giới cao siêu để tự suy niệm về kiếp nhân sinh của con người quanh quẩn trong cuộc sống phù trầm đầy oan khiên nghiệp chướng nầy .
           Cánh hoa mềm êm ái
           Thơm ngát, cầm mình giữa bụi gai
           Trước bình minh chịu chết

Nắng đã lên , những giọt sương mai lãng đãng, đang vắt vẻo trên nhành cây đọt lá . Những cánh hoa tàn úa đang rơi rụng . Một loài hoa đã chết và một ngày mới bắt đầu . Những hình ảnh của loài hoa mờ ảo đó , không sôi động mà vẫn lặng lẽ ẩn mật trong tâm cảm và tư duy của người thưởng ngoạn , để rồi đem lại những cảm giác lạ lẫm đột nhiên bỡ ngỡ, bàng hoàng, sững sốt giữa níu kéo và hoài nghi …
" Ta ngỡ mất mà chưa đành đánh mất
Bởi mùi hương ngự trị cánh hoa tàn ….."

Một bài thơ Haiku, một bông hoa quỳnh nở rồi tàn, một kiếp phù sinh, một giấc mộng hoàng lương…
" Phù bào khoảnh khắc vòng sinh diệt
Sớm nở đêm tàn tựa kiếp hoa…"

Cái sân khấu tuồng đời đầy hỷ nộ ái ố, tham sân si đã hạ màn theo những cánh hoa tàn ,để lại ngơ ngẩn , bần thần và luyến tiếc …
--
(1)
 http://www.oldcottage.net/thohaiku/thohaiku.html

Den ben nay mat troi ben kia






Đèn


Ánh đèn trắng trên bàn
Chiếu xuống bên người ngồi trong chiều
Bên em năm giờ sáng

ĐN
Chu nhat 2 July 2017

Kigo trong thơ Haiku









Gioi thieu:
Gioi thieu mot bai hay ve Kigo trong tho Haiku.
Trich tu trang (1)
Toi thay bai nay co gia tri
Kigo trong thơ Haiku Japan

Thạc sĩ Hà thị Hải




1. Đặt vấn đề

Thể thơ haiku Nhật Bản được Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayasi Issa làm cho trở thành tuyệt mĩ là một trong những thể thơ ngắn nhất thế giới, gồm mười bảy âm tiết, có thể được viết trên giấy thành những bức họa theo nghệ thuật thư pháp hoặc đề vào những bức tranh cổ. Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản đến kinh ngạc của mười bảy âm tiết ấy. Việc thưởng thức thơ haiku đòi hỏi người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, phải hòa nhập được vào dòng sông đang trôi chảy của đời sống và cùng sáng tạo với người nghệ sĩ thì mới có thể cảm nhận được giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa của đời sống ẩn chìm trong đó. Một trong những tín hiệu thẩm mĩ độc đáo của thơ haiku là kigo. Hiểu được kigo và cách dùng kigo sẽ giúp người đọc có khả năng thâm nhập được vào thế giới sâu thẳm của thơ haiku.

2. Cách dùng kigo (quý ngữ) trong thơ haiku

2.1. Kigo và những quy ước trong cách dùng

Kigo là quý ngữ, là từ chỉ mùatrong thơ haiku Nhật Bản. Nói cách khác, tất cả những từ ngữ liên hệ đến mùa đều được gọi là kigo. Thời gian được miêu tả trong thơ haiku chủ yếu là thời gian hiện tại, thời gian sinh hoạt.
Đó là thời gian của vũ trụ tự nhiên: nước chảy, mây trôi, hoa nở, chim hót, ngọn đồi phủ sương... Đó là thời gian xảy ra sự kiện hoặc thời gian hoạt động của sự vật và con người trong thời điểm hiện tại. Và thời gian hiện tại đó luôn gắn với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông của xứ sở mặt trời mọc. Haiku là thể thơ không đòi hỏi chặt chẽ về vần, niêm luật, bằng trắc hay đối nhau, nhưng nó có những quy định riêng về kigo: Một bài haiku phải có kigo (phải có từ chỉ mùa).

Yếu tố "mùa" là yếu tố khá quan trọng trong thơ haiku. Các nhà thơ haiku hầu như lúc nào cũng đưa mùa vào thơ. Bốn mùa qua đi đều để lại cho haiku một dấu chân nào đấy, có khi là bóng hoa anh đào, có khi là những cơn mưa hay chiếc lá phong chuyển sang sắc đỏ...
            Khí hậu của Nhật Bản khá phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nhật Bản khoảng 14,6 độ c, tuy nhiên, khí hậu ở các vùng khác nhau khá rõ do hình dáng thon dài của nước Nhật. Ngay ngày nở của hoa anh đào ở các vùng khác nhau của Nhật Bản cũng khác nhau. Hoa anh đào là quốc hoa, là biểu tượng của nước Nhật, nở vào mùa xuân, có màu trắng và màu phớt hồng, rất đẹp. Khi nở rộ, hoa anh đào giống như áng mây trắng hoặc hồng, bồng bềnh trong sương khói, rất lãng mạn, chỉ cần một cơn gió thổi qua là những cánh hoa thi nhau rụng xuống, phủ kín mặt đất tạo nên một thảm hoa tuyệt đẹp. Hoa anh đào rơi ngay khi còn tươi rói, một cái đẹp mong manh, gợi cảm. Người Nhật thường chờ đón ngày hoa anh đào nở với một niềm háo hức lạ lùng và vô tuyến truyền hình thường đưa tin ngày bông hoa anh đào đầu tiên nở ở các vùng trên đất nước. Mặc dù vậy, khí hậu của Nhật vẫn có bốn mùa rõ rệt: xuân. hạ, thu, đông. Mùa đông ở Nhật khá lạnh và trên thực tế thì cái lạnh bắt đầu ngay từ cuối mùa thu. Ở Tokyo, mùa đông thỉnh thoảng tuyết có rơi nhưng không nhiều. Mùa hè ở Nhật khá nóng và ẩm, mưa nhiều. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Nhật Bản cũng có rất nhiều lễ hội gắn với các mùa trong năm: lễ hội mừng năm mới, lễ tiết phân, lễ tảo mộ, lễ hội vu lan, lễ hội mùa hạ, lễ hội nông nghiệp, lễ hội Tanahata...
            Các nhà thơ haiku luôn có ý thức đưa mùa vào thơ. Trong thơ haiku, yếu tố mùa rất quan trọng tuy với thời gian nó bớt đi sự quan trọng quyết định của buổi đầu. Bài haiku thường có một chữ liên quan đến mùa ở ngay câu đầu hoặc một câu nào đó trong bài. Nó có thể suy diễn từ khí hậu nóng, lạnh, ngày dài hay ngắn, thời tiết, địa lý đến tên chùa chiền, quần áo, lễ hội, các loại cây cối, chim chóc, hoa cỏ...
             Cách dùng kigo có những quy ước nhất định, những quy ước này giúp nhà thơ tiết kiệm được chữ dùng trong việc thông tin trong thơ mà vẫn chuyển tải được đúng ý đồ của người nghệ sĩ sáng tạo tới bạn đọc. Khi nói "trăng" (tsuki) thông thường thì phải hiểu là trăng tròn mùa thu, nếu không, phải nói cụ thể, chính xác hơn nữa như oborozuki (trăng mờ mùa xuân) hay kangetsu (trăng lạnh mùa đông). Nói "hoa" (hana) phải hiểu là hoa anh đào, chỉ mùa xuân; nói “gặt lúa mạch” để chỉ mùa đông... Ví dụ:
Một đám mây hoa
Chuông đền Ueno vang vọng
Hay đền Asakusa.

Khi đọc bài thơ này của Basho, người Nhật hiểu ngay ông đang nhắc đến tiếng chuông mùa xuân, vì “một đám mây hoa” (Hana no kumo) chỉ hoa anh đào đang nở rộ, đó là biểu tượng của mùa xuân, là “từ chỉ mùa” – một quy ước của người Nhật trong sáng tạo thơ haiku.
Những từ chỉ mùa rất thông dụng trong thơ haiku. Trong thơ ca Nhật Bản nói chung, kể cả tanka hay haiku, thiên nhiên đóng một vai trò rất quan trọng, như một kỹ thuật, như một quy ước trong sáng tác, trong nghệ thuật giữa tác phẩm với bạn đọc. Nắm được quy ước này người đọc mới có thể hiểu được bài thơ. Lòng yêu thích thiên nhiên và sự nhạy cảm của người Nhật đối với thời tiết là một điều dễ nhận thấy trong tâm hồn người Nhật. Những quy ước về mùa có làm phong phú nội dung thơ ca nhưng một mặt nó cũng tạo ra những câu thúc và khuôn sáo.
           
Những từ chỉ mùa rất phong phú trong thơ haiku. Sau đây là một số loài động vật và thực vật thông dụng trong thơ haiku, vì haiku còn nói đến nhiều giống chỉ sống ở vùng ôn đới và đôi khi chỉ sống ở Nhật Bản:
           
Mùa xuân (tháng giêng đến tháng ba âm lịch):
            Thực vật: Mơ (ume), lan tím (sumire), anh đào (Sakura), hải đường (tsubaki), lê (nashi), tử đằng (fuji), đào (momo), liễu (yanagi), hồng vàng (yamabuki), ngải cứu (yomogi), cây đuôi chồn (waraki).
            Động vật: Chim oanh (uguisu), cú (tsubakurame), sơn ca (hibari), ong (hachi), ếch (kawazu), tằm (kaiko), bướm (cho), sẻ con (susume no ko).
            Vụ mùa: Ngày dài (hinaga), đêm 88 (hachijuhachiya) để chỉ mùa hái trà, tiết xuân (haruoshimu), vãn xuân (yukuharu).
            Thiên văn - Địa lý: trăng mờ sương (oborozuki), tuyết tan (yukidoke), sương lam (kasumi).
            Sinh hoạt - hội hè: Bánh nếp bọc lá (kusamochi), diều (tako), vỡ ruộng (hatakeuchi), ngắt lá chè (chatsumi)...
            Mùa hè (tháng tư đến tháng sáu âm lịch):
            Thực vật: Hoa xương bồ (ayame), hoa diên vĩ (kakitssubata), hoa sơn chi (kuchinasshi), sen (hachisu), kim tước chi (hahakigi), mẫu đơn (botan), hoa lưu ly thảo (wasurenagusa).
            Động vật: Chim bói cá (u), gà nước (kuina), cò (sagi), cuốc (hototogisu), đom đóm (hotaru), kiến (ari), muỗi (ka), cá hương (ayu), ve (semu), cá vàng (kingyo).
            Vụ mùa: Đêm vắn (mijikayo), đầu mùa mưa hè (nyuubai), cái nóng (atsusa), kề thu (akichikashi).
            Thiên văn - Địa lý: Sấm (kaminari), mống trời (niji), mưa rào (yuudachi).
            Sinh hoạt - hội hè: Gặt lúa mạch (mugikari), áo mát (yukata), mùng (kaya), cấy lúa (taue)...
            Mùa thu (tháng bảy đến tháng chín âm lịch):
            Thực vật: Lau sậy (ashi), cúc (kiku), chuối (basho), lau già (ogi), quả hồng (kaki).
            Động vật: Chuồn chuồn (kagero), dế mèn (kirigirisu), dế tùng (matsumushi), chim cút (uzura), ngỗng trời (kari), chim "cát" (sandpiper, shigi), hải âu (miyakodori), gà gô (yamadori).
            Vụ mùa: Đêm lạnh (yosamu), hơi nóng còn sót (zansho), trung thu (chuushuu).
            Thiên văn - Địa lý: Sông ngân (Amanokawa), chớp nháng (inazuma), trăng (tsuki), sương thu (kiri), tiếng thu (aki no koe).
            Sinh hoạt - Hội hè: Thất tịch (tanabata), chày (kinuta), ngắm trăng (tsukimi), tảo mộ (hakamairi), được mùa (honen)...
            Mùa đông (tháng mười đến tháng chạp âm lịch):
            Thực vật: Tầm gửi (yodoriki), lá rụng (ochiba), hành (negi), thủy tiên (suisen), sơn trà (sazanka), củ cải trắng (daikon).
            Động vật: Vịt trời (kamo), chim óc cau (chidori), hạc (tsuru), thỏ (usagi), sò (kaki), một loại chim cú (mimizuku).
            Vụ mùa: Lập đông (ritto), cuối năm (toshi no kure), trừ tịch (oomisoka).
            Thiên văn - Địa lý: Đồng khô lá (kareno), sương giá (shimo), lửa ma trơi (kitsunebi), tuyết đầu mùa (hatsuyuki).
            Sinh hoạt - Hội hè: Tất (tabi), ho (seki), nệm (futon), đốt than (sumiyaki), quét bồ hóng (susuhaki)...

2.2. Các nhà thơ haiku có khi dùng kigo qua các hình ảnh chỉ mùa, cũng có khi dùng kigo trực tiếp - nói rõ là mùa nào
Mùa trong thơ haiku có khi thể hiện qua các hình ảnh chỉ mùa:
                                                Fuku tabi ni
                                                cho no inaoru
                                                yanagi bana.
(Trên cành liễu nghiêng/con bướm đổi chỗ/mỗi lần gió lên). (M. Basho)
            Basho đã dùng kigo: cho (bướm), yanagi (liễu) để chỉ mùa xuân. Dùng kigo như vậy giúp người đọc có thể thấy được không gian mùa xuân tươi đẹp, lãng mạn với hình ảnh rực rỡ sắc màu của bướm bên cành liễu đang đâm chồi nảy lộc xanh mướt trong làn gió nhẹ và tiết xuân mát dịu… đúng như ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ mà ông vẫn tiết kiệm được từ ngữ, không cần phải miêu tả cụ thể.
Bài thơ sau dùng kigo chỉ mùa đông qua hình ảnh tuyết (yuki):
                                                Futari mishi
                                                yuki wa kotoshi mo
                                                furikeru ka.
(Đã rơi năm nào/ tuyết mà ta ngắm/ bây giờ lại rơi). (M. Basho)
Nhiều bài thơ nói đến tháng, qua đó ta thấy mùa:
                                                Mưa tháng năm rơi
Và những con ếch
Bơi đến cửa nhà tôi.    (Sanpu)
            Trong bài thơ này Sanpu miêu tả cơn mưa mùa hè.
Ở những ví dụ trên, tác giả đã dùng kigo qua các hình ảnh chỉ mùa, còn nhiều bài thơ khác tác giả dùng kigo trực tiếp - nói rõ là mùa nào. Ví dụ:
                                                Mùa xuân đến rồi
vô danh ngọn đồi ấy
sáng nay khoác áo sương mù.            (M. Basho)
            hay:                             Gió mùa thu
làm sao em bé hái
hoa tím bây giờ!          (K. Issa)
 
2.3. Kigo thường nằm ở câu đầu bài haiku                                                 Hototogisu
                                                naku ya goshaku no
                                                ayamegusa.
            (Vang tiếng chim cu/ và lá diên vĩ/ vươn năm bộ cao). (M. Basho)
Hototogisu là chim cu (chim đỗ quyên), loài chim báo hiệu mùa hè. Đây là quý ngữ chỉ mùa hè.
            Tuy nhiên, cũng có một số bài kigo nằm ở câu hai hoặc câu ba:
                                                Moro moro no
                                                kokoro yanagi ni
                                                makasubeshi.
            (Trao cho cây liễu/ mọi niềm ước vọng/ mọi điều chán chê). (M. Basho)
Kigo: cây liễu (yanagi) nằm ở câu thơ thứ hai chỉ mùa xuân - loại này ít gặp nhất.
                                                Na batakeni
                                                hanami gao
                                                naru suzume kana
            (Trong đồng rau cải/ trăm mắt ngắm hoa/ một bầy chim sẻ). (M. Basho)
Kigo: chim sẻ (suzume) ở câu ba chỉ mùa xuân.
            Có khi kigo ở cả câu hai và câu ba:
                                                Fuku tabi ni
                                                chô no inaoru
                                                yanagi kana.
            (Trên cành liễu nghiêng/ con bướm đổi chỗ/ mỗi lần gió lên). (M. Basho)
Kigo: bướm (chô) nằm ở câu hai và liễu (yanagi) nằm ở câu ba đều chỉ mùa xuân.

3. Kết luận

Cách dùng kigo có những quy ước nhất định, những quy ước này giúp nhà thơ tiết kiệm được chữ dùng trong việc thông tin trong thơ mà vẫn chuyển tải được đúng ý đồ của người nghệ sĩ sáng tạo tới bạn đọc, đồng thời giúp người đọc hiểu được điều tác giả muốn nói, thấy được giá trị thẩm mĩ sâu sắc của bài thơ. Các nhà thơ haiku có khi dùng kigo qua các hình ảnh chỉ mùa, cũng có khi dùng kigo trực tiếp - nói rõ là mùa nào. Thông thường kigo nằm ở câu đầu bài haiku, có khi nằm ở câu hai hoặc câu ba. Ở Nhật, cách dùng kigo đã trở thành quy luật và hầu như các tuyển tập thơ haiku đều quen sắp xếp các bài thơ theo từng mùa. Các hình ảnh về mùa cho thấy quan hệ của con người với thiên nhiên, với đất trời, tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ, tương thông, lí tưởng: thời gian – không gian – con người.
--
(1)
http://www.utb.edu.vn/index.php/2013-05-25-09-33-10/thongbaotintucsukien/555-ca-ch-da-ng-kigo-qua-nga-trong-th-haiku-nha-t-ba-n

Ngo cat cam

Cắt cam đẹp
 
Cam
 
Nhiệt độ trong phòng bớt xuống hai
Ta vô trong mạng học vài bài
Trái cam ai cắt mà xinh thế,
Vị ngọt trái kia mãi vướng hoài
 
ĐN 
hình kỉ niệm
Sunday, July 02 2017