Thơ Ngũ Ngôn - Bát Cú Đường Luật
Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật là bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 5 chữ được làm theo luật thơ Đường Luật, cho nên còn gọi là Thơ Ngũ Ngôn Luật (Ngũ Ngôn Luật Thi).
Thơ
Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật giống như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật
nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn lại năm tiếng sau
cùng.
Về Niêm Luật Vần Đối thì vẫn y như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T (đối câu 4)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - T (đối câu 6)
B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)
Bài thơ thí dụ để minh họa:
Còi tàu
Ngồi nghĩ đến người thương
Anh buồn nhớ dáng em
Thời xa xưa thuở ấy
Sáng thức dậy p m
Chăn gối giường nằm ngủ
Nghe còi tàu hụ xa
Em thì thầm gió mạnh
Buổi sáng ấy còn đâu!
ĐỗNguyễn
DỞ DANG
Lòng thương nhớ một người
Niềm đau hoài chẳng cạn
Nỗi khỗ mãi không vơi
Lá úa bay đầy ngõ
Hoa tàn rụng khắp nơi
Tình đôi ta cách trở
Trọn kiếp dở dang rồi
2. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T (đối câu 4)
B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
B - B - B - T - T (đối câu 6)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
Luật bằng vần bằng :
bằng Bằng trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bằng Trắc
bằng Bằng trắc Trắc Bằng
Vĩnh viễn phải xa nhau
Kẻ lấp hờn ngăn tủi
Người ôm thảm ấp sầu
Bồi hồi sa ngấn lệ
Thổn thức nhỏ dòng châu
Đã lỡ làng duyên nợ
Lìa tan mộng ước đầu
http://ma-tu-an.blogspot.de/2014/08/tho-ngu-ngon-bat-cu-uong-luat_19.html
--
B.
Thơ 5 chữ
Luật bằng vần bằng :
bằng Bằng trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bằng Trắc
bằng Bằng trắc Trắc Bằng
Đề nghị sửa đổi như sau :
bằng Không trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Không
trắc Trắc không Bằng Trắc ( trắc Trắc bằng Không Trắc)
bằng Không trắc Trắc Bằng
Thí dụ :
Chiều về gió thổi nhiều
Héo hắt nét buồn thiu
Cuối xóm đường mòn vắng
Người cười nét diễm kiều
Theo công thức mới ta có thí dụ sau :
bằng Không trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Không
trắc Trắc không Bằng Trắc ( trắc Trắc bằng Không Trắc)
bằng Không trắc Trắc Bằng
Chiều đi bóng xế tà
Nhớ đến bóng người xa
Lặng lẽ trên đồi vắng
Mình ta nhớ nỗi nhà
Sự uyển chuyển giữa hai âm Không và Bằng trong những chữ ở vị trí luật tuyệt đối có một sắc thái như sau : Nếu chữ trước thuộc Bằng, để làm phong phú cho âm điệu của bài thơ, chữ kế tiếp ở vị trí bắt buộc theo âm luật phải thuộc âm Không( không dấu).
Một điều nữa cần ghi nhận là khi ta chuyển từ thơ bảy chữa sang thơ năm chữ, luật lệ về âm luật có vẻ dễ dãi hơn.
Cho tới bây giờ, tôi chỉ chú trọng âm luật của một đoạn bốn câu trong thơ năm và bảy chữ. Lý do dễ hiểu là trừ phi các bạn muốn làm thơ Đường luật thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú ( Bảy chữ hoặc năm chữ tám câu), những âm luật kê khai trên đây đã đủ cho các bạn làm thơ mới mà tôi muốn bàn bạc ở đây.
--
Sóng
Xuân Quỳnh
Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Biển Diêm Điền, 29-12-1967
No comments:
Post a Comment