Chung quanh đề tài sơ thiền và nhị thiền
ĐỗNguyễn
0. Định là gì
Tiếng pàli "Samàdhi" là định. Ðịnh nghĩa là tập trung tâm ý vào một đề mục hay một đối tượng duy nhất không được phân tán hay xao lãng.
1. Tứ thiền
Về tứ thiền, Kinh Trung bộ 19 (1) viết:
"Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm.
Chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh."
2. Vai trò quan trọng của thiền tập
Con đường thiền tập được Kinh TBK Saccaka ghi rằng:
"Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ"."(Saccaka, TBK 36)(2)
" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thuở xưa có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?"
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ"."
3. Lạc thọ trong thiền tập
Lạc thọ do thiền mang lại không nguy hiểm:
" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện"." (TBK 36)
4. Thiền mang lại tuệ
Kinh chép: "Không phải người trí thì không thể tu thiền, không tu thiền thì không thể được trí"
5. Tham dục
Các dục khi cầu khổ
Khi được nhiều sợ-hãi
Khi mất lại lo rầu
Tất cả thời không vui
6. Sân
Giết sân thì an-lạcÐã biết sân nguy-hiểm như thế, phải chóng tu từ-bi, nhẫn-nhục để diệt-trừ nó cho tâm được thanh-tịnh.
Giết sân thì vô-ưu
Sân là gốc của độc
Sân diệt tất cả thiện
7. Ngủ
Khi thiền dễ buồn ngủ, do đó, cần đối trị để vượt qua:
Do ngủ khiến tâm không thấy được
8. Năm triền cái
Trong tác phẩm Toạ thiền chỉ quán (4) viết:
"Có người hỏi: "Những việc ác nhiều như bụi không thể tính hết, tại sao ở đây chỉ dạy bỏ 5 điều mà thôi?" Ðáp: Trong 5 điều nầy gồm cả tam độc và đẳng-phần, 4 thứ nầy làm căn-bản, nhiếp cả tám muôn bốn ngàn trần-lao. Ðó là:
1- Tham muốn thuộc tham độc.Chúng hiếp thành 4 phần phiền-não. Trong mỗi phần có 2 muôn một ngàn. Họp 4 phần là 8 muôn 4 ngàn. Thế nên, trừ ngũ-cái là trừ tất cả pháp ác. Người tu nên lấy những việc như thế trừ bỏ ngũ-cái. Ngũ-cái bỏ rồi, ví như người mang nặng được gỡ bỏ, như bệnh được lành, như người đói được đến nước giàu có, như giặc bị bao vây được cứu thoát, yên ổn không lo sợ. Người tu cũng vậy, trừ được ngũ-cái rồi, tâm yên ổn, mát mẻ an vui, như mặt trời, mặt trăng bị 5 việc che tối: khói, bụi, mây, mù, nhật nguyệt thực, nên không thể chiếu sáng. Tâm người bị ngũ-cái cũng như thế."
2- Giận hờn thuộc sân độc.
3- Mê ngủ và nghi thuộc si độc
4- Diêu-động và hối hận thuộc đẳng phần.
9. Sơ thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
" Ðến đây, hành giả
hoàn toàn ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền,
có tầm, có tứ, với hỉ lạc do ly dục sinh; từ bỏ 5
pháp, đạt được 5 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có
10 đặc tính, và Sơ thiền nầy thuộc biên xứ đất.
Hoàn toàn ly dục
nghĩa là thoát khỏi mọi dục vọng, vì dục là cái đối
nghịch với so thiền. Nếu có dục thì không thể đắc Sơ
thiền, cũng như có tối thì không có sáng. Danh từ "dục"
bao gồm nhiều thứ; Ðó là dục kể như đối tượng, tức
là những sắc pháp dễ ưa thích, và dục kể như cấu uế
như vibhanga nói: "Ðam mê là dục, thèm muốn là dục,
khát khao là dục".
Ly bất thiện pháp
là xa lìa các triền cái khác ngoài dục. Như vậy, ly dục
là từ bỏ cái nhân của tham, còn ly bất thiện pháp
là từ bỏ cái nhân của si. Ly dục là thanh tịnh thân nghiệp,
ly bất thiện pháp là thanh tịnh ý nghiệp. Nói cách khác, ly
dục tức là thân viễn ly còn ly bất thiện
pháp tức là tâm viễn ly.
Ở đây, cũng nên hiểu
thêm về ý nghĩa của dục. Chữ dục thường dùng
để dịch các từ chanda, kàma và ràga. Chanda rất
thông dụng, có nghĩa là hăng say, ham muốn tốt hoặc xấu. Kàma
chỉ chung ngũ dục thuộc dục giới, còn theo nghĩa hẹp là
dâm dục. Nếu kàma kết hợp với chanda thì
thành ra kàmacchanda nghĩa là dục tham. Ràga là
ham muốn, thèm khát theo ý xấu.
Ở trên nói đạt
được năm pháp tức chỉ cho 5 thiền chi là tầm, tứ, hỉ,
lạc và nhất tâm.
Tầm
(vitakka)
là trạng thái hướng tâm đến một đối tượng;
nhiệm vụ nó là đập mạnh vào. Tứ (vicàra) là tư
duy được nâng lên cao độ. Ðặc tính của nó là liên tục
nhấn mạnh vào đối tượng. Nhiệm vụ của nó là khiến
cho những tâm pháp đều tập trung trên đối tượng.
Mặc dù tầm và tứ không rời nhau, nhưng tầm có nghĩa
là sự xúc chạm đầu tiên của tâm với đối tượng, như
đánh lên một tiếng chuông. Còn tứ là buộc tâm vào
một chỗ, như rung chuông. Hơn nữa, tầm được ví như
bàn tay nắm chặt cái đĩa kim loại bị hoen rỉ, còn tứ
như bàn tay chà xát cái đĩa ấy bằng một mảnh dẻ tẩm
dầu. Hoặc khi ta vẽ một cái vòng tròn thì cây kim cố định
giữa trung tâm ví như tầm, cây kim di động vòng quanh
cái tâm điểm đó gọi là tứ. Sơ thiền được xảy
đến cùng lúc với tầm và tứ nên được gọi
là "Câu hữu với tầm tứ".
Hỉ
là trạng thái tươi tỉnh, mát mẻ. Nó gồm có 5 cấp bậc
từ thấp lên cao: tiểu hỉ; hỉ như chớp nhoáng; hỉ như
mưa rào; hỉ nâng người lên và hỉ sung mãn. Tiểu hỉ
chỉ có thể là dựng lông tóc trong người mà thôi. Hỉ
như chớp nhoáng thỉnh thoảng lóe lên. Hỉ như mưa rào
nổi trên cơ thể liên tục, như sóng vỗ vào bờ. Hỉ
nâng người có thể làm cho thân thể mất trọng lượng
và bay bổng lên. Hỉ sung mãn là toàn thân được thấm
nhuần, như cái chai đổ đầy nước.
Năm thứ hỉ nói trên,
khi được làm cho chín muồi thì sẽ viên mãn 2 thứ khinh an
là thân khinh an và tâm khinh an. Khinh an được làm cho chín
muồi sẽ viên mãn 2 thứ lạc là thân lạc và tâm lạc. Lạc
được ấp ủ làm cho chín muồi, sẽ viên mãn 3 thứ định
là định chốc lát, định cận hành và định an chỉ.
Lạc (sukha)
là sự hài lòng, sự hạnh phúc. Ðặc tính của nó là
làm thỏa mãn. Dụng của nó là tăng cường độ các pháp tương
ứng. Tướng của nó là sự hỗ trợ.
Khi hỉ lạc được
liên kết, thì hỉ có nghĩa "hài lòng vì đạt
được điều mong ước", còn lạc là "kinh
nghiệm thực thụ đối với điều đã đạt được". Có
hỉ tất nhiên có lạc, nhưng có lạc thì
không nhất định có hỉ. Hỉ thuộc hành uẩn, lạc
thuộc thọ uẩn. Lúc một người khát nước kiệt sức trên
sa mạc mà thấy được vũng nước ven rừng, người ấy sẽ
có hỉ, nếu người ấy đi đến uống nước ấy thì
sẽ có lạc.
Nhất tâm
hay định
là tâm chuyên chú vào một đối tượng duy
nhất.
Sơ thiền
là cấp thiền đầu tiên đối với các cấp bậc khác. Chứng
(upassampajja) là đạt đến, là thể nhập, đến nơi, sờ chạm,
thực hiện. Trú (viharati) là an trú trong tư thế thích
hợp đối với cấp thiền đã đạt được.
Từ bỏ 5 pháp
tức là từ bỏ 5 triền cái (tham, sân, hôn trầm, trạo hối
và nghi). Mặc dù lúc đắc thiền, các pháp bất thiện khác
cũng được từ bỏ, nhưng chỉ có 5 pháp nầy là đặc biệt
chướng ngại đối với thiền.
Khi tâm bị tham dục
chi phối do thèm muốn các đối tượng sai khác, thì không
thể tập trung vào một đối tượng duy nhất. Khi tâm bị
nhiễm độc bởi sân thì không thể sinh khởi hỉ lạc. Khi
tâm bị hôn trầm, thùy miên chi phối, thì rất khó điều
phục. Khi bị trạo hối quấy nhiễu, thì tâm trở nên bất
an, lăng xăng. Khi hoài nghi nổi lên thì tâm không thể bước
lên đạo lộ để đắc thiền.
Ðây là bản dồ dùng
5 thiền chi đối trị 5 triền cái.
Thiền chi
|
*
|
Triền cái
|
Tầm
|
đối trị
|
Hôn trầm
|
Tứ
|
đối trị
|
Nghi
|
Hỉ
|
đối trị
|
Sân
|
Lạc
|
đối trị
|
Trạo hối (cử)
|
Nhất tâm (định)
|
đối trị
|
Tham dục.
|
Những ví dụ về 5 triền
cái: Tham dục được ví như một tô nước có trộn lẫn
các màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Sân được ví như một
nồi nước đang đun sôi sùng sục. Hôn trầm được ví
như một hồ nước bị rong rêu che phủ. Trạo hối
được ví như một hồ nước bị gió chao làm cho nổi
sóng. Nghi được ví như một hồ nước bị khuấy bùn
đục ngầu. (Tương Ưng bộ kinh, Chương II, phẩm VI, mục
55, tr. 126-129)
Tốt đẹp ở 3 phương
diện là chỉ cho 3 giai đoạn
đầu, giữa và cuối. Ở Sơ thiền, sự thanh tịnh đạo lộ
là chặng đầu; sự tăng trưởng xả là chặng giữa và sự
toại ý là chặng cuối.
Mười đặc tính
là chặng đầu có 3, chặng giữa 3 và chặng cuối 4. Chặng
đầu 3 đặc tính là: tâm được lọc sạch chướng ngại
do thiền; nhờ lọc sạch nó chuẩn bị cho trạng thái quân
bình ở chặng giữa tức tịnh chỉ tướng; nhờ tâm đã
chuẩn bị, nên dễ thể nhập trạng thái ấy. Chặng giữa
3 đặc tính là: hành giả bấy giờ, với trạng thái xả,
nhìn tâm đã được thanh lọc; nhìn tâm đã được chuẩn bị
cho tịnh chỉ, và nhìn sự xuất hiện của nhất tướng. Chặng
cuối có 4 đặc tính là: toại ý vì không có sự quá độ
nào trong các pháp khởi lên; toại ý vì các căn chỉ có một
nhiệm vụ duy nhất; toại ý vì sự nỗ lực đã có kết quả;
toại ý với nghĩa lý thuần thục. Ðó là 10 đặc tính khi
m?t hành giả đã đạt được Sơ thiền.
Khi hành giả đã làm
chủ sự tác ý, làm chủ sự chứng đắc, làm chủ sự quyết
định, làm chủ sự xuất định và làm chủ sự quán
sát, thì lúc xuất khỏi sơ thiền đã trở nên quen thuộc.
Vị nầy có thể quán những khuyết điểm của nó như sau:
"Thiền nầy bị đe dọa vì gần các triền cái, và các
thiền chi còn yếu do bởi tầm, tứ còn thô". Hành giả
có thể nghĩ đến Nhị thiền là an tịnh hơn; do đó, chấm
dứt bám víu vào Sơ thiền, mà khởi sự làm những gì cần
thiết để đạt đến Nhị thiền." (Thanh tịnh đạo toát yếu/ Thích Phước Sơn)
10. Nhị thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu (1) viết rất rõ và chi tiết như sau:
Ðến đây, "hành
giả làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền,
nội tĩnh nhất tâm, không tầm, không tứ, với hỉ và lạc
do định sanh; Vị ấy từ bỏ 2 pháp, có được 3 pháp,tốt
đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến xứ
đất."
Làm tịnh chỉ tầm và
tứ nghĩa là làm cho tầm
và tứ lắng xuống, vượt qua Tầm và Tứ,
hai thiền chi này không có mặt ở Nhị thiền.
Nội tĩnh nhất tâm:
Nội là phát xuất từ nội tâm. Tĩnh là làm cho
tâm an ổn với niềm tin, làm lắng dịu sự dao động. Nhất
tâm là làm tâm thuần nhất, vững chãi, là sự tập
trung cao độ. Từ nầy chỉ cho định.
Có hỉ và lạc
như đã giải thích ở Sơ thiền. Do định sanh nghĩa là
sinh từ định của Sơ thiền, hoặc sinh từ định tương
ưng.
Từ bỏ hai pháp
là từ bỏ tầm và tứ. Có được 3 pháp là có hỉ,
lạc và nhất tâm. Những gì còn lại cũng giống như đã
nói ở Sơ thiền.
Khi hành giả đã nhuần
nhuyễn đối với Nhị thiền, dần dần sẽ thấy rõ Nhị
thiền còn có những khuyết điểm. Do đó, hướng đến Tam
thiền.(3)
11.Tam thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
11.Tam thiền
Tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
Ðến đây, "Hành
giả ly hỉ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm thọ
lạc, một trạng thái mà các bậc thánh tuyên bố là
"Có xả và chánh niệm, trú trong an lạc", và vị
này đạt đến Tam thiền, từ bỏ một pháp, có được 2 pháp,
tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến
xứ đất. "
Ly hỉ
là vượt qua, làm rơi rụng Hỉ ở Nhị thiền.
Trú xả (Upekkha-xả)
có nghĩa là ngắm nhìn sự vật khi chúng xảy ra một
cách thản nhiên, không thêm không bớt, không thành kiến.
Khái niệm xả này gồm có 10 thứ: Xả thuộc 6 căn; Xả thuộc
4 phạm trú; Xả kể như một giác chi; Xả về tinh tấn; Xả
về hành uẩn; Xả về thọ uẩn; Xả thuộc tuệ; Xả kể
như tính trung lập đặc biệt; Xả ở thiền; Và xả kể như
sự thanh tịnh.
Xả thuộc 6 căn
là xả ở một vị đã đoạn tận lậu hoặc. Xả kể
như một phạm trú là thái độ bình đẳng đối với mọi
loài chúng sanh. Xả kể như một giác chi là trạng
thái trung tính. Xả về tinh tấn là trạng thái không
quá tinh cần, cũng không quá biếng nhác. Xả thuộc hành
uẩn là thái độ thản nhiên đối với những triền cái.
Xả về thọ uẩn là tình trạng không lạc không khổ.
Xả thuộc tuệ là tính cách trung lập đối với sự
suy đạt. Xả kể như tính trung lập đặt biệt là một
trong 4 pháp thuộc bất định pháp. Xả thuộc thiền
là tính vô tư bình đẳng. Xả kể như sự thanh tịnh
là loại xả nhờ đã được tịnh chỉ hết các đối lập.
Tóm lại, Xả nầy có đặc tính là trung tính; Nhiệm vụ
nó là không can dự. Nó được biểu hiện bằng vô dục.
Nhân gần của nó là sự từ bỏ hỉ. Ðó là giải thích về
Xả. Sau đây, tiếp tục giải thích các vấn đề ở
trên.
Chánh niệm tỉnh giác:
Vị ấy nhớ lại (sarati) nên gọi là chánh niệm (sati); có
sự giác tỉnh toàn vẹn, nên gọi là tỉnh giác (sampajàna).
Mặc dù chánh niệm và tỉnh giác nầy cũng hiện hữu ở 2
thiền đầu, nhưng chưa rõ rệt lắm.
Thân cảm thọ lạc
là vị này cảm thấy lạc liên hệ đến thân thể, và sau
khi xuất thiền vẫn còn lạc.
Tam thiền
là theo thứ tự thiền này được chứng vào hàng thứ 3.
Từ bỏ một pháp, có
hai pháp là từ bỏ hỉ,
khởi lên lạc và nhất tâm. Ðây là những yếu
tố căn bản của thiền thứ 3 này. Nhưng hành giả tu tập
thiền này đến độ thuần thục, dần dần sẽ nhận ra thiền
này vẫn còn khuyết điểm, nên hướng tâm đến thiền thứ
tư.
12. Tứ thiền
Cũng thế, tác phẩm Thanh tịnh đạo toát yếu, Thích phước Sơn (3) viết rất rõ và chi tiết như sau:
" Bước sang giai đoạn này
" Với sự từ bỏ lạc và khổ, với sự biến mất từ
trước của hỉ và ưu, vị này chứng và trú Tứ thiền,
không khổ, không lạc, có sự thanh tịnh của niệm nhờ xả.
" Và như vậy, hành giả đắc Tứ thiền, từ bỏ một
pháp, có 2 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính
và thuộc biến xứ đất.
Với sự từ bỏ lạc
và khổ là từ bỏ lạc
và khổ của thân. Với sự biến mất của hỉ và
ưu là sự biến mất lạc và khổ của tâm. Từ
trước là không phải ở giai đoạn Tứ thiền mới xảy
ra.
Không khổ không lạc:
không khổ vì vắng mặt thân khổ; Không lạc vì
vắng mặt thân lạc. Bằng câu này, luận chủ nêu lên loại
cảm thọ thứ ba trái ngược hẳn với khổ và lạc, chứ
không phải chỉ có sự vắng mặt của khổ và lạc mà
thôi. Do đó, không khổ không lạc còn gọi là xả.
Từ bỏ một pháp, có
được hai pháp là từ bỏ
lạc, có được xả - kể như cảm thọ - và nhất
tâm. Ðây là những yếu tố căn bản của thiền thứ
tư này.
Tóm lại, trải qua các
giai đoạn từ Sơ thiền đến thứ tư, dần dần các yếu tố
được loại trừ và còn lại như sau:
- Sơ thiền bỏ 5 triền
cái, được 5 thiền chi. - Nhị thiền bỏ tầm tứ,
còn lại hỉ, lạc và nhất tâm. - Tam thiền bỏ
hỉ còn lại lạc và nhất tâm. - Tứ thiền
bỏ lạc còn lại nhất tâm và Xả.
--
(1) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung19.htm
(2) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm
(1) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung19.htm
(2) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm
(3) http://www.budsas.org/uni/u-ttd-ty/ttd-ty02.htm
(4) http://www.budsas.org/uni/u-chiquan/chiquan2.htm
No comments:
Post a Comment