Saturday 3 September 2016

Tim hieu dong tu May, van nghi ve Mit :)


Động từ "may"



Giới thiệu:

Nhân làm 1 bài tập, gặp chữ may, nên tìm tài liệu để đọc. Ngay xua, khi hoc tieng anh o trung hoc, toi rat thich dung cac modal verb. Bay gio doc lai, moi thay minh quen da nhieu va o day co vai giang nghia dang de doc.
Trong viec hoc on va hoc tieng anh, viec biet cach dung chinh xac cac modal verb la nen lam.

1* Tên gọi : Dong tu khuyet thieu/ Modal verbs
2* Dac tinh cua Modal verb la:

a. Làm tro dong tu
b. khong co TO khi co dong tu theo sau.
They can speak French and English.

c. khong co them S o ngoi thu ba so it thi hien tai 
He can use our phone.
d. chi co 2 thi: hien tai va quá khứ đơn 
She can cook meals./ hien tai
She could cook meals when she was twelve./ qua khu don

e. Cac modalverb:

I/ can-could
II/ may- might
II/ must
IV/ shall-should
V/ will-would
VI/ ought to,  dare, need
VII/ used to

Sau day la mot bai trich tu link (1) o duoi:

I/ MODAL VERBS CAN - COULD



Đặc tính chung của Động từ khuyết thiếu (Modal verbs)


Ngoài những đặc tính như trợ động từ, động từ khuyết thiếu còn có thêm một số đặc tính riêng như sau:


1. Không có TO ở nguyên mẫu và không có TO khi có động từ theo sau.


They can speak French and English.


2. Không có S ở ngôi thứ ba số ít thì Hiện tại.


He can use our phone.


3. Chỉ có nhiều nhất là 2 thì: Thì Hiện tại và thì Quá khứ đơn.


She can cook meals.


She could cook meals when she was twelve.


Trong những trường hợp khác ta sử dụng những động từ tương đương.



a/ Động từ khuyết thiếu CAN


CAN là một động từ khuyết thiếu, nó chỉ có 2 thì Hiện tại và Quá khứ đơn. Những hình thức khác ta dùng động từ tương đương be able to. CAN cũng có thể được dùng như một trợ động từ để hình thành một số cách nói riêng.


1. CAN và COULD có nghĩa là "có thể", diễn tả một khả năng (ability).


Can you swim?


She could ride a bicycle when she was five years old.


2. Trong văn nói (colloquial speech), CAN được dùng thay cho MAY để diễn tả một sự cho phép (permission) và thể phủ định CANNOT được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition).


In London buses you can smoke on the upper deck, but you can’t smoke downstairs.


3. CAN cũng diễn tả một điều có thể xảy đến (possibility). Trong câu hỏi và câu cảm thán CAN có nghĩa là ‘Is it possible...?’


Can it be true?


It surely can’t be four o’clock already!


4. CANNOT được dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy ra (virtual impossibility).


He can’t have missed the way. I explained the route carefully.


5. Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) CAN cho một ý nghĩa tương

đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense).


Listen! I think I can hear the sound of the sea.


(không dùng I am hearing)



b/ COULD


1. COULD là thì quá khứ đơn của CAN.


She could swim when she was five.


2. COULD còn được dùng trong câu điều kiện.


If you tried, you could do that work.


3. Trong cách nói thân mật, COULD được xem như nhiều tính chất lịch sự hơn CAN.


Can you change a 20-dollar note for me, please?


Could you tell me the right time, please?


4. COULD được dùng để diển tả một sự ngờ vực hay một lời phản kháng nhẹ nhàng.


His story could be true, but I hardly think it is.


I could do the job today, but I’d rather put it off until tomorrow.



5. COULD - WAS/WERE ABLE TO


a) Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, COULD được dùng thường hơn WAS/WERE ABLE TO.


He hurt his foot, and he couldn’t play in the match.


The door was locked, and I couldn’t open it.


b) Nếu câu nói hàm ý một sự thành công trong việc thực hiện hành động (succeeded in doing) thì WAS/WERE ABLE TO được sử dụng chứ không phải COULD.


I finished my work early and so was able to go to the pub with my friends.


II/ MODAL VERBS MAY - MIGHT



1. MAY và dạng quá khứ MIGHT diễn tả sự xin phép, cho phép (permission).



May I take this book? - Yes, you may.



She asked if she might go to the party.



2. MAY/MIGHT dùng diễn tả một khả năng có thể xảy ra hay không thể xảy ra.



It may rain.



He admitted that the news might be true.



3. Dùng trong câu cảm thán MAY/MIGHT diễn tả một lời cầu chúc.



May all your dreams come true!



Trong cách dùng này có thể xem MAY như một loại Bàng Thái cách (Subjunctive).



4. MAY/MIGHT dùng trong mệnh đề theo sau các động từ hope (hy vọng) và trust (tin tưởng).



I trust (hope) that you may find this plan to your satisfaction.



He trust (hoped) that we might find the plan to our satisfaction.



5. MAY/MIGHT dùng thay cho một mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (adverb clauses of concession).



He may be poor, but he is honest. (Though he is poor...)



Try as he may, he will not pass the examination. (Though he tries hard...)



Try as he might, he could not pass the examination. (Though he tried hard...)



6. MAY/MIGHT thường được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (adverb clauses of purpose). Trong trường hợp này người ta cũng thường dùng CAN/COULD để thay cho MAY/MIGHT.



She was studying so that she might read English books.



7. MIGHT (không dùng MAY) đôi khi được dùng trong câu để diễn tả một lời trách mắng có tính hờn dỗi (petulant reproach).



You might listen when I am talking to you.



(Làm ơn ráng mà lắng nghe tôi nói)



You might try to be a little more helpful.



(Làm ơn ráng mà tỏ ra có ích một chút)



8. Trong trường hợp cần thiết người ta dùng be allowed to, permit... tùy theo ý nghĩa cần diễn tả để thay cho MAY và MIGHT.



I shall be allowed to go to the party.



III/ MODAL VERB MUST



MUST là một động từ khuyết thiếu và chỉ có hình thức hiện tại.



1. MUST có nghĩa là "phải" diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.



You must drive on the left in London.


2. MUST bao hàm một kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói.


Are you going home at midnight? You must be mad!


You have worked hard all day; you must be tired.


3. MUST NOT (MUSTN'T) diễn tả một lệnh cấm.


You mustn’t walk on the grass.


4. Khi muốn diễn tả thể phủ định của MUST với ý nghĩa "không cần thiết" người ta sử dụng NEED NOT (NEEDN’T).


Must I do it now? - No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough.


5. CANNOT (CAN’T) được dùng làm phủ định của MUST khi MUST diễn tả ý nghĩa kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói như đã đề cập trong điểm 2 trên đây.


If he said that, he must be mistaken.


If he said that, he can’t be telling the truth.


6. MUST và HAVE TO


a) HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.


We shall have to hurry if we are going to catch the twelve o’clock train.


b) HAVE TO không thể thay thế MUST khi MUST mang ý nghĩa kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói như đã đề cập trong điểm 2 trên đây. Người ta phải diễn tả bằng những cách khác.


He must be mad. (I personally thought that he was mad)


c) MUST và HAVE TO đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên MUST mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi HAVE TO mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh bên ngoài (external circumstances)


You must do what I tell you.


Passengers must cross the line by the bridge. (Lệnh của Cục Đường Sắt)


Passengers have to cross the line by the bridge. (Vì không còn đường nào khác)



IV/ MODAL VERBS SHALL - SHOULD



a/ SHALL có thể là:



Một trợ động từ giúp hình thành thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất số ít.



I shall do what I like.



Một động từ khuyết thiếu. Khi là động từ khuyết thiếu SHALL diễn tả một lời hứa (promise), một sự quả quyết (determination) hay một mối đe dọa (threat) theo ý nghĩ của người nói.



If you work hard, you shall have a holiday on Saturday. (promise)



He shall suffer for this; he shall pay you what he owes you. (threat)



These people want to buy my house, but they shan’t have it. (determination)



b/ SHOULD được dùng trong những trường hợp sau:



Làm một động từ khuyết thiếu có nghĩa là "nên" và tương đương với ought to.



You should do what the teacher tells you.



People who live in glass houses should not throw stones. (proverb)



Dùng thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt buộc với must.



Members who want tickets for the dance should apply before September 1st to the Secretary.



Dùng thay cho thì Hiện tại Bàng thái (present subjunctive).



(xem phần Subjunctive)



V/ MODAL VERBS WILL - WOULD



a/ WILL có thể là:



Một trợ động từ. Dùng làm trợ động từ WILL giúp hình thành thì Tương lai (simple future).



Một động từ khuyết thiếu. Khi là một động từ khuyết thiếu WILL diễn tả một sự mong muốn (willingness), một lời hứa (promise) hay một sự quả quyết (determination).



All right; I will pay you at the rate you ask. (willingness)



I won’t forget little Margaret's birthday. I will send her a present. (promise)



Trong cách diễn tả sự quả quyết (determination) cả SHALL lẫn WILL đều có thể sử dụng nhưng mỗi từ mang một nghĩa riêng. Với SHALL, sự quả quyết là ở người nói.



Với WILL, sự quả quyết ở chủ từ (subject) của động từ. So sánh hai thí dụ sau:



(a) George shall go out without his overcoat.



(b) George will go out without his overcoat.



Ở câu (a), người nói nhất định bắt George phải đi ra ngoài mà không được mặc áo khoác. Ở câu (b) George nhất định đi ra ngoài mà không thèm mặc áo khoác.



b/ WOULD có thể là:



Một trợ động từ. WOULD giúp hình thành một Tương lai trong quá khứ (future in the past) hay các thì trong câu điều kiện.



He said he would send it to me, but he didn’t.



If she were here, she would help us.



He would have been very happy if he had known about it.



Khi dùng như một động từ khuyết thiếu, WOULD diễn tả một thói quen trong quá khứ.



Với nghĩa này, WOULD có thể dùng thay cho used to.



Every day he would get up at six o'clock and light the fire.


VI/ MODAL VERBS OUGHT TO - DARE - NEED



a/ Động từ khuyết thiếu OUGHT TO



OUGHT TO là một động từ khuyết thiếu chỉ có thì Hiện tại (simple present). Nó có nghĩa là "nên", gần giống với should. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có thể được thay thế bằng should.



They ought to (should) pay the money.



He ought to (should) be ashamed of himself.



1. OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng (strong probability).



If Alice left home at 9:00, she ought to be here any minute now.



2. OUGHT TO có thể dùng trong tương lai với các từ xác định thời gian tương lai như tomorrow, next Tuesday...



Our team ought to win the match tomorrow.



3. OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm trong quá khứ.



You ought not to have spent all that money on such a thing.





b/ Động từ khuyết thiếu DARE



DARE có nghĩa là "dám, cả gan" có thể được xem như một động từ khuyết lẫn động từ thường. Khi là một động từ khuyết thiếu, nó có đầy đủ đặc tính của loại động từ này.



Dare he go and speak to her? (động từ khuyết thiếu)



You daren’t climb that tree, dare you? (động từ khuyết thiếu)



He doesn’t dare to answer my letter. (động từ thường)



She didn’t dare to say a word, did she? (động từ thường)



Thành ngữ I daresay có nghĩa là "có thể, có lẽ" đồng nghĩa với các từ perhaps, it is probable. Thành ngữ này thường không dùng với chủ từ nào khác ngoài ngôi thứ nhất.



He is not here yet, but I daresay he will come later.





c/ Động từ khuyết thiếu NEED



Có hai động từ NEED: một động từ thường và một động từ khuyết thiếu. Khi là động từ khuyết thiếu NEED chỉ có hình thức Hiện tại và có đầy đủ đặc tính của một động từ khuyết thiếu. Nó có nghĩa là "cần phải", tương tự như have to. Vì thế nó cũng được xem là một loại phủ định của must.



Need he work so hard?



You needn’t go yet, need you?



Có một điều cần nhớ là động từ khuyết thiếu NEED không dùng ở thể xác định. Nó chỉ được dùng ở thể phủ định và nghi vấn. Khi dùng ở thể xác định nó phải được dùng với một từ ngữ phủ định.



You needn’t see him, but I must.



I hardly need say how much I enjoyed the holiday.






VII/ MODAL VERB USED TO


Động từ khuyết thiếu USED TO


USED TO là một hình thức động từ đặc biệt. Nó có thể được xem như một động từ thường hay một động từ khuyết thiếu trong việc hình thành thể phủ định và thể nghi vấn.


You used to live in London, usedn’t you?


He usedn’t to smoke as much as he does now.



He didn’t use to smoke as much as he does now.


Did you use to climb the old tree in the garden?


Ngày nay người ta có khuynh hướng dùng did và didn’t để lập thể phủ định và thể nghi vấn cho USED TO. Trong nhiều trường hợp thể phủ định có thể được hình thành bằng cách sử dụng never.


You never used to make that mistake.


USED TO được dùng để chỉ một hành động liên tục, kéo dài, lặp đi lặp lại trong quá khứ mà nay không còn nữa.

People used to think that the earth was flat.


Với thì Quá khứ đơn người ta chỉ biết hành động đã xảy ra. Với USED TO người ta thấy được tính chất kéo dài của hành động ấy.


He was my classmate. (không rõ trong thời gian bao lâu)


He used to be my classmate. (trong một thời gian khá lâu)


Phân biệt USED TO và một số hình thức khác


1. USED TO + infinitive: hành động liên tục trong quá khứ


2. (be) USED TO + V.ing: quen với một việc gì


3. (get) USED TO + V.ing: làm quen với một việc gì.


He used to work six days a week. (Now he doesn’t)


It took my brother two weeks to get used to working at night. Now he’s used to it.


--

http://tienganhcaptoc.com/index.php?option=com_content&id=183:unit-40-model-verbs-ng-t-khuyt-thiu

Binh yen/ mit MIT

Bình yên/ Tran thu Ha

https://www.youtube.com/watch?v=_KjOOUtIXKo

 
 
Sống ở căn nhà này từ lâu rồi,
Nhưng chỉ vài tuần nay,
Mình mới chú ý nhiều đến bầu trời trăng sao,
Thật là thú vị,
Những đêm có trăng,
Mình co thể nhìn trăng ngang cửa sổ
Bây giờ, có trăng, sao, mây, đèn điện trên đồi..
Bốn món đó lúc nào cũng có,
Đó là thiên nhiên ngoài balkon của mình,
An bình,
Thanh vắng..
 
DN 
--
bai hat moi biet, Moi Mit nghe Binh Yen va xem bau troi xu Duc





                                                                          Đêm với sao



Tuesday 30 August 2016

would hay should








'SHOULD' và 'WOULD'


1))

Khi nói đến should và would nhiều bạn sẽ nghĩ ngay rằng đó là trợ động từ để dùng trong điều kiện cách (Coditional). Nghĩ như vậy là lầm vì should và would là hai trợ động từ tuy có đôi khi dùng cho điều kiện cách nhưng cũng được dùng trong nhiều trường hợp khác không có gì gọi là điều kiện cả. Vì vậy chúng ta nhiều khi thấy lúng túng không biết dùng should và would thế nào cho đúng, và kể ra thì đây cũng là một trong những cái khó khăn mà chúng ta gặp phải khi học tiếng Anh.

2))

Sau đây tôi xin trình bày với các bạn về các trường hợp dùng should và would.

Trước hết như các bạn đã học ở trường, should và would là thì quá khứ của shall và will và được dùng trong trường hợp lời nói lặp lại (reported speech). Vấn đề này không có gì khó nhưng cũng cần phải nhắc qua cho khỏi có sự thiếu sót. Thí dụ:

He says he will come tomorrow.

He said he would come the next day.

I think i shall like this book.

I thought I should like that book.

Should và would còn được dùng với hình thức Continuous của động từ theo sau, tức là với To be + Verb-ing:  Khi động từ này chỉ một hành động liên tục trong một khoảng thời gian nào đó. Thí dụ:

He said he would be waiting for you at the station.

I told her to come in the afternoon as I should be doing my work in the morning.

When he left for his holiday he said he would be sitting on the beach the next day instead of at his desk in the office.

Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể được dùng để chỉ thời gian tương lai mặc dù động từ trong câu không miêu tả một hành động liên tục nào cả. Thí dụ: “He said he would be leaving tomorrow” và “He said he would leave tomorrow” cũng đều có nghĩa như nhau.

Các bạn thấy rằng trong những câu thí dụ trên đây, should và would chẳng có gì là “conditional” cả. Đó chỉ là quá khứ của shall và will mà chúng ta dùng trong lời nói lặp lại.

3))

Bây giờ nói tới should và would dùng trong điều kiện cách nghĩa là trong một câu có “nếu thế này thì thế nọ”. Tôi phải nói ngay rằng nếu should và would không phải nhất thiết lúc nào cũng “conditional” thì hai chữ này cũng phải là hai chữ độc nhất để chúng ta phát biểu một ý kiến “conditional” vậy. Nói một cách khác ngoài should và would ra trong Anh ngữ còn có nhiều cách khác để chúng ta dùng khi muốn nói một câu “nếu thế này thì thế nọ”.

Sau đây là một vài cách khác nhau để phát biểu một trường hợp điều kiện, trong đó có cả cách dùng should và would. Tôi thí dụ bạn có một người bạn ở tỉnh có thể lên thăm Saigon, và bạn nghĩ rằng nếu anh ta lên Saigon thì anh ta có thể đi thăm Sở Thú. Cái ý kiến này có thể được phát biểu bằng nhiều cách khác nhau:

1) If he comes to Saigon, he will visit the Zoo.

2) If he came to Saigon, he would visit the Zoo.

3) If he were to come to Saigon, he would visit the Zoo.

4) Were he to come to Saigon, he would visit the Zoo.

5) If he should come to Saigon, he would visit the Zoo.

6) Should he come to Saigon, he would visit Zoo.

Tất cả 5 câu thí dụ trên đây nếu dịch ra tiếng Việt thì đều giống nhau cả: “Nếu hắn đến Saigon, thì hắn sẽ đi thăm Sở Thú.” Nhưng tiếng Anh lại có tới 6 câu khác nhau.

Nếu tôi biết là người bạn của tôi rất có thể sắp lên Saigon, khi đó tôi sẽ dùng câu số 1.

Nếu việc đến Saigon của anh ta khó lòng xảy ra, khi đó tôi sẽ dùng một trong những câu từ số 2 đến số 6. (Tôi sẽ nói thêm về cách đặt các câu điều kiện ở bài sau; bài này chỉ chú trọng về should và would.)

Trong câu thí dụ “If he came to Saigon, he would visit the Zoo”, các bạn nhận thấy rằng động từ trong mệnh đề điều kiện (conditional clause) được dùng ở thì quá khứ mặc dầu cái “nếu” trong mệnh đề ấy nói đến một việc chưa xảy ra nghĩa là còn trong thời tương lai. Trường hợp dùng thì quá khứ cho động từ trong một mệnh đề điều kiện như vậy có nghĩa là cái điều kiện ấy tuy có thể xảy ra nhưng khó lòng sẽ xảy ra.

Một thí dụ khác: Tôi định chiều nay đi xem chớp bóng, nhưng nếu trời mưa thì tôi sẽ ở nhà. Câu này nếu nói tiếng Việt thì ta chỉ có thể nói một cách là “Nếu trời mưa thì tôi sẽ ở nhà.” Nhưng trong Anh ngữ chúng ta có nhiều cách để nói câu ấy, tùy theo cái trình độ “nếu” của chúng ta. Nếu như lúc này tôi nói trời đang chuyển mưa, nghĩa là việc trời mưa rất có thể xảy ra thì khi đó tôi nói:

If it rain I shall stay home.

Nhưng nếu lúc tôi nói mà trời còn đang nắng, không có cái gì báo hiệu một trận mưa sắp tới, nghĩa là việc trời mưa khó lòng sẽ xảy ra thì khi đó phải nói:

If it rained I should stay home.

Trong câu dưới, động từ “rained” ở vào thì quá khứ mặc dầu nó chỉ một việc còn nằm trong thời tương lai.

Ngoài ra, động từ trong mệnh đề điều kiện cũng được dùng ở thì quá khứ để chỉ một việc giả định, một việc không có thật mà tôi giả tỷ là có. Thí dụ:

If I thought that, I should say so.

Câu này có nghĩa là nếu tôi nghĩ như thế thì tôi sẽ nói như thế nhưng sự thật thì tôi không nghĩ như thế. Câu này có nghĩa là “That is not what I think” (Đó không phải là điều tôi nghĩ). Trong trường hợp này động từ “thought” ở vào thì quá khứ nhưng lại chỉ một việc thuộc về thời hiện tại vậy.

Các bạn cũng nhận thấy rằng nếu trong mệnh đề điều kiện tôi dùng động từ ở thì quá khứ thì trong mệnh đề tiếp sau tôi dùng “should” hoặc “would” thay cho “shall” hoặc “will”. “Should” và “would” ở đây cũng giống như trong trường hợp reported speech tức là quá khứ của “shall” và “will”.

Trở lại với câu thí dụ anh bạn định đến thăm Sài gòn, nếu tôi nói câu này để kể lại một việc thuộc thời quá khứ, nghĩa là “năm ấy, tháng ấy” anh ta đến Saigon thì anh ta đã đi thăm Sở Thú thì câu Anh ngữ phải là:

If he came to Saigon, he would have visited the Zoo.

Câu này có nghĩa là tôi không biết (hồi năm ngoái chẳng hạn) anh bạn tôi có đến Saigon hay không, nhưng tôi nghĩ rằng nếu anh ta có đến thì anh ta đã đi thăm sở thú rồi.

Các bạn nhận thấy rằng, thay vì nói “If he came to Saigon”, chúng ta có thể nói “If he were to come to Saigon”. Were đây là một hình thức còn sót lại của bằng thái cách (subjunctive mood) của động từ “to be” mà hiện trong Anh ngữ rất ít khi dùng đến, nhưng vẫn còn dùng trong những mệnh đề điều kiện.

“If he were to come” cũng có thể đổi ngược là, “were he to come”. Trong trường hợp bỏ chữ “if” trong mệnh đề điều kiện chúng ta phải đảo ngược vị trí của chủ từ và động từ. Điều này không những áp dụng cho “were to” mà còn áp dụng cho “to have”. Thí dụ: “Had I the time I should write a longer letter.” (Nếu tôi có thì giờ tôi sẽ viết một bức thư dài hơn).

Bạn cũng đã nhận thấy sự đảo ngược này trong hai câu thí dụ có dùng “should” ở mệnh đề điều kiện:

If he should come Saigon, he would visit the Zoo.

Should he come to Saigon, he would visit the Zoo.

“Should” ở đây mới chính là “Conditional” và nó được dùng cho cả ngôi thứ nhất, thứ nhì và thứ ba, chứ không thay đổi.

Trong hai câu trên đây, cũng như trong cả mấy câu thí dụ mà tôi đã đề ra, tôi đã dùng “would” ở mệnh đề thứ hai. Nay nếu tôi không dùng “would” mà dùng “will” thì sao? Thí dụ tôi nói:

If he should come to Saigon, he will visit the Zoo.

Should he come to Saigon, he will visit the Zoo.

Cái khác nhau là ở chỗ nếu tôi dùng “will” thì có nghĩa là tôi hoàn toàn tin chắc rằng anh ta sẽ đi thăm Sở thú nếu anh ta tới Saigon.

Điều này càng rõ rệt nếu chủ từ trong câu là ngôi thứ nhất phát biểu cái ý muốn của mình định làm một việc gì. Thí dụ anh nhờ tôi bỏ giùm một cái thư và tôi nói rằng “nếu tôi đi phố thì tôi sẽ bỏ thư cho anh.” Trường hợp này, phải dùng “will” trong mệnh đề thứ hai.

If I should go out, I will post the letter for you.

Dùng “will” vì việc bỏ thư đó tôi chắc chắn là tôi sẽ làm, nếu tôi đi phố.

Bây giờ chúng ta hãy so sánh 3 câu sau đây:

1- If he come to Saigon, he would visit the Zoo.

2- If he came to Saigon, he would have visited the Zoo.

3- If he had come to Saigon, he would have visited the Zoo.

Câu thứ nhất nói về một việc chưa xảy ra, nghĩa là thuộc thời tương lai. Khi tôi nói câu này thì anh bạn của tôi còn ở lục tỉnh, chưa lên Saigon và tôi cũng không biết chắc là anh ta có định lên Saigon hay không nhưng tôi nghĩ rằng nếu anh ta lên Saigon thì anh ta sẽ đi thăm Sở Thú.

Câu thứ 2 nói về một việc thuộc thời quá khứ, nghĩa là ngày ấy, tháng ấy, năm ấy tôi không biết a bạn tôi có lên Saigon hay không, nhưng tôi nghĩ rằng nếu anh có lên Saigon thì anh ta đã đi thăm Sở Thú.

Câu thứ 3 cũng nói về thời quá khứ nhưng lại nói về một việc đã không xảy ra. Khi nói câu này tôi biết ngày ấy, tháng ấy, năm ấy anh bạn tôi đã không lên Saigon, nhưng tôi nghĩ rằng nếu anh ta có lên Saigon thì anh ta đã đi thăm Sở Thú.

Các bạn nhận thấy sự khác biệt giữa câu 1 và câu 2 là: “would visit” trong câu 1 được đổi ra “would have visited” trong câu 2. Tôi đã dùng thì Perfect để chỉ một việc hoàn tất trong quá khứ vậy.

Các bạn cũng nhận thấy sự khác biệt giữa câu 2 và câu 3 là “If he came” trong mệnh đề điều kiện của câu 1 đã đổi thành “If he had come” trong mệnh đề điều kiện của câu 2. Tôi đã dùng Past Perfect để chi rằng cái “nếu” của tôi thực sự đã không xảy ra trong quá khứ.

4))

Tóm lại, những câu điều kiện (conditional sentences) có nhiều cách nói trong Anh ngữ, tùy theo cái trình độ “nếu” nặng hay nhẹ, tùy theo mối tương quan thời gian khi nói câu ấy. Việc dùng chữ “should” (cho cả ba ngôi thứ nhất, thứ nhì và thứ ba) trong mệnh đề câu điều kiện chỉ là một trong những cách ấy mà thôi.

Should và would còn được dùng trong nhiều trường hợp khác, không có gì là điều kiện cả.

Trước hết là should chỉ một điều mà ta phải làm (obligation). Các bạn chắc đã quen với trường hợp này, nên tôi tưởng không cần phải nói dài dòng, chỉ đưa ra một vài thí dụ:

You should look both ways before crossing the road.

(Anh phải nhìn cả hai phía trước khi băng qua đường).

He should be more careful.

(Hắn ta phải cẩn thận hơn).

I should have locked the door but I forgot about it.

(Tôi phải khóa cửa, nhưng tôi đã quên khóa.)

Should ở đây cũng giống như “ought to” nhưng nhẹ hơn “must”. (Chúng ta sẽ trở lại điểm này khi bàn về những cách khác nhau để phát biểu ý niệm obligation, ở đây chỉ bàn về cách dùng chữ “should” mà thôi).

Should còn được dùng để chỉ điều mà ta chờ đợi (expectation). Thí dụ tôi nói:

It should be fine tomorrow.

(Ngày mai trời phải đẹp.)

Cái nghĩa của should trong câu này cũng gần giống như trong trường hợp obligation, nhưng khi nói câu này cố nhiên tôi không muốn nói rằng có một sự bắt buộc tinh thần nào đó khiến trời ngày mai phải đẹp, mà tôi chỉ muốn nói rằng theo tôi nhận thấy thì ngày mai trời phải đẹp. Trường hợp này, thay vì dùng should tôi cũng có thể nói “It ought to be fine tomorrow.” Một vài thí dụ khác:

He should arrive this evening.

(Anh ta phải tới đây tối nay.)

There should be another tea-cup somewhere, I know we used to have six.

(Phải có một cái tách nữa ở đâu đó. Tôi biết là mình vẫn có 6 cái.)

We should know the result by tomorrow.

(Chúng ta phải biết kết quả vào ngày mai).

Để kết luận bài nói về should và would này mời các bạn nhận định câu nói sau đây:

You should get the result by tomorrow, should you do what you should do now.

(Anh phải thâu hoạch được kết quả vào ngày mai, nếu anh làm điều mà anh phải làm bây giờ.)

Câu này có ba chữ “should”: chữ thứ nhất chỉ điều mà ta chờ đợi (expectation), chữ thứ nhì chỉ điều kiện (Condition) chữ thứ ba chỉ điều mà ta phải làm (obligation).

5))

Đọc đến đây có lẽ bạn cảm thấy Anh ngữ thật là rắc rối nhưng xin bạn đừng vội nản chí, vì với thời gian, với thói quen, nhất là với sự nhắc đi nhắc lại thường ngày, những cái mà bạn thấy là rắc rối hôm nay ngày mai sẽ thành quen thuộc cả. Nếu bạn học những điều mà bạn phải học hôm nay, chắc chắn là bạn phải gặt hái được kết quả vào ngày mai. Should you learn what you should learn today, you should get the result by tomorrow.

--
http://webhoctienganh.com/should-va-would-463.html

Tieng Anh/ Dien ta cam xuc



Diễn tả cảm xúc

Do Ngoc Huyen suu tam

… in a very good mood.… trong tâm trạng rất tốt.

… on cloud nine… hạnh phúc như đang trên mây

… over the moon… sung sướng vô cùng

… really pleased… thực sự hài lòng

… so glad I didn't have to go to work today.… rất vui vì tôi không phải đi làm ngày hôm nay.

… so happy… rất hạnh phúc

… thrilled to bits… rất hài lòng

… very happy right now.… đang rất hạnh phúc.

    I feel … (Tôi cảm thấy …)

… great!… tuyệt vời!

… invincible.… bất khả chiến bại.

… like a champion.… như là một nhà vô địch.

… like a king.… như một vị vua.

… like I'm in paradise.… như tôi đang ở trên thiên đường.

… like I'm on top of the world.… như tôi đang sống rất tuyệt. Mẫu câu I am angry ­­> Tôi tức lắm

I am ashamed ­­> Tôi thấy hổ thẹn/ xấu hổ quá

I am cautious ­­> Tôi thận trọng

I am confident ­­> Tôi thấy tự tin

I am confused ­­> Tôi đang thấy rối rắm lắm

I am depressed ­­> Tôi đang thấy rất phiền muộn

I am disappointed ­­> Tôi thất vọng lắm

I am happy ­­> Tôi đang vui

I am hopeful ­­> Tôi đang tràn trề hi vọng

I am in a bad mood ­­> Tôi đang trong một tâm trạng rất tệ

I am in love ­­> Tôi đang yêu

I am jealous ­­> Tôi đang ghen

I am lonely ­­> Tôi cảm thấy cô đơn quá

I am lovesick ­­> Tôi bị thất tình / Tôi đang mắc bệnh tương tư

I am pleased ­­> Tôi đang rất khoái chí

I am proud ­­> Tôi hãnh diện lắm

I am sad ­­> Tôi buồn quá

I am satisfied ­­> Tôi mãn nguyện rồi

I am scared/afraid ­­> Tôi sợ

I am shy ­­> Tôi mắc cỡ quá

I am surprised ­­> Tôi bị ngạc nhiên

I can't be bothered >­mình chẳng muốn làm gì cả

I feel silly ­­> Tôi thấy thật ngớ ngẩn

I'm bored ­ mình chán

I'm exhausted ­ mình kiệt sức rồi

I'm hungry> ­mình đói

I'm in a bad mood ­ >tâm trạng mình không được tốt

I'm in a good mood ­ >mình đang rất vui

I'm looking forward to it ­ >mình rất mong chờ điều đó

I'm thirsty ­> mình khát

I'm tired> ­ tôi mệt

I'm worried ­>mình lo lắng

Chúc các bạn một ngày học zui zẻ ^_~

Cac tu ve cam xuc trong tieng Anh/


Ái


Các từ về cảm xúc




Amused /ə’mju:zd/ vui vẻ


Angry /’æŋgri/ tức giận


anxious / ˈæŋkʃəs / lo lắng


Annoyed / əˈnɔɪd / bực mình


Appalled / əˈpɔːld / rất sốc


Apprehensive / ˌæprɪˈhensɪv / hơi lo lắng


Arrogant /’ærəgənt/ kiêu ngạo


Ashamed / əˈʃeɪmd / xấu hổ


Bewildered / bɪˈwɪldər / rất bối rối


Bored /bɔ:d/ chán


Confident / ˈkɑːnfɪdənt / tự tin


Cheated / tʃiːtɪd / bị lừa


Confused /kən’fju:zd/ lúng túng


Cross / krɔːs / bực mình


Depressed / dɪˈprest / rất buồn


Delighted / dɪˈlaɪtɪd / rất hạnh phúc


Disappointed / ˌdɪsəˈpɔɪntɪd / thất vọng


Ecstatic / ɪkˈstætɪk / vô cùng hạnh phúc


Enthusiastic /ɪnθju:zi’æstɪk/ nhiệt tình


Excited / Excited / phấn khích, hứng thú


Emotional / ɪˈmoʊʃənl / dễ bị xúc động


Envious / ˈenviəs / thèm muốn, đố kỵ


Embarrassed / ɪmˈbærəst / hơi xấu hổ


Frightened / ˈfraɪtnd / sợ hãi


Frustrated /frʌ’streɪtɪd/ tuyệt vọng


furious / ˈfjʊriəs / giận giữ, điên tiết


Great / ɡreɪt / tuyệt vời


Happy /’hæpi/ hạnh phúc


Horrified /’hɒrɪfaɪ/ sợ hãi


Hurt /hɜ:t/ tổn thương


Irritated / ˈɪrɪteɪtɪd / khó chịu


Intrigued / ɪnˈtriːɡd / hiếu kỳ


Jealous / ˈdʒeləs / ganh tị


Jaded / ˈdʒeɪdɪd / chán ngấy


Keen / kiːn / ham thích, tha thiết


Let down / let daʊn / thất vọng


Malicious /mə’lɪʃəs/ ác độc


Nonplussed / ˌnɑːnˈplʌst / ngạc nhiên đến nỗi không biết phải làm gì


Negative / ˈneɡətɪv / tiêu cực; bi quan


Overwelmed / ˌoʊvərˈwelmd / choáng ngợp


Over the moon /ˈoʊvər ðə muːn / rất sung sướng


overjoyed / ˌoʊvərˈdʒɔɪd / cực kỳ hứng thú.


Positive / ˈpɑːzətɪv / lạc quan


relaxed / rɪˈlækst / thư giãn, thoải mái


Reluctant / rɪˈlʌktənt / miễn cưỡng


Sad /sæd/ buồn


scared / skerd / sợ hãi


Seething / siːðɪŋ / rất tức giận nhưng giấu kín


stressed / strest / mệt mỏi


Surprised /sə’praɪzd/ ngạc nhiên


Suspicious / səˈspɪʃəs / đa nghi, ngờ vực


Terrific / Terrific / tuyệt vời


Terrible / ˈterəbl / ốm hoặc mệt mỏi


Terrified / ˈterɪfaɪd / rất sợ hãi


Tense / tens / căng thẳng


Thoughtful /’θɔ:tfl/ trầm tư


Tired /’taɪɘd/ mệt


Upset / ʌpˈset / tức giận hoặc không vui


Unhappy / ʌnˈhæpi / buồn


Victimised / ˈvɪktɪmaɪz / cảm thấy bạn là nạn nhân của ai hoặc cái gì đó


wonderful / ˈwʌndərfl / tuyệt vời


Worried /’wʌrid/ lo lắng

Nguồn : Langmaster

Monday 29 August 2016

The gioi cafe/ Moi Ngo lam thu..

Làm cho cà phê ngon




To make a really good coffee, you need to know some tricks, and Bright Side willingly shares them with you.
Để làm cho cà phê thực sự ngon, bạn cần phải biết một số bí quyết và Bright Side sẵn sàng chia sẻ chúng với bạn.

1) Mix half a teaspoon of cane sugar with coffee. Warm it up a little on low heat, and then pour in water. Caramelized sugar gives the drink a unique taste and aroma.

1) Trộn một nửa thìa cà phê đường mía với cà phê. Hâm nóng nó lên một chút ở nhiệt độ thấp, và sau đó đổ nước vào. Đường caramen cho thức uống một hương vị và hương thơm độc đáo.

2) To have your cup of coffee without sediment, add a teaspoon of cold water in a cezve with freshly brewed coffee and wait half a minute. The coffee grounds will settle to the bottom, and you won’t need to filter your drink.

2) Để có tách cà phê không bị cặn, thêm một muỗng cà phê nước lạnh trong một cái bình cà phê với cà phê mới pha và chờ đợi nửa phút. Bã cà phê sẽ lắng xuống đáy, và bạn sẽ không cần phải lọc thức uống của mình.

3) A cup of cold coffee on a hot day — is there anything better? But instead of ice cubes, which can spoil the taste of the beverage, it’s better to use special coffee cubes. Brew several cups of coffee, and sweeten to taste. Cool the coffee to room temperature, pour it into ice cube molds, and freeze. Add several coffee cubes to milk, and enjoy a delicious refreshing cocktail.

3) Một tách cà phê lạnh vào một ngày nóng nực - còn điều gì tốt hơn? Nhưng thay vì dùng những cục đá, chúng có thể làm hỏng mùi vị của thức uống, điều tốt hơn là sử dụng các cục cà phê đặc biệt. Pha vài tách cà phê, pha ngọt cho vừa khẩu vị. Để cà phê nguội đến nhiệt độ phòng, đổ nó vào khuôn nước đá, và đông lạnh. Thêm một vài cục cà phê với sữa và thưởng thức một ly cocktail tươi mát tuyệt vời.



4) Coffee becomes simply delightful if we add spices! Put a pinch of cardamom in a cezve, add some ginger, nutmeg, or a cinnamon stick, and heat up over low heat. The drink will absorb the taste and aroma of the spices.

4) Cà phê sẽ trở nên thú vị hơn với gia vị chúng ta thêm vào! Đặt một nhúm thảo quả trong một bình cà phê, thêm một ít gừng, hạt nhục đậu khấu, hoặc một thanh quế, và đun nóng ở nhiệt độ thấp. Nhờ đó, đồ uống này sẽ hấp thụ hương vị và mùi thơm của các loại gia vị.

5) If you add 2 or 3 small crystals of salt to your coffee they will strengthen the drink’s aroma and soften its taste a little.

5) Nếu bạn thêm 2 hoặc 3 hạt muối vào cà phê của bạn chúng sẽ tăng cường hương thơm của thức uống và làm dịu hương vị của nó một chút.

6) If you want to get the maximum rich and tart taste, remove a cezve from heat as soon as the coffee starts to boil and rise. Remove the foam, stir the coffee, and then put it back on the heat source. It’s better to repeat these actions three times.
6) Nếu bạn muốn để có được hương vị nồng và chua tối đa, tắt bình cà phê ngay sau khi cà phê sôi và sủi bọt. Loại bỏ các bọt, khuấy cà phê, và sau đó đặt nó trở lại vào nguồn nhiệt. Tốt hơn là lặp lại các hành động này ba lần.

7) Coffee can be not only a drink, but also a food. For example, in the form of a coffee ice cream, which can nicely refresh you on a hot summer day. It’s easy to cook it.

7) Cà phê có thể không chỉ là một thức uống, mà còn là một món ăn. Ví dụ, trong hình dáng của một cây kem cà phê, nó có thể giải khát cho bạn một cách dễ chịu vào một ngày hè nóng nực. Thật dễ dàng để chế biến nó.





8) If you want your coffee to have a more soft and velvety taste, add half a teaspoon of butter when preparing it.

8) Nếu bạn muốn cà phê của bạn để có một hương vị mềm mại và mượt mà hơn, thêm một nửa thìa cà phê bơ khi pha chế nó.


9) If you prefer coffee without caffeine, add 2-3 cardamom seeds in a cezve. This spice destroys caffeine without altering the beneficial properties of coffee, and it gives a nice spicy aroma to your drink.
9) Nếu bạn thích cà phê không có cafêin hơn, thêm 2-3 hạt bạch đậu khấu trong bình cà phê. Gia vị này khử bỏ cafêin mà không làm thay đổi các đặc tính có lợi của cà phê, và nó mang lại một hương thơm cay nhẹ cho thức uống của bạn.

 
10) In order to get the best taste and aroma from ground coffee, heat up the coffee in a cezve for half a minute, without adding water.

10) Để có được hương vị và hương thơm tốt nhất từ cà phê rang xay, đun nóng cà phê trong một bình cà phê nửa phút, mà không cần thêm nước.

--
Tổng hợp và biên dịch bởi ChauLe3 - Theo Bright Side