Wednesday 29 December 2021

Đêm Giáng Sinh 24.12.2021




 

 

Gởi Ngộ, người bạn cố tri

Đêm Noel điếu Petit Dominican
Bên cành thông xanh tươi tuyệt đẹp
Ly rượu nho Trollinger
*
Giáng Sinh yên tĩnh thật là
Nghe chuông, nến sáng khề khà đêm xa!
 
Tặng MIT, người vĩnh cửu
 
DN
 
 
Hi các bạn,
 
Xin gởi 1 bài thời sự của Prof. Tuấn/Sydney/FB về đề tài VIỆT-Á (1)
mới chuyển ngữ xong.
 
ĐN
24.12.2021 
21:07:02 
 

 


Nguyễn Tuấn

 

Một hư hỏng về thiết chế khoa học

 

 

Báo chí của Nhà nước đang và sẽ còn bận rộn khai thác những tình tiết chung quanh "Câu chuyện Việt Á", nhưng đó chỉ là một trong hàng ngàn hay hàng vạn trường hợp đã và đang xảy ra. Nếu chỉ xoáy vào Việt Á thì e rằng chỉ thấy cây mà không thấy cả khu rừng đã bị hư lâu rồi. Hư về tính minh bạch, về y đức, và thiết chế khoa học. Phải trồng lại rừng thôi. 

 

 

 

 

Câu chuyện Việt Á làm chúng ta sốc là phải. Sốc vì con số quá lớn (hơn 4000 tỉ đồng). Sốc vì con số "lại quả" (mà phải mất một thời gian tôi mới hiểu nghĩa thật của chữ này) tại một tỉnh nghèo. Sốc vì sự yếu ớt về khoa học tính đằng sau một sản phẩm. Sốc vì sự dễ dãi của thiết chế khoa học cấp quốc gia. Sốc vì hậu quả của nó có thể gây tác hại cho hàng triệu người. 

 

 

 

 

Một dạng 'institutional corruption'

 

Khi sự việc xảy ra, báo chí và công chúng thường chỉ tay về cá nhân đương sự, và điều này cũng dễ hiểu. Nhưng đương sự chỉ là 'sản phẩm' của một hệ thống mà thôi. Nếu kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh với các đơn vị thuộc Nhà nước thì chắc tất cả đều là Việt Á cả.

Vấn đề lớn hơn là lỗi của hệ thống, của thiết chế (institution). Chỉ trích cá nhân của Việt Á có thể đem lại sự hả hê cho vài người, nhưng không giải quyết được vấn đề lớn hơn là lỗi của thiết chế.

 

 

Công bằng mà nói tham nhũng ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính thiết chế, hay 'institutional corruption'. Tham nhũng thiết chế được biểu hiện qua chiến lược gây ảnh hưởng nhằm làm suy giảm năng lực của một thiết chế, và làm xói mòn niềm tin của công chúng vào thiết chế đó. Câu chuyện Việt Á rất phù hợp với định nghĩa này, vì nó làm cho công chúng mất niềm tin vào thiết chế khoa học Việt Nam. 

 

 

 

Làm sao một thiết chế khoa học nghiêm chỉnh có thể chấp thuận cho lưu hành một sản phẩm [1] có ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người? Làm sao một thiết chế khoa học cấp quốc gia mà không hiểu tiếng Anh của Tổ chức Y tế Thế giới? Thiết chế đó có vấn đề.

 

Kém minh bạch 

 

 

Một trong những vấn đề của cái thiết chế đó là tính minh bạch. Tính minh bạch là tiêu chuẩn số 1 của khoa học. Chúng ta đã thấy quá trình nghiên cứu, xét duyệt và phê chuẩn vaccine chống Covid ra sao. Họ làm nghiên cứu từ lúc nào, công bố ở đâu, và hội đồng xét duyệt gồm những ai. Có cả biên bản thảo luận trong cuộc họp xét duyệt. Sự minh bạch như thế làm cho công chúng tin vào khoa học. 

 

 

 

Nhưng ở Việt Nam, công chúng không biết hội đồng khoa học đã thông qua bộ kit của Việt Á gồm những ai và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của họ ra sao.

 

Người ta chỉ nói "Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia". Người ta không cho biết qui trình xét duyệt của Hội đồng là gì, và cũng không công bố biên bản họp. Quan trọng hơn là không có một dữ liệu khoa học nào được công bố để công chúng và giới khoa học có thể thẩm định độ chính xác và độ tin cậy của phương pháp xét nghiệm!

 

 

Sự thiếu minh bạch như thế làm cho công chúng mất niềm tin vào thiết chế khoa học Việt Nam.

 

 

Tôi tự hỏi tại sao Việt Nam không tận dụng các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài? Ở Úc này, mỗi khi xét duyệt một sản phẩm y tế nào người ta đều mời các chuyên gia nước ngoài tham gia bàn luận hay xin ý kiến của các chuyên gia nước ngoài. Ý tưởng là các chuyên gia nước ngoài thường cho ý kiến độc lập so với các đồng nghiệp trong nước Úc.

 

 

Việt Nam hay nói đến việc thu hút giới khoa học nước ngoài, nhưng họ chỉ nói cho có nói, chớ trong thực tế thì không làm như họ nói.

 

"Lại quả"

 

Tình trạng kém minh bạch trong khoa học mở cánh cửa cho nhiều tiêu cực, và một trong những tiêu cực đó là 'lợi quả'. Có thể nói rằng lợi quả ở Việt Nam gần như là một nét văn hoá trong khoa học và kinh doanh. Nó là một 'luật chơi' mà ai muốn làm cho được việc cũng phải tham gia. Theo thời gian nó trở thành hệ thống hoá. Chính sự hệ thống hoá này làm suy giảm năng lực của thiết chế và làm cho đất nước nghèo hơn. 

 

 

Ai cũng biết ở Việt Nam lại quả là một 'luật' trong việc mua thiết bị khoa học đến thuốc men. Có người vui miệng nói là 'luật giang hồ'. Mua cái gì cũng phải lại quả, chỉ khác biệt là ít hay nhiều, hoặc gián tiếp hay trực tiếp mà thôi. Đây chính là một trong những lí do tại sao thiết bị y tế và thuốc men ở Việt Nam có khi mắc hơn ở nước ngoài. Sự việc này đã diễn ra mấy mươi năm nay rồi, chớ chẳng phải mới. Ấy thế mà cho đến nay cái thiết chế đó vẫn chưa thấy có gì thay đổi tích cực.

 

Có người nói sẽ không thay đổi được vì vấn đề xuất phát từ thể chế. Có thể như thế, nhưng tôi thấy nó tuỳ thuộc vào lãnh đạo.

 

Câu chuyện chung quanh 'đấu thầu' liên quan đến các công ti công nghệ sinh học làm tôi nhớ đến Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Nhiều năm trước khi bắt đầu thiết lập labo nghiên cứu cơ và xương ở TDTU, chúng tôi phải mua máy móc, thiết bị từ các công ti. Hầu như liên lạc với công ti nào người ta đều nói đến hoa hồng với những con số cụ thể.

 

 

Nhưng chúng tôi nói rằng ở đâu thì không biết, còn ở đây (TDTU này) thì không có chuyện đó. Đó là chánh sách của Đại học mà chúng tôi rất hài lòng. Một đại diện công ti nói rằng anh ấy đã kinh doanh 25 năm ở VN nhưng chưa thấy nơi nào như TDTU!

 

Nếu TDTU làm được thì tại sao những nơi khác không làm được? Có thể người ta không muốn làm?

 

Câu chuyện Việt Á là một minh chứng cho thấy quan điểm 'bôi trơn' của lí thuyết gia Samuel Huntington sai.

 

Trong một bài luận trước đây, Giáo sư Huntington lí giải rằng ở các nước kém phát triển, việc bỏ ra một ít tiền để 'bôi trơn' và lách hệ thống hành chánh cồng kềnh để đạt mục tiêu có thể giúp cho guồng máy kinh tế vận hành và phát triển. Nhưng ở Việt Nam, chúng ta thấy quan điểm này của ông Huntington sai.

 

 

 

Y đức

 

Câu chuyện Việt Á còn nói lên vấn đề y đức ở Việt Nam. Nhiều năm trước, y đức là một vấn đề nhức nhối trong ngành y, qua hàng ngàn câu chuyện bệnh nhân đút lót cho nhân viên y tế để được ưu tiên. Thời đó, số tiền 'bôi trơn' chẳng là bao, nhưng đã làm tha hoá rất nhiều người.

 

 

 

Nhưng ngày nay, y đức ở Việt Nam có một chiều kích khác, lớn hơn và nghiêm trọng hơn. Nó không chỉ là vài triệu đồng bôi trơn, mà là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Nó không phải chỉ liên quan đến vài nhân viên y tế nghèo khó, mà dính dáng đến những người trong vị trí lãnh đạo và giàu có, những người trong giới tinh hoa của xã hội. Nó không chỉ liên quan đến một vài bệnh nhân như thời xưa, mà hàng trăm triệu người trong cộng đồng.

 

 

Một trong những qui ước của y đức Việt Nam đọc rất hay

"Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh." nhưng trong thực tế thì đó chỉ là một uyển ngữ.

 

 

 

Chúng ta thấy ngay cả được phép của các Bộ chuyên trách mà vẫn sai lầm. Sai lầm từ thiết chế.

 

 

Thành ra, nếu chỉ xoáy vào một công ti hay một nhóm thì chẳng khác gì chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Vấn đề là khu rừng bị cháy, thì chữa cháy một cái cây đâu có giải quyết được gì. Phải trồng lại khu rừng thôi.

 

_______

[1] Tháng 3/2020, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đã thông qua kết quả nghiên cứu chế tạo và kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kít Real - time RT - PCR one step (test Covid).

 

Nguyễn Tuấn

 

 

Ein Versagen der wissenschaftlichen Einrichtung

 

Die staatliche Presse ist und wird weiterhin damit beschäftigt sein, die Details rund um die "Viet Á Story" zu verwerten, aber das ist nur einer von Tausenden oder Zehntausenden von Fällen, die passiert sind und passieren. Wenn wir uns nur auf Viet A konzentrieren, können wir leider nur die Bäume sehen, aber nicht den ganzen Wald, der schon lange geschädigt ist. Schlecht in Bezug auf Transparenz, medizinische Ethik und wissenschaftliche Einrichtungen. Der Wald muss neu bepflanzt werden.

 

Die Geschichte von Việt Á hat uns schockiert. Schockiert, weil die Zahl zu groß ist (mehr als 4000 Milliarden VND). Schockiert über die Anzahl der "Kickbacks" (die eine Weile brauchten, bis ich die wahre Bedeutung des Wortes verstanden hatte) in einer armen Provinz. Schockiert von der schwachen Wissenschaft hinter einem Produkt. Schockiert über die Freizügigkeit der nationalen wissenschaftlichen Einrichtung. Schock, da seine Folgen Millionen von Menschen schaden können.

 

Eine Form der „institutionellen Korruption“

 

Als sich der Vorfall ereignete, zeigten Presse und Öffentlichkeit oft mit dem Finger auf die Betroffenen, und das ist verständlich. Aber die Prozesspartei ist nur ein „Produkt“ eines Systems. Wenn wir alle Geschäftsbetriebe mit staatlichen Einheiten überprüfen, handelt es sich alle um Vietnam.

Das größere Problem ist die Schuld des Systems, der Institution. Persönliche Kritik an Viet A mag manchen düster machen, löst aber nicht das größere Problem der institutionellen Fehler.

 

Es ist fair zu sagen, dass Korruption in Vietnam ein institutionelles Phänomen oder „institutionelle Korruption“ ist. Institutionelle Korruption manifestiert sich durch Einflussstrategien, die darauf abzielen, die Leistungsfähigkeit einer Institution zu untergraben und das Vertrauen der Öffentlichkeit in diese Institution zu untergraben. Die Viet-A-Geschichte passt sehr gut zu dieser Definition, denn sie lässt die Öffentlichkeit das Vertrauen in die vietnamesische Wissenschaftsinstitution verlieren.

 

Wie kann eine seriöse wissenschaftliche Institution ein Produkt zulassen [1], das Hunderte Millionen Menschen betrifft? Wie kann eine nationale wissenschaftliche Einrichtung das Englisch der Weltgesundheitsorganisation nicht verstehen? Dieses System hat ein Problem.

 

 

Weniger Transparenz

 

Eines der Probleme dieser Institution ist die Transparenz. Transparenz ist der Standard Nr. 1 der Wissenschaft. Wir haben gesehen, wie der Forschungs-, Überprüfungs- und Zulassungsprozess eines Impfstoffs gegen Covid abläuft. Wann haben sie die Forschung durchgeführt, wo haben sie sie veröffentlicht und aus wem bestanden die Gutachterausschüsse? Es gibt auch Protokolle der Diskussion in der Überprüfungssitzung. Diese Transparenz lässt die Öffentlichkeit an die Wissenschaft glauben.

 

Aber in Vietnam weiß die Öffentlichkeit nicht, wer vom wissenschaftlichen Rat das Viet-A-Kit genehmigt hat und wie ihre wissenschaftlichen Forschungserfahrungen sind.

 

Die Leute sagen nur "Nationaler Rat für Wissenschaft und Technologie". Der Überprüfungsprozess des Boards ist nicht bekannt, und das Sitzungsprotokoll wird nicht veröffentlicht. Noch wichtiger ist, dass keine wissenschaftlichen Daten veröffentlicht wurden, damit die Öffentlichkeit und die wissenschaftliche Gemeinschaft die Genauigkeit und Zuverlässigkeit der Testmethode beurteilen können!

 

Diese mangelnde Transparenz führt dazu, dass die Öffentlichkeit das Vertrauen in die vietnamesische Wissenschaftsinstitution verliert.

 

Ich frage mich, warum Vietnam vietnamesische Experten im Ausland nicht ausnutzt? In Australien werden bei jeder Begutachtung eines Medizinprodukts ausländische Experten eingeladen, an der Diskussion teilzunehmen oder ausländische Experten zu konsultieren. Die Idee ist, dass ausländische Experten ihre Meinungen oft unabhängig von ihren australischen Kollegen abgeben.

 

Vietnam spricht oft davon, ausländische Wissenschaftler anzuziehen, aber sie sagen es nur, aber in Wirklichkeit tun sie nicht, was sie sagen.

 

"Lại quả"

 

Der Mangel an Transparenz in der Wissenschaft öffnet die Tür zu vielen Negativen, und einer davon ist der „Nutzen“. Man kann sagen, dass Profit in Vietnam fast ein kulturelles Merkmal in Wissenschaft und Wirtschaft ist. Es ist eine „Spielregel“, dass jeder, der etwas erreichen will, auch mitmachen muss. Im Laufe der Zeit wurde es systematisiert. Es ist diese Systematisierung, die die Kapazitäten der Institutionen verringert und das Land ärmer macht.

 

Jeder weiß, dass es in Vietnam ein "Gesetz" ist, wissenschaftliche Geräte für die Medizin zu kaufen. Manche Leute sagen, es sei „das Gesetz der Zigeuner“. Auch der Kauf muss Früchte tragen, nur der Unterschied ist mehr oder weniger, direkt oder indirekt. Dies ist einer der Gründe, warum medizinische Geräte und Medikamente in Vietnam manchmal teurer sind als im Ausland. Das geht schon seit Jahrzehnten, es ist nicht neu. Bisher hat diese Institution jedoch keine positiven Veränderungen erfahren.

 

Manche sagen, es wird sich nicht ändern, weil das Problem von der Institution kommt. Vielleicht so, aber ich denke, es liegt an der Führung.

 

Die Geschichte rund um die „Gebote“ im Zusammenhang mit Biotech-Unternehmen erinnert mich an die Ton Duc Thang University (TDTU). Jahre bevor wir mit dem Aufbau eines Muskel- und Knochenforschungslabors am TDTU begannen, mussten wir Maschinen und Geräte von Unternehmen kaufen. Fast jeder Firmenkontakt wird über Provisionen mit bestimmten Nummern sprechen.

 

Aber wir haben gesagt, dass wir nicht wissen, wo, und hier (dieser TDTU) ist das nicht der Fall. Es ist die Politik der Universität, mit der wir sehr zufrieden sind. Ein Firmenvertreter sagte, er sei seit 25 Jahren in Vietnam tätig, habe aber noch nie einen Ort wie TDTU gesehen!

 

Wenn TDTU es kann, warum können es andere Orte nicht? Vielleicht wollen die Leute das nicht?

 

Die Geschichte von Viet A ist ein Beweis dafür, dass die Theorie der 'Schmierung' des Theoretikers Samuel Huntington falsch ist.

 

In einem früheren Aufsatz erklärte Professor Huntington, dass in weniger entwickelten Ländern der wirtschaftliche Motor, der Betrieb und die Entwicklung unterstützt werden können, wenn man ein wenig Geld ausgibt, um das schwerfällige Verwaltungssystem zu „schmieren“ und das umständliche Verwaltungssystem zu umgehen, um Ziele zu erreichen. Aber in Vietnam finden wir diese Ansicht von Herrn Huntington falsch.

 

Medizinische Ethik

 

Die Geschichte von Viet A spricht auch das Thema Medizinethik in Vietnam an. Vor Jahren war die medizinische Ethik ein heikles Thema in der Medizinbranche, mit Tausenden von Geschichten von Patienten, die Mitarbeiter im Gesundheitswesen bestachen, um Priorität zu bekommen. Damals war die Menge an "Schmierung" nicht viel, aber es entfremdete viele Leute.

 

Aber heute hat die medizinische Ethik in Vietnam eine andere Dimension, größer und ernster. Es sind nicht nur ein paar Millionen Dong Gleitmittel, sondern Hunderte, sogar Tausende von Milliarden Dong. Es betrifft nicht nur einige wenige arme Gesundheitspersonal, sondern diejenigen in Macht- und Wohlstandspositionen, die in den Eliten der Gesellschaft sind. Es betrifft nicht nur einige wenige Patienten wie in alten Zeiten, sondern Hunderte Millionen Menschen in der Gemeinschaft.

 

Eine der Konventionen der vietnamesischen Medizinethik liest sich sehr gut

"Respektieren Sie das Gesetz und halten Sie sich strikt an die Berufsvorschriften. Verwenden Sie Patienten nicht als Experimente für diagnostische Methoden, Behandlungen und wissenschaftliche Forschung ohne die Erlaubnis des Gesundheitsministeriums und die Zustimmung des Gesundheitsministeriums. vom Patienten erhalten." aber in Wirklichkeit ist es nur ein Euphemismus.

 

Wir sehen, dass wir auch mit Erlaubnis der Fachministerien immer noch Fehler machen. Fehler von der Institution.

 

Wenn Sie sich also nur auf ein Unternehmen oder eine Gruppe konzentrieren, sehen Sie einen Baum, aber keinen Wald. Das Problem ist, dass der Wald brennt, so dass die Bekämpfung eines Baumbrandes nichts bringt. Der Wald muss neu bepflanzt werden.

 

_______

[1] Im März 2020 genehmigte der National Council of Science and Technology die Forschungs- und Herstellungsergebnisse und empfahl dem Gesundheitsministerium, die Verwendung des Real-time RT-PCR-One-Step-Kits (Testen von Covid-19) zu lizenzieren. ) .