Saturday 25 October 2014

Rừng thứ bảy

Ngựa và Rừng

Vô rừng Điệu Ngộ chiều nay,
Tìm về yên tĩnh mây bay nhớ nhiều
Màu xanh ở giữa cô liêu
Bên căn chòi nhỏ ngồi thiền mong ai!

ĐỗNguyễn

Về rừng chiều thứ sáu

Rừng Điệu Ngộ


                               


Về rừng chiều thứ sáu

Về rừng hôm nay muộn
Trời cuối thu lá vàng rơi đầy
Trời hết nắng màu tối

Rừng chiều thật yên tĩnh
Lối mòn chân bước nhẹ vui vui
Vì em về thăm blog!

Bắt đầu từ ngày mai,
Anh sẽ về rừng lúc bốn giờ
Còn sáng rừng mới đẹp!

Về rừng về lại với ta
Cảnh rừng thanh tịnh nhẹ nhàng cõi riêng

ĐỗNguyễn
..khuya thứ sáu em vô blog khiến anh xúc động nhiều và thấy rất vui mừng..

Friday 24 October 2014

Hoai. kho

 Tinh vat

Mit oi,

Anh moi ngu day, 11.00 ban dem ben anh..
Sau khi ngu duoc may tieng
Nhin dong ho thay 8 gio sang ben em..
Thi ra anh co thoi quen day nhu the nay tu lau roi
Do la thoi gian ma chung ta hay han huyen buoi sang
Anh duoc nghe giong noi cua em khi moi thuc
Va duoc nghe tieng coi tau hu.

Tam tu anh mong cho su hanh phuc nay
Do do co the tu dong theo su mong muon cua trai tim anh
Khi ngu vo thuc hoat dong
No van biet gio nay no se vui va hanh phuc
Nhu no da co truoc day

Hom qua anh tim duoc mot bai viet kha hay tu Ni su Lieu Phap noi ve cam tho cua con nguoi va truoc do trong rum anh da duoc nghe ong su CD nhac ve chu Dukkha tuc la kho trong dao Phat.

Co mot loai kho goi la hoai. kho, do la su kho den tu lac tho. So di duoc goi la kho la boi vi su lac tho cung la mot su vo thuong, va con nguoi khi mat lac tho thi se kho vi con nguoi khat ai muon nam giu no..
..Muon bat qua am dung lai chut
Cho them nong tham nhung ngay xanh..
Trich tu bai viet cua LP:

"..Tiếp theo, làm thế nào mà thọ lạc cũng dẫn đến đau khổ? Khi người phàm phu cảm nhận một thọ lạc, người đó không dừng lại ở mức độ chỉ quan sát nó. Người đó thường có khuynh hướng bám víu lấy nó, do ảnh hưởng của dục ái tuỳ miên (kāmarāgānusaya). Người đó không biết rằng cái cảm giác dễ chịu này là vô thường, và chắc chắn sẽ phải diệt đi. Người đó vui thích trong thọ lạc, và muốn kéo dài nó. Trường hợp này chính là hữu ái (bhava-taṇhā), lòng tham muốn đối với sự hiện hữu của thọ lạc. Nhưng các pháp thì luôn luôn thay đổi, và không có thọ lạc nào có thể kéo dài vô tận, và điều đó dẫn đến sự thất vọng và đau khổ. Loại đau khổ này gọi là hoại khổ (viparināmadukkha). Chú giải Bộ Phân Tích nói rằng "thọ lạc của thân và tâm được gọi là hoại khổ bởi vì nó là nguyên nhân của sự phát sanh đau khổ qua sự thay đổi vô thường của chúng (sukhavadanā vipariṇāmena dukkhuppattihetuto 'vipariṇāmadukkhaṃ' nāma - Vibh.A. 93.). Phương pháp để thoát khỏi loại khổ này là "hiểu được một cách như thực sự khởi sanh và hoại diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ này." (S.IV.209) Thấy được bản chất của sự sanh diệt, và tất cả những khía cạnh khác, thì khi một người cảm nhận một thọ lạc, người đó cảm nhận nó một cách khách quan, và do đó không còn bị đau khổ. "

Nay gio anh vo bep nau duoc ly tra earl grey va cho chut chanh.. moi em nhe..
Di long vong cac room khong thay co gi ung y, gio nay ben room the gian thi thien ha van noi chuyen thoi su, chinh tri, chien tranh.. Vao room khac thi ho de nhac auto hay de bang giang..

Bay gio tro lai voi de tai cam tho nhe Mit..

1. PP noi co 2 loai cam tho: cam tho tam va cam tho than. Mot lan, mot truong gia gia va binh den hoi phap duc Phat. Phat khuyen ong ta, dung de bi kho ve tam, du than co kho. "Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: - Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh"
Xa loi Phat giang them, the nao la khong kho ve tam: do la dung cho ngu uan la ta va tu nga cua ta...(Tuong ung III, Nakulapità).
Ve ngu uan, Joseph Goldstein viet:
"Cái mà chúng ta gọi là cái ta chỉ là ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ.".
Nhin rong va chi tiet hon, xem:

Đại sư người Đức Nyanatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."

PP khuyen muon dung bi tam binh thi hay quan "vo nga" " ngu uan khong phai la cac ong!" (Tuong ung bo kinh) hay "quan ngu uan giai khong" (Tam Kinh Bat nha)
Trich trong Tuong ung Uan:
" 20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não! "
(Tuong ung III, Nakulapità).
  

DoNguyen



Hi Dieu Ngo

Vui mung thay Mit ve tham blog!

DN

Buc tranh but chi ve Venedig



5 duc tanh cua nu nhan



 Món Mít làm

 
Và này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông. Thế nào là năm? Có nhan sắc, có tài sản, có giới hạnh, không biếng nhác, có sanh con. Ðầy đủ năm đức tánh này, này các Tỷ kheo, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông.(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 3, phẩm Trung lược, phần Khả ý, không khả ý, Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.383)

Thursday 23 October 2014

Thiền quán về cảm thọ và ngủ uẩn/ ngộ lý Vô ngã


Kỷ niệm

Hôm nay trong rum có chuyện tranh cãi, họ đá nhau và cãi nhau đúng sai..

Chuyện thường ngày ở huyện!
Đến giờ đi tiệm sách và ra rừng đi dạo, nên anh đi thôi.
Đến tiệm, anh tìm được một bức tranh vẽ bằng than hay bút chì, vẽ cảnh Venedig.
Thấy cách vẽ khá hay và có tính cách khái quát những công trình tiêu biểu, qua đó người xem nhận biết ngay là vẽ Venedig.
Bức tranh vẽ năm 1975, 40 năm rồi!

...
Hôm nay, trời tối sớm quá, nhưng anh quyết đến bìa rừng để đi bộ trong sân thể thao của câu lạc bộ. Anh đi được 2 vòng, khỏang 800 m. Sau đó anh ngồi xuống bãi cỏ ở bìa rừng và tọa thiền.

Cây rừng vẫn hôm qua,
Hôm qua lung lay, nay đứng im
Cây cối cũng tùy duyên!

Anh quán về chúng ta
Về nhân duyên sinh ra tình ái
Anh chợt nhận vô ngã!

ĐỗNguyễn

..
Ngày nào cũng đi bộ
Ngày nào cũng có dịp thấy rừng
Ngày nào cũng thấy quang cảnh luyện tập thể thao..
Và ngày nào cũng tọa thiền quán chiếu!

Anh thấy ích lợi!
Đi về, anh sẽ chụp tấm hình mới mua gởi em xem..
Dù chưa thấy em thăm blog, anh nghĩ, có lẽ em bận để tâm việc của sỡ làm..
Khi nào thích, thì em trỡ về thăm blog nhé!

Giờ anh làm gì ăn chút..

ĐỗNguyễn

Nửa đêm nghe bài Vẫn có em bên đời





 
Trong vô thức anh nghe
Bài ca kỷ niệm "Vẫn có em.."
Choàng dậy nỗi mênh mang!

Dau phai boi mua thu/ My Hanh 

Link Van co em ben doi/ Y Lan

Wednesday 22 October 2014

Đi rừng thứ tư

Rừng Điệu Ngộ


Ngồi thiền ở sân vận động ven rừng

Lung lay 
Cây lá 
Ven rừng,

Tham thiền 
Thinh lặng 
Trên vùng cỏ mây

Nội tâm 
Xao động 
Loay hoay

Đêm qua tỉnh giấc 
Nhạc xưa điếng hồn

ĐỗNguyễn
..hôm qua thức giấc nửa đêm bổng nghe bài hát Vẫn có em bên đời..mà em thích!
--

Ghi thêm:

Trời tối sớm không còn vô rừng được
Anh đi bộ ở ven rừng
Vào sân của câu lạc bộ thể thao
Đi dạo được mấy vòng sân rất tốt
Rồi anh tìm được trên sân cỏ
Để ngồi
Nhìn ra phía rừng

Ngồi quán chiếu nổi bất an
Quán chiếu sự vô thường của ngay nổi bất an
Nghe gió thổi cành cây xao động ngã nghiêng

Thật là vui được ngồi quán chiếu ở thiên nhiên

ĐỗNguyễn
mấy hôm không thấy Mit vô thăm..

Tuesday 21 October 2014

Thiếu ai


Moule voi sauce ca chua

Thiếu vắng

Thiếu ai
Là thiếu
Rất nhiều

Lấy ai
Món nấu ban chiều
Anh khoe

Vắng ai
Tiếng nói yêu kiều
Hòa trong còi hụ
Bến tàu nhớ nhung


ĐỗNguyễn
..  vắng Mit..



Monday 20 October 2014

Trong rừng Điệu Ngộ nhớ Duy Thu

Bước chân

Trong rừng Điệu Ngộ nhớ Duy Thu

Cây con 
Vươn tỏa 
Sắc màu,

Lá vàng 
Trên lộ 
Nhẹ khều 
Bước chân

Hương rừng 
Phảng phất
Cố nhân

Giữa rừng 
Điệu Ngộ 
Bâng khuâng 
Mây trời

ĐỗNguyễn

Liebe zur Weisheit

Triết học 

nghĩa đen là Tình yêu minh triết!
Nó cố gắng giải thích và thông hiểu thế giới cùng sự hiện hữu của con người

ĐN
--
Có chổ khác họ viết: (2)

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

--
2.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc
--
Bên wiki tiếng Đức:

Trích:

In der Philosophie (altgriechisch φιλοσοφία philosophía, latinisiert philosophia, wörtlich „Liebe zur Weisheit“) wird versucht, die Welt und die menschliche Existenz zu deuten und zu verstehen.
Von anderen Wissenschaften unterscheidet sie sich dadurch, dass sie sich nicht auf ein spezielles Gebiet oder eine bestimmte Methodologie begrenzt, sondern durch die Art ihrer Fragestellungen und ihre besondere Herangehensweise an ihre vielfältigen Gegenstandsbereiche charakterisiert ist.
--
http://de.wikipedia.org/wiki/Philosophie

Rừng chiều thứ hai- mưa


Rừng Điệu Ngộ
 

Rừng chiều thứ hai- mưa

Chén trà earl grey
Anh nghĩ về chiều rừng hôm nay
Trời đã mưa bay bay trước đó
Mặc dầu trời hết mưa
Mà trời nhiều mây xám
Mới sáu giờ chiều
Trời ít sáng như những hôm trước

Anh đã nghĩ rắng:
Dầu mưa anh vẫn vào rừng
Cho dù có mặc áo mưa
Cho dù phải căng dù
Anh vẫn thích thăm rừng

Rừng hôm nay lẻ tẻ vắng người
Ít có người đi dạo
Ít người chạy rừng jogging
Không thấy ai cởi ngựa
Ít nguời dẫn chó..

Trời sẩm tối
Rừng có màu xanh đậm
Nhìn dưới đất rất nhiều lá vàng nâu
Nhìn lên cây cao, có cây trên ngọn
Chỉ lưa thưa lá vàng

Hôm nay anh không mang máy chụp hình
Nên chỉ dùng mắt để nhìn bằng trực quan sinh động
Và hình ảnh nó nằm trong kí ức

Hôm nay anh cũng không đeo earphone
Mà tai nghe sự thinh lặng của rừng
Thật dễ chịu
Sự yên tĩnh này!

Hôm nay anh không dừng lại ngồi thiền như hôm qua
Và cũng không suy ngẫm một tư tưởng nào
Qua một câu Kim cang..

Anh nghe và thấy
Và hưởng mùi hương rừng dễ chịu
Trong lành và thanh cao

Đó, hôm nay anh đã về rừng Điệu Ngộ
Như thế đó
Để một thoáng nhớ về Duy-Thu thôi
Mà trước đó
Khi đi chợ về
Quê nhà và em rộn ràng trong nỗi nhớ của anh

ĐỗNguyễn

Sunday 19 October 2014

Rừng chiều chủ nhật

Hoa tím


Rừng chiều chủ nhật

Tiếng chim ríu rít gọi đàn
Nghe thinh lặng rừng hoang ban chiều
Hôm nay sau giấc ngủ nhiều
Cô liêu bổng biến thương yêu vổ về (1)

Đường rừng đẹp lắm ơi chiều
Là nơi yên tĩnh nghe nhiều lá bay
Ngồi thiền trước nắng lung lay
Nhác nhìn chim nhỏ loay hoay vui đùa

Đêm qua đàm đạo chuyện thiền,
Dõi theo hơi thở vượt miền chiêm bao
Tâm an định  tuệ quán cao
Càng thiền càng thấy ngọt ngào yêu em!

ĐỗNguyễn
(1) ..thức giấc thấy em ghé blog..Mừng!
--

Dau phai boi mua thu/ My Hanh 

Link Van co em ben doi/ Y Lan





Kinh Niem xu/ Quan than


Tĩnh vật
..Tất nhiên chúng ta không lên án pháp học - pariyatti. Làm thế nào một người thực hành những gì Đức Phật dạy lại có thể không tán thành những lời dạy của Ngài? Tuy nhiên thực hành, không phải lời nói, mới được xem là mục đích chính của cuộc đời chúng ta.
Goenka

Quán sát thân trong ngoại thân



..Như vậy, tỳ khưu quán sát thân trong nội thân hay tỳ khưu quán sát thân trong ngoại thân hay tỳ khưu quán sát thân trong nội thân và ngoại thân.. (Kinh Niem xu)

Trich:

Thế nào là "quán sát thân trong nội thân"? Câu này có nghĩa là thiền sinh quán sát hay ghi nhận hơi thở vào và hơi thở ra của mình. Khi thiền sinh chú tâm trên hơi thở của mình thì được gọi là quán sát thân trong nội thân. Khi thiền sinh đã đạt được một số tiến bộ trong việc chú tâm vào hơi thở của chính mình, bỗng nhiên thiền sinh nghĩ đến hơi thở của người khác và tự nhủ: "Hơi thở của ta có điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, sinh và diệt, thì hơi thở của người khác cũng vậy". Ðó là thiền sinh đã "quán sát thân trong ngoại thân".

Câu "Quán sát thân trong ngoại thân" chỉ có nghĩa là trong khi quán sát hơi thở mình bỗng nhiên "nghĩ" đến hơi thở của người khác chứ không có nghĩa là "nhìn" vào người khác và quán sát hơi thở của họ. Tuy nhiên khi bỗng nhiên quán sát hơi thở của người khác thì bạn cũng phải chánh niệm nữa.

Ðôi khi bạn quán sát hơi thở của chính mình rồi bỗng nhiên lại "nghĩ" đến hơi thở của người khác, xong lại trở về với hơi thở của mình, tiếp đó lại nghĩ đến hơi thở người khác... Ði đi lại lại giữa hơi thở của mình và hơi thở của người khác đó là "quán sát thân trong nội thân và thân trong ngoại thân". Câu này không có nghĩa là phải quán sát hơi thở của chính mình và hơi thở của người khác. Trong khi hành thiền bạn chỉ chú tâm quán sát hơi thở của chính bạn mà thôi.

Thiền sư U Silananda
--

http://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx01.htm