Friday, 19 June 2015

Mit 20.6.2015

Bài hát ông Địa

Mit

Em anh xí xọn nhất
Đặt tên nick vui vui giỡn giỡn
Yêu nhất vẫn là Mit!

Mit khôi nguyên ngày cũ
Là người anh yêu bao hiền diệu
Ôi những ngày quấn quít!

Xa xăm

ĐỗNguyễn

--
Suu tam

Thờ Thần Tài, Ông Địa


Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ).

Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. 

Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
 

Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.

Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.

DỊCH GIẢ

DỊCH GIẢ Kinh Điển Tiếng Việt 

từ tạng Pali và Hán tạng.
* hình ảnh, thông tin về các vị nầy, hoặc ý kiến đóng góp, đề nghị, v.v.;

- HT Minh Châu (1918-2012), Kinh tạng (Pali)
- HT Tịnh Sự (1913-1984), Thắng pháp tạng (Pali)
- HT Thích Đổng Minh (1927-2005), Tứ Phần Luật (Hán tạng)
- HT Thích Phước Sơn (?), Luật Ma-ha-tăng-kỳ (Hán tạng)
- HT Thích Thiện Siêu (1921-2001), Bộ A-hàm (Hán tạng)
- HT Thích Thanh Từ (1924), Bộ A-hàm (Hán tạng)
- TT Thích Đức Thắng (?), Bộ A-hàm (Hán tạng)
- TT Thích Tuệ Sỹ (1945), Bộ A-hàm (Hán tạng)
- TT Indacanda (1958), Luật tạng (Pali), Kinh tạng (Pali)
- Ni Sư Thích Nữ Trí Hải (1938-2003), Thanh Tịnh Đạo (Pali)
- Gs Trần Phương Lan (1941-2011), Chuyện Bổn Sanh (Pali)


--

Kinh Dịch 2

Thành phần hợp thành của quẻ



Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái sinh vô lượng

Thursday, 18 June 2015

Bát quái

Ba ngón tay



Kinh Dịch
Âm dương
Tứ tượng
Bát quái

Có nhiều thuyết về sự hình thành của Hậu thiên bát quái:
  • Thuyết cho rằng Phục Hi khi lập thành các quẻ thì cũng vẽ ra Tiên thiên Bát quái
  • Thuyết cho rằng Đại Vũ trị thủy mới lấy được Hà đồ, vẽ ra Tiên thiên bát quái
Hậu thiên bát quái thì được cho là do Văn vương nhà Chu vẽ ra khi ở trong ngục Dữu Lý. Lý do tại sao Văn vương vẽ Hậu thiên bát quái theo trật tự không có tính đối xứng vẫn còn là một đề tài để cho các học giả nghiên cứu.



Tiên thiên Bát quái

Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.




Hậu thiên bát quái

Hậu thiên bát quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là: Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc, vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay - Trên Nam, Dưới Bắc, Phải Tây, Trái Đông. Điều này dựa trên một mệnh đề của kinh dịch: "Sự quý tiên đồ, cơ yếu nghịch đổ", nghĩa là điều đáng quý trong dự đoán là nhìn ngược.


Trong danh sách sau, quái và quẻ được biểu diễn bằng cách sử dụng các quy ước thông thường trong soạn thảo văn bản theo chiều ngang từ trái qua phải, với ký hiệu '|' cho Dương và ':' cho Âm. Lưu ý rằng, biểu diễn trong thực tế của quái và quẻ là các đường theo chiều đứng từ thấp lên cao (có nghĩa là để hình dung ra quái hay quẻ trong thực tế, ta cần phải quay đoạn văn bản biểu diễn chúng ngược chiều kim đồng hồ một góc 90°).
Có tám quái hay bát quái (八卦 bāguà) tạo thành do tổ hợp chập ba của Âm và/hoặc Dương:
Số Quái Tên Bản chất tự nhiên Ngũ hành Độ số theo Hà đồ, Lạc thư Hướng theo Tiên Thiên/Hậu Thiên Bát Quái
1 ||| (☰) Càn (乾 qián) Trời (天) dương kim 9 nam/tây bắc
2 ||: (☱) Đoài (兌 duì) Đầm (hồ) (澤) âm kim 4 đông nam/tây
3 |:| (☲) Ly (離 ) Hỏa (lửa) (火) âm hỏa 7 đông/nam
4 |:: (☳) Chấn (震 zhèn) Sấm (雷) dương mộc 2 đông bắc/đông
5 :|| (☴) Tốn (巽 xùn) Gió (風) âm mộc 6 tây nam/đông nam
6 :|: (☵) Khảm (坎 kǎn) Nước (水) dương thủy 1 tây/bắc
7 ::| (☶) Cấn (艮 gèn) Núi (山) dương thổ 8 tây bắc/đông bắc
8 ::: (☷) Khôn (坤 kūn) Đất (地) âm thổ 3 bắc/tây nam
Ba hào dưới của quẻ, được gọi là nội quái, được coi như xu hướng thay đổi bên trong. Ba hào trên của quẻ, được gọi là ngoại quái, được coi như xu hướng thay đổi bên ngoài (bề mặt). Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài. Vì vậy, quẻ số 13 (|:||||) Thiên Hỏa đồng nhân, bao gồm nội quái |:| (Ly hay Hỏa), liên kết với ngoại quái ||| (Càn/Trời).

--
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_D%E1%BB%8Bch

Hoa tím ngay 12

Hoa tím ngày 12

Hoa đẹp

Hoa màu tím đẹp quá
Nhớ ngày 12 mua chưng kỉ niệm
Dù em chưa về ngắm!

ĐỗNguyễn

Wednesday, 17 June 2015

Kinh Dich I




Kinh dịch

Người ta thời nhà Chu
Mười thế kỉ trước công nguyên xưa
Lúc đầu là sách bói

Nhiều thế kỉ vế sau
Người Tàu viết thêm vào Kinh dịch
Nhiều đề tài khác nhau

Nội dung thì có hai
Dịch Kinh và dịch truyện rõ ràng
Dịch Kinh viết sáu bốn quẻ

Dịch truyện là chú giải
Sáu mươi bốn quẻ Dịch đầy đủ
Sơ lược chỉ như vậy

ĐỗNguyễn

Tản mạn




Kinh Dịch

Dưới đất hay máy tính
Ở đâu thân tâm đều nơi ấy
Âm dương đều tư tại


Chuyện Riêng

Nghe xôn xao cải lộn
Lời qua tiếng lại trên máy tính
Nút tắt càng thương Ngộ


Ngư ông hưởng lợi

Mấy tên đầu hói tóc
Lười biếng mà cái miệng thèo lẻo
Lợi dụng tâm từ bi!


ĐỗNguyễn






Monday, 15 June 2015

Trời sáng
Hôm nay có gì vui?

Trò chuyện với Cap
Về 3 loại người đáng tránh:
Một là loại Sư cục đoan
Hai là loại bọn già dốt mà ngoan cố
Ba là mấy đứa a-dua xách dép cho mấy ông Sư hổ mang!
( 3 hạng người này có lẽ có trong tăng chi 3 pháp?!)

Hôm nay tìm được một kho sách nói
Và hôm qua được cả 100 cuốn sách hay dạng pdf

Vào room nghe họ thảo luận
Mình mới thấy mình đã tìm được con đường..
Do do, không thấy bị lôi cuốn trong những tranh cãi của bọn
TT hay TT
Atta hi attano natho!

Thôi,
anh đi ngủ đây
Còn em,
Dỡ ẹc
..
Ngày 12 lần này chẳng thấy đâu hết!

ĐỗNguyễn

Sunday, 14 June 2015

Chủ nhật 14.06.2015



Hôm nay em ghé qua room
Thoáng qua một chút anh mừng ghê đi
Ngủ xong một giấc mê ly
Chừ anh đi chợ ruốc chi Ngộ nè

Làm thơ chút trước khi đi
Bổng nhìn Chủ nhật mới hay cuối tuần
Bây giờ có chút ít giờ
Dọn thu một ít giấy tờ vất đi!

Giờ này room anh đông hơn
Room tên tu sĩ tà ma hói đầu
Mới hay thiên hạ không ngu
Trước sau cũng biết con người xảo gian!

ĐỗNguyễn

Lọ mục Shanghai



Lọ mục Shanghai

Hôm nay thấy bình mực
Mở ra thấy khô ráo
Bình mực mua năm 2007
8 năm trôi qua ư!

ĐỗNguyễn

VDP




Chép lại của anh Bình AnSon


ABHIDHAMMATTHA SANGHAHA - THẮNG PHÁP TẬP YẾU
(Manual of Abhidhamma)

Xin chia sẻ vài dòng thông tin, đã từng đăng trước đây trong diễn đàn FB “Đàm luận Phật pháp”.
*
1) Cuốn Abhidhammattha Sanghaha là một cuốn cẩm nang toát yếu quan trọng về A-tỳ-đàm của ngài luận sư Anurudha, soạn ra trong thế kỷ 12, mà có lẽ đa số các học giả và học viên A-tỳ-đàm, qua nhiều thế kỷ và tại nhiều quốc độ, đều dùng như là một sách giáo khoa cơ bản để học bộ môn nầy.
2) Abhidhamma ngày nay thường được dịch là “Vi Diệu Pháp”. Riêng tôi, tôi thích dùng chữ “A-tỳ-đàm” để phiên âm, và có một thời, tôi thích dùng chữ “Thắng Pháp” của ngài Hòa thượng Minh Châu. Cũng có người dịch là “Vô Tỷ Pháp”.
3) Ngài Hòa thượng Narada đầu tiên dịch bản Pali sang tiếng Anh ("A Manual of Abhidhamma"), kèm theo những chú thích dựa vào các bản Chú giải A-tỳ-đàm. Ngài Hòa thượng Minh Châu dịch từ bản tiếng Anh của ngài Narada sang tiếng Việt -- với tựa đề "Thắng Pháp Tập Yếu Luận". Ngài Minh Châu cũng có tham khảo đối chiếu một bản Anh dịch khác của Hòa thượng Kashyap, Viện trưởng Viện Phật học Nalanda. Bản Việt dịch chia thành 2 tập, xuất bản năm 1971-1973.
Năm 1989, chùa Kỳ Viên (Washington DC, Hoa Kỳ) tái bản, gộp 2 tập Việt dịch của ngài Minh Châu thành 1 cuốn.
==> http://budsas.net/uni/u-vdp-mc/vdpmc00.htm
4) Ngoài bản Việt dịch đó, còn có một bản Việt dịch khác của bác Phạm Kim Khánh, với tựa đề “Vi Diệu Pháp Toát Yếu”, dựa theo bản tiếng Anh của ngài Narada, hiệu đính năm 1978.
==> http://budsas.net/uni/u-vdp-ty/vdpty00.htm
5) Đến năm 1993, ngài Tỳ-khưu Bodhi hiệu đính và biên tập lại bản Anh dịch của ngài Narada, với sự đóng góp của Hòa thượng Revata Dhamma và Hòa thượng Silananda. Cuốn nầy được BPS (Buddhist Publication Society, Colombo, Sri Lanka) xuất bản, với tựa đề "A Comprehensive Manual of Abhidhamma". Theo tôi, bản nầy tương đối tốt nhất, dễ đọc, và rõ ràng nhất.
Có thể tải về bản tiếng Anh nầy tại:
==> http://budsas.net/sach/en52.zip
Rất mong một ngày nào đó sẽ có một vị học giả A-tỳ-đàm phát tâm hiệu đính, biên tập và bổ sung bản dịch của ngài Minh Châu, dựa theo bản tiếng Anh nầy của Tỳ-khưu Bodhi.
(Bình Anson, 09/04/2015)