Saturday, 21 March 2015

Tejaniya



 em đến thăm anh một chiều mưa


Sayadaws Unterrichtsstil unterscheidet sich in der Betonung etwas vom Stil der Vipassana-Meditation in der Regel in Myanmar praktiziert wird. 

[4] Anstatt eine einzelne Primärobjekt den Fokus des Bewusstseins für die Meditation, glaubt Sayadaw Tejaniya müssen das Bewusstsein ersten achten Sie auf das Vorhandensein von Verunreinigungen in die meditieren mind-Gier, Abneigung und Verblendung, die machen sich subtil anwesend während der Meditation und die Wirksamkeit der Praxis zu verringern.

[5] Sayadaw Tejaniya hat gesagt: "alle Gegenstände, die Ihre Aufmerksamkeit kommt lehnen Sie nicht. das Ziel des Aufmerksamkeit ist nicht wirklich wichtig;.. die Beobachtung Geist, der im Hintergrund arbeitet, um sich bewusst sein, ist wirklich wichtig Wenn die Beobachtung ist mit der richtigen Einstellung erfolgt, ist jedes Objekt das richtige Objekt "[6]
--

Sayadaw's teaching style differs in emphasis somewhat from the style of Vipassana meditation generally practiced in Myanmar.[4] Rather than making a single primary object the focus of awareness for meditation, Sayadaw Tejaniya believes awareness must first pay attention to the presence of defilements in the meditating mind—greed, aversion and delusion—which can make themselves subtly present while meditating and diminish the effectiveness of the practice.[5]

As Sayadaw Tejaniya has said, "Don’t reject any object that comes to your attention. The object of attention is not really important; the observing mind that is working in the background to be aware is of real importance. If the observing is done with the right attitude, any object is the right object."[6]
--
http://en.wikipedia.org/wiki/Sayadaw_U_Tejaniya

Thơ tặng Ngộ

Một mình

Sáng thứ bảy

Lòng vui sáng thấy em thăm,
Ly cà phê đắng bổng thành ngát hương!
Vào room đàm đạo cùng người,
Hiền nhân cổ đức lưu lời tuyệt hay!

ĐỗNguyễn
..Trần nhân Tông: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

Friday, 20 March 2015

bài thơ cuối tuần cho em

Có sợi tóc nào bay..


Vài bài thơ cuối tuần cho em

tập thơ nhỏ

Bắt gặp tập thơ nhỏ
Trong giá sách chiều nay trời đẹp
Tâm hồn đang băn khoăn

đổ xăng
Ghé cây xăng đổ xăng
Đủ dùng đến cuối tháng đầy bình
Bổng thương lòng của Ngộ!

những ngày xa em

Cả tuần chưa về rừng
Nhớ con đường một mình anh đi
Của những ngày xa em

Tháng ba
 
Tháng ba đến rồi sao?
Những dự định và ý tưởng hồng xinh,
Đi thuyền sông Âu châu!

ĐỗNguyễn

 




Hôm nay nhẹ gánh!

Kể cho em nghe

Việc hôm nay vừa làm,
Đem giấy tờ cho cơ quan kịp
Mai rồi mới kết thúc!

Học 12 nhân duyên
Chi pháp : vô minh, hành, thức
Danh sắc, thọ và ái

Khuya rồi mắt đã mỏi
Hồi chiều nhớ em trong lu,
Ngày xưa còn bé: thương sao!

ĐỗNguyễn

Thursday, 19 March 2015

Thọ- Feeling

 Ru ta ngậm ngùi

Thọ

Ngộ thương,

Khi ở trường Thiền Goenka anh được học về quán thọ. Hôm nay, khi xem lại về 12 nhân duyên, anh chú ý đến chi pháp này.
Đặc biệt, cảm thọ có vị trí cốt yếu trong pháp hành!
Trích vài đoạn kinh có liên quan đến thọ, mời Ngộ cùng xem nha.

ĐN

1- Đề tài lí thú
2. Quán thọ nhà thiền Goenka
3. Các Kinh như Phạm võng, Kinh 152 TBK, ...

36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai biết như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm chứng được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. 

  -- Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức. 




Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này Ananda, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Ananda, duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc.

Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà các chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.  

Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Bài hát em thích

Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn
( Kinh Trường bộ 16, Mahàparinibbàna sutta /Kinh đại bát-niết bàn)

..
26.

Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
...
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Tuesday, 17 March 2015

Bài thơ đạo



 Vì sao ta yêu nhau!

Bài thơ đạo

Ngài Nhân Tông nói rằng
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền!
Thiền sư Nam Tuyền nói:
Tâm bình thường là đạo
Brahmavamso thuyết rằng:
Trỡ về pháp hiện tại
Sư Viên minh viết sách:
Thực tại hiện tiền
Sống với cái thực!
Sư ông Nhất Hạnh khuyên:
Bây giờ và tại đây,
Thở vào tâm tỉnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
Hòa thương Thanh Từ nói:
Bình thường tâm là đạo!

Ô nhiễm của tâm sinh ra ở đâu?
Ở chín nơi:
Căn trần thức
Xúc thọ tưởng tư
Tầm và tứ
Xả ly ô nhiễm chính ở đây

Xả ly là thoát khổ
Tâm bình thường là đạo
Ý nghĩa là như thế!

Atta hi attano gati!


ĐỗNguyễn
xả ly để có được tâm bình thường không dễ, cần thực tập nhiều!
tâm trạng anh vui lắm vì em thường vào thăm trang nhà.. cám ơn Ngộ nhiều,
mời Ngộ nghe bài hát thực hay đã từng trả lời câu hỏi của em: vì sao ta yêu nhau..

Ngộ

Lúc này anh ngủ sớm
Bên em giờ đã mười hai giờ 
Lớp học pali thiếu em!

ĐỗNguyễn


Monday, 16 March 2015

Tu tập căn


455. ‘‘Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno sotena saddaṃ sutvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti – ‘uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ – upekkhā’ti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati; upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda, balavā puriso appakasireneva accharaṃ [accharikaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] pahareyya; evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti – ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā sotaviññeyyesu saddesu.

http://tipitaka.org/romn/


Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.
--
http://budsas.net/uni/u-kinh-trungbo/trung152.htm

4. "Nun, Ānanda, wie kommt die höchste Entfaltung der Sinne in der Disziplin des Edlen zustande? Ānanda, wenn da ein Bhikkhu mit dem Auge eine Form sieht, entsteht in ihm Erfreuliches, es entsteht Unerfreuliches, es entsteht Erfreuliches-und-Unerfreuliches. Er versteht: 'Es ist in mir Erfreuliches entstanden, es ist in mir Unerfreuliches entstanden, es ist in mir Erfreuliches-und-Unerfreuliches entstanden. Aber jenes ist gestaltet, grob, bedingt entstanden; dies hier ist friedvoll, dies ist erhaben, nämlich Gleichmut.' Das entstandene Erfreuliche, das entstandene Unerfreuliche und das entstandene Erfreuliche-und-Unerfreuliche hören in ihm auf, und Gleichmut ist in ihm gegenwärtig [2]. So wie ein Mann mit guter Sehkraft seine geöffneten Augen schließen könnte oder seine geschlossenen Augen öffnen, so hören in jeglicher Hinsicht das entstandene Erfreuliche, das entstandene Unerfreuliche und das entstandene Erfreuliche-und-Unerfreuliche in ihm auf, genauso geschwind, genauso schnell, genauso leicht, und Gleichmut ist in ihm gegenwärtig. Dies nennt man in der Disziplin des Edlen die höchste Entfaltung der Sinne in Bezug auf Formen, die mit dem Auge erfahrbar sind."
--
http://palikanon.com/majjhima/zumwinkel/m152z.html

Sống với cái thực


Sống với cái thực
Dịch kệ của TS T.Thông

Sự thực thị phi danh,
Đối cảnh diệc bất sai.
Không thị vô khái niệm,
Thực tại tất hiện trình.


ĐỗNguyễn

Ngộ trong ngày đăng quang

Cháo em làm


Ngộ trong ngày đăng quang

Chong đèn đọc sách bên song,
Ngắm em rạng rỡ trong ngày đăng quang!
Cuối tuần anh thấy Ngộ về,
Bây chừ con mắt đê mê mộng dài!

ĐỗNguyễn
..viết bài thơ này lúc khuya buồn ngủ. Được thấy hình em thật xinh đẹp trong ngày tốt nghiệp (hình hôm nào xem không được, bổng bây giờ lại thấy..)

Sunday, 15 March 2015

Nhân

Lâu lắm mới điện thoại với Nhân,
Bạn vẫn còn đây xưa rất thân
Hàn huyên thăm hỏi ai còn mất
Tết ta bầu bạn vẫn còn gân?

ĐỗNguyễn

4.4 Đề Mục Chính

Trái cây em mua va trưng bày


Con đường duy nhất
Những lời giảng dạy về 

Thiền Minh Sát
được trích từ các bài Pháp của Hòa Thượng Mahasi

Hòa Thượng Mahasi giảng
Tỳ khưu Khánh Hỷ và Tỳ khưu Pháp Luân dịch
Hòa Thượng Kim Triệu hiệu đính


4.4 Đề Mục Chính


Chuyển động của bụng là đề mục chánh. Khi không có đề mục nào mạnh thì thiền sinh phải chú tâm vào đề mục chuyển động phồng xẹp của bụng.

Khi ghi nhận sự phồng của bụng, hãy ghi nhận chuyển động phồng từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt. Phải ghi nhận kỹ càng như đang thấy bằng mắt. Tâm ghi nhận phải đi song song với chuyển động phồng của bụng. Sự chuyển động và tâm ghi nhận phải gắn bó và hướng về cùng mục tiêu. Tâm phải dán sát vào đối tượng như hòn sỏi ném trúng vào đích vậy. ở giai đoạn xẹp của bụng, thiền sinh cũng phải ghi nhận rõ ràng kỹ lưỡng như vậy.

-- trích từ Thiền Minh Sát Thực Dụng

4.5 Đề Mục Phụ

Nhiều khi tâm không ở đề mục chính là chuyển động của bụng lại hướng đến các đề mục phụ thì hãy chú tâm vào các đề mục phụ này. Đề mục chính là chuyển động phồng xẹp. đề mục phụ là sự suy nghĩ, tính toán, cảm giác, cảm xúc, đau nhức, tiếng động v.v... Tâm ở đề mục chính hay đề mục phụ không quan trọng. Dầu ở đề mục nào đi nữa khi tâm chánh niệm khắn khít trên đề mục là thiền sinh đã hành thiền đúng.

-- trích từ Thiền Minh Sát Thực Dụng

----
http://budsas.org/uni/u-ngan/mahasi-cddn.htm