Friday 1 July 2016

Buôn thần bán thánh




 tịch


Một kiểu sống hèn

Muốn làm sư tử khó lắm,
Biết dễ, biết thấu đáo mới khó
Lên room nói xạo hàng ngày,
Bọn lười láo khoét giả tu khá nhiều!

ĐN
nhân đọc bài thơ của HG và nghe hàng ngày
bọn hổ mang lười biếng buôn thần bán thánh nói xạo trên online. 

--

Chung dao ca

師子吼無畏說。
百獸聞之皆腦裂。

香象奔波失却威。
天龍寂聽生欣悅。

69-Sư tử hống, vô úy thuyết,
Bách thú văn chi giai não liệt.
Hương tượng bôn ba thất khước uy,
Thiên long tịch thính sinh hân duyệt.

Sư tử hống thuyết vô úy,
Trăm thú nghe qua xé óc tủy.
Hương tượng chạy dài hết liệt uy,
Thiên long lặng ngóng lòng hoan hỷ.

Krishnamurti





Gioi thieu:
Xin gioi thieu mot vai y ve cau hoi nhung tac pham tieu bieu cua Krishnamurti. (nguon o duoi)


Krishnamurti là ai ? Những tác phẩm nổi tiếng của ông ?


Jiddu Krishnamurti là một trong số những triết gia vĩ đại trong thời đại của chúng ta, ông được xếp là một trong số 5 vị Thánh của thế kỷ 20. Jiddu Krishnamurti sinh năm 1895 tai Andhra Pradesh, Ấn Độ trong một gia đình Bà-la-môn trung lưu. Khi ông được 14 tuổi, các thành viên của Tổ chức Theosophical Society trông thấy ông đang đi bộ dọc theo bờ biển và họ đoan chắc rằng họ đã tìm ra được một bậc thầy của thế giới. Sau đó, triết gia Annie Besant nhận làm cha đỡ đầu của ông và nuôi dưỡng ông tại Anh quốc. Vào những năm 1920, ông tham gia các cuộc thảo luận cùng hàng ngàn khán thính giả. Năm 1929, ông rời bỏ tổ chức Theosophical Society và một mình lên đường tham gia rao giảng khắp thế giới trong vai trò là một người không thân phận, không quốc tịch, không tôn giáo, không truyền thống.

Hơn sáu năm qua, Krishnamurti đã đi khắp thế giới và rao giảng cùng hàng chục triệu khán thính giả. Các bài thảo luận của ông đã được in ấn thành hơn 70 cuốn sách khác nhau. Ông qua đời vào năm 1986 tại Ojai, California, Mỹ.

Những tác phẩm tiêu biểu của Ông:

Nghĩ về những điều này
Thế nào là Tình Yêu
Bàn về liên hệ
Bàn về giáo dục
Cuốn sách của cuộc sống
Nói chuyện cuối cùng 1985
Bài diễn văn giải tán hội Ngôi sao
Tuyển tập Krishnamurti
Bạn làm gì với đời mình - Chuyên đề đặc biệt dành cho tuổi trẻ
Cuộc đời phía trước
Về sống và chết
Đại bàng cất cánh
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Giáo dục và ý nghĩa của cuộc sống
Bàn luận về cuộc sống I
Bàn luận về cuộc sống II
Bàn luận về cuộc sống III
Tự do khỏi tri thức
Thiền định
Cuộc cách mạng duy nhất
Bạn là cả thế giới
Truyền thống và Cách mạng
Sự khẩn thiết phải thay đổi
Câu hỏi không thể
Khai sáng trí năng
Khám phá nội tâm
Toàn bộ cuộc sống
Ngọn lửa chú ý
Tương lai là hiện tại
Mạng lưới suy nghĩ
Tâm không đo lường
2 quyển sách của ông do an tiêm phát hành : 
"Giải thoát trì kiến" và 
"Nói chuyện với Krishnamurti".
.........................

Bạn xem thêm trong trang dưới nha:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Krishnamurt...
http://www.thienlybuutoa.org/ThiVan/Kris...
http://www.thuvienhoasen.org/krish-noich...

Nguồn:
http://www.thienlybuutoa.org/ThiVan/Kris...
ngu ngơ giữa đời (Song Ngư) · 8 năm trước
--
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20081221230647AAxgJpl

vai han tu dep

Thong
 
thong, chu thao

trung

 學而思, học nhi tư

Học vài chữ hán thấy vui vui,
Thông, trung, học nhi tư
Sống vài giây phút miên man ấy,
Hòa thân thảo luận bớt hoang vu!

ĐN 
dịp này lấy bút mực ra và vẽ!




 

Thursday 30 June 2016

Bai Ke Huyen Giac/ chung dao ca 65



宗亦通說亦通。
定慧圓明不滯空。
非但我今獨達了。
恒沙諸佛體皆同。


65

Tông diệc thông, thuyết diệc thông,
Ðịnh huệ viên minh bất trệ không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu,
Hằng sa chư Phật thể giai đồng.


Tông cũng thông thuyết cũng thông,
Ðịnh huệ sáng tròn chẳng trệ không.
Nào phải mình ta riêng đạt đấy,
Hằng sa chư Phật thể chung đồng.

50 cau cham ngon



Gioi thieu

Di tim bai tho Duong, khong tim ra. Nhung gap nhung danh ngon (nguon o duoi)
Anh se bo xung va them han-tu vao.


ĐN
  1. Thị phi chung nhật hữu, Bất thính tự nhiên vô.
    Thị phi có trọn ngày,
    Tai chẳng nghe đến mọi điều hóa không.
Bình:

Theo cách nhìn của thiền sư Huyền Giác, thì: Quán ác ngôn, thị công đức,
Âu, là cách nhìn của nhà Phật vậy!

觀惡言是功德。
此即成吾善知識。
不因訕謗起冤親。
何表無生慈忍力

61-Quán ác ngôn, thị công đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Bất nhân sáng báng khởi oán thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực.

Xét lời ác ấy công đức,
Ðó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ khởi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực. .
  1.  
  2. Hửu thức phi nan, nan bất đáo; Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù.
    Có tri thức không khó, khó nhất là thấu đáo;
    Vô danh không đáng ngại, Ngại nhất cái hư danh.
    .
  3. Bình sinh bất tố khuy tâm sự, Bán dạ bất phạ quỷ xao môn.
    Bình thường không làm việc trái lương tâm
    Nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa.
    .
  4. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, Thoại bất đầu cơ bán cú đa.
    Rượu gặp tri kỷ nghìn chén ít,
    Chuyện chẳng cùng lòng nửa câu nhiều.
    .
  5. Mỹ nhân tự cổ giai danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
    Từ cổ mỹ nhân cùng danh tướng,
    Chẳng hẹn nhân gian lúc bạc đầu.
    .
  6. Đa tình tự cổ nan di hận, Dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ.
    Từ xưa đa tình chỉ để lại mối hận,
    Nỗi hận triền miên không bao giờ hết.
    .
  7. Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn, Địa ngục vô môn, hữu khách tầm.
    Thiên đường rộng cửa, không người hỏi,
    Địa ngục vô môn, lắm kẻ tìm.
    .
  8. Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành; Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành.
    Việc đúng, nói xuôi tai, việc sẽ thành;
    Việc không đúng, nói không lọt tai, việc ắt bại.
    .
  9. Khả phóng thủ thời tục phóng thủ, Đắc nhiêu nhân thời thả nhiêu nhân.
    Lúc nào cần phải ngừng tay thì nên ngừng tay,
    Khi nào thấy tha thứ được cho người khác thì nên tha thứ.
    .
  10. Ngộ ẩm tửu thời tu ẩm tửu, Đắc cao ca xứ thả cao ca.
    Gặp nơi cần uống nên nâng chén,
    Vui chốn hòa ca hãy hát vang.
    .
  11. Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ
    Một ngày làm thầy, suốt đời là cha.
    .
  12. Nhân phi thảo mộc, khởi năng vô tình.
    Con người nào phải cỏ cây, há có thể vô tình.
    .
  13. Quân tử chi giao đạm nhược thủy, Tiểu nhân chi giao cam nhược lễ.
    Giao tình của người quân tử nhạt như nước,
    Giao tình của kẻ tiểu nhân như rượu ngọt.
    .
  14. Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên, Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kì bất thiện giả nhi cải chi.
    Ba người cùng đi tất có người là thầy ta.
    Chọn người hay mà học, lấy kẻ dỡ mà sửa mình.
    .
  15. Tương thức mãn thiên hạ. Tri tâm năng kỷ nhân
    Quen biết khắp thiên hạ, hiểu lòng nhau mấy người.
    .
  16. Điểu vị thực vong, nhân vị lợi vong.
    Chim vì ăn mà chết, người vì lợi mà vong.
    .
  17. Phú quý bất năng dâm. Bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất.
    Giàu sang không sa đọa. Nghèo khó không lay chuyển. Quyền uy không khuất phục.
    .
  18. Sĩ khả sát, bất khả nhục.
    Kẻ sĩ có thể chết, không thể chịu nhục.
    .
  19. Trầm mặc thị hủy báng. Tối hảo đích phúc đáp.
    Im lặng là câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
    .
  20. Phúc hữu thi thư khí tự hoa.
    Lòng chứa sách vở khí chất tự tao nhã.
    .
  21. Ngọc bất trác bất thành khí.  Nhân bất học bất tri lý.
    Ngọc không mài không sáng.
    Người không học không hiểu lễ nghĩa.
    .
  22. Mạc đãi lão lai phương học đạo, Cô phần đa thị thiếu niên nhân.
    Chớ đợi đến già mới học đạo,
    Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.
    .
  23. Biệt nhân kỵ mã ngã kỵ la, Khán khán nhãn tiền ngã bất như. Hồi đầu nhất khán thôi xa hán, Tỷ thượng bất túc hạ hữu dư.
    Người ta cưỡi ngựa ta cưỡi la,
    Tủi thân sao lại kém người ta.
    Hồi đầu chợt thấy ông xe đẩy,
    Mới hay vẫn còn hơn người ta.
    .
  24. Ngôn bất trúng lý, bất như bất ngôn. Nhất ngôn bất trúng thiên ngôn vô dụng.
    Nói lời chẳng trúng, nói cũng bằng không.
    Sai sót một lời bỏ vạn lời.
    .
  25. Tự tiên trách kỷ, nhi hậu trách nhân. Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu.
    Trước nên trách mình sau mới trách người.
    Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình.
    .
  26. Dĩ lực phục nhân, phi tâm phục dã. Dĩ đức phục nhân, trúng tâm thành phục.
    Dùng sức ép người, người nào tâm phục.
    Lấy đức thu người, người tất thành tâm.
    .
  27. Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.
    Việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người
    .
  28. Vị quy tam xích thổ, nan bảo bách niên thân. Ký quy tam xích thổ, nan bảo bách niên phần.
    Đất kia ba tấc chưa vào.
    Thân này ai dám bảo là trăm năm.
    Đến khi ba tấc gửi thân.
    Mồ xanh nào nghĩ trăm năm hãy còn.
    .
  29. Nhân hữu bi, hoan, ly, hợp.
    Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết.

    Người có buồn, vui, tan, hợp.
    Trăng có tối, sáng, tròn, khuyết.
    .
  30. Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, Mạc quản tha nhân ngõa thượng sương.
    Cửa nhà tuyết sa ta tự quét
    Quản chi sương đọng ngói nhà người
    .
  31. Hại nhân chi tâm bất khả hữu, Phòng nhân chi tâm bất khả vô
    Lòng hại người không nên có,
    Lòng đề phòng lại không thể không có.
    .
  32. Mạc bả chân tâm không kế giảo, Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc.
    Chớ nên lo mãi xa gần
    Cháu con hẳn có phúc phần cháu con.
    .
  33. Hữu ý tài hoa, hoa bất phát, Vô tâm sáp liễu, liễu thành âm.
    Dụng ý trồng hoa hoa chẳng mọc,
    Vô tâm cắm liễu, liễu thành rừng.
    .
  34. Lộ dao tri mã lực.
    Sự cữu kiến nhân tâm

    Đường xa mới biết ngựa hay
    Việc lâu mới thấu lòng ai thế nào.
    .
  35. Ninh khả nhân phụ ngã, Thiết mạc ngã phụ nhân.
    Thà rằng người phụ ta
    Nhất quyết không phụ người.
    .
  36. Nhân tình tự chỉ trương trương bạc, Thế sự như kỳ cục cục tân
    Tình người như giấy tờ tờ mỏng
    Thế sự như cờ, ván ván thay.
    .
  37. Nhân bất thông kim cổ, Mã ngưu như khâm cư.
    Người chẳng thông hiểu xưa nay
    Khác nào trâu ngựa được may áo quần.
    .
  38. Ma đao hận bất lợi, Đao lợi thương nhân chỉ.
    Mài dao chỉ giận dao không sắc,
    Dao sắc lại e đứt tay người.
    .
  39. Nhân vô thiên nhật hảo,
    Hoa vô bách nhật hồng.
    Người không thể nghìn ngày đều tốt,
    Hoa chẳng giữ được trăm ngày thắm tươi.
    .
  40. Quân tử bất kính vu thủy, nhi kính vu nhân; Kính vu thủy, kiến diện chi dung, Kính vu nhân, tắc tri cát hòa hung.
    Người quân tử không soi vào nước, mà soi vào người.
    Soi vào nước, nhìn thấy chỉ là bản thân; soi vào người biết được tốt xấu

--


https://noigiongungthoi.wordpress.com/category/danh-ngon-danh-cu/

Tim mot bai tho Duong/ giong nhu Ngo

giong Ngo


Gioi thieu

Ngay xua, cach day chung 10 nam, anh nho co dich 1 bai tho Duong, voi cac cau sau:

Các nhân tự tảo môn tiền tuyết ,
Mạc quản tha gia ngõa thượng sương

各人自掃門前雪,
莫管他家瓦上霜


The ma, nay tim lai bai tho Duong ay lai khong thay tren net nua.
Tren net chi thong bao la 2 cau tren thuoc loai thanh ngu danh ngon.

Bai tho Duong ay ten gi,
Tac gia la ai?

DN

1.

成語詞典/

各人自掃門前雪,
莫管他家瓦上霜

Thành ngữ từ điển /

Các nhân tự tảo môn tiền tuyết ,
Mạc quản tha gia ngõa thượng sương

2.

數株谿柳色依依,
深巷斜陽暮鳥飛。
門前雪滿無人跡,
應是先生出未歸。



sổ chu khê liễu sắc y y ,
thâm hạng tà dương mộ điểu phi 。 
môn tiền tuyết mãn vô nhân tích ,
ứng thị tiên sanh xuất vị quy 

Quan, Duc, Chu Khai, chu hanh


Duc











Thần kỳ là chữ này
Chỉ 1 vài nét
Nhiều sao chiếu rạng!

DN
Dem nay nhieu sao, troi dep qua!

Wednesday 29 June 2016

Sap den gio topic,
Chua kip dua chu thao..
Nghe bai Ru ta..

DN


觀惡言是功德。
此即成吾善知識。
不因訕謗起冤親。
何表無生慈忍力

61-Quán ác ngôn, thị công đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Bất nhân sáng báng khởi oán thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực.

Xét lời ác ấy công đức,
Ðó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ khởi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực.

Bui van Nam Son

 
 
Sau khi kinh tế xã hội rơi vào vòng khó khăn, chúng ta cần nhìn lại để biết đâu là “gót chân Achilles” của chính mình. Sự phát triển và trưởng thành của một dân tộc luôn từ những cuộc tự vấn. Qua câu chuyện với nhà báo Lê Ngọc Sơn, nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có những tâm sự đầu năm với các bạn sinh viên, theo ông, có nhìn lại bản thân mình thì mới sinh tồn được qua những khó khăn phía trước.

CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”
Lê Ngọc Sơn:Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?
Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng! Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.
Ở Việt Nam, ít ai làm việc dịch thuật, thế nên gánh nặng đè lên vai những anh em trẻ. Lứa tuổi 18-25 phải gánh cả một gánh nặng, vừa học kiến thức, vừa học ngoại ngữ. Do trở ngại về ngôn ngữ, mình khó có thể nắm vững vấn đề và tra cứu đến nơi đến chốn. Điều đó không phải lỗi của thế hệ trẻ, đó là lỗi của thế hệ đi trước, như chúng tôi, không kịp chuẩn bị tư liệu nền cho các bạn. Thật là quá cực, quá tội cho các bạn! Còn việc chúng ta phải nỗ lực học ngoại ngữ lại là chuyện khác! Khi tiếng Anh đã trở thành một lingua franca trong khoa học, việc đọc, viết, nói thành thạo tiếng Anh trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là một yêu cầu hiển nhiên. Trong các ngành khoa học xã hội-nhân văn, còn cần thêm nhiều ngoại ngữ lẫn cổ ngữ khác nữa, nhưng vấn đề nói ở đây là không thể đòi hỏi những gì bất khả thi và quá sức…


Lê Ngọc Sơn:Thời sinh viên của ông ắt hẳn thấm thía nỗi vất vả này lắm?

Bùi Văn Nam Sơn: Đúng. Thời sinh viên, tôi cũng đã rất “đau khổ” vì thiếu sách tiếng Việt. Năm 21 tuổi, tôi sang Đức học, sau khi học xong cử nhân ngành Triết ở Sài Gòn, lúc đó tự thấy vốn liếng chữ nghĩa cũng kha khá rồi... Khi sang đó thì từ bậc cử nhân cho đến tiến sĩ, từ người mới vào trường đến người sắp ra trường đều có thể học chung một lớp. Lớp của tôi có mấy ông bạn người Nhật Bản, người Hàn Quốc… Lúc đó các bạn Hàn Quốc cũng khổ sở, vật vã như mình, vì nước họ có rất ít những bản dịch ra tiếng Hàn, và cũng như tôi, chưa thể đọc tiếng Đức thành thạo được. Trong khi đó mấy chàng Nhật Bản còn trẻ măng, mới 19 tuổi, vừa học xong tú tài, lại tỏ ra am hiểu và tự tin lắm! Tôi kinh ngạc, thì các bạn ấy mới mở túi cho xem một đống sách toàn tiếng Nhật: những bản dịch Hegel, Kant, Heidegger…, sách tham khảo, từ điển. Mình mất cả năm vật lộn với một cuốn sách, họ chỉ cần vài tháng là đọc xong. Thời gian mình đầu tư cho chuyện đọc đã quá mất sức rồi, làm sao có thể suy nghĩ hay tìm tòi thêm được cái gì mới nữa. Khoảng cách về điều kiện nghiên cứu giữa mình với người Nhật thật rõ rệt!
Riêng trong lĩnh vực triết học, sách vở mênh mông, còn số dịch giả thì đếm trên đầu ngón tay… Lẽ ra cần cả một thế hệ chuẩn bị nền móng, cho các bạn trẻ sau này đỡ cực hơn. Tất nhiên, ý nghĩa của việc dịch thuật không phải chỉ có thế. Nó còn góp phần xây dựng ngôn ngữ khoa học cho một đất nước, đem ánh sáng khai minh đến cho số đông để cải hóa xã hội, như nhiều bài viết mới đây của quý Thầy Nguyễn Xuân Xanh, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Thọ… đã nhấn mạnh.

Lê Ngọc SơnVậy cho đến nay, so với các nước trong khu vực, chúng ta đang thế nào, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Cách đây chừng 5-7 năm, chính ông bạn người Hàn Quốc ngày xưa học chung với tôi, về dạy ở Đại học Seoul, viết thư kể cho tôi nghe: ông và thế hệ trước đó, từ những năm 1970 trở đi đã bắt tay vào dịch sách vở cho Hàn Quốc. Hầu hết những tác phẩm kinh điển quan trọng từ tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Hàn, hết toàn tập này đến toàn tập khác, mà mỗi toàn tập của một tác giả thì có đến 40-50 tập. Tôi rất kinh ngạc về sức làm việc của họ. 40 năm thôi, nhưng với trách nhiệm với đất nước và đàn em, họ quyết tâm làm được việc lớn như thế. Vậy thì ngày hôm nay, làm sao sinh viên của ta có thể “đấu” lại được một sinh viên Hàn Quốc, trong khi cách đây 40 năm, anh sinh viên này cũng vất vả y như mình. Khoảng cách đó thật khủng khiếp!
Việc học hành nghiêm chỉnh, tiếp thu có hệ thống đã là thách đố ghê gớm, và cái đó cần nhiều thế hệ mới vượt qua được, ít nhất cũng là 30-40 năm như Hàn Quốc. Chúng ta đừng vội nói gì cao xa, sách vở đàng hoàng là nền móng cơ bản nhất của nền học vấn và của nền đại học.

Lê Ngọc Sơn:Vì sao chúng ta không làm được như những nước ở gần mình như Nhật, như Hàn? Và ông có thấy được cuộc đua tranh trên thế giới về mặt tri thức đang diễn ra rất quyết liệt?
Bùi Văn Nam Sơn: Chúng ta thiếu tính tổ chức, thiếu khả năng làm việc tập thể và một kế hoạch trường kì của cả một tầng lớp, của cả một thế hệ. Mỗi thế hệ phải thấy trách nhiệm lịch sử của mình, thấy tình trạng khách quan đặt ra cho mình gánh nặng nào, và họ phải giải quyết một cách thông minh nhất, ít tốn sức nhất, với sự bền bỉ và quyết tâm. Thế hệ sau thừa hưởng và nối tiếp thành quả của những người đi trước, thì nền học thuật cứ thế đi lên thôi.
Tôi được cho biết rằng ở Nhật, những tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới hầu như lập tức được dịch sang tiếng Nhật, vì họ có nhu cầu cạnh tranh. Nếu không theo kịp thông tin mới, làm sao có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm sao bắt kịp trình độ quốc tế để đi dự hội thảo khoa học?
Trở lại tình cảnh của ta, cơ sở hạ tầng về kiến thức là phần rất chểnh mảng. Cái cơ bản nhất thì lại bị xem nhẹ… Bây giờ cứ hô hào sinh viên sáng tạo đi, có công trình đột phá đi, hãy phản biện đi… Nhưng phải biết người ta đã viết gì, nghĩ gì, ta mới phản biện và có ý kiến riêng được chứ!


SỬA SOẠN TINH THẦN, CHUẨN BỊ YÊN CƯƠNG
Lê Ngọc Sơn:Trong quan niệm của ông, một bạn sinh viên phải thế nào?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi, thời gian được học đại học là quãng thời gian đẹp nhất, quý nhất của một đời người. Khi ta đang ở trong quãng thời gian đó, thường không thấy quý đâu, nhưng sau này nhìn lại mới thấy đây là thời gian quý nhất, “sướng” nhất. Được trở thành sinh viên là một bước ngoặt. Chữ “sinh viên” khác về chất với chữ “học sinh”. Ngay bản thân chữ “sinh viên” đã cho thấy sự khác biệt ấy: Sinh viên trong tiếng Anh và tiếng Đức là “student”, trong tiếng Pháp là “étudiant”, liên quan đến 3 động từ: to study, studieren, étudier ít nhiều đều mang hàm nghĩa là “nghiên cứu”. Sinh viên là phải nghiên cứu, chứ không chỉ thụ động tiếp thu kiến thức... Trong tiếng Việt, “sinh viên” có chữ “viên”, nghĩa là đã có một vị trí nào đó... Do vậy, cần ý thức được điều này để cả người dạy lẫn người học ở bậc đại học nhận thức được trách nhiệm của chính mình. Dạy và học ở đại học không chỉ là truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà chủ yếu là gợi hứng cho nghiên cứu.

Ngay cả ở trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng có vấn đề. Những năm 1970 về trước, mang tấm bằng tú tài của Việt Nam sang Tây Âu là được chấp nhận hầu như tương đương, còn những bằng tú tài của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thì buộc phải học lại một năm, tức chỉ bằng đầu lớp 12 bên đó. Bây giờ thì như thế nào? Chúng ta phải nghiêm túc tự vấn về mình...
Lê Ngọc SơnỞ các nước phát triển, khoa học trú ngụ ở đại học, tại sao ở các đại học ở ta thì chưa thấy gì, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi là do không phân biệt rạch ròi giữa đại học và trung học. Trường đại học dứt khoát không phải là trường phổ thông cấp 4. Nó khác về chất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đại học cũng không phải là trường dạy nghề, trường dạy nghề lẽ ra cần có một hệ thồng khác, cũng cao cấp và sáng giá không kém gì đại học. Ở Đức, sau khi đỗ tú tài, ta có hai con đường để lựa chọn, một là các trường kỹ thuật, trường dạy nghề chuyên nghiệp dành riêng cho những kỹ sư thực hành, rất hay và thiết thực, ra trường dễ kiếm việc làm và lương cao. Hoặc hướng thứ hai là nghiên cứu: cũng có thể là khoa học-kỹ thuật nhưng nặng về lý thuyết. Do có hai hướng rõ ràng như vậy, dựa vào việc phân định khách quan về nhiệm vụ, nên khi vào đâu, ta sẽ biết làm cái gì, biết rõ tính chất của trường mình. Việc “liên thông” giữa hai loại trường này lại là chuyện khác nữa!
Do đó, đại học đương nhiên mang tính chất nghiên cứu, dù ở năm thứ nhất cũng là nghiên cứu, ở bậc tiến sĩ, hay sau tiến sĩ cũng là nghiên cứu. Từ sinh viên đến giáo sư đều làm nghiên cứu. Không khí của đại học là nghiên cứu. Thành ra, cái mà ta đang nhầm lẫn ở đây là nhẫm lẫn tính chất của đại học, dẫn đến hệ quả rất trầm trọng là biến đại học thành trường dạy nghề, và biến trường dạy nghề thành ra cái gì đó rất là yếu kém và yếu thế. Đã đi học để nghiên cứu thì phải toát ra tinh thần nghiên cứu, tức là toàn bộ giáo sư và sinh viên là một cộng đồng nghiên cứu, người đi trước hướng dẫn, dìu dắt người đi sau, không ngừng hình thành những chuyên ngành mới, những trường phái mới… Nghiên cứu có nhiều cấp độ, cấp thấp/ cấp cao, dễ/ khó… Cũng tránh hướng suy nghĩ rằng, nghiên cứu là cái gì đó cao xa lắm, thực ra đâu phải vậy: ngay năm thứ nhất, bạn cũng đã phải có tư duy nghiên cứu rồi, tự tìm tòi phương hướng và phương tiện nghiên cứu của mình với sự giúp đỡ của người đi trước.
Vì thế, hình thức Seminar ngày càng chiếm ưu thế. Semina là lao động tập thể của sinh viên lẫn giáo sư, của thầy và trò, cùng nhau tìm tòi tài liệu, tổng kết, nhận định, đánh giá những gì đã có, đó là những hình thức ban đầu của nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất.
Lê Ngọc SơnTheo ông, sinh viên phải chuẩn bị những gì cho một tương lai đầy thử thách trước mặt?
Bùi Văn Nam Sơn: Người Pháp có câu ngạn ngữ: “muốn đi xa phải chăm sóc yên cương” (“Qui veut aller loin, ménage sa monture”/Racine), nghĩa là, phải biết dưỡng sức và chuẩn bị phương tiện. Đi mười dặm thì đơn giản, nhưng đi trăm dặm, nghìn dặm, vạn dặm… thì lại khác. Công việc học cũng vậy thôi, nếu chỉ nghĩ lấy cái bằng ra để kiếm việc làm, nuôi sống bản thân thì khá đơn giản, nhưng nếu muốn tiến xa trong chuyên ngành của mình thì phải chuẩn bị cho 30, 40 năm sau về cả ý thức lẫn sức lực.
Chắc bạn biết rằng trên 30 tuổi rất khó học ngoại ngữ, do nguyên nhân sinh lý thôi, trên 30 tuổi thì các nơ-ron thần kinh già đi, giảm thiểu khả năng tiếp thu. Vậy thì phải luyện rèn ngoại ngữ trước 30 tuổi. Người làm nghiên cứu cần trang bị cho mình nhiều ngoại ngữ. Đối với các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, cần phải có hai ngoại ngữ thông dụng. Đối với người làm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, thì càng nhiều càng tốt, cả cổ ngữ nữa. Đó là vốn liếng tối thiểu để nghiên cứu.

Lê Ngọc SơnCần tạo cảm hứng ham hiểu biết của anh chị em sinh viên như thế nào, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo quan sát của tôi, hiện nay, anh chị em sinh viên đang chịu nhiều áp lực thi cử quá mức. Cần tạo một khoảng hở để anh chị em sinh viên vui chơi, và có… chơi nhiều thì mới thấy việc học là thú vị, không học thì tiếc, và thế là lao vào học. Học trong sự say mê. Hãy tạo không gian tự do để anh chị em cảm thấy hứng thú nghiên cứu, chứ suốt ngày bị áp lực thi cử, hay sợ tương lai của mình phụ thuộc vào thi cử…thì những việc đó làm hao tổn năng lượng của anh em trẻ một cách quá đáng! Thể lực và thể thao đại học cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại, chưa nói đến những hình thức tiêu cực phản giáo dục…


Lê Ngọc SơnChúng ta nên bắt đầu lại thế nào để xây dựng lại tinh thần đại học một cách tử tế?
Bùi Văn Nam Sơn: Hình như ta đang có cao vọng là phấn đấu đứng vào hàng ngũ những đại học tiên tiến trên thế giới. Tôi nghĩ là khó vô cùng! Với những gì hiện có, tôi e chuyện đó là ảo tưởng. Nhiều thập kỷ nữa chưa chắc mình đã vào được hàng ngũ những đại học trung bình ở khu vực, chứ đừng nói đại học đẳng cấp quốc tế. Và để có cơ may làm được điều đó thì việc trước tiên là phải thay đổi tính chất của đại học hiện nay.
Điều đáng lo là chúng ta không lo những chuyện bình thường, coi nhẹ những chuyện bình thường. Chuyện lẽ ra ai cũng phải làm, nước nào cũng phải làm thì mình lại xem thường, mình chỉ muốn làm những gì khác thường, phi thường. Làm sao làm những chuyện khác thường, phi thường khi cái bình thường, ta chưa làm được? Hãy là cái gì bình thường trước đã. Những đại học, học viện trên thế giới người ta là cái gì thì mình là đúng cái đó đi đã: đầu tư cho sách vở đầy đủ, đầu tư cho con người, không gian học thuật, v.v...
ĐI XA CẦN CÓ BẠN ĐƯỜNG VÀ TẬP HIỂU NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT

Lê Ngọc SơnNhư vậy, sẽ phải bình tĩnh để nhìn lại năng lực tự thân và hướng đi của mình?
Bùi Văn Nam Sơn: Vâng. Một nền giáo dục lạc hậu thì đuổi mãi chắc rồi cũng bắt kịp, nhưng lạc hướng thì chịu thua. Chúng ta thường mong làm những điều phi thường, nhưng đôi khi thực chất nó lại là nghịch thường. Những cách làm của mình hiện nay là trái với bình thường, không giống ai và không có ai làm như thế cả. Trên thế giới, nền giáo dục quốc gia được định hình tư lâu lắm rồi. Những định chế khoa học cũng đã định hình từ xa xưa với hơn 700 năm kinh nghiệm. Họ làm gì, ta làm nấy cho giống đại học cái đã, rồi phát triển dần lên.
Lê Ngọc Sơn: Phía trước là cả chặng đường dài, theo ông, các bạn sinh viên nên làm gì?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi các bạn trẻ cần hình thành ý thức tự học và xác định tinh thần đi xa phải có bạn đường. Thứ nhất,sinh viên cần có tinh thần tự học trọn đời, nghiên cứu trọn đời. Ngay cả khi đã “bỏ nghề”, nhưng nếu còn tha thiết với nó, ta vẫn tìm sách mà đọc, cố gắng hết sức trong thời gian eo hẹp để làm giàu tri thức cho mình, nâng chất lượng cuộc sống mình lên. Đó là tinh thần tự học. Thứ hai,đã có tinh thần tự học, thì hoàn cảnh nào đi nữa vẫn có thể tham gia làm việc từng nhóm với nhau. Bạn có thể sinh hoạt với nhau trong một nhóm bạn hữu tâm giao, có thể theo đuổi một công việc tình nguyện, không ăn lương, thậm chí không dính đến bộ máy hay tổ chức nào cả. Chúng ta cần những nhóm người nhiệt huyết, không lệ thuộc vào đồng lương nhà nước, cơ quan… Cái có sức sống nhất chính là những nhóm nghiên cứu độc lập, tự nguyện, vô vị lợi, chủ yếu là vì lòng say mê, tình tri kỉ… được hình thành ngay thời sinh viên. Cho nên tình bạn trong đại học không chỉ là vui chơi, chính tình bạn có tính tự nguyện này là mầm mống cho những hoạt động khoa học bền bỉ. Trong lịch sử khoa học, có những nhóm nghiên cứu kết bạn với nhau từ hồi sinh viên cực kì khăng khít, đã tạo ra những công trình phi thường.
Lê Ngọc SơnTheo ông, làm sao để người trẻ kiên trì trên con đường nghiên cứu?

Bùi Văn Nam Sơn: Đã là sinh viên đúng nghĩa thì ta phải ham chuyên môn của mình ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Bước vào giảng đường, thư viện hay phòng thí nghiệm, ta cảm thấy linh thiêng, hào hứng, thì mới có hi vọng thành tựu. Ít ra là cũng ham đọc sách, chứ cầm cuốn sách mà đọc vài trang là lăn ra ngủ thì không thể nào đi xa được đâu. Phải mê sách vở, mê nghiên cứu, mê chữ nghĩa,... thì mới có triển vọng. Dần dần thành thói quen, trong đó có thói quen tập đọc, tập chịu đựng: cái khó nhất trong học tập, nghiên cứu là chịu đọc những cái mà mình không thích. Đọc một cách nghiêm chỉnh, không thành kiến những gì không giống mình. Nghiên cứu là để hiểu vấn đề và hiểu người khác một cách nghiêm chỉnh, trung thực. Đừng vì ghét quan điểm của tác giả nào đó, rồi chưa đọc kỹ về họ đã bác bỏ hay xuyên tạc họ. Cố tình hạ thấp họ để nghĩ mình thắng họ, thì thực chất họ cũng chẳng thấp hơn được. Phải hiểu một cách chân thực, phản bác họ bằng luận cứ. Và để làm được điều đó thì, như đã nói, phải chịu khó đọc những cái mình không thích, học những môn mình không ưa. Tập thói quen này khó lắm đó, nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Dù có nhiều khó khăn đón chờ phía trước, nhưng xin hãy cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!
Xin cảm ơn ông!
Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)
(Bài đăng trên báo SVVN số Xuân Quý Tỵ 2013)
--
nguon: http://tinhthankhaiminh.blogspot.de/2016/06/cu-kien-tri-roi-mua-hoa-trai-se-toi.html?m=1

Tuesday 28 June 2016

dong ngo

Đồng



Dong, thao thu


Đồng Ngộ

Anh yêu em
Vì thương em là em!
Tiểu sử đáng thương, cùng đáng phục
Em đồng hương Quảng nam
Quê hương mà tôi nhung nhớ
Và chưa từng được khám phá

Và tính cách của em
Dí dõm nhẹ nhàng
Vui tươi chăm chỉ
Em sống trọn vẹn

Do đó
Tình yêu anh với em
Bền vững!

Dù ai nói ngã nghiêng,
Ngộ mãi là giá trị!

ĐỗNguyễn
nha hung tu bai cua ts HG


從他謗任他非。 
把火燒天徒自疲。 
我聞恰似飲甘露。 
銷融頓入不思議。

57

Tòng tha báng, nhiệm tha phi,
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì .
Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì.


Mặc ai biếm, mặc ai dèm,
Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.
Ta nghe như uống cam lồ vậy,
Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.

Hướng dẫn cách download trên Mega.co.nz




Gioi thieu:

Thinh thoang, ban doc se can download o trang mega.nz, sau day la mot bai ngan cua mot ban viet de huong dan (link phia duoi bai), xin gioi thieu de giup doc gia nao can biet.
DN

Hướng dẫn cách download trên Mega.co.nz

Cách 1: Down manuell

Làm thủ công nghĩa là bạn vào đường link đó và download ngay tại trang nền của Mega, rất đơn giản

Khi đã kick vào đường link mà bạn có thì giao diện sẽ như hình bên dưới, các bạn kick đúp chuột trái vào file muốn download. (Lưu ý: Có thể kick đúp nhiều file để down cùng lúc, thật ra Mega chỉ down từng file một nhưng các file còn lại mà bạn đã chọn sẽ được tự động download ngay sau khi file trước nó đã được down về máy).
*Với cách này thì đôi khi bạn sẽ gặp lỗi “Temporary error, retrying“, để xử lý lỗi này thì bạn kick chuột phải vào file bị lỗi rồi chọn Reload. Cứ kiên nhẫn kick chọn Reload tới khi nào file đó chạy tiếp thì thôi nhé, đừng Cancel transfer hay F5 nha, down lại từ đầu đó. Mà hình như cứ chờ một lúc là nó cũng tự động chạy tiếp hay sao đó.
Nhược điểm của cách này là đang down mất điện, mất mạng, hay nhỡ máy tính điên điên lại reset auto thì công toi, vậy nên sẽ có cách để mình down an toàn hơn, mời bạn nhìn xuống dưới :”>

Cách 2: Down bằng các phần mềm hỗ trợ


2.1 Phần mềm thứ nhất là MegaDownloader

(hiện tại mới chỉ có bản Beta) – phần mềm này chỉ có thể download file trên Mega.co.nz thôi bạn nhé.
Ngoài ra thì máy bạn cần cài sẵn .NET 4.0 hoặc bản mới hơn. Mình nghĩ là máy nào cũng có rồi nhưng nếu không thì bạn download ở đây nhé, cách cài đặt thì cũng cứ Next Next thôi @>@

Bước 1: Các bạn download file để cài đặt MegaDownloader (mình gọi tắt là MD nhé) tại đây

Bước 2: Sau khi download về thì các bạn kick vào file đó, chọn Run, chọn ngôn ngữ là English, OK rồi cứ ấn Next tới khi thấy Install thì chọn, lai Next tới khi nào Finish. OK cài đặt xong rồi nhé.

Bước 3: Mỗi lần bạn muốn download file nào thì mở MD lên. Sau đó copy địa chỉ của file muốn download

Bước 4: Ngay khi bạn Copy địa chỉ đó thì MD sẽ tự động bắt link và hiện ra bảng chọn nơi lưu file

Automatic extraction: Tick chọn ô này nếu bạn muốn giải nén tự động và viết tên cho file đó tại ô Name (mình thì thường không chọn, mình nghĩ cũng không nên chọn)
Create directory: Tick chọn ô này nếu bạn muốn các file down về cùng nằm trong 1 thư mục mới hoàn toàn, MD cũng sẽ tự động chọn tên thư mục.

*Ngoài ra thì có một cách dẫn link nữa là các bạn copy link muốn download rồi kick vào biểu tượng da cam có hình dấu + và paste link vào hộp trắng như hình

Sau khi chọn đường dẫn để lưu file xong thì chọn Add links và chờ đợi là được rồi đó.
Ưu điểm của cách này thì đã nói ở trên, ngoài ra thì bạn có thể down được một thư mục file luôn.

UPDATE:

Hiện tại thì nhiều khi down bằng MegaDownloader có thể sẽ có lỗi Error, lúc đó các bạn kick chuột phải vào file lỗi đó rồi chọn Reset tới khi chạy tiếp là được😀

2.2 Phần mềm thứ hai là JDownloader (gọi tắt là JD)

Mình chỉ giới thiệu về phần mềm này vì nếu không quen thì khá khó dùng với lại ưu điểm cũng không hơn MD vì chỉ download được từng file chứ không download được thư mục. Với JD thì ngoài file ở Mega bạn có thể download được video ở YTB hay Dailymotion nữa.

Chúc các bạn thành công nhé
--
https://itssubteam.wordpress.com/2014/10/24/tutorial-huong-dan-cach-download-tren-mega-co-nz/

chu VAN

hoài, chu thao

但自懷中解垢衣
 
Ðản tự hoài trung giải cấu y
Tu minh lam sach chinh minh

DN

Monday 27 June 2016

Ten em la Ngo

ngộ
 

 


                                                                               ngộ

 
Anh hay gọi em là Ngộ
Một con người
Anh thương dòng tiểu sử
Miền trung mình..
Thu Bồn
Hội an
Huế
 
ĐN


3 tam hinh hom nay 27 thang 6 2016







Chỉ là buổi sáng
Bây giờ không chỉ như thế,
Vì trên trời có trăng mười chín!
Thật là,
Không có buổi sáng nào,
Giống buổi sáng nào!

ĐN






Vui thay
Có khuôn mặt
Của thiên thần
Như của Ngộ!

ĐN



Ái

Chỉ một nét
Thần kỳ

ĐN

chu THUY (dau huyen)

thùy














Vô ngã
Vị tha
Tùy duyên
Thuận pháp
Thận trọng
Chú tâm
Quan sát
Bỏ lại
Cái Bahiya!
Hihi!
Thấy chính bình
Thân
Thọ
Tâm Pháp
Biết mình
Biết người
Biết ngoại cảnh
Vui vẻ
Hướng thiện!

ĐỗNguyễn
.. ngẫu hứng nhân đọc bài kệ cua ts Huyen Giac 





上士一決一切了。
中下多聞多不信。
但自懷中解垢衣。
能向外誇精進。

53

Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu,
Trung hạ đa văn đa bất tín.
Ðản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tấn.

Bậc cao một quyết là xong hẳn,
Kẻ thấp càng nghe lại lắm ngờ.
Hãy vứt trong lòng manh áo bẩn,
Sá gì tinh tấn hướng ngoài khoe.

Vai chu trong chung dao ca

Lậu
Trân


Tận


to da, japan

Sunday 26 June 2016

chu VO, thao thu, ngay 26

Huong Le, Japan













                                                                               chữ vô



Làm người có trí tuệ,
Và có một tấm lòng thiết tha
Cuối tháng sáu, hai sáu!

ĐỗNguyễn
kỹ niệm ngày hội Ngộ

--


無價珍用無盡。
利物應機終不悋
三身四智體中圓。
八解六通心地印。

49-

Vô giá trân, dụng vô tận,
Lợi vật ứng cơ chung bất lận.
Tam thân tứ trí thể trung viên,
Bát giải lục thông tâm địa ấn.

Châu báu đeo, dùng chẳng hết,
Tùy duyên rải khắp thèm keo kiết.
Ba thân bốn trí thể tròn nguyên,
Tám giải sáu thông tâm ấn hiệp.

--
chung dao ca/ huyen giac

Chu cung










釋子口稱貧。
實是身貧道不貧。
貧則身常披縷褐。
道則心藏無價珍

45-
Cùng Thích-tử, khẩu xưng bần,
Thực thị thân bần đạo bất bần.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt,
Ðạo tắc tâm tàng vô giá trân.

--
Vai chu cung han tu
DN