Thursday, 30 July 2015

Uluru

Australien
Google Earth
Hôm nay mới thấy  Google Earth
Quinhai êm xuôi Tử Khúc hà
Dõi ngắm nhìn theo đoàn lữ thứ
Đi tìm quay cảnh của Mê kong!
ĐỗNguyễn 
nhớ về xứ Úc, nơi anh thường về bằng tưởng nhớ 

Wednesday, 29 July 2015

các kỹ năng sống cần thiết



Ngộ thương,

Thỉnh thoảng anh bắt gặp 1 chủ đề có ích:

Trích từ 1


Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Việc rèn luyện kỹ năng sống là thật sự cần thiết cho mỗi người chúng ta.

Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý các vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa: Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

WHO chia kỹ năng sống thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.

Kỹ năng sống không đồng nghĩa với kỹ năng nghiệp vụ về kiến thức chuyên môn. Ví dụ: Bạn biết lập trình, chụp ảnh, ngâm thơ, đàn hát, thế cũng hay và khiến cuộc sống màu sắc hơn nhưng đó không phải là kỹ năng sống.
Dưới đây là danh sách các kỹ năng sống cần thiết theo UNICEF:
 
1. Kỹ Năng Giao Tiếp và Tương Tác Cá nhân


Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân

    Giao tiếp có lời/không lời
    Lắng nghe chủ động
    Thể hiện cảm xúc; đưa ra phản hồi và nhận phản hồi

Kỹ năng Từ Chối/Thương thuyết


    Thương thuyết và quản lý mâu thuẫn
    Kỹ năng quyết đoán
    Kỹ năng từ chối

Đồng Cảm

    Khả năng lắng nghe và hiểu nhu cầu và hoàn cảnh của người khác và thể hiện sự thấu hiểu đó

Phối hợp và Làm việc nhóm


    Thể hiện sự tôn trọng với đóng góp và phong cách khác biệt của người khác
    Truy cập khả năng của chính mình và đóng góp cho nhóm

Kỹ Năng Vận Động


    Kỹ năng ảnh hưởng & thuyết phục
    Kỹ năng truyền động lực và tạo mối quan hệ

2. Kỹ Năng Ra Quyết Định và Tư Duy Sâu Sắc


Kỹ năng ra quyết định/giải quyết vấn đề

    Kỹ năng thu thập thông tin
    Đánh giá các kết quả tương lai dựa trên hành động hiện tại của bản thân và người khác
    Quyết định các giải pháp lựa chọn khác đến vấn đề
    Kỹ năng phân tích ảnh hưởng của giá trị và thái độ của bản thân và người khác về truyền động lực

Kỹ năng tư duy sâu sắc


    Phân tích ảnh hưởng truyền thông và người xung quanh
    Phân tích thái độ, giá trị, tiêu chuẩn xã hội, niềm tin và các yếu tố ảnh hướng đến chúng
    Nhận biết các thông tin liên quan và các nguồn thông tin

3. Kỹ Năng Quản Lý Bản Thân và Đương Đầu



Kỹ năng để tăng định hướng nội lực

    Kỹ năng xây dựng sự tự tin/lòng tự trọng
    Kỹ năng nhận biết bản thân bao gồm nhận biết quyền lợi, ảnh hưởng, giá trị, thái độ, điểm mạnh và điểm yếu
    Kỹ năng đặt mục tiêu
    Kỹ năng Tự đánh giá/ Tự nhìn nhận/ Tự theo dõi bản thân

Kỹ năng quản lý cảm xúc

    Quản lý cơn giận
    Xử lý nỗi buồn và lo lắng
    Kỹ năng đương đầu với mất mát, lạm dụng, chấn thương

Kỹ năng quản lý căng thẳng


    Quản lý thời gian
    Suy nghĩ tích cực
    Kỹ năng thư giãn

--
http://lethanhtrong.com/danh-sach-cac-ky-nang-song-can-thiet

Bộ não để nhớ



Ngộ thương,
Hôm nay anh xem 1 clip đề tài này:

Trích từ (1)

Rèn luyện để có tối đa năng lực của bộ não

Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu, những người bình thường chỉ sử dụng khoảng 1% năng lực của bộ não.

Trong buổi hội thảo “Tối đa năng lực não bộ và cơ thể”, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (Mr Bi) – Kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn Độ đã khiến tôi và hàng trăm người ngạc nhiên về khả năng ghi nhớ khi đọc lại vanh vách (đọc xuôi và đọc ngược) một dãy dài các số là 2 số cuối điện thoại của khán giả vừa cung cấp.




Ông Bi cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết khả năng. Để có khả năng nhớ siêu việt, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung (C – CONCENTRATION) khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến vấn đề khác.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ của não

Phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ của não

Nếu muốn làm việc có hiệu quả bạn phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác.

Đồng thời, khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, kỷ lục gia về trí nhớ cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hĩnh, hài hước (R – RIDICULOUS THINKING) để tạo ra sự phấn khích cho não bộ.

Nếu chúng ta dùng mắt để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc dùng thính giác để nghe và ghi nhớ. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh giúp chúng ta nhớ lâu hơn (I – IMAGINATION).

Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não (S – SLEEPING). Ông cho biết, khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, một giờ trước khi ngủ hãy gợi nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, lưu lại sau đó. Còn trong khoảng một giờ sau khi thức dậy, não bộ con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng nhớ cũng tốt hơn những thời điểm khác. Đây là lúc chúng ta nên cung cấp cho não những thông tin mới, não sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.

Ông cũng cho biết thêm, bộ não con người rất dễ dàng tiếp nhận những thông tin mang hình ảnh tượng trưng, hoặc những thông tin được sắp xếp một theo một cơ chế dễ nhớ dễ tiếp nhận (M – MNEMONICS)

Ngoài ra, kỷ lục gia khẳng định, não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ (A – ASSOCIATION). Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật.

Để minh chứng cho điều này, Bi cho biết các nhà khoa học bằng việc đặt những camera nhỏ vào trong cơ thể đã cho thấy khi con người tức giận, nổi nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, hay nóng giận thì chính bạn đã tự giết hại bản thân mình.

Ông cũng cho rằng, trước khi làm một việc gì đó thì con người bắt đầu truyền tín hiệu lên não, sau đó não sẽ tập trung điều khiển các cơ quan trong cơ thể thực hiện hành động. Nếu trước khi làm bạn nghĩ mình không làm được thì não sẽ nhận được tín hiệu ‘mình không làm được’, nó sẽ điều khiển hành động theo hướng suy nghĩ này và kết quả là chúng ta sẽ thất bại, Bi cho biết và khuyên mọi người nên có niềm tin (S – SCIENCE OF BELIEF) rằng trước khi bắt tay làm một việc gì đó.

Sử dụng phương pháp CRISMAS của  Tiến sĩ Biswaroop Row Chowdhurry sẽ giúp cho chúng ta sử dụng hiệu quả bộ não. Từ đó chúng ta sẽ có trí nhớ để phục vụ cho việc học tập cũng như công việc.


--
1.
http://lethanhtrong.com/toi-da-nang-luc-cua-bo-nao

Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu, những người bình thường chỉ sử dụng khoảng 1% năng lực của bộ não.

Trong buổi hội thảo “Tối đa năng lực não bộ và cơ thể”, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (Mr Bi) – Kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn Độ đã khiến tôi và hàng trăm người ngạc nhiên về khả năng ghi nhớ khi đọc lại vanh vách (đọc xuôi và đọc ngược) một dãy dài các số là 2 số cuối điện thoại của khán giả vừa cung cấp.
Ông Bi cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết khả năng. Để có khả năng nhớ siêu việt, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung (C – CONCENTRATION) khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến vấn đề khác.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Nếu muốn làm việc có hiệu quả bạn phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác.
Đồng thời, khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, kỷ lục gia về trí nhớ cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hĩnh, hài hước (R – RIDICULOUS THINKING) để tạo ra sự phấn khích cho não bộ.
Nếu chúng ta dùng mắt để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc dùng thính giác để nghe và ghi nhớ. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh giúp chúng ta nhớ lâu hơn (I – IMAGINATION).
Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não (S – SLEEPING). Ông cho biết, khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, một giờ trước khi ngủ hãy gợi nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, lưu lại sau đó. Còn trong khoảng một giờ sau khi thức dậy, não bộ con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng nhớ cũng tốt hơn những thời điểm khác. Đây là lúc chúng ta nên cung cấp cho não những thông tin mới, não sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.
Ông cũng cho biết thêm, bộ não con người rất dễ dàng tiếp nhận những thông tin mang hình ảnh tượng trưng, hoặc những thông tin được sắp xếp một theo một cơ chế dễ nhớ dễ tiếp nhận (M – MNEMONICS)
Ngoài ra, kỷ lục gia khẳng định, não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ (A – ASSOCIATION). Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật.
Để minh chứng cho điều này, Bi cho biết các nhà khoa học bằng việc đặt những camera nhỏ vào trong cơ thể đã cho thấy khi con người tức giận, nổi nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, hay nóng giận thì chính bạn đã tự giết hại bản thân mình.
Ông cũng cho rằng, trước khi làm một việc gì đó thì con người bắt đầu truyền tín hiệu lên não, sau đó não sẽ tập trung điều khiển các cơ quan trong cơ thể thực hiện hành động. Nếu trước khi làm bạn nghĩ mình không làm được thì não sẽ nhận được tín hiệu ‘mình không làm được’, nó sẽ điều khiển hành động theo hướng suy nghĩ này và kết quả là chúng ta sẽ thất bại, Bi cho biết và khuyên mọi người nên có niềm tin (S – SCIENCE OF BELIEF) rằng trước khi bắt tay làm một việc gì đó.
Sử dụng phương pháp CRISMAS của  Tiến sĩ Biswaroop Row Chowdhurry sẽ giúp cho chúng ta sử dụng hiệu quả bộ não. Từ đó chúng ta sẽ có trí nhớ để phục vụ cho việc học tập cũng như công việc.
- See more at: http://lethanhtrong.com/toi-da-nang-luc-cua-bo-nao#sthash.gwAiBHGY.dpuf

Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu, những người bình thường chỉ sử dụng khoảng 1% năng lực của bộ não.

Trong buổi hội thảo “Tối đa năng lực não bộ và cơ thể”, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (Mr Bi) – Kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn Độ đã khiến tôi và hàng trăm người ngạc nhiên về khả năng ghi nhớ khi đọc lại vanh vách (đọc xuôi và đọc ngược) một dãy dài các số là 2 số cuối điện thoại của khán giả vừa cung cấp.
Ông Bi cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết khả năng. Để có khả năng nhớ siêu việt, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung (C – CONCENTRATION) khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến vấn đề khác.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Nếu muốn làm việc có hiệu quả bạn phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác.
Đồng thời, khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, kỷ lục gia về trí nhớ cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hĩnh, hài hước (R – RIDICULOUS THINKING) để tạo ra sự phấn khích cho não bộ.
Nếu chúng ta dùng mắt để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc dùng thính giác để nghe và ghi nhớ. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh giúp chúng ta nhớ lâu hơn (I – IMAGINATION).
Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não (S – SLEEPING). Ông cho biết, khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, một giờ trước khi ngủ hãy gợi nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, lưu lại sau đó. Còn trong khoảng một giờ sau khi thức dậy, não bộ con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng nhớ cũng tốt hơn những thời điểm khác. Đây là lúc chúng ta nên cung cấp cho não những thông tin mới, não sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.
Ông cũng cho biết thêm, bộ não con người rất dễ dàng tiếp nhận những thông tin mang hình ảnh tượng trưng, hoặc những thông tin được sắp xếp một theo một cơ chế dễ nhớ dễ tiếp nhận (M – MNEMONICS)
Ngoài ra, kỷ lục gia khẳng định, não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ (A – ASSOCIATION). Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật.
Để minh chứng cho điều này, Bi cho biết các nhà khoa học bằng việc đặt những camera nhỏ vào trong cơ thể đã cho thấy khi con người tức giận, nổi nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, hay nóng giận thì chính bạn đã tự giết hại bản thân mình.
Ông cũng cho rằng, trước khi làm một việc gì đó thì con người bắt đầu truyền tín hiệu lên não, sau đó não sẽ tập trung điều khiển các cơ quan trong cơ thể thực hiện hành động. Nếu trước khi làm bạn nghĩ mình không làm được thì não sẽ nhận được tín hiệu ‘mình không làm được’, nó sẽ điều khiển hành động theo hướng suy nghĩ này và kết quả là chúng ta sẽ thất bại, Bi cho biết và khuyên mọi người nên có niềm tin (S – SCIENCE OF BELIEF) rằng trước khi bắt tay làm một việc gì đó.
Sử dụng phương pháp CRISMAS của  Tiến sĩ Biswaroop Row Chowdhurry sẽ giúp cho chúng ta sử dụng hiệu quả bộ não. Từ đó chúng ta sẽ có trí nhớ để phục vụ cho việc học tập cũng như công việc.
- See more at: http://lethanhtrong.com/toi-da-nang-luc-cua-bo-nao#sthash.gwAiBHGY.dpuf

Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu, những người bình thường chỉ sử dụng khoảng 1% năng lực của bộ não.

Trong buổi hội thảo “Tối đa năng lực não bộ và cơ thể”, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (Mr Bi) – Kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn Độ đã khiến tôi và hàng trăm người ngạc nhiên về khả năng ghi nhớ khi đọc lại vanh vách (đọc xuôi và đọc ngược) một dãy dài các số là 2 số cuối điện thoại của khán giả vừa cung cấp.
Ông Bi cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết khả năng. Để có khả năng nhớ siêu việt, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung (C – CONCENTRATION) khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến vấn đề khác.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Nếu muốn làm việc có hiệu quả bạn phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác.
Đồng thời, khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, kỷ lục gia về trí nhớ cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hĩnh, hài hước (R – RIDICULOUS THINKING) để tạo ra sự phấn khích cho não bộ.
Nếu chúng ta dùng mắt để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc dùng thính giác để nghe và ghi nhớ. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh giúp chúng ta nhớ lâu hơn (I – IMAGINATION).
Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não (S – SLEEPING). Ông cho biết, khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, một giờ trước khi ngủ hãy gợi nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, lưu lại sau đó. Còn trong khoảng một giờ sau khi thức dậy, não bộ con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng nhớ cũng tốt hơn những thời điểm khác. Đây là lúc chúng ta nên cung cấp cho não những thông tin mới, não sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.
Ông cũng cho biết thêm, bộ não con người rất dễ dàng tiếp nhận những thông tin mang hình ảnh tượng trưng, hoặc những thông tin được sắp xếp một theo một cơ chế dễ nhớ dễ tiếp nhận (M – MNEMONICS)
Ngoài ra, kỷ lục gia khẳng định, não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ (A – ASSOCIATION). Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật.
Để minh chứng cho điều này, Bi cho biết các nhà khoa học bằng việc đặt những camera nhỏ vào trong cơ thể đã cho thấy khi con người tức giận, nổi nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, hay nóng giận thì chính bạn đã tự giết hại bản thân mình.
Ông cũng cho rằng, trước khi làm một việc gì đó thì con người bắt đầu truyền tín hiệu lên não, sau đó não sẽ tập trung điều khiển các cơ quan trong cơ thể thực hiện hành động. Nếu trước khi làm bạn nghĩ mình không làm được thì não sẽ nhận được tín hiệu ‘mình không làm được’, nó sẽ điều khiển hành động theo hướng suy nghĩ này và kết quả là chúng ta sẽ thất bại, Bi cho biết và khuyên mọi người nên có niềm tin (S – SCIENCE OF BELIEF) rằng trước khi bắt tay làm một việc gì đó.
Sử dụng phương pháp CRISMAS của  Tiến sĩ Biswaroop Row Chowdhurry sẽ giúp cho chúng ta sử dụng hiệu quả bộ não. Từ đó chúng ta sẽ có trí nhớ để phục vụ cho việc học tập cũng như công việc.
- See more at: http://lethanhtrong.com/toi-da-nang-luc-cua-bo-nao#sthash.gwAiBHGY.dpuf

Tuesday, 28 July 2015

ki uc cho Ngo






Viet cho Em
Tu 1 tam hinh cach day vai nam
Mot goc phong anh song

DN

Sunday, 26 July 2015

7-7

Thơ Đỗ Mục

七 夕
銀 燭 秋 光 冷 畫 屏
輕 羅 小 扇 撲 流 螢
天 階 夜 色 涼 如 水
臥 看 牽 牛 織 女 星


Thất tịch

Ngân chúc thu quang lãnh họa bình
Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh
Thiên giai dạ sắc lương như thủy
Ngọa khán Khiên ngưu Chức nữ tinh

Thất tịch
Đuốc sáng soi thu bức bình phong,
Phẩy quạt lụa đào đom đóm xua
Sắc đêm lóng lánh như hoa nước
Nằm xem Chúc nữ hội Khiên Ngưu

ĐỗNguyễn
tặng Ngộ
anh viết thành thơ thất ngôn tự do, hì hì!
24.Juli 2015

Em o dau Lan Thuong..

 
 
 Xoài, món em thích

Em ở đầu Lan Thương
Anh ở cuối Lan Thương
Nhớ nhau mà không gặp
Cùng uống nước Lan Thương

“Mê kông ký sự” - Bộ phim của những người “liều mạng”

Thứ Tư 7:25 22/02/2006 
 
 
Thung lũng hoa cải vàng, nơi đoàn làm phim đi qua  
“Nếu liều mà thành công thì được gọi là táo bạo. Còn thất bại thì sẽ bị phê là liều lĩnh. Cuối cùng thì chúng tôi - cả đoàn làm phim Mê Kông ký sự trở về trong an toàn và được khen tặng hai chữ táo bạo”
Để có được những thước phim tài liệu về thượng nguồn sông Mê Kông - phần Trung Quốc–  25 tập mở đầu hay nhất của 61 tập phim Mê Kông ký sự đã phát trên các đài truyền hình trong cả nước, những người táo bạo ấy đã phải đối mặt với những nguy hiểm không lường trước nhưng bù lại họ cũng được lên đến… thiên đàng.
Họ gồm: NSND Phạm Khắc, biên kịch Trần Đức Tuấn, đạo diễn Dư Hoàng, quay phim Đức Long, Việt Phước, Ngọc Hùng…
Hiện nay, Mê Kông ký sự đang là bộ phim với nhiều kỷ lục: là bộ phim tài liệu dài nhất Việt Nam: 90 tập. Thời gian thực hiện lâu nhất: 3 năm 4 tháng. Bán được nhiều đĩa nhất: 30.000 đĩa với 6 lần tái bản liên tục trong vòng 1 năm – và cũng là bộ phim tài liệu đầu tiên bán được và có lãi.
Là bộ phim tài liệu Việt Nam đầu tiên bị phát hành lậu tại Mỹ và cũng tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường băng đĩa lậu TP Hồ Chí Minh.
Qua một số thông tin từ Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, hãng phim TFS – nơi sản xuất bộ phim này, cho biết, hiện 30 tập phần Việt Nam đang sắp hoàn tất và sẽ trình chiếu vào cuối năm 2006. Có thể nói, hấp dẫn nhất chính là phần kết – nơi con sông Mê Kông chảy qua nước thứ 6, nước Việt ta!
NSND Phạm Khắc – người đã đưa ra ý tưởng và thành lập đoàn làm phim “Mê Kông ký sự” nói: “Chúng tôi biết ý nghĩa của việc mình đang làm. Nhưng quả thật chúng tôi không thể lường được địa hình, thời tiết ở thượng nguồn sông Mê Kông lại khắc nghiệt và nguy hiểm đến thế. Bây giờ giả dụ có quay trở lại cũng không thể có đủ sức khỏe và tinh thần say mê để quên hết hiểm nguy vượt qua”.
Ấn tượng nhất trong 25 tập đầu của Mê Kông ký sự chính là những hình ảnh tuyệt đẹp của Thanh Hải với 3 con sông tạo hợp thành Mê Kông là Tử khúc hà, Trác khúc hà và Ngang khúc hà.
Chuyến đi đầu tiên năm 2001 là chuyến tiền trạm đầy giản khổ như vậy không làm cho ông “sợ” sao mà vẫn dấn thân vào chuyến đi năm 2004 để là một trong những người Việt Nam đầu tiên đứng ngay đầu nguồn Mê Kông?
Niềm đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên chiến thắng tất cả mọi nỗi sợ hãi và lo lắng. Không phải là tôi không nao núng. Nhất là chuyến đi cuối cùng, trong đoàn có cả con trai ruột của tôi là Việt Phước và chính Phước là người đã bị bệnh, bị bỏ lại ở Ngọc Thụ (tập 20) sau những giằng xé và cả đứt ruột vì lo cho con.
Thậm chí cả đoàn đều nghĩ “hay dừng lại ở đây, về nhà đâu có ai trách mình”. Nhưng nhìn lại chặng đường hàng chục ngàn cây số đã qua với 200 cây số còn lại, chúng tôi đã quyết định lên đường.
Và đó là quyết định đúng khi chúng tôi đến được Nhiên Đạt– đầu nguồn của Mê Kông. Thực ra tôi vẫn còn một giấc mơ sau chuyến đi này, đó là có thể đến được Mạc Vân còn cách Nhiên Đạt 70 cây số… nhưng chỉ có thể đi bộ.
Dân địa phương ở đó khuyên chúng tôi không đi vì thời tiết rất xấu. Năm 1994, một đoàn thám hiểm người Đức đã đến được Mạc Vân và khẳng định Mạc Vân chính là đầu nguồn sông Mê Kông và người Trung Quốc cũng công nhận.
Chỉ có điều họ là những nhà thám hiểm chuyên nghiệp với đầy đủ các phương tiện. Còn chúng tôi chỉ có 5,6 con người kèm theo máy quay phim và máy ảnh, ngay cả dụng cụ leo núi hay giày dép gì đó… đều không có.
Điều nguy hiểm nhất mà cả đoàn gặp trên đường đến với thượng nguồn Mê Kông là gì?
Chính là độ cao, chúng tôi phải thường xuyên đối mặt với những ngọn núi cao từ 3.500 mét đến hơn 5.000 mét. Mà ai cũng có bệnh huyết áp… Mỗi lần đến nơi là một lần chiến thắng.
Trong phim có cảnh NSND Phạm Khắc phát những viên thuốc con nhộng màu đỏ cho các thành viên trong đoàn – đó chính là một loại thuốc uống chống độ cao do người địa phương cung cấp.
Cũng theo một thành viên trong đoàn thì hầu hết mọi người đều bị trạng thái đau đầu, khó thở, đầu óc cứ mụ mị dần đi. Chỉ có ông Phạm Khắc là tỉnh táo, mọi người chỉ giật mình tỉnh lại sau khi nghe tiếng hô của ông “Dừng lại, xuống quay!”. Xuống xe ai cũng thấy hạnh phúc vì cảnh đẹp vô cùng.
Thưa ông, có người hỏi đã làm được “Mê Kông ký sự”, sao không làm tiếp Sông Hồng ký sự chẳng hạn ?
Nếu bây giờ làm “Sông Hồng ký sự” cũng không có gì khó vì chúng tôi đã đi qua Hoàng Hà, Trường Giang… là những nơi đầu nguồn của sông Hồng. Có thể đây sẽ là dự án tiếp theo.
Nghe nói trong thời gian thực hiện phim, không ai biết các ông đang chuẩn bị cho ra đời một “công trình” lớn như thế?
Chúng tôi làm âm thầm, lặng lẽ vì không muốn “nói trước bước không qua”. Đến khi phát sóng rồi, cũng không muốn ồn ào. Nhưng không ngờ phim được nhiều tầng lớp quan tâm và xem.
Chỉ tiếc là ngay tại TP Hồ Chí Minh, đài truyền hình phát sóng vào thời điểm không thuận (7h30 sáng) trong khi Đài THVN lại phát sóng đúng giờ có nhiều người xem nên càng có tiếng vang.
NSND Phạm Khắc còn là nhà nhiếp ảnh duy nhất của “Mê Kông ký sự” đang lưu giữ 10.000 bức ảnh chụp Mê Kông từ thượng nguồn cho đến mũi Cà Mau. Ông đang chuẩn bị cho tập sách ảnh về Mê Kông sẽ được xuất bản nay mai.
Đạo diễn Dư Hoàng – người ít xuất hiện nhất trên phim vì anh kiêm quay phim luôn, nhưng lại là người nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất trong chuyến đi này. Rất cởi mở, anh kể về chuyện bị… chó cắn (phát 10 giây trong tập 24):
"Đoàn đang trên đường về và chuẩn bị “ca khúc Khải hoàn”. Qua huyện Mã Đa, đoàn dừng lại để quay bổ sung một ngôi chùa rất đẹp. Theo thói quen, tôi nhảy xuống lấy máy tiến vào.
Gần đến cổng, tôi đã liếc thấy bên cạnh chùa có một nhà dân và con chó của họ đã được cột. Yên tâm đưa máy lên quay. Không ngờ vừa bấm máy thì nghe tiếng gầm gừ.
Một con nhảy lên táp vào cánh chiếc máy quay khiến nó văng ra xa lăn lông lốc.Tôi lấy tay gạt con chó ra thì bên kia, con khác nhảy lên táp vào cánh tay tôi…
Cứ như thế hai con chó thi nhau cắn xé… Ông Phạm Khắc la to lên. Một người phụ nữ trong nhà chạy ra mới đuổi hai con chó đi. Mọi người dìu tôi ra xe, máu me bê bết và tôi gần như bất tỉnh.
 Anh lái người Trung Quốc vội vàng chạy xe như bay trên con đường ngoằn nghoèo, khúc khuỷu, vượt 100 cây số mới đến trạm xá. Anh hét bảo người trong xe không cho tôi ngất vì nếu ngất sẽ “đi luôn”.
Cũng may vì chúng tôi có đem theo bình ôxy cho nên tôi được sơ cứu. Đến cổng trạm xá, anh lái xe vác tôi cũng ngất luôn. Long– quay phim chạy đến dìu cả hai chúng tôi vào giường, bác sĩ đến thì Long cũng ngất. Xe sau của ông Phạm Khắc đến nơi, thấy 3 người ngất, ông cũng muốn ngất!
Tôi nói thiệt, phim này là phim của những người liều mạng mà vì không biết nên mới liều mạng! Nhưng bù lại, chúng tôi lại có những thời khắc thiên đường, nhất là khi được đứng trước núi non hùng vĩ và những đồi hoa cải dầu vàng rực rỡ, hay buổi tối ở khu thành cổ Lệ Giang- Vân Nam… Không thể tả được cảm giác lúc đó. "
Anh còn tiếc điều gì không khi thực hiện xong phim này?
Còn chứ. Chẳng hạn như tục lệ Điểu táng của người Tây Tạng, ngàn năm một thuở chúng tôi mới được tận mắt. Tôi nghe nói ở nước ngoài để có những thước phim về tục lệ này họ phải sang Tây Tạng để dựng lại.
Trong khi đó thì chúng tôi không ngờ lại gặp. Vậy mà tôi đã không quay cảnh này. Tục lệ điểu táng của họ là khi có người chết, họ cầu kinh rất nhiều ngày đêm rồi sau đó chặt thành nhiều khúc, đem ra thảo nguyên.
Những con chim lớn xếp hàng lặng lẽ chờ, khi những thầy táng đưa xác người ra, chúng sẽ cắp đi, mỗi con một miếng…
Đối với người Tây Tạng, cái chết không có gì là ghê gớm mà chỉ là một sự chuyển kiếp. Linh hồn cư trú nơi thân xác khi chết phải phát tán khắp nơi thì mới sớm siêu thoát chứ không vấn vương chốn cũ.
Hay là chúng tôi bắt gặp một người đàn ông quần áo rách rưới, mặt mày bê bết bùn đất, ông ta cứ đi năm bước lại quỳ xuống lạy rạp xuống đường – một kiểu lạy của người Tây Tạng để tỏ lòng tôn kính Đức Phật bằng cả con người – Bạn có biết là ông ta đã vừa đi vừa lạy như thế gần 100 cây số từ ngôi làng nhỏ của mình đến Lasa? Phải nói ấn tượng nhất của tôi về dân tộc Tạng chính là sự sùng đạo của họ.
Nhiều người còn tiếc là nếu phim đi sâu hơn nữa vào đời sống của những dân tộc quanh vùng thượng nguồn Mê Kông thì sẽ rất tuyệt. Nhưng khán giả hầu hết đều khâm phục đoàn làm phim.
Chuyến đi này thành công không thể không nói tới những người bạn Trung Quốc tuyệt vời. Họ là hướng dẫn viên, tài xế và cả những con người mà đoàn gặp trên đường.
Vì đoàn phim đi trong âm thầm lặng lẽ, cho nên cũng đã nhiều lần phải vất vả lắm mới không bị tịch thu máy do quay trong những chỗ không cho phép ở chùa chiền.
Sau này rút kinh nghiệm, ở những nơi thiêng liêng như Lasa – đền thờ Phật… các quay phim trong đoàn phải quay lén bằng chiếc máy quay du lịch nhỏ đeo trước ngực, vậy mà vẫn được những thước phim rất đẹp và quý giá.
Câu chuyện của đạo diễn Dư Hoàng vẫn còn rất dài khi anh kể đến những ngày tháng ở Myanmar, Lào, Thái Lan. Nhưng những ấn tượng sâu sắc nhất của anh vẫn nằm phần lớn ở thượng nguồn Mê Kông- phần trên đất Trung Quốc.
Anh kể khi cả đoàn chia tay nhau ở Lạng Sơn, một người bạn nữ Trung Quốc đã đề tặng bài thơ phỏng theo thơ cổ cho đạo diễn Dư Hoàng, bài thơ về con sông huyền thoại của 6 nước như sau:

Em ở đầu Lan Thương
Anh ở cuối Lan Thương
Nhớ nhau mà không gặp
Cùng uống nước Lan Thương

Người Trung Quốc gọi sông Mê Kông là Lan Thương - những con sóng màu xanh.
Theo TP