Nhớ em trai
Hôm nay xem kệ sách,
Anh thấy tác phẩm này:
Những mẫu chuyện đạo..
Đó là cuốn sách xưa
Do em trai cho mượn
Thời ấy sách hiếm hoi..
Nhìn sách lại nhớ người
Người em xưa ra đi
Lòng tin còn gởi lại!
ĐỗNguyễn
anh nhớ về Q., đứa em trai đã mất..
Nội dung: Thơ, hình ảnh, âm nhạc, tâm tình, tình yêu, triết lý mà Đổ-Nguyễn và bè bạn quan tâm. Mong có feedback của các bạn ghé thăm blog.Cám ơn các bạn và chúc an vui nhé!/ ĐN
Saturday, 24 January 2015
Chuông reo, vui quá!
Đang ngủ nghe chuông reo
Bao lâu rồi em nhỉ
Không được nghe em gọi
Niềm hạnh phúc vô song!
Trưa thứ bảy mơ màng
Nghe tiếng gọi ngày xưa
Anh tìm về đường cũ
Thấy dáng em vừa đó,
Mới gọi anh vừa xong
Anh gọi em lại thấy không
Cô bé gọi anh xong,
Sao anh goị không bắt
Làm anh vui trông mong..
ĐỗNguyễn
Bao lâu rồi em nhỉ
Không được nghe em gọi
Niềm hạnh phúc vô song!
Trưa thứ bảy mơ màng
Nghe tiếng gọi ngày xưa
Anh tìm về đường cũ
Thấy dáng em vừa đó,
Mới gọi anh vừa xong
Anh gọi em lại thấy không
Cô bé gọi anh xong,
Sao anh goị không bắt
Làm anh vui trông mong..
ĐỗNguyễn
Chatroom
Ve
Net ao VN that mong manh,
Luc thi dut cap, luc ca' an,
Lai them he thong dang bi hack,
Voice room tro lai Chatroom roi!
DoNguyen
thu bay
Net ao VN that mong manh,
Luc thi dut cap, luc ca' an,
Lai them he thong dang bi hack,
Voice room tro lai Chatroom roi!
DoNguyen
thu bay
Friday, 23 January 2015
đ. Ngộ
Dachkonstruktion
Từ sớm đi Nam
Dáng người ra gare sớm,
Chiều tối người ấy mới trỡ về,
Thương đ. Ngộ nhiều ghê!
ĐỗNguyễn
Thursday, 22 January 2015
Vẫn thấy bên đời còn có anh..
Vẫn thấy bên đời còn có anh..
đ. Ngộ
Giọng nói em
Nụ cười giòn
Sao thương quá!
Nhất là,
Nhất là,
Khi nghe em
Nói chữ đâu ấy
Trong đời của anh
Mùa đông 2015
Rất lạnh giá!
Nhưng
Bắt đầu từ hôm nay
Bổng
Rất lạnh giá!
Nhưng
Bắt đầu từ hôm nay
Bổng
Ấm lắm
Vì trong anh
Và bên anh
Có tia nắng ấm
Từ em
Sao anh thèm nghe
Giọng nói em!
Giọng nói em!
ĐỗNguyễn
..cõi đời bao la vẫn ngân dài..
..cõi đời bao la vẫn ngân dài..
Tứ thiền
Chung quanh đề tài sơ thiền và nhị thiền
ĐỗNguyễn
0. Định là gì
Tiếng pàli "Samàdhi" là định. Ðịnh nghĩa là tập trung tâm ý vào một đề mục hay một đối tượng duy nhất không được phân tán hay xao lãng.
1. Tứ thiền
Về tứ thiền, Kinh Trung bộ 19 (1) viết:
"Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm.
Chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh."
2. Vai trò quan trọng của thiền tập
Con đường thiền tập được Kinh TBK Saccaka ghi rằng:
"Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ"."(Saccaka, TBK 36)(2)
" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thuở xưa có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?"
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ"."
3. Lạc thọ trong thiền tập
Lạc thọ do thiền mang lại không nguy hiểm:
" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện"." (TBK 36)
4. Thiền mang lại tuệ
Kinh chép: "Không phải người trí thì không thể tu thiền, không tu thiền thì không thể được trí"
5. Tham dục
Các dục khi cầu khổ
Khi được nhiều sợ-hãi
Khi mất lại lo rầu
Tất cả thời không vui
6. Sân
Giết sân thì an-lạcÐã biết sân nguy-hiểm như thế, phải chóng tu từ-bi, nhẫn-nhục để diệt-trừ nó cho tâm được thanh-tịnh.
Giết sân thì vô-ưu
Sân là gốc của độc
Sân diệt tất cả thiện
7. Ngủ
Khi thiền dễ buồn ngủ, do đó, cần đối trị để vượt qua:
Do ngủ khiến tâm không thấy được
8. Năm triền cái
Trong tác phẩm Toạ thiền chỉ quán (4) viết:
"Có người hỏi: "Những việc ác nhiều như bụi không thể tính hết, tại sao ở đây chỉ dạy bỏ 5 điều mà thôi?" Ðáp: Trong 5 điều nầy gồm cả tam độc và đẳng-phần, 4 thứ nầy làm căn-bản, nhiếp cả tám muôn bốn ngàn trần-lao. Ðó là:
1- Tham muốn thuộc tham độc.Chúng hiếp thành 4 phần phiền-não. Trong mỗi phần có 2 muôn một ngàn. Họp 4 phần là 8 muôn 4 ngàn. Thế nên, trừ ngũ-cái là trừ tất cả pháp ác. Người tu nên lấy những việc như thế trừ bỏ ngũ-cái. Ngũ-cái bỏ rồi, ví như người mang nặng được gỡ bỏ, như bệnh được lành, như người đói được đến nước giàu có, như giặc bị bao vây được cứu thoát, yên ổn không lo sợ. Người tu cũng vậy, trừ được ngũ-cái rồi, tâm yên ổn, mát mẻ an vui, như mặt trời, mặt trăng bị 5 việc che tối: khói, bụi, mây, mù, nhật nguyệt thực, nên không thể chiếu sáng. Tâm người bị ngũ-cái cũng như thế."
2- Giận hờn thuộc sân độc.
3- Mê ngủ và nghi thuộc si độc
4- Diêu-động và hối hận thuộc đẳng phần.
9. Sơ thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
" Ðến đây, hành giả
hoàn toàn ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền,
có tầm, có tứ, với hỉ lạc do ly dục sinh; từ bỏ 5
pháp, đạt được 5 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có
10 đặc tính, và Sơ thiền nầy thuộc biên xứ đất.
Hoàn toàn ly dục
nghĩa là thoát khỏi mọi dục vọng, vì dục là cái đối
nghịch với so thiền. Nếu có dục thì không thể đắc Sơ
thiền, cũng như có tối thì không có sáng. Danh từ "dục"
bao gồm nhiều thứ; Ðó là dục kể như đối tượng, tức
là những sắc pháp dễ ưa thích, và dục kể như cấu uế
như vibhanga nói: "Ðam mê là dục, thèm muốn là dục,
khát khao là dục".
Ly bất thiện pháp
là xa lìa các triền cái khác ngoài dục. Như vậy, ly dục
là từ bỏ cái nhân của tham, còn ly bất thiện pháp
là từ bỏ cái nhân của si. Ly dục là thanh tịnh thân nghiệp,
ly bất thiện pháp là thanh tịnh ý nghiệp. Nói cách khác, ly
dục tức là thân viễn ly còn ly bất thiện
pháp tức là tâm viễn ly.
Ở đây, cũng nên hiểu
thêm về ý nghĩa của dục. Chữ dục thường dùng
để dịch các từ chanda, kàma và ràga. Chanda rất
thông dụng, có nghĩa là hăng say, ham muốn tốt hoặc xấu. Kàma
chỉ chung ngũ dục thuộc dục giới, còn theo nghĩa hẹp là
dâm dục. Nếu kàma kết hợp với chanda thì
thành ra kàmacchanda nghĩa là dục tham. Ràga là
ham muốn, thèm khát theo ý xấu.
Ở trên nói đạt
được năm pháp tức chỉ cho 5 thiền chi là tầm, tứ, hỉ,
lạc và nhất tâm.
Tầm
(vitakka)
là trạng thái hướng tâm đến một đối tượng;
nhiệm vụ nó là đập mạnh vào. Tứ (vicàra) là tư
duy được nâng lên cao độ. Ðặc tính của nó là liên tục
nhấn mạnh vào đối tượng. Nhiệm vụ của nó là khiến
cho những tâm pháp đều tập trung trên đối tượng.
Mặc dù tầm và tứ không rời nhau, nhưng tầm có nghĩa
là sự xúc chạm đầu tiên của tâm với đối tượng, như
đánh lên một tiếng chuông. Còn tứ là buộc tâm vào
một chỗ, như rung chuông. Hơn nữa, tầm được ví như
bàn tay nắm chặt cái đĩa kim loại bị hoen rỉ, còn tứ
như bàn tay chà xát cái đĩa ấy bằng một mảnh dẻ tẩm
dầu. Hoặc khi ta vẽ một cái vòng tròn thì cây kim cố định
giữa trung tâm ví như tầm, cây kim di động vòng quanh
cái tâm điểm đó gọi là tứ. Sơ thiền được xảy
đến cùng lúc với tầm và tứ nên được gọi
là "Câu hữu với tầm tứ".
Hỉ
là trạng thái tươi tỉnh, mát mẻ. Nó gồm có 5 cấp bậc
từ thấp lên cao: tiểu hỉ; hỉ như chớp nhoáng; hỉ như
mưa rào; hỉ nâng người lên và hỉ sung mãn. Tiểu hỉ
chỉ có thể là dựng lông tóc trong người mà thôi. Hỉ
như chớp nhoáng thỉnh thoảng lóe lên. Hỉ như mưa rào
nổi trên cơ thể liên tục, như sóng vỗ vào bờ. Hỉ
nâng người có thể làm cho thân thể mất trọng lượng
và bay bổng lên. Hỉ sung mãn là toàn thân được thấm
nhuần, như cái chai đổ đầy nước.
Năm thứ hỉ nói trên,
khi được làm cho chín muồi thì sẽ viên mãn 2 thứ khinh an
là thân khinh an và tâm khinh an. Khinh an được làm cho chín
muồi sẽ viên mãn 2 thứ lạc là thân lạc và tâm lạc. Lạc
được ấp ủ làm cho chín muồi, sẽ viên mãn 3 thứ định
là định chốc lát, định cận hành và định an chỉ.
Lạc (sukha)
là sự hài lòng, sự hạnh phúc. Ðặc tính của nó là
làm thỏa mãn. Dụng của nó là tăng cường độ các pháp tương
ứng. Tướng của nó là sự hỗ trợ.
Khi hỉ lạc được
liên kết, thì hỉ có nghĩa "hài lòng vì đạt
được điều mong ước", còn lạc là "kinh
nghiệm thực thụ đối với điều đã đạt được". Có
hỉ tất nhiên có lạc, nhưng có lạc thì
không nhất định có hỉ. Hỉ thuộc hành uẩn, lạc
thuộc thọ uẩn. Lúc một người khát nước kiệt sức trên
sa mạc mà thấy được vũng nước ven rừng, người ấy sẽ
có hỉ, nếu người ấy đi đến uống nước ấy thì
sẽ có lạc.
Nhất tâm
hay định
là tâm chuyên chú vào một đối tượng duy
nhất.
Sơ thiền
là cấp thiền đầu tiên đối với các cấp bậc khác. Chứng
(upassampajja) là đạt đến, là thể nhập, đến nơi, sờ chạm,
thực hiện. Trú (viharati) là an trú trong tư thế thích
hợp đối với cấp thiền đã đạt được.
Từ bỏ 5 pháp
tức là từ bỏ 5 triền cái (tham, sân, hôn trầm, trạo hối
và nghi). Mặc dù lúc đắc thiền, các pháp bất thiện khác
cũng được từ bỏ, nhưng chỉ có 5 pháp nầy là đặc biệt
chướng ngại đối với thiền.
Khi tâm bị tham dục
chi phối do thèm muốn các đối tượng sai khác, thì không
thể tập trung vào một đối tượng duy nhất. Khi tâm bị
nhiễm độc bởi sân thì không thể sinh khởi hỉ lạc. Khi
tâm bị hôn trầm, thùy miên chi phối, thì rất khó điều
phục. Khi bị trạo hối quấy nhiễu, thì tâm trở nên bất
an, lăng xăng. Khi hoài nghi nổi lên thì tâm không thể bước
lên đạo lộ để đắc thiền.
Ðây là bản dồ dùng
5 thiền chi đối trị 5 triền cái.
Thiền chi
|
*
|
Triền cái
|
Tầm
|
đối trị
|
Hôn trầm
|
Tứ
|
đối trị
|
Nghi
|
Hỉ
|
đối trị
|
Sân
|
Lạc
|
đối trị
|
Trạo hối (cử)
|
Nhất tâm (định)
|
đối trị
|
Tham dục.
|
Những ví dụ về 5 triền
cái: Tham dục được ví như một tô nước có trộn lẫn
các màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Sân được ví như một
nồi nước đang đun sôi sùng sục. Hôn trầm được ví
như một hồ nước bị rong rêu che phủ. Trạo hối
được ví như một hồ nước bị gió chao làm cho nổi
sóng. Nghi được ví như một hồ nước bị khuấy bùn
đục ngầu. (Tương Ưng bộ kinh, Chương II, phẩm VI, mục
55, tr. 126-129)
Tốt đẹp ở 3 phương
diện là chỉ cho 3 giai đoạn
đầu, giữa và cuối. Ở Sơ thiền, sự thanh tịnh đạo lộ
là chặng đầu; sự tăng trưởng xả là chặng giữa và sự
toại ý là chặng cuối.
Mười đặc tính
là chặng đầu có 3, chặng giữa 3 và chặng cuối 4. Chặng
đầu 3 đặc tính là: tâm được lọc sạch chướng ngại
do thiền; nhờ lọc sạch nó chuẩn bị cho trạng thái quân
bình ở chặng giữa tức tịnh chỉ tướng; nhờ tâm đã
chuẩn bị, nên dễ thể nhập trạng thái ấy. Chặng giữa
3 đặc tính là: hành giả bấy giờ, với trạng thái xả,
nhìn tâm đã được thanh lọc; nhìn tâm đã được chuẩn bị
cho tịnh chỉ, và nhìn sự xuất hiện của nhất tướng. Chặng
cuối có 4 đặc tính là: toại ý vì không có sự quá độ
nào trong các pháp khởi lên; toại ý vì các căn chỉ có một
nhiệm vụ duy nhất; toại ý vì sự nỗ lực đã có kết quả;
toại ý với nghĩa lý thuần thục. Ðó là 10 đặc tính khi
m?t hành giả đã đạt được Sơ thiền.
Khi hành giả đã làm
chủ sự tác ý, làm chủ sự chứng đắc, làm chủ sự quyết
định, làm chủ sự xuất định và làm chủ sự quán
sát, thì lúc xuất khỏi sơ thiền đã trở nên quen thuộc.
Vị nầy có thể quán những khuyết điểm của nó như sau:
"Thiền nầy bị đe dọa vì gần các triền cái, và các
thiền chi còn yếu do bởi tầm, tứ còn thô". Hành giả
có thể nghĩ đến Nhị thiền là an tịnh hơn; do đó, chấm
dứt bám víu vào Sơ thiền, mà khởi sự làm những gì cần
thiết để đạt đến Nhị thiền." (Thanh tịnh đạo toát yếu/ Thích Phước Sơn)
10. Nhị thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu (1) viết rất rõ và chi tiết như sau:
Ðến đây, "hành
giả làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền,
nội tĩnh nhất tâm, không tầm, không tứ, với hỉ và lạc
do định sanh; Vị ấy từ bỏ 2 pháp, có được 3 pháp,tốt
đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến xứ
đất."
Làm tịnh chỉ tầm và
tứ nghĩa là làm cho tầm
và tứ lắng xuống, vượt qua Tầm và Tứ,
hai thiền chi này không có mặt ở Nhị thiền.
Nội tĩnh nhất tâm:
Nội là phát xuất từ nội tâm. Tĩnh là làm cho
tâm an ổn với niềm tin, làm lắng dịu sự dao động. Nhất
tâm là làm tâm thuần nhất, vững chãi, là sự tập
trung cao độ. Từ nầy chỉ cho định.
Có hỉ và lạc
như đã giải thích ở Sơ thiền. Do định sanh nghĩa là
sinh từ định của Sơ thiền, hoặc sinh từ định tương
ưng.
Từ bỏ hai pháp
là từ bỏ tầm và tứ. Có được 3 pháp là có hỉ,
lạc và nhất tâm. Những gì còn lại cũng giống như đã
nói ở Sơ thiền.
Khi hành giả đã nhuần
nhuyễn đối với Nhị thiền, dần dần sẽ thấy rõ Nhị
thiền còn có những khuyết điểm. Do đó, hướng đến Tam
thiền.(3)
11.Tam thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
11.Tam thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
Ðến đây, "Hành
giả ly hỉ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm thọ
lạc, một trạng thái mà các bậc thánh tuyên bố là
"Có xả và chánh niệm, trú trong an lạc", và vị
này đạt đến Tam thiền, từ bỏ một pháp, có được 2 pháp,
tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến
xứ đất. "
Ly hỉ
là vượt qua, làm rơi rụng Hỉ ở Nhị thiền.
Trú xả (Upekkha-xả)
có nghĩa là ngắm nhìn sự vật khi chúng xảy ra một
cách thản nhiên, không thêm không bớt, không thành kiến.
Khái niệm xả này gồm có 10 thứ: Xả thuộc 6 căn; Xả thuộc
4 phạm trú; Xả kể như một giác chi; Xả về tinh tấn; Xả
về hành uẩn; Xả về thọ uẩn; Xả thuộc tuệ; Xả kể
như tính trung lập đặc biệt; Xả ở thiền; Và xả kể như
sự thanh tịnh.
Xả thuộc 6 căn
là xả ở một vị đã đoạn tận lậu hoặc. Xả kể
như một phạm trú là thái độ bình đẳng đối với mọi
loài chúng sanh. Xả kể như một giác chi là trạng
thái trung tính. Xả về tinh tấn là trạng thái không
quá tinh cần, cũng không quá biếng nhác. Xả thuộc hành
uẩn là thái độ thản nhiên đối với những triền cái.
Xả về thọ uẩn là tình trạng không lạc không khổ.
Xả thuộc tuệ là tính cách trung lập đối với sự
suy đạt. Xả kể như tính trung lập đặt biệt là một
trong 4 pháp thuộc bất định pháp. Xả thuộc thiền
là tính vô tư bình đẳng. Xả kể như sự thanh tịnh
là loại xả nhờ đã được tịnh chỉ hết các đối lập.
Tóm lại, Xả nầy có đặc tính là trung tính; Nhiệm vụ
nó là không can dự. Nó được biểu hiện bằng vô dục.
Nhân gần của nó là sự từ bỏ hỉ. Ðó là giải thích về
Xả. Sau đây, tiếp tục giải thích các vấn đề ở
trên.
Chánh niệm tỉnh giác:
Vị ấy nhớ lại (sarati) nên gọi là chánh niệm (sati); có
sự giác tỉnh toàn vẹn, nên gọi là tỉnh giác (sampajàna).
Mặc dù chánh niệm và tỉnh giác nầy cũng hiện hữu ở 2
thiền đầu, nhưng chưa rõ rệt lắm.
Thân cảm thọ lạc
là vị này cảm thấy lạc liên hệ đến thân thể, và sau
khi xuất thiền vẫn còn lạc.
Tam thiền
là theo thứ tự thiền này được chứng vào hàng thứ 3.
Từ bỏ một pháp, có
hai pháp là từ bỏ hỉ,
khởi lên lạc và nhất tâm. Ðây là những yếu
tố căn bản của thiền thứ 3 này. Nhưng hành giả tu tập
thiền này đến độ thuần thục, dần dần sẽ nhận ra thiền
này vẫn còn khuyết điểm, nên hướng tâm đến thiền thứ
tư.
12. Tứ thiền
Cũng thế, tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
" Bước sang giai đoạn này
" Với sự từ bỏ lạc và khổ, với sự biến mất từ
trước của hỉ và ưu, vị này chứng và trú Tứ thiền,
không khổ, không lạc, có sự thanh tịnh của niệm nhờ xả.
" Và như vậy, hành giả đắc Tứ thiền, từ bỏ một
pháp, có 2 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính
và thuộc biến xứ đất.
Với sự từ bỏ lạc
và khổ là từ bỏ lạc
và khổ của thân. Với sự biến mất của hỉ và
ưu là sự biến mất lạc và khổ của tâm. Từ
trước là không phải ở giai đoạn Tứ thiền mới xảy
ra.
Không khổ không lạc:
không khổ vì vắng mặt thân khổ; Không lạc vì
vắng mặt thân lạc. Bằng câu này, luận chủ nêu lên loại
cảm thọ thứ ba trái ngược hẳn với khổ và lạc, chứ
không phải chỉ có sự vắng mặt của khổ và lạc mà
thôi. Do đó, không khổ không lạc còn gọi là xả.
Từ bỏ một pháp, có
được hai pháp là từ bỏ
lạc, có được xả - kể như cảm thọ - và nhất
tâm. Ðây là những yếu tố căn bản của thiền thứ
tư này.
Tóm lại, trải qua các
giai đoạn từ Sơ thiền đến thứ tư, dần dần các yếu tố
được loại trừ và còn lại như sau:
- Sơ thiền bỏ 5 triền
cái, được 5 thiền chi. - Nhị thiền bỏ tầm tứ,
còn lại hỉ, lạc và nhất tâm. - Tam thiền bỏ
hỉ còn lại lạc và nhất tâm. - Tứ thiền
bỏ lạc còn lại nhất tâm và Xả.
--
(1) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung19.htm
(2) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm
(1) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung19.htm
(2) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm
(3) http://www.budsas.org/uni/u-ttd-ty/ttd-ty02.htm
(4) http://www.budsas.org/uni/u-chiquan/chiquan2.htm
Wednesday, 21 January 2015
Ngay da be cong toi.. Tho Ba-Lan Urszula Koziol
Mời Mit
xem câu này..hình tượng hay quá đi:
nhưng ngày đã bẻ cong tôi như chính cành của nó..
Mùa hè
Bây giờ có phải buổi trưa của tôi hay là bóng tối
Tôi nghe đuổi đến gần
những móng ngựa của giờ khắc đang điểm
Tôi muốn bẻ cong ngày
như một cành cây
trong vườn quả người lạ
nhưng ngày đã bẻ cong tôi như chính cành của nó
URSZULA KOZIOŁ
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
Trinh bay bai giang..
Hi Mit,
Anh thích cách trình bày của GVD trên youtube từ lâu..
Giới thiệu với em và bạn đọc..
ĐN
Chúc các bạn thành công!
Anh thích cách trình bày của GVD trên youtube từ lâu..
Giới thiệu với em và bạn đọc..
ĐN
Cách làm bài giảng trực tuyến
Giáp Văn Dương
Sau khi giới
thiệu kênh giáo dục trực tuyến
GiapSchool1,
tôi nhận được khá nhiều câu
hỏi về cách thức soạn bài giảng
trực tuyến dưới dạng video clip bằng
máy tính. Vì thế, bài viết
này có mục đích chia sẻ những
kinh nghiệm của tôi, thu được trong
quá trình làm các video clip bài
giảng này. Tôi hy vọng những kinh
nghiệm còn thiếu sót này sẽ
giúp ích được ít nhiều cho
các thầy cô giáo, hoặc những
người muốn chia sẻ kiến thức với
cộng đồng.
1. Bốn câu hỏi
khởi đầu
Trước khi
tiến hành làm các bài giảng
trực tuyến, bạn phải trả lời rõ
ràng 4 câu hỏi sau: Giảng cho ai? Giảng
cái gì? Giảng để làm gì?
Giảng như thế nào?
Chỉ khi nào
bạn trả lời rõ ràng được
4 câu hỏi này, bạn mới ý thức
được ý nghĩa việc làm của
mình. Khi đó, bạn sẽ tìm ra
cách làm phù hợp nhất, trọn
vẹn nhất.
Vì mỗi
người có một cách trả lời
riêng cho các câu hỏi này, nên
tôi sẽ để ngỏ câu trả lời
cho các bạn.Trong các phần sau, tôi
sẽ giới thiệu làm các video bài
giảng trực tuyến mà không sử
dụng camera ngòai để quay. Cách làm
này có ưu điểm là đầu
tư nhân lực và vật lực thấp.
Một mình bạn cũng có thể làm
được. Việc bạn lựa chọn cách
làm này, hay cách quay bài giảng
theo kiểu truyền thống, là theo sở
thích cá nhân, và theo điều
kiện của riêng bạn.
2. Giảng bài với
máy tính cá nhân
Với máy
tính bàn, bạn cần trang bị tối
thiểu một microphone, một loa và nếu
muốn có hình ảnh của mình xuất
hiện trong bài giảng, thì cần thêm
một webcam. Nếu muốn chữ trên bài
giảng là chữ viết tay thì trang bị
thêm Wacom Bamboo Tablet, một loại bảng vẽ
điện tử cho phép chuyển những gì
mình viết trên bảng này lên màn
hình máy tính. Và tất nhiên
một phần mềm có khả năng ghi lại
màn hình và âm thanh. Có rất
nhiều phần mềm phù hợp với việc
này, như Camstudio2,
Camtasia recorder3…
Tôi đã
thử Camstudio cho bài giảng được
soạn bở powerpoint, thấy kết quả rất
tốt. Tôi được biết, Khanacademy4
dùng Camtasia recorder để ghi hình và
âm thanh, kết hợp với Wacom Bamboo Table để
có chữ viết tay trên video clip bài
giảng.
Để giảng
bài bằng máy tính cá nhân,
trước hết bạn cần soạn bài
giảng bằng power point, hoặc một phần
mềm trình bày tương tự. Bạn
cũng có thể soạn bài và giảng
bài trực tiếp trên nền một phần
mềm viết, vẽ nào đó. Sau đó
bạn chạy phần mềm ghi hình (Camstudio
hoặc Camtasia recorder) để ghi lại toàn
bộ màn hình máy tính và lời
giảng. Bạn có thể ghi chọn lọc
một vùng nào đó trên màn
hình để chỉ tập trung vào phần
chứa nội dung bài giảng, tránh các
phần không liên quan bị lẫn vào
video clip của bạn.
Tất nhiên,
để có thể sử dụng thành
thạo các phần mếm này, bạn phải
làm quen, có thể một buổi hoặc
một ngày, và đọc hướng dẫn
trước khi sử dụng.
3. Giảng bài với
máy tính bảng ipad
Nếu bạn có
máy tính bảng ipad, bạn có thể
làm các video bài giảng trực tuyến
với sự hỗ trợ của các phần
mềm chuyên dụng (app) như ScreenChomp5,
Educrations6,
Doceri7,
Lecture Capture, ReplayNote8,
Explain Everything9…
Các phần mềm này đều có
trong App Store. Bạn phải mua, thường là
vài đô-la, hoặc tải về miễn
phí. Trong đó, ScreenChomp và Educreation
là dễ sử dụng nhất, còn Explain
Everything là phức tạp nhất. Riêng
Doceri thì có thể dùng cả trên
ipad và máy tính bàn, tức có
thể xử lý bài soạn trên ipad
bằng máy tính cá nhân thông
thường. Tùy yêu cầu mà bạn
chọn phần mềm phù hợp với mình.
Để viết, bạn có thể dùng
tay hoặc bút cảm ứng.
Cá nhân
tôi, ban đầu tôi dùng đồng
thời Lecture Capture, ReplayNote và Explain Everything.
Lecture Capture dễ dùng nhất nhưng ra mực
không mượt nên chữ xấu. ReplayNote
chữ đẹp, dễ sử dụng nhưng
không có tính năng zoom. Còn Explain
Everything thì phức tạp hơn, xuất clip
cũng mất thời gian hơn, nhưng có
thể phóng to thu nhỏ. Đến nay, tôi
dùng chủ yếu là Explain Everything, tuy mất
nhiều thời gian xuất video clip, nhưng tính
năng zoom của nó phù hợp với
triết lý giảng bài của tôi hơn
cả.
Tôi cũng
phải nói rằng, các app này đều
có hạn chế riêng, có thể do
người viết phần mềm chưa phải
là những giảng viên chuyên nghiệp
nên không hình dung được hết
những yêu cầu cần phải có để
tạo ra một bài giảng tốt. Hy vọng,
trong tương lai những phần mềm tốt
hơn sẽ xuất hiện, giúp cho việc
bài giảng trực tuyến được
thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ngòai ra, trước
khi sử dụng, tất nhiên, bạn phải
dành thời gian tìm hiểu và đọc
các hướng dẫn, thường khá
dễ, thì mới dùng được các
phần mềm này.
Tôi đã
mất hơn một tuần chỉ để tìm
kiếm và thử nghiệm các app này.
Tuy nhiên, soạn và giảng dùng ipad
tuy có cơ động, nhưng không thể
tốt như khi dùng máy tính cá
nhân. Lý do là với máy tính
cá nhân, bạn có thể dùng nhiều
phần mềm hỗ trợ mạnh hơn, việc
xử lý dữ liệu và biên tập
bài giảng sau đó cũng sẽ tốt
hơn. Do đó, tôi sẽ sớm trở
lại sử dụng máy tính cá nhân
để soạn và giảng bài.
Hy vọng, những
chia sẻ này sẽ tiết kiệm được
thời gian và công sức cho các bạn.
4. Soạn bài, giảng
bài, biên tập
Trước khi
làm các video clip bài giảng, bạn
phải soạn bài, sau đó giảng bài
có thu âm ghi hình, và biên tập
các video bài giảng thô này thành
các video clip hoàn chỉnh.
Chất lượng
của việc soạn bài phụ thuộc vào
kiến thức, tài liệu tham khảo, và
năng lực chuyên môn của riêng bạn.
Không ai có thể làm thay bạn việc
này được.
Lưu ý rằng
thời gian đọc, tham khảo tài liệu,
bố trí nội dung, soạn bài…,
tức thời gian chuẩn bị, thường lâu
hơn thời gian giảng bài thực.
Chất lượng
của việc giảng bài phụ thuộc
trước hết vào chất lượng bài
soạn, hoặc kiến thức trong đầu của
bạn, sau đó là phương pháp
sư phạm, như cách thức truyền đạt,
phong thái, giọng nói, khả năng giữ
nhịp, khả năng liên kết các mục
của bài giảng, thậm chí cả
ngọai hình của bạn nếu ghi hình
trực tiếp kiểu truyền thống. Với
việc giảng bài trên lớp, đây
là một phần khó. Với việc giảng
bài trực tuyến, vì không có
phản hồi trực tiếp của học sinh,
nên việc này còn khó khăn gấp
bội.
Sau khi có các
video clip bài giảng thô rồi, bạn
thường phải dùng các phần mềm
biên tập để có được các
video clip hoàn chỉnh. Với máy tính
cá nhân thông thường, dễ dùng
và có lẽ phổ biến hơn cả
là Movie Maker của Windows. Nếu bạn dùng
ipad hoặc các dòng máy tính của
Apple, bạn có thể dùng iMovie để
biên tập. Thời gian biên tập, thường
mất nhiều hơn cả thời gian giảng
bài.
5. Cần một
triết lý riêng
Khi giảng bài
trực tuyến, tôi nhận thấy rõ,
mỗi bài giảng thực sự là một
tác phẩm sáng tạo, vì thế đòi
hỏi những đầu tư thích đáng
trong việc chuẩn bị, thiết kế và
triển khai. Nhưng trên hết là một
hệ thống các ý tưởng, các
quan niệm làm bệ đỡ phía sau các
bài giảng này. Đó có thể
là các quan niệm rất cụ thể về
một chủ đề nào đó; nhưng
cũng bao gồm cả các quan niệm rộng
hơn về các thang giá trị; các
quan niệm về thực tại và diễn
giải; về chủ quan và khách quan; về
xác định và bất định; về
tri thức và cảm xúc; về khả
năng và giới hạn; về tự do và
nguyên tắc; về sự bất khả; về
cái Thật, cái Thiện và cái
Đẹp; về bản chất con người…
Xuất phát
từ các quan niệm này, bạn sẽ
thiết kế và triển khai các bài
giảng của mình. Trong quá trình đó,
bạn phải tạo được một phong
cách, hay một triết lý riêng. Việc
này quả thật không đơn giản.
Với cá nhân tôi, phải mất hơn
một tháng suy nghĩ, thử và lựa
chọn, tôi mới hình thành được
triết lý riêng cho việc giảng bài
của mình. Đó là bài giảng
theo thời gian thực, nhưng tổ chức bài
giảng theo sự tiến hóa của tự
nhiên và sắp xếp chúng theo mạch
ký ức của con người. Cụ thể:
Từ một màn hình đen kịt, như
huyền vũ thuở ban sơ, cô đơn,
hoang mang và huyền bí; cảm giác gần
giống như khi ta nhìn lên bầu trời
vào một đêm không trăng, lác
đác đó đây một vài vì
sao nhỏ; rồi từ đó tiếng nói,
con chữ và hình vẽ xuất hiện;
sự sống bắt đầu và tiến hóa
dần thành những tổ chức phức
tạp; thành con người với bao buồn
vui hy vọng, bao điều cần khám phá.
Cái khách quan của tri thức lạnh lùng
và cái chủ quan đầy cảm xúc
của người giảng sẽ hòa quyện
vào nhau trong suốt mạch giảng. Nhưng
cũng giống như cuộc đời, tất
cả rồi sẽ qua đi để trở thành
ký ức. Những lớp ký ức chồng
chất lên nhau và được xếp
vào một góc nhỏ ở phía trái
màn hình, để hiện tại nảy
nở sinh sôi. Chỉ khi nào cần thiết,
ta mới truy hồi trở lại ký ức.
Còn không, tất cả sẽ chỉ là
hiện tại. Một hiện tại ngay trên
màn hình: ở đây, bây giờ;
trong một mạch thời gian vừa tĩnh lặng,
vừa cuộn chảy.
Mỗi bài
giảng sẽ có một số phận riêng
như chính mỗi con người. Chính vì
thế, chúng phải có một ký ức
để nhớ về, một hiện tại còn
ngổn ngang và một tương lai bất
định, dù chúng ta đã cố
gắng hoạch định nó. Cũng chính
vì thế, chúng cần một phong cách
riêng, một triết lý riêng để
sống.
6. Đưa bài giảng
đến với cộng đồng
Sau khi đã
có bài giảng hoàn chỉnh, bạn
phải đưa được bài giảng
của mình đến với cộng đồng.
Cách phổ biến nhất là upload các
bài giảng này lên youtube, sau đó
chia sẻ các đường link đến
những người quan tâm, thông quan
Facebook, email, hay bất cứ công cụ giao tiếp
trực tuyến nào khác.
Nếu dùng
Educreations, ReplayNote… thì bài giảng
của bạn sẽ được upload trực
tiếp lên server của các app này. Bạn
sẽ có tài khỏan và đường
link của các bài giảng này, và
có thể theo dõi các bài giảng
liên quan cộng đồng sử dụng phần
mềm này (ví dụ với Educrations). Khi
đó, bạn chỉ cần chia sẻ đường
link bài giảng với cộng đồng.
Nếu có
điều kiện, bạn có thể lập
một trang blog, hoặc sang hơn là một
trang web riêng, để đăng tải các
bài giảng này.
7. Nhận phản
hồi
Sau khi đã
đăng tải các bài giảng lên
mạng internet, bạn cần lắng nghe các
phản hồi để điều chỉnh. Lý
do: khi giảng bài, bạn không có bất
cứ phản hồi nào từ học viên
thực để có thể điều chỉnh
tại chỗ, nên bạn phải lắng nghe
phản hồi sau đó để điều
chỉnh về nội dung, phương pháp,
các tiếp cận, thậm chí cả lỗi
trong bài giảng do người học chỉ
ra… để khắc phục sai sót nếu
có, và rút kinh nghiệm cho các bài
giảng sau được hoàn thiện hơn.
Việc tiếp
nhận và xử lý các phản hồi
này cũng đòi hỏi thời gian và
một sự kiên nhẫn không kém gì
việc soạn bài, giảng bài và
biên tập bài giảng.
8. Ước luợng chi
phí
Rất khó
để ước lượng chi phí cho việc làm các bài giảng trực tuyến
này, vì chi phí lớn nhất là
thời gian. Mà giá trị của thời
gian lại phụ thuộc từng cá nhân.
Với bạn, giá của một giờ làm
việc có thể là 1000 USD/giờ, nhưng
với tôi lại có thể thấp hơn,
nên rất khó đưa ra một ước
lượng chính xác. Tuy nhiên, nếu
chỉ dùng thời gian để làm đơn
vị tính, thì trung bình, tổng thời
gian để tạo ra được một video
clip bài giảng dài 10 phút là
khoảng 2-3 giờ, tùy mức độ khó
dễ và nguồn tư liệu sử dụng
trong nội dung bài giảng. Với những
vấn đề thuộc chuyên môn của
bạn, thời gian có thể ngắn hơn,
chỉ khoảng 1 giờ. Nhưng với những
vấn đề mới thì thời gian tìm
đọc và xử lý tài liệu có
khi lên đến cả ngày, hoặc
hơn.Ngòai ra, để có đầy đủ
thiết bị có thể tạo ra các bài
giảng này, bạn phải đầu tư
tối thiểu một máy tính/máy
tính bảng và một số thiết bị phụ trợ. Số đầu tư này ước
tính khoảng 1000 USD với giá hiện
thời.
Nếu đầu
tư thêm trang thiết bị khác, sách
vở, tư liệu tham khảo, và nhất là
một phòng thu đúng tiêu chuẩn,
thêm một chuyên viên kỹ thuật để
xử lý nhiễu âm thanh và hình
ảnh, thì chất lượng các video
clip này sẽ được cải thiện
gấp bội. Những đầu tư này có
thể lên đến hàng chục, hoặc
hàng trăm nghìn đô-la. Điều
này vượt quá khả năng của
hầu hết chúng ta, trong đó có
tôi. Vì vậy, chúng ta phải chấp
nhận làm việc với những gì mình
đang có, dù không được ưng
ý.
Nếu bạn đã
đọc được bài viết này,
nhiều khả năng bạn đã có
máy tính cá nhân hoặc máy
tính bảng riêng, nên chi phí để
khởi động không còn là vấn
đề đáng lo ngại. Điều cần
lo ngại là bạn có đủ muốn,
đủ đam mê để thực hiện
hay không mà thôi.
9. Những khó
khăn lường trước
Để làm
quen và sử dụng thành thạo các
công cụ đã nêu trên, có
thể bạn phải mất một vài ngày,
hoặc một vài tuần. Tuy nhiên, với
những khó khăn mang tính kỹ thuật
này, phần lớn chúng ta đều có
thể vượt qua nếu muốn.
Theo kinh nghiệm
của cá nhân tôi, khó khăn nhất
là phải giảng cho máy tính chứ
không phải cho những học viên thực
đang ngồi trước mặt bạn. Khi giảng
bài cho học viên, bạn sẽ có
phản hồi ngay tức thì, và sẽ
điều chỉnh tốc độ, phong cách,
nội dung bài giảng… theo các phản
hồi đó. Nhưng màn hình máy
tính thì không thể làm được
điều đó, nên chẳng còn cách
nào khác là bạn phải tự dò
dẫm. Với bài giảng thực trên
lớp, nhịp điệu bài giảng sẽ
diễn ra một cách rất tự nhiên,
phù hợp nhất phong thái với bạn.
Nhưng với bài giảng trên máy
tính, bạn phải kiểm soát nó
một cách nhân tạo và có chủ
ý, sao cho bài giảng không rời rạc,
buồn ngủ.
Ngòai ra, khi
giảng bài trên lớp, bên cạnh nội
dung bài giảng thì bạn có rất
nhiều công cụ để sử dụng hỗ
trợ, như động tác tay, lời nói,
ánh mắt, nụ cười, khoảng lặng,
phản ứng và hưởng ứng của
học sinh…Những điều này làm
cho bài giảng của bạn dễ dàng
và trơn tru hơn rất nhiều sơ với
giảng bài trên máy tính. Vì
với máy tính, bạn chỉ có một
công cụ duy nhất là giọng nói.
Bạn phải điều khiển nó như
điều khiển một dải lụa mềm
xuyên suốt bài giảng, sao cho người
nghe không rời rạc, chán nản và
bỏ giữa chừng. Lý tưởng nhất
là bên cạnh kiến thức chuyên môn
thì bạn có thêm tố chất của
một MC hoặc một diễn viên tấu
hài. Khi đó, bài giảng của bạn
sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Vì đã
có kinh nghiệm giảng bài cả trên
lớp và trên máy tính, nên nếu
phải so sánh hai việc này thì tôi
có hai so sánh sau, bạn tùy chọn
cách nào dễ hình dung nhất đối
với mình:
Giảng
bài trên lớp giống như khi bạn
vẽ tranh với quyền được sử dụng nhiều màu sắc khác nhau. Đó là các
phương tiện hỗ trợ cho bài giảng như tư thế đi lại, động tác tay, lời
nói, ánh mắt, nụ cười, phản ứng và sự cộng hưởng của học sinh, thậm chí
khoảng lặng…. Còn giảng bài trên máy tính, bạn giống như đang vẽ tranh
với một màu duy nhất. Đó là giọng nói. Bạn có thể chọn màu xanh, đỏ,
tím, vàng, đen… tương ứng với chất giọng cố hữu của mình, với các mức
độ đậm nhạt khác nhau do bạn tự điều chỉnh, nhưng đó chỉ là một màu duy
nhất, và là tất cả những gì bạn có thể sử dụng để vẽ.
Khi
giảng bài trên lớp, bạn được
sống, được thể hiện cảm xúc với những con người thực sự đầy sinh động.
Còn khi giảng bài trên máy tính, bạn phải sống và thể hiện cảm xúc với
một vật thể vật lý, đó là màn hình máy tính. Điều này quả thật không
dễ, đòi hỏi bạn phải rất tĩnh, rất thoát, rất trống rỗng, hoặc có hỗ
trợ cảm xúc của người bên cạnh, như thể bạn đang giảng bài cho họ nghe,
thì mới có thể làm tốt được.
Vẽ một bức
tranh và lấp đầy các khoảng
trống bằng chỉ một màu duy nhất
là không dễ. Cá nhân tôi, với
những bài giảng đầu tiên, tôi
phải giảng đi giảng lại đến
5-7 lần, vì chỉ cần nói nhịu,
nói sai, hay vấp một chỗ nào là
đã có thể phải làm lại.
Và chỉ khi đến bài giảng thứ
77, tôi mới tạm làm chủ được
được việc giảng bài trên máy
tính của mình. Vì thế, bạn cần
kiên nhẫn, và đặc biệt, bạn
phải thật tĩnh, thật thoát, thật
trống rỗng, giống như khi thiền định
vậy, thì mới có thể thực hiện
hiệu quả.
Ngòai những
khó khăn trên, tiếng ồn và sự
phân tâm cũng là những khó khăn
mà bạn cần lường trước. Đặc
biệt, bạn phải nhận được sự
ủng hộ của những người thân
thiết nhất. Nếu không, bạn sẽ bị
coi như một kẻ tâm thần, khi cả
ngày chỉ ngồi lảm nhảm một mình
trước màn hình máy tính mà
không lo gì đến chuyện cơm áo
gạo tiền.
10. Hãy đi,
rồi sẽ tới
Nếu bạn có
một đội ngũ hỗ trợ trong việc
soạn và giảng bài thì mọi việc
sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Khi
đó, bạn không cần phải vượt
qua tất cả các khó khăn một
mình, mà luôn có đồng đội
ở bên cạnh. Việc soạn bài, giảng
bài, ghi hình, biên tập… sẽ
mang tính chất công nghiệp, với những
quy tắc và tiêu chuẩn chung, nên sẽ
dễ dàng hơn vì luôn có điểm
tựa ở phía sau bạn. Nhưng nếu bạn
làm tất cả một mình, như tôi
chẳng hạn, thì bạn cần lường
trước những khó khăn để không
bỏ cuộc.
Cũng giống
như trong mọi việc sáng tạo khác,
để có một tác phẩm tầm tầm
thì rất dễ, nhưng để có một
tác phẩm hòan mỹ thì gian khó
vô cùng. Vì thế, khi gặp khó
khăn, mọi việc sẽ dễ dàng hơn
nếu bạn không cầu toàn. Những
lúc đó, bạn phải biết bao dung
với chính mình.
Đến đây,
tôi viết đã khá dài, nhưng
chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu
sót. Tôi hy vọng những chia sẻ này
sẽ không làm bạn nản chí, mà
ngược lại, sẽ giúp bạn hình
dung rõ hơn các khía cạnh của
việc làm bài giảng trực tuyến,
để thêm quyết tâm thực hiện.
Vì ít nhất, cũng đã có
hơn một người mò mẫm và
vượt qua.
Trước khi
kết thúc, chỉ xin lưu ý bạn
rằng, dù bạn làm một mình, hay
với đồng đội, thì điều
quan trọng nhất là bạn phải bắt
đầu. Hành trình nào cũng khởi
đầu bởi một bước chân. Hãy
đi, rồi sẽ tới...
Chúc các bạn thành công!
Giáp Văn Dương
1
http://www.youtube.com/giapschool
2
http://camstudio.org/
3
http://www.techsmith.com/camtasia.html
4
http://www.youtube.com/khanacademy
5
http://www.techsmith.com/screenchomp.html.
6
http://www.educreations.com/
7
http://doceri.com/
8
http://replaynote.com/
9
http://www.explaineverything.com/
--
http://www.diendan.org/khoa-hoc-ky-thuat/cach-lam-bai-giang-truc-tuyen
Tuesday, 20 January 2015
De muc: Từ/ Theo Thanh tinh dao
1. TỪ (METTÀ)
Những đề mục Thiền kế tiếp các tùy niệm là 4 Phạm trú, tức Từ, Bi, Hỉ và Xả. Trước hết hãy nói về Từ.
Một hành giả muốn tu tập đề mục thiền nầy trước hết phải trừ khử những chướng ngại và học kỹ về nó bằng cách quán sát những nguy hiểm của sân hận và lợi ích của sự kham nhẫn, như kinh đã dạy: "Không có pháp nào cao hơn nhẫn nhục, không có Niết bàn nào cao hơn kham nhẫn". (Trường II, 94; Pháp cú 184).
Theo luận chủ, lúc mới bắt đầu tu tập về tâm từ, hành giả nên tránh 5 đối tượng sau đây: Người thân; kẻ thù; người dưng; người khác phái; và người đã chết. Vì đối với người thân thì tâm ta bị ràng buộc nặng nề về đời sống của họ. Còn đối với kẻ thù thì hành giả sẽ dễ nổi sân. Ðối với người dưng, hành giả sẽ khó chú tâm. Ðối với người khác phái, thì hành giả có thể khởi lên tham dục. Ðối với người chết, thì quán niệm khó đạt được kết quả. Thế nên, tốt nhứt là hành giả nên trải tâm từ đến chính bản thân mình và lập đi lập lại như sau: "Mong rằng ta được an lạc, thoát khỏi mọi khổ ách". Kế đến, hành giả nên trải tâm từ đến một giáo thọ sư hay một đồng giáo thọ sư với ước mong: "Mong rằng con người hiền thiện ấy được hạnh phúc an vui, thoát khỏi mọi khổ ách". Hành giả áp dụng phương pháp quán từ tâm như thế rất dễ đạt đến định an chỉ. Khi pháp quán đã tiến triển thuận lợi, hành giả sẽ trải tâm từ đến một người thân, rồi đến một người dưng và cuối cùng là đến kẻ thù.
(Xua tan tâm hận)
Nhưng nếu hành giả lấy kẻ thù làm đối tượng để quán từ tâm mà không thể xua tan được những sự hiềm hận đối với họ, thì nên suy nghĩ theo tinh thần Phật dạy:
"Hận thù diệt hận thù
Ðời nầy không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật nghìn thu". (PC. 5)
Ðồng thời tự cảnh tỉnh mình bằng cách suy nghĩ về những điều mà kẻ thù mong muốn cho kẻ thù mình như sau: "Mong rằng nó xấu xí, mong rằng nó ngủ trong đau khổ; mong rằng nó gặp điều bất hạnh; mong rằng nó bị nghèo khốn; mong rằng nó phải sống trong cô độc; mong rằng sau khi thân hoại mạng chung nó phải sinh vào cõi dữ, ác thú". (A. IV. 94). Bởi vì, nếu ta để cho lòng hận thù cấu xé, thì ta sẽ ngủ không yên, thân thể sẽ trở nên xấu xí và do thế sẽ tự làm hại mình và làm cho kẻ thù được thỏa mãn mà thôi.
Theo chiều hướng suy nghĩ như vậy mà hận thù lắng dịu thì tốt, bằng không, hành giả nên xóa bỏ mối tức giận kia bằng cách nhớ lại vài ưu điểm nơi người ấy. Vì một người dù ngu si, xấu xa đến đâu cũng sẽ có được vài nét dễ mến.
Nhưng nếu sự tức giận vẫn khởi lên, mặc dù hành giả đã cố gắng, thì nên tự trách như sau:
"Cơn giận dữ chưa chắc hại ai
Nhưng chắc chắn hại ngươi trước nhất
Kẻ sân trước lên đường đau khổ
Người sân sau bén gót theo sau".
Nếu hiềm hận vẫn không giảm, thì hành giả nên nghĩ đến sự thật "Mọi chúng sinh đều là kẻ thừa tự nghiệp quả của chúng" như sau: "Có lợi ích gì khi tức giận như vậy ! Há chẳng phải nghiệp sân nầy của ngươi chỉ đưa đến tai hại cho ngươi? Vì ngươi là sở hữu chủ của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp. Ngươi giống như kẻ tay cầm cục than nóng đỏ, hay cục phân để đánh người, chưa gì, mà chính mình đã cháy và hôi thối ghê tởm". Lại nghĩ: "Kẻ tức giận ngươi sẽ ra sao? Có phải chung cục sẽ đưa đến tai hại cho chính nó? Ðiều đó có khác gì một người đứng ngược gió mà tung bụi vào kẻ khác, cuối cùng chỉ làm cho chính thân mình lấm bụi mà thôi":
"Nếu hại người lương thiện
Người thanh tịnh vô nhiễm
Ác quả sẽ về ta
Như ngược gió tung bụi". (PC. 125)
Nhưng nếu hiềm hận vẫn không nguôi, thì hành giả nên nghĩ đến những đức tính đặc biệt của đức Thế Tôn trong những tiền kiếp, như chuyện Bản sinh Khantivàdin kể lại: "Khi vua Kàsi ngu ngốc hỏi Ngài (đang là một tu sĩ): "Nầy sa môn, ngươi giảng về pháp gì thế?" Ngài đáp: "Tôi là người giảng về pháp nhẫn nhục". Nhà vua liền sai quân lính chặt hết tay chân Ngài, nhưng Ngài vẫn tự chế ngự, không khởi lên một niệm sân hận nào hết". (Jà III, 39) Và còn biết bao chuyện Bản sinh khác nói về hạnh nhẫn nhục, từ ái của Phật, khi thì Ngài làm tượng vương, khi thì làm long vương, khi thì làm khỉ chúa v.v... tất cả đều đáng cho chúng ta tìm hiểu để học về hạnh nhẫn nhục của Ðức Ðạo Sư.
Nhưng, nếu nghĩ những đức tính đặc biệt của Thế Tôn, mà hiềm hận vẫn không lắng dịu, thì hành giả nên đọc lại những kinh đề cập đến vòng sinh tử nối tiếp vô tận, như sau: "Nầy các Tỳ kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sinh nào chưa từng là mẹ ngươi, cha ngươi, anh ngươi, chị ngươi, con trai, con gái ngươi". (S. II. 189) Thế nên, hành giả hãy nghĩ về người kia như sau: "Con người nầy trong quá khứ đã từng làm mẹ ta, cưu mang ta suốt 10 tháng trong bụng, chính tay đã rửa phân, tiểu, sài, đẹn của ta không chút nhờm gớm, nâng niu ta trên gối, ẵm bồng ta bên nách, nuôi nấng ta suốt cả tuổi ấu thơ...", rồi nghĩ rằng người đó hoặc là cha, là anh, chị hay em ta v.v..., cũng bằng cách ấy.
Nhưng nếu vẫn không dập tắt được hiềm hận bằng cách ấy, thì hành giả nên gợi lại 11 lợi ích của lòng từ mà đức Thế Tôn đã dạy sau đây: "Người tu tập lòng từ sẽ ngủ trong an ổn; thức trong an ổn; không chiêm bao ác mộng; được người khác yêu mến; được phi nhân giúp đỡ; được chư Thiên hộ trì; lửa, khí giới và chất độc không làm hại được; tâm dễ an định; nét mặt thanh thoát; khi chết tâm không rối loạn; và nếu không được đạo quả gì cao siêu, thì ít nhất cũng đuợc tái sinh về cảnh giới Phạm thiên". (A. V. 342)
Nếu đã áp dụng phương pháp đó mà vẫn không hết tức giận, thì hành giả hãy phân tích tính chất vô ngã nơi người ấy, như sau: "Khi ngươi tức giận kẻ kia, thì cái gì nơi kẻ lấy làm cho ngươi tức giận? Người giận tóc, hay lông, hay móng... hay nước tiểu?" Nếu phân tích con người ấy, về tứ đại, ngũ uẩn, thập nhị xứ hay thập bát giới, ta đều không thấy có một yếu tố nào để kết luận có một ngã thể nơi người ấy. Do thế nên cơn giận không có một chỗ nào để mà đặt chân lên được.
Nhưng nếu hành giả không thể phân tích được bằng cách ấy, thì nên tìm cách tặng cho người đó một món quà. Khi làm như vậy, sự hiềm hận sẽ có nhiều thuận duyên để lắng dịu.
Qua các phương thức đã trình bày, thế nào hành giả cũng tìm được một gi?i pháp thích hợp với hoàn cảnh và trình độ của mình để mà tu tập, như Kinh mô tả: "Vị tỳ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, trên, dưới, bốn bên, cùng khắp thế giới bình đẳng; vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, chan chứa, cao cả, vô biên, không hận, không não" . (D. I, 250)
Biến mãn nghĩa là cùng khắp tất cả. Ở đây chỉ cho khắp chủng loại và khắp 10 phương. Chủng loại gồm có 7, đó là: Nữ nhân, nam nhân, các bậc thánh, người phàm tục, chư thiên, nhân loại, và tất cả những chúng sinh ở các đọa xứ. Mười phương là Ðông, Tây, Nam, Bắc, 4 góc và trên dưới. Hành giả phải cầu mong cho 7 chủng loại ở khắp mười phương thoát khỏi hận thù, ưu não, và sống hạnh phúc.
Từ chúng sinh hay hữu tình được dịch từ chữ Satta có nghĩa là bị giữ lại, hay bị dục vọng tóm lấy, và tham luyến đối với 5 uẩn. Lại còn có mấy từ tương đương khác, như vật có hơi thở (pàna), vì sự hiện hữu của chúng tùy thuộc vào hơi thở vô, hơi thở ra; hữu thể (bhùta), vì có sự hiện hữu, được sinh ra và được trở thành; người (puggala), được dịch âm là bổ-đặc-già-la, nó được cấu trúc từ chữ pum: tên gọi địa ngục, và chữ galanti: rơi vào. Ngoài ra, còn có từ tự ngã (attabhàva), chỉ cho cái thân vật lý, hay cả ngũ uẩn. Tóm lại, từ chúng sinh gồm có các nghĩa: hữu tình, hữu thể, vật có hơi thở, người và tự ngã (Satta, pàna, bhùta, puggala và attabhàva).
Bản luận kể về trường hợp trưởng lão Visàkha an trú 4 tháng tại tu viện Cittapabbata, tu tập từ tâm được loài phi nhân cảm mến, đến lúc Ngài ra đi, phi nhân ấy khóc lóc, Ngài hỏi vì sao, thì nó nói: "Bạch đại đức, trong lúc Ngài trú tại đây, thì các phi nhân đối xử với nhau ôn hòa và tử tế. Bây giờ Ngài đi, thì chúng sẽ khởi sự gây lộn và nói tục".
--
http://www.budsas.org/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-08c.htm
Monday, 19 January 2015
Dấu chân em những ngày
Đường rừng Điệu Ngộ mùa đông
..tặng Mit
Theo em
Theo dấu chân loài chim nhỏ
Đi ra bưu điện
Nghe giọng nói của em
Khi đứng trò chuyện với họ
Ôi những lần chuyển đi
Mang tấm lòng của em
Giúp người giúp đời
Nhớ những đêm khuya mùa đông
Em đi về lặng lẽ
Chiếc giày khua đêm lạnh
Có những stress do công việc
Những mối lo
Những điều khó nhọc
Tâm và thân
Mới làm nên vật chất
Đè lên người gái trẻ tha hương
Giàu nghị lực..
Thương em,
Cũng vì điều đó
Biết ơn và thương!
Có một điều gì đó
Cao qúy..
ĐỗNguyễn
đừng bao giờ em hỏi vì sao ta yêu nhau..
Sunday, 18 January 2015
5 thien chi- sach da dan
Vì vậy, khi một người
hành thiền đã tập trung, tâm sẽ vững vàng, kiên định và
năm chướng ngại được xem như là những trạng thái không tốt
của tâm sẽ tự nhiên biến mất. Khi chướng ngại này biến
mất, tâm trở nên được tập trung. Tâm không còn khao khát
hay thèm muốn những thú vui khoái cảm trong khi thiền định.
Tâm không còn nóng giận hay ác cảm, không còn buồn ngủ hay
uể oải, bất an hay lo lắng hay nghi ngại. Do đó, tâm trở
nên yên tịnh, thỏa mãn và an lành. Trong sự yên tịnh này năm
chi của sự thu hút (jhana, thiền-na) phát sanh. Chúng là:
Vitakka:
thường được hiểu như là nổ lực đầu tiên của tâm (Tầm).
Ðiều này có nghĩa là tâm đang đánh trúng mục tiêu, đang
hướng đúng trực tiếp vào đề mục của thiền định. Tâm
không còn đi lang thang nữa.
Vicara:
hay sự duy trì nổ lực của tâm (Tứ). Tức là tâm đang dán
chặt vào đề mục, trú ở đó, một trạng thái tác động
ngắn nhưng liên tục của sự nhắc đi nhắc lại của tâm,
hay tác động lên đề mục. Vitakka lái tâm đi thẳng vào đề
mục trong khi vicàra tạo cho tâm tác đ?ng lên đề mục và
trú ở đó.
Dẫn đến kết quả, Pìti
(Phỉ) là sự sảng khoái của tinh thần sẽ phát triển. Người
hành thiền sẽ cảm giác dễ chịu, nhẹ nhõm. Anh ta tận hưởng
những loại cảm giác thích thú khác như là cảm giác rung cảm
dễ chịu di chuyển khắp toàn thân. Ðôi khi anh ta có cảm
giác lâng lâng Pitì như: tay chân bất chợt giơ lên, nâng lên
hay giật giật hay cơ thể của anh ta bay lơ lửng.
Sukkha
(Lạc), hay sự hạnh phúc cũng phát triển. Sukkha này giống như
pitì nhưng nhẹ nhàng tao nhã hay cao siêu hơn. Vì vậy khi
Sukkha nổi lên thì loại thô thiển pitì sẽ xẹp xuống và người
hành thiền cảm thấy rất nhẹ nhàng dễ chịu. Như trong kinh
dạy nó là "cảm giác thoải mái lâu dài ngay tức
thì". Người hành thiền được mãn nguyện và thoải
mái. Ở trạng thái này anh ta không còn tham muốn những cảm
giác khoái lạc mà bây giờ có thể được xem là thô thiển
và thấp hèn, nóng bỏng và kích động hơn là yên tĩnh và
êm dịu giống như là sự hạnh phúc trong thiền định với một
tinh thần tráng kiện.
Ekaggata
(Nhất tâm): sự chỉ định vào một đề mục của tâm. Cuối
cùng giá trị của ekaggata đã được phát sanh lên. Tâm trở
nên kiên định và tĩnh, tập trung vào một đề mục giống
như là ngọn đèn rực cháy đều khi không có gió, hay giống
như đã được dính chặt vào trụ đá mà không thể nào lay
chuyển. Người hành thiền trải qua Ekaggata này có thể thấy
rõ tâm anh ta đang kiên định và trở nên tĩnh lặng, giống
như trụ đá đã được chôn chặt không thể nào lay chuyển.
Năm yếu tố này cũng xuất hiện trong lúc đi vào thiền, thiền
định xảy ra trong khoảng chừng của năm thiền chi đó sẽ
báo trước sự xuất hiện của Thiền-na, Jhana.
--
http://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu02.htm
Che ngu con gian
1) Qui luật đầu tiên: Chánh niệm.
2) Tính kiên định trong việc hành trì giữ tâm thanh tịnh.
3) Xét ví dụ điển hình của Ðức Phật.
4) Hãy nhận biết rằng tất cả chúng ta một ngày nào đó cũng phải chết.
5) Hãy nhìn lại bạn về những hậu quả giận dữ nguy hại.
6) Hãy soi gương.
7) Hãy nhận biết rằng chúng ta phải làm chủ những hành động của chúng ta.
8) Hãy xét về những mặt tốt của nó.
9) Lạnh như băng!
10) Không một ai tránh thoát khỏi bị khiển trách.
11) Tại sao chúng ta giận dữ?
12) Ai nổi giận?
13) Hãy biết rằng tất cả chúng ta đều là họ hàng với nhau.
14) Sự tha thứ.
15) Hãy xét lợi ích của lòng yêu thương nhân ái.
16) Cho quà
--
http://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu01.htm Không một ai thoát khỏi bị khiển trách.
Đọc sách
Không một ai thoát khỏi bị khiển trách.
...
Một lần nọ Ðức Phật nói với đệ tử Atula "Này Atula, sự việc này đã có từ lâu rồi chứ không chỉ của ngày hôm nay; Họ khiển trách anh ta vì anh ta vì anh ta giữ thái độ yên lặng, họ khiển trách anh ta vì anh ta nói quá nhiều, họ khiển trách anh ta vì anh ta nói năng từ tốn; không một ai trên thế gian này không bị khiển trách cả? Nếu chúng ta quan sát bản thân chúng ta, chúng ta thấy rằng điều này hoàn toàn đúng. Không một ai trên thế gian này thoát khỏi bị khiển trách. Chúng ta làm bất kỳ việc gì cũng bị vài người ở đâu đó tìm ra lỗi lầm của chúng ta. Hiểu được bản chất của sự việc như vậy, chúng ta đừng nên khó chịu hay nổi giận khi bị khiển trách.
Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là xem xét những lý do tại sao bị khiển trách. Nếu sự thật là chúng ta sai, thế thì chúng ta từ từ bình tĩnh để sửa sai. Nhưng nếu chúng ta bị khiển trách một cách không đúng, chúng ta không cần rối loạn tinh thần. Chúng ta có thể lý giải cho hành động của chúng ta và tại sao bị khiển trách vô lý. Sau khi làm tất cả những việc chúng ta có thể làm được, chúng ta đừng bận tâm thái quá về điều khiển trách. Chúng ta nên luyện tập tính bình thản, thư thái và suy ngẫm một điều là ngay cả Ðức Phật cũng không thoát khỏi bị khiển trách. Một ví dụ khi Ngài còn tại thế, Ðức Phật bị chỉ trích vì đang ăn thịt, bị người ta cố tình đổ tội giả là có quan hệ với Cinca, và có hành động sát nhân một người nữ qua đường.
Một điều quan trọng là chúng ta đã làm điều đúng hay chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể. Khi chúng ta làm được như vậy, chúng ta sẽ không bị ai chê trách khi ở đó không có người khôn ngoan hoặc những ai đó hiểu vị trí của chúng ta và lý do của những hành động, sẽ chẳng bao giờ khiển trách chúng ta. Chỉ có những ai ngu ngốc hoặc không hiểu lý do và hoàn cảnh hành động của chúng ta mới khiển trách. Ðúng vậy, đó là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống; bởi vì chúng ta làm bất cứ việc gì cũng vẫn bị khiển trách hay chỉ trích. Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng làm đúng mọi sự việc để giảm nguy cơ bị khiển trách đến mức tối thiểu. Sau cùng, nếu chúng ta vẫn bị khiển trách tức là chúng ta không biết chúng ta có thể làm gì và điều cần thiết để làm nó như thế nào.
--
http://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu01.htm
Không một ai thoát khỏi bị khiển trách.
...
Một lần nọ Ðức Phật nói với đệ tử Atula "Này Atula, sự việc này đã có từ lâu rồi chứ không chỉ của ngày hôm nay; Họ khiển trách anh ta vì anh ta vì anh ta giữ thái độ yên lặng, họ khiển trách anh ta vì anh ta nói quá nhiều, họ khiển trách anh ta vì anh ta nói năng từ tốn; không một ai trên thế gian này không bị khiển trách cả? Nếu chúng ta quan sát bản thân chúng ta, chúng ta thấy rằng điều này hoàn toàn đúng. Không một ai trên thế gian này thoát khỏi bị khiển trách. Chúng ta làm bất kỳ việc gì cũng bị vài người ở đâu đó tìm ra lỗi lầm của chúng ta. Hiểu được bản chất của sự việc như vậy, chúng ta đừng nên khó chịu hay nổi giận khi bị khiển trách.
Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là xem xét những lý do tại sao bị khiển trách. Nếu sự thật là chúng ta sai, thế thì chúng ta từ từ bình tĩnh để sửa sai. Nhưng nếu chúng ta bị khiển trách một cách không đúng, chúng ta không cần rối loạn tinh thần. Chúng ta có thể lý giải cho hành động của chúng ta và tại sao bị khiển trách vô lý. Sau khi làm tất cả những việc chúng ta có thể làm được, chúng ta đừng bận tâm thái quá về điều khiển trách. Chúng ta nên luyện tập tính bình thản, thư thái và suy ngẫm một điều là ngay cả Ðức Phật cũng không thoát khỏi bị khiển trách. Một ví dụ khi Ngài còn tại thế, Ðức Phật bị chỉ trích vì đang ăn thịt, bị người ta cố tình đổ tội giả là có quan hệ với Cinca, và có hành động sát nhân một người nữ qua đường.
Một điều quan trọng là chúng ta đã làm điều đúng hay chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể. Khi chúng ta làm được như vậy, chúng ta sẽ không bị ai chê trách khi ở đó không có người khôn ngoan hoặc những ai đó hiểu vị trí của chúng ta và lý do của những hành động, sẽ chẳng bao giờ khiển trách chúng ta. Chỉ có những ai ngu ngốc hoặc không hiểu lý do và hoàn cảnh hành động của chúng ta mới khiển trách. Ðúng vậy, đó là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống; bởi vì chúng ta làm bất cứ việc gì cũng vẫn bị khiển trách hay chỉ trích. Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng làm đúng mọi sự việc để giảm nguy cơ bị khiển trách đến mức tối thiểu. Sau cùng, nếu chúng ta vẫn bị khiển trách tức là chúng ta không biết chúng ta có thể làm gì và điều cần thiết để làm nó như thế nào.
--
http://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu01.htm
Mit ơi
Mit ơi,
Hôm nay nghe tin về
Cậu, ba của Minh Trí mới mất
Ôi, người thân ra đi
ĐỗNguyễn
Cuộc đời chỉ là cái bóng di động, một diễn viên tồi, vinh váo, cáu kỉnh những giờ diễn của anh trên sân khấu và rồi không còn ai nhắc đến nữa. Ðó là câu chuyện do thằng ngu kể, tràn ngập âm thanh, thác loạn, không có gì đặc sắc cả.- Shakespeare, Macbeth.Có những kẻ không biết rằng mọi người sống trong thế giới này rồi cũng phải chết. Còn những kẻ biết, thay vì họ tranh cải thì giữ điềm tĩnh.-- Phật ngôn.
Xã
Die Betrachtungsweise des
Arahants ist nicht mehr durch Anhaftung an Gefühl gebunden. Er kann die Dinge
aus beliebigen Blickwinkeln betrachten.
Tỉnh dậy nghĩ về em,
Vui vui buồn buồn một mình anh,
Vui em mới về blog!
Hôm nay ôn anh văn,
Đọc bài về tâm sân và từ,
Cài lại vài chương trình
Nghe nhạc mixen hay,
Khởi lên ý làm nhạc tình
Để ca ngợi em, Mit
Cuộc đời nhiều mong manh,
Thương em trọn đời còn lại mà
Cũng chẳng có gì lâu!
ĐỗNguyễn
2 hôm chưa thăm rừng Điệu Ngộ..
Tỉnh dậy nghĩ về em,
Vui vui buồn buồn một mình anh,
Vui em mới về blog!
Hôm nay ôn anh văn,
Đọc bài về tâm sân và từ,
Cài lại vài chương trình
Nghe nhạc mixen hay,
Khởi lên ý làm nhạc tình
Để ca ngợi em, Mit
Cuộc đời nhiều mong manh,
Thương em trọn đời còn lại mà
Cũng chẳng có gì lâu!
ĐỗNguyễn
2 hôm chưa thăm rừng Điệu Ngộ..
12 tenses/ English/ Van pham/ Tieng anh/ Dong tu/ Verben
Tổng quát 12 thì cơ bản trong tiếng Anh goc-tieng-anh
Nguon: http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/hoc-tieng-anh-cung-oxford/tong-quat-12-thi-co-ban-trong-tieng-anh-571.html
Trich:
Tổng
quát 12 thì cơ bản trong tiếng Anh goc-tieng-anh/
- See more at:
http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/hoc-tieng-anh-cung-oxford/tong-quat-12-thi-co-ban-trong-tieng-anh-571.html#sthash.0Bg1Y2U8.dpuf
...Khi học tiếng anh, các bạn sẽ phải xác định được chính xác và áp dụng các thì khác nhau thì mới có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo được
Oxford English UK Vietnam đưa ra một số lưu ý tổng quát về cách dùng cơ bản nhất của 12 thì trong tiếng anh như sau nhé:
1. Thì hiện tại đơn:
Form:
(+) S + V/ V(s;es) + Object...
(-) S + do/ does not + V ?
(?) Do/ Does + S + V?
Cách sử dụng:
- Diễn tả năng lực bản thân:
VD: He plays tennis very well.
- Thói quen ở hiện tại:
VD: I watch TV every night.
- Sự thật hiển nhiên;Chân lí ko thể phủ nhận:
VD: The sun rises in the East and set in the West.
- Diễn tả hành động xảy ra theo lịch trình, thời gian biểu đã định sẵn, đặc biệt là các động từ di chuyển
VD: The train leaves at 7.00 am in the morning.
Các trạng từ đi kèm: always; usually; often; sometimes; occasionally; ever; seldom; rarely; every...
Cách thêm “s,es” vào động từ khi ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn:
- Khi chủ ngữ là "I / You / We / They và các chủ ngữ số nhiều khác” thì giữ nguyên động từ
- khi chủ ngữ là "He / She / It và các chủ ngữ số ít khác" thêm "s" hoặc "es" sau động từ
Với những động từ tận cùng bằng "o,x, ch, z, s, sh" thì ta thêm "es" vào sau, còn các động từ khác thì thêm “s”
Khi động từ tận cùng là "y" thì đổi "y" thành "i" và thêm "es" vào sau động từ
Cách phát âm s,es:
/iz/: các động từ kết thúc bằng đuôi: ce, x, z, sh, ch, s, ge
/s/:các động từ kết thúc bằng t, p, f, k, th
/z/:không có trong hai trường hợp trên
2. Hiện tại tiếp diễn:
Form:
(+) S + is/am/are + Ving
(-) S + is/am/are not + Ving
(?) Is/Am/ Are + S + Ving ?
Cách sử dụng:
- Đang xảy ra tại thời điểm nói
VD: I’m doing my homework at this time.
- Sắp xảy ra có dự định từ trước trong tương lai gần.
VD: I’m going to the cinema tomorrow evening
- Không dùng với các động từ chi giác như: SEE; HEAR; LIKE; LOVE...
Các trạng từ đi kèm: At the moment; at this time; right now; now; immediately…
3. Hiện tại hoàn thành:
Form:
(+) S + have/has + PII
(-) S + have/has not + PII
(?) Have/ Has + S + PII
Cách sử dụng:
- Xảy ra trong quá khứ, kết quả liên quan đến hiện tại.( Nhấn mạnh đến kết quả của hành động)
VD: We have played soccer since we were children.
-Diễn tả hành động đã xảy ra, hoặc chưa xảy ra ở thời điểm không xác định trong quá khứ
VD: She has been in China for a long time.
Các trạng từ hay đi kèm: just; recently; lately; ever; never; already; yet; since; for; so far; until now; up to now; up to present..
4. Hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
Form:
(+) S + have/has been + Ving
(-) S + have/has been + Ving
(?) Have/Has + S + been + Ving
Cách sử dụng:
- Xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai. ( Nhấn mạnh tính liên tục của hành động)
VD: I have been eating pizza for 2 hours.
Các trạng từ đi kèm: just; recently; lately; ever; never; since; for….
5. Quá khứ đơn:
Form:
(+) S + Ved/ PI-cột 2 trong bảng Động từ bất quy tắc.
(-) S + didn’t + V
(?) Did + S + V
VD: I ate pizza yesterday.
Cách sử dụng:
- Xảy ra và chấm dứt hoan toàn trong quá khứ.
- Nhiều hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ.
- Trong câu điều kiện loại 2.
Các trạng tù đi kèm: Yesterday; the day before yesterday; ago; already; last; in + mốc thời gian trong quá khứ.
Cách đọc ed:
/id/: t,d
/t/: c, ch, s, f, k, p x, sh
/d/: các trường hợp còn lại
6. Quá khứ tiếp diễn:
Form:
(+) S + was/ were + Ving
(-) S + was / were not + Ving.
(?) Was/ Were + S + Ving.
VD: I was eating pizza when you arrived
Cách sử dụng:
- Các hành động xảy ra tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ
- Nhiều hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ.
- Một hành động đang xảy ra 1 hành động khác xen vào: hành động đang xảy ra dùng QKTD; hành động xen vào dùng QKĐ.
Các từ nối đi kèm: While; when.
VD: I ate pizza yesterday.
7. Quá khứ hoàn thành:
Form:
(+) S + had + PII
(-) S + had not + PII
(?) Had + S + PII
VD: I had eaten all of the pizza when you arrived.
Cách sử dụng:
- Một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong QK ( hành động xảy ra trước dùng QKHT; hành động xảy ra sau dùng QKĐ)
- Hành động xảy ra trước 1 thời điểm xác định trong quá khứ.
- Trong câu điều kiện loại 3.
Các trạng từ đi kèm: before; after; when; while; as soon as; by(trước); already; never; ever; until...
8. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (ít dùng):
Form:
(+) S + had been + Ving
(-) S + hadn’t been + ving
(?) Had + S + been + Ving
VD: I had been eating pizza for 2 hours when you arrived.
Cách sử dụng:
- Chỉ hành động đã và đang diễn ra và có thể hoàn tất trước 1 hành động khác trong quá khứ ( nhấn mạnh đến tính liên tục của hành động)
Các trạng từ đi kèm: before; after; when; while; as soon as; by(trước); already; ever; until…
9. Tương lai đơn:
Form:
(+) S + will/ shall + V (will ngày nay có thể dùng với tất cả các
(-) S + will/ shall not + V ngôi nhưng shall dùng với “ I” và “WE” )
(?)Will / Shall + S + V
VD: I will eat pizza tomorrow.
Cách sử dụng:
- Sắp xảy ra trong tương lai không có dự định trước.
- Câu yêu cầu; đề nghị; lời hứa; dự đoán cho tương lai.
- Trong câu điều kiện loại 1.
Các trạng từ đi kèm: tomorrow; the day after tomorrow; next; in + thời gian ở tương lai…
Tương lai gần:
Form:
(+) S + is/am/are + going to + V
(-) S + is/am/ are not + going to + V
(?)Is/Am/ Are + S + going to + V
Cách sử dụng:
- Sắp xảy ra trong tương lai có dự định trước.
- Chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai theo 1 tình huống cho trước.
Các trạng từ đi kèm: tomorrow; the day after tomorrow; next; in+ thời gian ở tương lai…
10. Tương lai tiếp diễn:
Form:
(+) S + will / shall + be + Ving
(-) S + will / shall not + be + Ving
(?) Will / Shall + S + be + Ving
VD: I will be eating pizza when you arrive.
Cách sử dụng:
- Đang xảy ra tại thời điểm xác định trong tương lai.
- Nhiều hành động xảy ra đồng thời trong tương lai.
Các trạng từ đi kèm: các trạng từ như trong tương lai đơn; nhưng phải dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể để chia thì.
11. Tương lai hoàn thành:
Form:
(+) S + will / shall + have + PII
(-) S will/ shall not + have + PII
(?) Will / Shall + S + have + PII
VD: I will have eaten all of the pizza by the time you arrive.
Cách sử dụng:
- Một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong tương lai.
- Một hành động xảy ra trước 1 thời điểm xác định trong tương lai.
Các trạng từ hay đi kèm: By the time; By + mốc thời gian trong quá khứ.
12.Tương lai hoàn thành tiếp diễn:
Form:
(+) S + will have been + Ving
(-) S + won’t have been + Ving
(?) Will + S + have been + Ving
VD: I will have been eating pizza for 2 hours when you arrive.
Cách sử dụng:
- Kết hợp với mệnh đề thời gian ( by the time + thì hiện tại đơn )
- Diễn tả hành động đã và đang xảy ra và có thể hoàn tất trước 1 hành động khác trong tương lai.
Em ve tham, ta vui, yen long di ngu som
Cả tuần không nghe nhau,
Em có nhớ không em ngày đó
Mưa phùn bay mau mau!
Em về blog khuya nay,
An ủi cho người mãi ngóng chờ,
Vui, anh đi nghỉ sớm!
ĐỗNguyễn
Em có nhớ không em ngày đó
Mưa phùn bay mau mau!
Em về blog khuya nay,
An ủi cho người mãi ngóng chờ,
Vui, anh đi nghỉ sớm!
ĐỗNguyễn
Em về
Đêm khuya đèn sáng mãi,
Chong đèn chờ ngóng ai
Em đến cười diễm lệ
Ta vui mãi mấy ngày!
ĐỗNguyễn
.. chừ mới về thăm blog :)
Chong đèn chờ ngóng ai
Em đến cười diễm lệ
Ta vui mãi mấy ngày!
ĐỗNguyễn
.. chừ mới về thăm blog :)
Subscribe to:
Posts (Atom)