Saturday 23 May 2015

Xuân Quỳnh

phantichbaithosongcuaxuanquynh

Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.



Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi lên từ thời kì đầu xây dựng hoà bình với những bài thơ tươi trẻ qua phần Chồi biếc trong tập thơ Tơ tằm và chồi biếc (in chung với Cẩm Lai). Thơ Xuân Quỳnh mang nặng tình cảm thiết tha, gắn bó với cuộc đời, biết vượt lên những thử thách khó khăn để xây dựng hạnh phúc chung. Riêng về thơ tình Xuân Quỳnh có những tình cảm đằm thắm, đôn hậu, thuỷ chung. Hai bài thơ tình được nhiều người biết đến là Thuyền và biển và Sóng. Trong cả hai bài thơ tác giả dùng hình thức ẩn dụ để nói về tình yêu lứa đôi. Quan hệ giữa thuyền và biển là quan hệ của tình yêu. Biển tượng trưng cho người con gái, thuyền tượng trưng cho người con trai, quan hệ là gắn bó thắm thiết. Tuy nhiên có lúc biển nổi sóng để xô thuyền cũng như tình yêu có lúc va chạm. Nhưng rồi cuối cùng vẫn là tình yêu hạnh phúc. Trong bài Thuyền và biển, Xuân Quỳnh viết:

“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”.

Xuân Quỳnh đã khéo liên hệ tạo cho mối quan hệ này nhiều sắc thái phù hợp với tình yêu đôi lứa và cũng phù hợp với đặc điểm của đối tượng miêu tả:

“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.”

Ở bài Sóng Xuân Quỳnh tập trung hẳn vào hình tượng sóng và qua những biến hoá của sóng Xuân Quỳnh nói lên tình yêu đôi lứa. Tất nhiên đây không phải là những con sóng cô đơn mà trong một tương quan gắn bó sóng với bờ, sóng là Em và bờ là Anh. Có nhiều hiện tượng thiên nhiên có khả năng nói lên được đặc điểm của tình yêu như ngôi sao, vầng trăng, ngọn gió, ngọn lửa. Nguyễn Đình Thi cũng hay sử dụng những biểu tượng ngôi sao, ngọn lửa, ngọn gió để nói lên tình yêu:

-“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh”
-“Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh”
-“Anh vẫn yêu em như lữa dữ
Như gió mùa xuân quạt dịu hiều”

Nhưng dù sao mọi hiện tượng đều hữu hạn, và sóng có khả năng biểu hiện khá đầy đủ sự phong phú của tình yêu. Sóng là một hình tượng ẩn dụ vừa hoá thân vừa hoà nhập với cái tôi trữ tình. Và ở đây sóng phải góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của một tâm hồn thơ nữ.

Sóng là một hình tượng đẹp của thiên nhiên được vận dụng để nói lên nhiều trạng thái của tình cảm và riêng với tình yêu thì con sóng phải mang một sắc thái đặc biệt. Không phải là con sóng nhỏ lăn tăn của ao vàng “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí” (Thu điếu) hoặc như sóng gợn để nói lên nỗi buồn kéo *** “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”(Tràng Giang). Bản thân con sóng cũng có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm khi lại ồn ào, dữ dội:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Con sóng cũng như tình yêu với bao khát vọng bồi hồi, khi mạnh mẽ khi dịu em, và sóng cũng phải tìm đến tận biển cả giữa đại dương mênh mông mới thực sự tìm thấy chính mình, và nhận thức được sức mạnh và những khát khao đích thực của con sóng.

Con sóng là vĩnh hằng gắn với sự vĩh hằng của biển khơi muôn đời, con sóng của ngày xưa với con sóng của hôm nay không có gì thay đổi, vẫn dào dạt, vẫn sôi nổi như tình yêu của tuổi trẻ muôn đời vẫn bồi hồi. Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng phát triển theo những quy luật chung của đời sống xã hội và những quy luật riêng của mỗi tình yêu lứa đôi, song không dễ cắt nghĩa được đầy đủ bản chất, sự vận động và những biến hoá của tình yêu. Xuân Diệu viết:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.”

Tình yêu là tiếng nói của con tim nên cũng rất khó xác định một cách cụ thể những tiêu chuẩn của sự yêu thích. Xuân Quỳnh cũng đã nêu lên tính quy luật và không có quy luật của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.”

Thực ra: “Gió bắt đầu từ đâu” là có thể giải thích được, nhưng cái khó khăn hơn là phải giải thích và xác định : “Khi nào ta yêu nhau”, khi nào mặt biển nổi sóng, những con sóng của tình yêu.

Chính nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Diệu cũng có lúc phải nhận xét:
“Tình yêu đến – tình yêu đi, ai biết.”

Tình yêu lứa đôi thường được biểu hiện bằng nhiều trạng thái tình cảm và một nỗi nhớ là một tình cảm tiêu biểu nhất. Tất nhiên trong cuộc đời khi xa cách sẽ có nhiều nỗi nhớ: con nhớ cha mẹ, bạn bè nhớ nhau… Nhưng nỗi nhớ trong tình yêu lại có những đặc điểm khá riêng biệt. Nỗi nhớ được biểu hiện với nhiều màu sắc ở trong thơ, đó chính là cái chứng tích của tình yêu đích thực.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử có một ý thơ đẹp:

“Khi xa cách không gì bằng thương nhớ”
Người xưa đã từng nhớ nhau:
“Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.”
Rồi nỗi nhớ và trạng thái tương tư trong Truyện Kiều:
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
Và thơ hiện đại với nỗi nhớ của Xuân Diệu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”.
Và nỗi nhớ trong thơ Hàn Mặc Tử:
“Người đi, một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia hoá dại khờ

Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi.”

Trong bài Sóng, Xuân Quỳnh đã biểu hiện nỗi nhớ qua âm thanh của tiếng sóng vỗ suốt ngày đêm vào bờ, thao thức không ngủ được. Xuân Quỳnh đã nói lên nỗi đau da diết qua hình tượng sóng, những con sóng thao thức đập vào bờ nhưng không biết đến thời gian.
Con sóng vỗ như một tình cảm bồi hồi khao khát, như tình yêu tìm đến hạnh phúc và đến đây bài thơ xuất hiện hình ảnh của đôi bờ. Con sóng nào cũng khao khát đến bờ, hình ảnh của bến bờ như cái đích đi tới và con sóng sẽ không chơi vơi, bỏ cuộc. Xuân Quỳnh đã có những liên tưởng rất sáng tạo để nói lên một tình yêu chung thủy:

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở.”

Sóng và bờ thể hiện quan hệ nam nữ trong tình yêu lứa đôi. Trước hết Xuân Quỳnh nói lên tình yêu thắm thiết như con sóng khao khát đến bờ, như tình yêu tìm đến với hạnh phúc.

Xuân Diệu trong một bài thơ tình về biển viết ở tuổi 50 nhưng vẫn dào dạt sôi nổi như tình yêu ban đầu khi ông sử dụng hình tượng sóng và bờ:

“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt.”

Ở ý thơ trên Xuân Quỳnh còn muốn nói là hạnh phúc trong tình yêu không dễ dàng mà đạt được, phải biết vượt qua những thử thách và khi đã vượt qua được thử thách thì tình yêu càng bền vững.
Từ không gian mênh mông tác giả trở về với thời gian. Tình yêu bao giờ cũng phải đuợc thử thách với thời gian. Xuân Quỳh đã liên hệ những con sóng đã trải qua thời gian vẫn vỗ, vẫn dào dạt và khao khát tìm đến bờ:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.”

Bài thơ đựơc kết thúc với những tình cảm riêng của tác giả mong ước được tan ra thành trăm ngàn con sóng muôn đời với biển khơi.

“Làm sao đựơc tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”

Xuân Quỳnh đã bộc lộ vẻ đẹp của một tâm hồn thơ nữ khao khát sống và yêu thương. Tác giả muốn nói đến một tình yêu đẹp và thiêng liêng, đắm say, chung thuỷ, độ lượng của người phụ nữ.

Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.
--
http://trithuc9.com/phan-tich-bai-tho-song-cua-xuan-quynh.html

khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Sóng


Xuân Quỳnh

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Phân tích khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

TG vẫn cứ trôi, 4 mùa luôn thay đổi. Con người ta sinh ra rồi mãi mãi sẽ đi vào cõi vĩnh hằng và chỉ còn lại trên thế giới trường cửu này những gì là cái đẹp. Chăng thế mà trc khi chết vua Phổ cầm tay Mozart và nói: “Ngươi tượng trưng cho cái đẹp, ta tượng trưng cho sự sắp đặt của loài người. Vì thế, biết đâu sau khi ta chết, hậu thế sẽ quên ta đi và nhắc nhở tới ngươi.” Qủa đúng như vậy, là cái đẹp người đời luôn ca ngợi và truyền tụng. Đến với 1 bài thơ hay là đến với TG của cái đẹp. Vì vậy, người yêu thơ từ trong tiềm thức của mình làm sao không nhớ không yêu bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Bài thơ ra đời những năm 1967 khi nhân 1 chuyến công tác vào tuyến lửa, Xuân Quỳnh đứng trc biển Diêm Điền. Sóng biển vô hạn vô hồi.đã khuấy động tâm hồn đang yêu của Xuân Quỳnh và nhà thơ đã viết rất thành công thi phẩm này. Nó được xem như linh hồn của tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968 và đã được đưa vào CT giảng dạy như 1 kiệt tác của nữ sĩ Xuân Quỳnh nói riêng, của thơ ca thời kì “Lửa cháy” nói chung. Thành công của Xuân Quỳnh trong bài thơ này là nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để thể hiện nỗi lòng của người con gái trước biển lớn tình yêu của mình. Toàn bộ vẻ đẹp ấy được kết tinh lại trong khổ thơ thứ 5 và cũng là khổ thơ đẹp nhất của thi phẩm:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”


Cần phải khẳng định rằng bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh viết khá đều tay, khó có thể chọn ra 1 đoạn thơ đặc sắc vì thơ là tiếng lòng. Ta có cảm giác Xuân Quỳnh không làm thơ mà t/g đang trải lòng mình trên trang viết, đang giãi bày tình yêu của mình trên từng trang viết bởi Lê Qúi Đôn đã nói: “thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Còn Ngô Thì Nhậm cho rằng: “hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.” Thần của bài thơ “Sóng” nằm ngay ở độ chân thực khi Xuân Quỳnh giãi bày tình yêu của mình trên từng trang viết. Sự rung động của thơ ca bao giờ cũng được đo bằng nhịp đạp của con tim. “Sóng” của Xuân Quỳnh tác động vào xúc cảm nhiều hơn là lí trí bởi:

“Trái tim yêu có những điều thắp sáng
Lý trí mù khi đứng trước tim yêu”

Chính vì lẽ đó, đến khổ thơ thứ 5, Xuân Quỳnh đã phá lệ thơ. 8 khổ thơ của thi phẩm đều có 4 câu thơ, duy nhất khổ 5 t/g viết 6 câu thơ đê khẳng định nỗi nhớ của người con gái đang yêu

Đến với bài thơ “Sóng” nói chung và khổ thơ bình giảng nói riêng, ta thấy như đang được đứng trước biển vô hạn, vô hồi, đứng trc 1 đại dương mênh mông. Nó giăng mắc vào trong tâm hồn những con người biết sóng vì tình yêu. Nó đến với chúng ta đầu tiên là bằng âm thanh của tiếng sóng. Âm thanh ấy cũng chính là âm điệu của bài thơ. Mỗi bài thơ hay thường tác động đầu tiên đến với độc giả bạn đọc là nhờ âm điệu. Khi ND ta còn chưa biết rõ, âm điệu của bài thơ đã xâm nhập hồn ta tự bao giờ. “Sóng” của Xuân Quỳnh có 1 âm điệu rất đẹp: khi trầm khi bổng, khi thăng khi giáng, lúc thì dồn dập khi thì mênh mang. Có được âm điệu đặc biệt này bởi Xuân Quỳnh SD rất thành công thể thơ ngũ ngôn liên hoàn. Đây là 1 thể thơ giàu nhạc điệu, giàu vần điệu nhưng rất khó SD. Nếu khéo biến hóa, biến tấu, độc giả rất dễ dàng nảy nhịp cho bài thơ bởi đã có câu “thi trung hữu nhạc”. Ta đã từng bắt gặp rất nhiều bài thơ được chuyển thẳng thành những ca từ, ca khúc ví như bài thơ “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh:

“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”

Người yêu thơ cũng không thể quên được “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Dù được viết trong ngày cuối đời nhưng với nhịp thơ 5 chữ, bài thơ đã thể hiện sự hồn nhiên vui vẻ, nhịp sống trẻ trong tâm hồn của nhà thơ khi ông ước mình được trở thành 1 mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời.

Trở lại với bài thơ “Sóng”, 1 lần nữa Xuân Quỳnh lại triệt để khai thác lợi thế của thể thơ ngũ ngôn liên hoàn. Ở khổ thơ thứ 5 này, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã nảy nhịp khá linh hoạt. 2 câu thơ đầu t/g nảy nhịp theo thể 2 – 3:

“Con sóng/dưới lòng sâu
Con sóng/trên mặt nước”

Ở những câu thơ sau, nhịp thơ hoàn toàn thay đổi. Nó có thể là 1 – 4, khi lại trở thành 2 – 3 hoặc cũng có thể là 3 – 2:

“Ôi/con sóng nhớ bờ
Ngày đêm/không ngủ được
Lòng em/nhớ đến anh
Cả trong mơ/còn thức”

Chính cách ngắt nhịp đột ngột này đã tạo nên âm điệu rất đẹp cho bài thơ. Thế là hình tượng sóng dần dần lộ mình ra, ló mình ra qua âm thanh của tiếng sóng. Vì vậy, đến với khổ thơ bình giảng, sẽ thật là thiếu sót nếu không đến với âm thanh của tiếng sóng vì âm điệu ấy, âm thanh ấy là phương tiện truyền tải sóng đến với tâm hồn của người yêu thơ.

Để có được âm điệu này, Xuân Quỳnh đã tỏ chức ngôn ngữ của khổ thơ theo NT tương xứng. Vẫn biết rằng NT chỉ làm nên câu thơ còn trái tim là người nghệ sĩ. Mặc dù vậy, việc thể hiện tiếng nói của trái tim là vô cùng quan trọng. Chẳng thế mà Bạch Cư Dị đã từng nói:

“Lời là gốc
Ý là cành
Thanh là hoa
Nghĩa là quả”

Thơ ca là NT của ngôn từ. Chính NT đã đem lại cho thơ ca trở thành lĩnh vực của 1 sự độc đáo. “Sóng” của Xuân Quỳnh là sự độc đáo trên diễn đàn thi ca thời kì “Lửa cháy”. Đó là bài thơ tình duy nhất của VN đc đưa vào CT giảng dạy. Nó là 1 nốt thơ tươi xanh trong dàn đồng ca chung của thời kì “Lửa cháy”. Sự độc đáo ấy được đo bằng nhiều yếu tố và trong bài thơ này, nhất là trích đoạn bình giảng, ta không thể bỏ qua Xuân Quỳnh đã tổ chức ngôn ngữ của bài thơ theo NT tương xứng.

Sự tương xứng ở đây có thể là sự tương xứng giữa vế câu với vế câu: “trong mơ” tương xứng với “còn thức”. Đó còn là sự tương xứng giữa các cặp câu với nhau: “Con sóng dưới lòng sâu” tương xứng với “con sóng trên mặt nước”. NT tương xứng ấy đã tạo ra sự hô ứng, nhấn nhá, luyến láy, đuổi bắt. Nó gây cho ta cảm giác đến với “Sóng” như đang đứng trc đại dương. Mỗi 1 khổ thơ là 1 đợt sóng. Trong mỗi đợt sóng có trăm ngàn con sóng nhỏ gối lên nhau, đuổi bắt, đều có chung 1 khát vọng đó là hướng về bờ anh. thể hiện rõ nhất điều này ta phải kể đến 2 câu thơ:

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Nhìn vào trong đại dương mênh mông, Xuân Quỳnh phát hiện ở trong lòng biển thẳm luôn có 2 con sóng. Có con sóng nổi lên trên mặt nước, có con sóng vỗ ngầm trong lòng nước:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước”

Đây là lí do Xuân Quỳnh ví sóng là trái tim của biển. Biển không có sóng nghĩa là biển chết. khi ấy, loài người không yêu nhau, thơ tình trên thế gian này không còn nữa. Từ 2 con sóng này, Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến nỗi nhớ của người con gái khi yêu. Khi yêu, nỗi nhớ là đời sống thường trực, canh cánh trong tâm hồn, trái tim của những người đang yêu. Khi yêu trong tâm hồn người con gái có nhiều nối nhớ. Có nỗi nhớ cồn cào không thể che giấu được. Xuân Quỳnh ví đó như con sóng nổi lên trên mặt đại dương mênh mông. Có những nỗi nhớ người con gái cố dìm sâu, vùi sâu ở trong lòng mình bởi nỗi nhớ là đời sống thường trực trong tâm hồn những người đang yêu. Nhà thơ của hương đồng gió nội đã hơn 1 lần viết trong “Tương tư”:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người

Yêu và nhớ trong TH này đồng nhất với nhau bởi 1 trái tim đang yêu là 1 tâm hồn đang nhớ. Khi 1 tâm hồn ngừng nhớ, trái tim ấy ngừng yêu tự bao giờ.

Với 1 tiền đề vững chắc như vậy, từ trong sâu thẳm tâm hồn, Xuân Quỳnh xuất thần 2 câu thơ đẹp nhất của bài thơ “Sóng” được xem như linh hồn, như trái tim của cả thi phẩm:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Câu thơ như 1 con sóng đi xuyên qua cả 2 cõi: cõi thực và cõi mộng. Nó xóa đi mọi ranh giới trên thế gian này. Nó xóa đi mọi ranh giới giữa ngày đêm, hư thực và chỉ còn tồn tại trên TG trường cửu này đó là nỗi nhớ của người con gái đến với người mình yêu. Vì vậy, khi yêu nhau, người ta muốn tận hưởng từng khoảnh khắc, phút giây hạnh phúc bên nhau. Chỉ cần chợp mắt thôi thì khoảnh khắc ấy tuột khỏi tầm tay của mình. Thế là Xuân Quỳnh thức ngay cả trong cõi thực, thức ngay cả trong cõi mộng. Chính điều này làm ta liên tưởng tới tứ thơ:

“Trong anh đêm ngày sao lẫn lộn
Vui,buồn,cười,khóc,tình trong mê
Thức ngủ chập chờn cơn ác mộng
hư thực liêu trai mảnh trăng thề”

Đây là những lúc được xem như tâm trạng từ thức của 1 trái tim đang yêu. Ở đây, rõ ràng Xuân Quỳnh cứ sống, yêu mà không hề vội vã, không hề vội vàng như nhà thơ XD bởi Xuân Quỳnh hiểu hơn ai hết:

“Em cứ yêu cứ mặc cho ngày mai
Tình không tuổi sao còn sợ non già”

Như vậy, Xuân Quỳnh đã trở về với chính lòng mình. Có lẽ trái tim đang yêu đã thể hiện rất rõ 1 bản lĩnh, 1 phong cách rất Xuân Quỳnh. Nó hơn 1 lần bộc bạch trong “Tự hát”:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”

Có lẽ với 1 con người biết sống vì yêu thì lúc chết đi rồi vẫn sống cho người mình yêu. Điều này chỉ có thể có ở những câu thơ đẹp như câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Như vậy rõ ràng, xuyên suốt bài thơ là chân dung của người con gái đang yêu. Cái nhịp thơ buồn bã, hồn nhiên nhưng lại thể hiện khá thành thực 1 tâm hồn đang yêu, 1 trái tim đang yêu. Cần phải khẳng định “Sóng” của Xuân Quỳnh ra đời năm 1967. Đây là lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang đi vào cao trào.. Thanh niên ngày ấy đã bước vào thơ Tố Hữu:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Biế bao nhiêu cuộc chia li chói ngời sắc đỏ, cuộc chia li màu đỏ xuất hiện thì “Sóng” của Xuân Quỳnh như 1 thách thức trước bom đạn chiến tranh. “Sóng” của Xuân Quỳnh muốn khẳng định sức sống bền bỉ dẻo dai của con người VN như 1 sợi chỉ xanh óng ánh xuyên qua bao nhiêu năm tháng. Bom đạn không thể tiêu diệt, không thể chặt đứt được tình yêu trong tâm hồn của con người VN. Họ vẫn cứ yêu, vẫn hi vọng, vẫn chờ đợi dưới làn mưa bom bão đạn và “Sóng” của Xuân Quỳnh còn giăng mắc, còn ngự trị mãi trong tâm hồn của mỗi con người biết sống vì tình yêu lớn.

Đọc xong bài thơ, gấp lại trang sách đã lâu nhưng những vần thơ với tình yêu rất dữ dội trong tâm hồn của người con gái vẫn còn giăng mắc mãi trong tâm hồn của mỗi con người biết sống vì tình yêu. Nói về vẻ đẹp của thơ ca NT, có nhà thơ đã viết:

“Khi ta còn trẻ – thơ là người mẹ
Ta lớn lên rồi – thơ là bạn là người yêu
Chăm sóc tuổi già – thơ là con gái
Lúc chết đi rồi – kỉ niệm hóa lưu thơ”

Có lẽ với hình tượng những con sóng vô cùng chân thực sống động, “Sóng” của Xuân Quỳnh thực sự là 1 bài thơ như thế.
--
http://eduskill.vn/phan-tich-kho-tho-thu-5-trong-bai-tho-song-cua-xuan-quynh/

Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt





5. Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt
 
Thơ NNTT có quy định về bằng trắc, niêm, vận giống 4 câu đầu hay 4 câu cuối của thơ NNBC.  Về cấu trúc, NNTT cũng giống như TNTT.  Với 4 câu 5 chữ, một bài NNTT phải kể một câu chuyện đầy đủ lớp lan.
 
5a  Luật Trắc Vần Trắc:    

1. T T B B T
2. B B T T B (V)
3. B B B T T
4. T T T B B (V)
Lỗ Trung Đô Đông Lâu Túy... của Lý Bạch
1. Tạc nhật đông lâu túy
2. Hoàn ưng đảo tiếp ly
1
3. A thùy phù thượng mã
4. Bất tỉnh hạ lâu thì.


5b  Luật Trắc Vần Bằng:    


1. T T B B B (V)
2. B B T T B (V)
3. B B B T T
4. T T T B B (V)
Xuân Oán của Kim Xương Tự
1.     Đả khởi hoàng oanh nhi
2. Mạc giao chi thượng đê
3, Đê thì kinh thiếp mộng,
4. Bất đắc đáo Liêu Tây.


5c  Luật Bằng Vần Bằng:

1. B B T T B (V)
2. T T T B B (V)
3. T T B B T
4. B B T T B (V)
Phần Thượng Kinh Thu của Tô Đĩnh
1. Bắc phong xuy bạch vân
2. Vạn lý độ hà Phần
3. Tâm tự phùng dao lạc
4. Thu thanh bất khả văn.


5d  Luật Bằng Vần Trắc:

1. B B T T T
2. T T T B B (V)
3. T T B B T
4. B B T T B (V)
Tống Biệt của Vương Duy
1. Sơn trung tương tống bãi
2. Nhựt mộ yểm sài phi
3. Xuân thảo minh niên lục
4. Vương tôn qui bất qui.

  --
 TDLuat.doc

Luat Thơ 5 chữ




Thơ Ngũ Ngôn - Bát Cú Đường Luật

Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật là bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 5 chữ được làm theo luật thơ Đường Luật, cho nên còn gọi là Thơ Ngũ Ngôn Luật (Ngũ Ngôn Luật Thi). 


Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật giống như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn lại năm tiếng sau cùng. 

Về Niêm Luật Vần Đối thì vẫn y như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. 

Sau đây là bảng luật thơ: 


1. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: 


T - T - T - B - B (vần) 


B - B - T - T - B (vần) 


B - B - B - T - T (đối câu 4) 


T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3) 


T - T - B - B - T (đối câu 6) 


B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5) 


B - B - B - T - T 


T - T - T - B - B (vần) 


Bài thơ thí dụ để minh họa: 

Còi tàu

Ngồi nghĩ đến người thương
Anh buồn nhớ dáng em
Thời xa xưa thuấy
Sáng thức dậy p m
Chăn gối giường nằm ng
Nghe còi tàu hụ xa
Em thì thầm gió mạnh
Buổi sáng ấy còn đâu!
ĐỗNguyễn
         


DỞ DANG 

Tí tách giọt mưa rơi 

Lòng thương nhớ một người 

Niềm đau hoài chẳng cạn 

Nỗi khỗ mãi không vơi 

Lá úa bay đầy ngõ 

Hoa tàn rụng khắp nơi 

Tình đôi ta cách trở 

Trọn kiếp dở dang rồi 

Hoàng Thứ Lang



2. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: 


B - B - T - T - B (vần) 


T - T - T - B - B (vần) 


T - T - B - B - T (đối câu 4) 


B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3) 


B - B - B - T - T (đối câu 6) 


T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5) 


T - T - B - B - T 


B - B - T - T - B (vần) 
--

Luật bằng vần bằng :

bằng Bằng trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bằng Trắc
bằng Bằng trắc Trắc Bằng
Bài thơ thí dụ để minh họa: 

LỠ LÀNG 

Tình ta đã úa mầu 

Vĩnh viễn phải xa nhau 

Kẻ lấp hờn ngăn tủi 

Người ôm thảm ấp sầu 

Bồi hồi sa ngấn lệ 

Thổn thức nhỏ dòng châu 

Đã lỡ làng duyên nợ 

Lìa tan mộng ước đầu 

Hoàng Thứ Lang.--
http://ma-tu-an.blogspot.de/2014/08/tho-ngu-ngon-bat-cu-uong-luat_19.html

--
B.
Thơ 5 chữ

Luật bằng vần bằng :

bằng Bằng trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bằng Trắc
bằng Bằng trắc Trắc Bằng

Đề nghị sửa đổi như sau :

bằng Không trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Không
trắc Trắc không Bằng Trắc ( trắc Trắc bằng Không Trắc)
bằng Không trắc Trắc Bằng

Thí dụ :

Chiều về gió thổi nhiều
Héo hắt nét buồn thiu
Cuối xóm đường mòn vắng
Người cười nét diễm kiều

Theo công thức mới ta có thí dụ sau :

bằng Không trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Không
trắc Trắc không Bằng Trắc ( trắc Trắc bằng Không Trắc)
bằng Không trắc Trắc Bằng

Chiều đi bóng xế tà
Nhớ đến bóng người xa
Lặng lẽ trên đồi vắng
Mình ta nhớ nỗi nhà

Sự uyển chuyển giữa hai âm Không và Bằng trong những chữ ở vị trí luật tuyệt đối có một sắc thái như sau : Nếu chữ trước thuộc Bằng, để làm phong phú cho âm điệu của bài thơ, chữ kế tiếp ở vị trí bắt buộc theo âm luật phải thuộc âm Không( không dấu).

Một điều nữa cần ghi nhận là khi ta chuyển từ thơ bảy chữa sang thơ năm chữ, luật lệ về âm luật có vẻ dễ dãi hơn.

Cho tới bây giờ, tôi chỉ chú trọng âm luật của một đoạn bốn câu trong thơ năm và bảy chữ. Lý do dễ hiểu là trừ phi các bạn muốn làm thơ Đường luật thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú ( Bảy chữ hoặc năm chữ tám câu), những âm luật kê khai trên đây đã đủ cho các bạn làm thơ mới mà tôi muốn bàn bạc ở đây.

--

Sóng

Xuân Quỳnh

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Biển Diêm Điền, 29-12-1967