Friday 6 February 2015

Dòng kệ



Pháp Danh và Người Phật Tử

http://www.tangthuphathoc.net/nghiencuuph/phapdanhvanguoipt.htm


Trích:

Theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam, mỗi khi một tín đồ phát tâm quy y Tam Bảo để chính thức trở thành đệ tử của Đức Phật, vị Bổn Sư sẽ cho một tên mới gồm có hai chữ, gọi là Pháp danh, sau khi đã thọ giới. Pháp danh của người Phật tử tại gia không có chữ Thích đi trước, mà chỉ có những chữ như Cư sĩ, Đạo hữu, Tín nữ, Phật tử … ở phía trước mà thôi. Ngoài ra, tín đồ Phật giáo cũng được đặt Pháp danh sau khi qua đời để sử dụng trong lúc cử hành tang lễ, nếu khi còn tại thế chưa quy y.

Pháp danh gồm hai chữ : -Chữ đầu: chỉ sự liên hệ đến thế hệ trong môn phái, theo chữ trong bài Kệ của Vị Tổ môn phái đó. –Chữ thứ hai: do vị Bổn sư tự chọn, dựa theo ý nghĩa tên tục (thế danh) của người đệ tử, để tạo thành một chữ kép mang ý nghĩa hay đẹp và có tính khuyến tu.

Ví dụ: đệ tử tên Mỹ. quy y với Thầy có pháp danh chữ trước là TÂM, thì chữ trước của đệ tử sẽ là chữ NGUYÊN, chữ thứ hai Thầy chọn là MÃN, tức là NGUYÊN MÃN. Lý do: chữ Nguyên theo thứ tự trong bài kệ của Ngài Tổ Liễu Quán nằm sau chữ Tâm; chọn chữ Mãn là hợp theo ý của tên Mỹ để tạo thành một chữ kép có nghĩa tu hành được tốt đẹp ( Mỹ Mãn).

Đôi khi, tên người đệ tử đã mang sẵn chữ có ý nghĩa đạo và lại phù hợp với chữ trong bài Kệ, thì Vị Bổn Sư giữ nguyên mà không cần thay đổi, hoặc giả tên không thể tìm được chữ ghép thì có thể lấy chữ trong tên của các vị La Hán, Bồ Tát v.v… để tạo thành Pháp danh.

Phật Giáo Việt Nam hiện nay đều xuất xứ từ Thiền Tông và đa số thuộc dòng Tào Động (ở miền Bắc) và, Lâm Tế (ở miền Nam). Các Long Vị của các Ngài Tổ thấy ghi là Lâm Tế, nhưng thực tế Pháp tu lại kiêm cả Tịnh Độ Tông và Mật Tông, ví dụ như, ở Huế hiện tại ít nhất cũng đang truyền thừa theo ba bài Kệ của từng vị Tổ Môn Phái xuất Kệ, các Vị này đều thuộc dòng Lâm Tế.

NHỮNG BÀI KỆ ĐƯỢC DÙNG:

• Môn phái Hải Đức (Huế) và môn phái Thập Tháp Di Đà (Bình Định) dùng bài Kệ của Ngài Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy:

Tổ Đạo Giới Định Tông
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hạnh Siêu Minh Thật Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không
Như Nhật Quang Thường Chiếu
Phổ Châu Lợi Ích Đồng
Tín Hương Sanh Phước Huệ
Tương Kế Chấn Từ Phong.
( Quý Thầy thế hệ cao nhất trong môn phái này đang ở khoảng chữ CHƠN)

• Môn phái Ngài Liễu Quán dung bài Kệ sau:


Thật Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong
Giới ĐịnhPhước Huệ
Thể Dung Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hạnh Giải Tương Ưng
Đạt Ngộ Chơn Không.
(Quý Thầy thế hệ cao nhất trong môn phái này đang ở chữ TRỪNG)
Hai dòng nói trên phát triển rất mạnh ở Miền Trung và Miền Nam.

• Môn phái Chùa Quốc Ân (Huế) do Tổ Nguyên Thiều lập dùng bài Kệ của Ngài Đạo Mân đời thứ 31:

Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên
Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ
Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền.
(Quý Thầy cao nhất trong môn phái này đang ở chữ LỆ)

• Môn phái Chùa Chúc Thánh thuộc Ngài Minh Hải Pháp Bảo (Quảng Nam Đà Nẵng) biệt xuất bài Kệ:


Minh Thật Pháp Toàn Chương
Ân Chơn Như Thị Đồng
Chuc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tuyên
Tổ Đạo Hạnh Giải Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung.

• Ngài Trí Thắng Bích Dung đời thứ 41 biệt xuất bài Kệ:

Trí Huệ Thanh Tịnh
Đạo Đức Viên Minh
Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Tục
Bổn Giac Xương Long
Năng Nhơn Thánh Quả
Thường Diễn Khoan Hoằng
Duy Truyền Pháp Ấn
Chánh Ngộ Hội Dung
Không Trì Giời Hạnh
Vĩnh Kế Tổ Tông.

• Ngài Minh Hành Tại Toại ở Miền Bắc biệt xuất bài Kệ:

Minh Chơn Như Bảo Hải
Kim Tường Phổ Chiếu Thông
Chí Đạo Thành Chánh Quả
Giác Ngộ Chứng Chơn Thường.

• Ngài Tri Giáo Nhất Cú Tông Tào Động cũng biệt xuất bài Kệ:

Tịnh Trí Viên Thông Tông Từ Tánh
Khoan Giác Đạo Sanh Thị Chánh Tâm
Mật Hạnh Nhân Đức Xương Lương Huệ
Đăng Phổ Chiếu Hoằng Pháp Vĩnh Trường.

Ba bài Kệ sau cùng này người viết chưa đủ duyên để được gặp Quý Thầy thuộc các Môn Phái đó nên không biết những chi tiết khác.
Ngoài ra, gần đây về phía Nữ Phật Tử cũng có một số được đặt Pháp Danh mang chữ DIỆU, MINH như Phật Giáo Nhật Bản, Trung Quốc v.v….

Trên đây là những điều mà cá nhân người viết đã may mắn được sự chỉ dẫn và giải thích của Quý Thầy trong thời gian học hỏi và phụ giúp về nghi lễ. Ngoài ra, trong Nghi Lễ, Pháp danh chỉ được dùng trong Sớ để tác bạch lên Chư phật và Bồ tát mà thôi, còn như các việc khác, đối với các bậc xuất gia thì có Pháp Tự, Pháp Hiệu; đối với hàng tại gia thì có Tự, Hiệu … Do đó, mà Phật Tử chúng ta rất khó biết được Pháp Danh của Quý Thầy, Quý Sư Cô.

Với sự hiểu biết rất thô thiển qua sự chỉ bày của Quý Thầy và kinh nghiệm bản thân, chắc chắn còn nhiều Môn Phái khác mà chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ mong người Phật tử chúng ta biết được phần nào nguồn gốc, ý nghĩa và sự liên hệ giữa Pháp Danh với chính bản thân mình trong việc tu học.

Ngưỡng mong các bậc Tôn Túc, Thiện Tri Thức chỉ dạy thêm.

Thursday 5 February 2015

Em xay tuong Phat




Thương người dựng tượng Phật

Ai đi qua núi Sơn trà
Quan Âm tượng trắng xa nhìn biển khơi
Nghe em lượng lớn vô cùng
Góp công xây dựng tượng đài sẽ xây!
Công trình sẽ mãi với đời,
Do người con gái miền Trung thuở nào!
Thương em chí lớn tài cao,
Góp công nghệ thuật, cúng dường tâm linh!

ĐỗNguyễn
..nghe tin em cúng dường xây tượng Phật.

Như lý tác ý

Hello Mit,

Anh kể em nghe, 1 lần ông GT ba hoa về chữ Như lí tác ý trước mặt một ông NT chuyên về VDP. Họ cải nhau lớn chuyện...
Do đó, đề tài này có vẻ đơn giản, tuy vậy anh thấy cần biết rỏ hơn.. Thày NH giảng rõ ràng..



Như lý tác ý
Thích Nhất Hạnh 

Yoniso manasikara

Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm. Chánh là thẳng, tà là nghiêng. Chánh niệm tức là đặt những điều ngay, thẳng và điều tốt đẹp vào trong tâm nhớ nghĩ của mình.

Trong 51 tâm hành có một tâm hành tên là tác ý (manaskara, Pali là manasikara). Tác ý tức là khởi tâm để ý tới một đối tượng nào đó. Trước đó chưa chú ý tới, bây giờ ta chú ý tới, gọi là tác ý. Tác ý là một trong năm tâm sở biến hành. Và tác ý mở đầu cho một niệm. Như khi ta xem một truyện phim hay nghe một bài hát thì hình ảnh hay câu hát khiến cho ta tác ý. Nếu ta biết tu tập thì ta sẽ tác ý tới một điều chính, và ta duy trì điều chính đó lại. Khi nghe chuyện hay nhìn hình ảnh ta cũng có thể tác ý tới một điều bất chánh. Khi ta tác ý tới một điều chánh đáng, phù hợp với tinh thần bốn sự thật, với kiến thức về bốn loại thực phẩm, với giáo lý bát chánh đạo thì đó gọi là như lý tác ý hoặc là như pháp tác ý (yoniso manaskara). Ngược lại là bất như lý tác ý (ayoniso manaskara). Chữ như lý được dịch từ chữ yoniso. Yoni có nghĩa là tử cung, cái cung của đứa con, mọi người đều sinh ra từ đó. Và vì thế yoni ở đây có nghĩa là cội nguồn. Khi đưa về đúng cội nguồn, không lạc hướng, thì gọi là yoniso. Đưa đi lạc khỏi cội nguồn thì gọi là ayoniso, dịch là bất như lý hay là phi như lý tác ý. Thí dụ ở Làng Mai khi nghe tiếng chuông đồng hồ, mọi người trở về với chánh niệm, thở và mỉm cười. Ta lấy chánh niệm để soi sáng và như thế ta thực tập như lý tác ý. Khi nghe một tiếng hát đưa lòng ta tới những thương nhớ vẩn vơ, quên rằng ta đang ở đây để thực tập chánh niệm cùng với tăng thân, thì đó là phi như lý tác ý. Cho nên trong đời sống tu học, chúng ta phải tổ chức như thế nào để có thể thực tập được như lý tác ý trong mỗi giây phút. Khi bước vào nhà bếp, thấy một vị thiền sinh đang xắt cà rốt, tôi hay hỏi: ‘‘Anh đang làm gì đó?’’ Câu hỏi giống như một tiếng chuông để giúp người đó như lý tác ý. Trong một tăng thân tu tập với nhau chúng ta phải giúp nhau gióng tiếng chuông như lý tác ý cho nhau. Cách đi, cách đứng, cách ngồi, cách nhìn, cách làm việc của ta đều có thể có tác dụng giúp người khác thực tập như lý tác ý. Trong tăng thân chúng ta có những người làm được như vậy. Khi nhìn thấy họ ta tự nhiên trở về được với chánh niệm. Sự có mặt của họ có tác dụng như tiếng chuông tỉnh thức. Xây dựng tăng thân cũng là thực tập để cho mỗi lời nói, mỗi cái nhìn, mỗi cái động tác của ta là một tiếng chuông cho chính ta và cho người khác. Trong thiền viện, từ cách trình bày bàn thờ, cắm một bình hoa, một góc chùa cong, một tiếng chuông thỉnh đều chủ ý giúp chúng ta thực tập như lý tác ý. Cái gì trong thiền viện cũng phải được sắp đặt để nhắc nhở chúng ta phải trở về như lý tác ý. Như lý tác ý là giây phút khai sanh của chánh niệm. Ngược lại, nếu chúng ta sống trong một môi trường mà mọi thứ đều khiến chúng ta quên lãng, ta sẽ bị kéo theo bởi những phi như lý tác ý. Ngồi trong một quán rượu, tất cả những điều chúng ta nghe, thấy và cảm bằng sáu giác quan đều có tác dụng đưa chúng ta đi lạc vào phi như lý tác ý.

Khi chúng ta nghĩ tới những danh, lợi, tài, sắc, nhớ tới thuốc hút ‘‘nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên’’, thì niệm đó là tà niệm. Nhớ một người nào đến nỗi không làm ăn gì được, không tu học gì nổi, đó là tà niệm. Có khi chúng ta quán tưởng một dòng nước trong hay là một bầu trời xanh để cho tâm hồn thư thái, để tự nuôi dưỡng trước khi trở về đối diện những khó khăn hiện tại, việc này có thể là như lý vì chúng ta biết mình đang làm gì. Nhưng thường thì chúng ta không biết là mình đang mơ mộng và đang trốn tránh. Mà người tu học không trốn tránh thực tại. Tu học tức là đem chánh niệm chiếu vào đối tượng khổ đau, để tìm ra những nguyên do đã đem tới đau khổ. Mà thấy được khổ đế và tập đế rồi, tự khắc ta thấy được đạo đế. Trốn tránh thì suốt đời ta không giải quyết vấn đề đau khổ của ta và của người.

Chánh niệm là một loại năng lượng để thắp sáng tâm ý. Chúng ta biết trong chiều sâu tàng thức của chúng ta có hạt giống chánh niệm. Không tu tập thì hạt giống bị vùi lấp qua nhiều lớp thất niệm, khổ đau phiền não. Tu tập là chạm vào hạt giống chánh niệm để nó nở thành hoa. Ta hãy tìm cách giữ nó lại trong phòng khách của tâm hành, vì đó là một người khách quý. Người khách đó là Bụt, vì chánh niệm chính là Bụt tương lai. Nuôi dưỡng chánh niệm là làm cho Bụt ở trong ta càng ngày càng sáng tỏ. Người tu tập giỏi có thể nuôi dưỡng ngọn đèn chánh niệm thường xuyên. Ngọn đèn đó sẽ đem chiếu sáng bốn lãnh vực, đối tượng của thiền quán.

Lãnh vực thứ nhất là thân. Thân, tức là uẩn đầu tiên trong ngũ uẩn, gọi là sắc uẩn. Có một kinh chuyên trình bày sự thực tập chánh niệm về thân, gọi là kinh Thân Hành Niệm. Kinh này có trong Trung Bộ (Majjima Nikaya), và cũng có trong bộ Trung A Hàm. Chánh niệm cũng soi sáng lãnh vực thứ hai gọi là lãnh vực cảm thọ. Thọ là những cảm giác của mình, những cảm giác vui, buồn. Những cảm thọ dễ chịu, khó chịu, hoặc không dễ chịu cũng không khó chịu, gọi là cảm thọ trung tính. Chánh niệm soi sáng lãnh vực thứ ba là tâm ý hay tâm hành. Bất cứ một tâm hành nào phát hiện là chánh niệm nhận diện được. Thấy tầm thì biết là tầm, thấy từ thì biết là từ, thấy tham thì biết là tham, thấy sân thì biết là sân, thấy mạn thì biết là mạn. Chánh niệm nhận diện tất cả 51 thứ tâm hành mỗi khi chúng phát hiện. Sau cùng chánh niệm soi sáng đối tượng của tâm hành, tức là các pháp. Pháp ở đây là tất cả mọi hiện tượng tâm lý cũng như vật lý, và sinh lý. Trước hết pháp là đối tượng của tưởng, tức là tri giác. Ở đây các pháp là đối tượng của tâm hành. Chúng ta soi sáng vừa chủ thể vừa đối tượng của tâm hành.

Chúng ta thường nghĩ nhầm năm uẩn là của một người này hay người kia. Phải nhớ năm uẩn không phải là một cái gì biệt lập, năm uẩn gồm cả chủ thể lẫn đối tượng. Mà đối tượng của năm uẩn bao gồm cả vũ trụ.

Người tu học dùng chánh niệm soi chiếu bốn lãnh vực thân, thọ, tâm ý và đối tượng tâm ý. Sự soi chiếu này đưa tới tuệ giác, có công năng tháo gỡ và giải thoát cho bản thân người tu học.
--
http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/39-trai-tim-ca-bt/220-ttcb-09-chanh-nim-va-51-tam-hanh?showall=&start=4

Wednesday 4 February 2015

Bạn Quế-Thanh vẫn còn đó!

Thanh vẫn bên ta

Quế-Thanh người bạn dễ thương,
Ngày xưa kỷ niệm thân thương thiệt nhiều

Lần nao gặp dưới Muenchen,
Bây giờ lại gặp sau bao tháng ngày!

Bên Thanh còn có bạn bè,
Nhân Công Phước Hải Thắng Chiêu.. quây quần!
..
Gặp nhau bịn rịn chia tay,
Mong Thanh cùng với mọi người an vui!


Thế gian còn mất sự thường!
Riêng anh vẫn nghĩ bạn hiền chẳng xa!

ĐỗNguyễn


Tuesday 3 February 2015

Bai Kinh Hanh phuc

V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)

Mangala Sutta: Blessings
translated from the Pali by
Narada Thera

Thus have I heard.[1] On one occasion the Exalted One was dwelling at Anathapindika's monastery, in Jeta's Grove,[2] near Savatthi.[3] Now when the night was far spent, a certain deity whose surpassing splendor illuminated the entire Jeta Grove, came to the presence of the Exalted One and, drawing near, respectfully saluted him and stood at one side. Standing thus, he addressed the Exalted One in verse:
"Many deities and men, yearning after good, have pondered on blessings.[4] Pray, tell me the greatest blessing!"
[The Buddha:]
"Not to associate with the foolish,[5] but to associate with the wise; and to honor those who are worthy of honor — this is the greatest blessing.
To reside in a suitable locality,[6] to have done meritorious actions in the past and to set oneself in the right course[7] — this is the greatest blessing.
To have much learning, to be skillful in handicraft,[8] well-trained in discipline,[9] and to be of good speech[10] — this is the greatest blessing.
To support mother and father, to cherish wife and children, and to be engaged in peaceful occupation — this is the greatest blessing.
To be generous in giving, to be righteous in conduct,[11] to help one's relatives, and to be blameless in action — this is the greatest blessing.
To loathe more evil and abstain from it, to refrain from intoxicants,[12] and to be steadfast in virtue — this is the greatest blessing.
To be respectful,[13] humble, contented and grateful; and to listen to the Dhamma on due occasions[14] — this is the greatest blessing.
To be patient and obedient, to associate with monks and to have religious discussions on due occasions — this is the greatest blessing.
Self-restraint,[15] a holy and chaste life, the perception of the Noble Truths and the realisation of Nibbana — this is the greatest blessing.
A mind unruffled by the vagaries of fortune,[16] from sorrow freed, from defilements cleansed, from fear liberated[17] — this is the greatest blessing.
Those who thus abide, ever remain invincible, in happiness established. These are the greatest blessings."[18]

Notes

(Derived mainly from the Commentaries.)
1.
This Sutta appears in the Sutta-Nipata (v.258ff) and in the Khuddakapatha. See Maha-mangala Jataka (No. 453). For a detailed explanation see Life's Highest Blessing by Dr. R.L. Soni, WHEEL No. 254/256.
2.
Anathapindika, lit., 'He who gives alms to the helpless'; his former name was Sudatta. After his conversion to Buddhism, he bought the grove belonging to the Prince Jeta, and established a monastery which was subsequently named Jetavana. It was in this monastery that the Buddha observed most of his vassana periods (rainy seasons — the three months' retreat beginning with the full-moon of July). Many are the discourses delivered and many are the incidents connected with the Buddha's life that happened at Jetavana. It was here that the Buddha ministered to the sick monk neglected by his companions, advising them: "Whoever, monks, would wait upon me, let him wait upon the sick." It was here that the Buddha so poignantly taught the law of impermanence, by asking the bereaved young woman Kisagotami who brought her dead child, to fetch a grain of mustard seed from a home where there has been no bereavement.
3.
Identified with modern Sahet-Mahet, near Balrampur.
4.
According to the Commentary, mangala means that which is conducive to happiness and prosperity.
5.
This refers not only to the stupid and uncultured, but also includes the wicked in thought, word and deed.
6.
Any place where monks, nuns and lay devotees continually reside; where pious folk are bent on the performance of the ten meritorious deeds, and where the Dhamma exists as a living principle.
7.
Making the right resolve for abandoning immorality for morality, faithlessness for faith and selfishness for generosity.
8.
The harmless crafts of the householder by which no living being is injured and nothing unrighteous done; and the crafts of the homeless monk, such as stitching the robes, etc.
9.
Vinaya means discipline in thought, word and deed. The commentary speaks of two kinds of discipline — that of the householder, which is abstinence from the ten immoral actions (akusala-kammapatha), and that of the monk which is the non-transgression of the offences enumerated in the Patimokkha (the code of the monk's rules) or the 'fourfold moral purity' (catu-parisuddhi-sila).
10.
Good speech that is opportune, truthful, friendly, profitable and spoken with thoughts of loving-kindness.
11.
Righteous conduct is the observance of the ten good actions (kusala-kammapatha) in thought, word and deed: freeing the mind of greed, ill-will and wrong views; avoiding speech that is untruthful, slanderous, abusive and frivolous; and the non- committal acts of killing, stealing and sexual misconduct.
12.
Total abstinence from alcohol and intoxicating drugs.
13.
Towards monks (and of course also to the clergy of other religions), teachers, parents, elders, superiors, etc.
14.
For instance, when one is harassed by evil thoughts.
15.
Self-restraint (tapo): the suppression of lusts and hates by the control of the senses; and the suppression of indolence by the rousing of energy.
16.
Loka-dhamma, i.e., conditions which are necessarily connected with life in this world; there are primarily eight of them: gain and loss, honor and dishonor, praise and blame, pain and joy.
17.
Each of these three expressions refers to the mind of the arahant: asoka: sorrowless; viraja: stainless, i.e., free from lust, hatred and ignorance; khema: security from the bonds of sense desires (kama), repeated existence (bhava), false views (ditthi) and ignorance (avijja).
18.
The above-mentioned thirty-eight blessings.
 
--
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/khp/khp.5.nara.html
Thày Thích Minh Châu dịch:
 
 
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:
Thiên tử:
1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.
(Ðức Phật giảng:)
2. Không thân cận kẻ ngu, (Asevanā ca bālānaṃ, không cọng tác với kẻ ngu)
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.
3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.
4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.
5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.
6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.
7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.
8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.
11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb11-tt.htm#v-5


V. Das Heil - Mangala-Suttam

[Dieses Suttam findet sich auch im Sutta-Nipāto II, 4. Mangalam bedeutet feierliche Zeremonie, Gottesdienst, religiöser Dienst; Vorzeichen, Omen; Segen, Glück, Heil (vergl. den im nördlichen Buddhismus vielfach begegnenden Gruss: Sarvamangalam ! Heil allerseits!)]

1. So habe ich gehört: Einstmals weilte der Erhabene zu Sāvatthi, im Siegerhaine, im Klostergarten des Armenspeisers. Als nun die Nacht vorgerückt war, begab sich eine gewisse schöngestaltige Gottheit, indem sie den ganzen Siegerhain erhellte, dorthin, wo der Erhabene weilte. Als sie sich dorthin begeben hatte, begrüßte sie den Erhabenen ehrfurchtsvoll und trat seitwärts. Seitwärts stehend redete diese Gottheit den Erhabenen mit dem Verse an:
2.
Viele Götter und Menschen haben,
nach Glück sich sehnend,
an Heil gedacht.
Nenne du das höchste Heil.
[Der Erhabene:]
3.
Den Toren nicht ergeben sein,
den Weisen ergeben sein,
die Verehrungswürdigen verehren:
dies ist das höchste Heil.
4.
Das Wohnen in einem guten Lande,
Verdienst aus früherem Sein,
rechtes Streben des Selbstes:
dies ist das höchste Heil.
5.
Viel Wahrhaftigkeit und gutes Wissen,
ganz durchgeführte Selbstdisziplin
und wohlgesprochene Worte:
dies ist das höchste Heil.
6.
Vater und Mutter unterstützen,
für Weib und Kind sorgen,
eine friedliche Beschäftigung:
dies ist das höchste Heil.
7.
Wohltätigkeit und religiöser Wandel,
Zuneigung zu den Verwandten
und untadelhafte Werke:
dies ist das höchste Heil.
8.
Enthaltsamkeit und Abstehen vom Bösen,
Meidung berauschender Getränke
und Unermüdlichkeit in religiösen Pflichten:
dies ist das höchste Heil.
9.
Ehrerbietung und Demut,
Zufriedenheit und Dankbarkeit,
das Hören des Gesetzes zur richtigen Zeit:
dies ist das höchste Heil.
10.
Geduld und Milde,
der Verkehr mit Asketen
und Unterredung über das Gesetz zur richtigen Zeit:
dies ist das höchste Heil.
11.
Askese (tapo) und keuscher Wandel,
die Erkenntnis der edlen Wahrheiten
und die Verwirklichung des Nirvana:
dies ist das höchste Heil.
12.
Das Gemüt eines von den Dingen der Welt berührten Menschen,
welches nicht erzittert und kummerlos,
leidenschaftslos und frei von Furcht ist:
dies ist das höchste Heil.
13.
Die solches getan haben,
sind überall unüberwunden;
überall wandeln sie glücklich:
ja, ihrer ist das höchste Heil."
--
http://palikanon.com/khuddaka/khuddaka.htm#V

Gambas


 Gambas al Pil Pil 


Mit thân,

Anh thích ăn món này. Hôm nay anh làm món này, ăn cũng ngon. Tiếc là không được hỏi em. Đọc trên net, viết rằng..
Món này, họ chỉ nên ướp trước với tỏi, dầu oliven, muối.. Khi chiên, để chảo nóng, chỉ chiên chừng 2 phút là xong..(Tôm mua đã lột vỏ)
Em nghĩ sao?

ĐN


You will need:

About 40 – 55 Prawns (not pre-cooked and frozen)
1 tablespoon Chilli Garlic Prawns Mix
A good earthenware dish (in Spain this tapa is both cooked and served in the dish)

Method:

Sprinkle the Chilli Garlic Prawns Mix in a dish with the olive oil. You need enough oil to cover all ingredients once in the dish.

Wash and peel the prawns and place in the dish.

Cook on the hob or barbecue for roughly 10 – 15 minutes or until the prawns are thoroughly cooked.

Serve immediately with a basket of fresh bread.


Monday 2 February 2015

music: unforgiven



Unforgiven, một bài nhạc anh thích..

New blood joins this earth
And quickly he's subdued
Through constant pained disgrace
The young boy learns their rules
With time the child draws in
This whipping boy done wrong
Deprived of all his thoughts
The young man struggles on and on he's known
A vow unto his own
That never from this day
His will they'll take away-eay
What I've felt
What I've known
Never shined through in what I've shown
Never be
Never see
Won't see what might have been
What I've felt
What I've known
Never shined through in what I've shown
Never free
Never me
So I dub thee UNFORGIVEN
They dedicate their lives
To RUNNING all of his
He tries to please THEM all
This bitter man he is
Throughout his life the same
He's battled constantly
This fight he cannot win
A tired man they see no longer cares
The old man then prepares
To die regretfully
That old man here is me
What I've felt
What I've known
Never shined through in what I've shown
Never be
Never see
Won't see what might have been
What I've felt
What I've known
Never shined through in what I've shown
Never free
Never me
So I dub thee UNFORGIVEN
What I've felt
What I've known
Never shined through in what I've shown
Never be
Never see
Won't see what might have been
What I've felt
What I've known
Never shined through in what I've shown
Never free
Never me
So I dub thee UNFORGIVEN
whoa, whoa
Never Free
Never Me
So I dub thee UNFORGIVEN
You labeled me
I'll label you
So I dub thee UNFORGIVEN
Never Free
Never Me
So I dub thee UNFORGIVEN
You labeled me
I'll label you
So I dub thee UNFORGIVEN
Never Free
Never Me
So I dub thee UNFORGIVEN

--
Neues Blut schließt sich dieser Erde an
Und schnell ist er unterworfen.
Durch ständige schmerzvolle Schmach
Lernt der junge Mann ihre Regeln.
Mit der Zeit fährt das Kind in
diesen Prügelknaben ein, der etwas falsch gemacht hat.
All seiner Gedanken beraubt
Kämpft der junge Mann weiter und weiter.
Er hat ein Versprechen an sich selbst gekannt,
Dass sie ihm von diesem Tag an niemals mehr seinen Willen nehmen werden.
Was ich fühlte,
Was ich wusste,
Hat niemals das durchschienen was ich zeigte.
Niemals sein,
Niemals sehen,
Ich werde niemals sehen was vielleicht hätte sein können.
Was ich fühlte,
Was ich wusste,
Hat niemals das durchschienen was ich zeigte.
Niemals frei,
Niemals ich selbst,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
Sie widmen ihr Leben
Um sein ganzes Leben zu führen.
Er versucht sie alle zufriedenzustellen,
Dieser verbitterte Mann, der er ist.
Sein ganzes Leben lang dasselbe,
Er hat stetig gekämpft.
Diesen Kampf kann er nicht gewinnen.
Sie sehen, dass einem müden Mann alles egal ist.
Der alte Mann bereitet sich darauf vor
Mit Bedauern zu sterben...
Dieser alte Mann hier bin ich.
Was ich fühlte,
Was ich wusste,
Hat niemals das durchschienen was ich zeigte.
Niemals sein,
Niemals sehen,
Ich werde niemals sehen was vielleicht hätte sein können.
Was ich fühlte,
Was ich wusste,
Hat niemals das durchschienen was ich zeigte.
Niemals frei,
Niemals ich selbst,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
...
Was ich fühlte,
Was ich wusste,
Hat niemals das durchschienen was ich zeigte.
Niemals sein,
Niemals sehen,
Ich werde niemals sehen was vielleicht hätte sein können.
Was ich fühlte,
Was ich wusste,
Hat niemals das durchschienen was ich zeigte.
Niemals frei,
Niemals ich selbst,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
Niemals frei,
Niemals ich selbst,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
Du hast mich abgestempelt,
Ich werde dich abstempeln,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
Niemals frei,
Niemals ich selbst,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
Ihr habt mich abgestempelt,
Ich werde euch abstempeln,
Deshalb nenne ich dich unverziehen
Niemals frei,
Niemals ich selbst,
Deshalb nenne ich dich unverziehen

--


http://www.songtexte.com/uebersetzung/metallica/the-unforgiven-deutsch-73d6b20d.html

Sunday 1 February 2015

Conze

Em, Online và Conze

Online tuyệt vời
Nối liền thế giới

Online..chờ đợi
Nhiều khi tiếc ghê
Khi em login chổ hẹn xưa
Anh lại lỡ..vì không login ..

Anh thích đọc sách
Niềm vui tối thượng

Tuần nay phát hiện
Học giả Conze (1)


Tuyệt vời!

ĐỗNguyễn
.. vẫn chờ em ghé blog
--
1.

Sách đang đọc:
TINH HOA Và SỰ PHÁT TRIỂN của ĐẠO PHẬT
Buddhism- Its Essence and Development
Tác giả Edward Conze - Nguyễn Hữu Hiệu Dịch