Sunday 18 January 2015

5 thien chi- sach da dan

Vì vậy, khi một người hành thiền đã tập trung, tâm sẽ vững vàng, kiên định và năm chướng ngại được xem như là những trạng thái không tốt của tâm sẽ tự nhiên biến mất. Khi chướng ngại này biến mất, tâm trở nên được tập trung. Tâm không còn khao khát hay thèm muốn những thú vui khoái cảm trong khi thiền định. Tâm không còn nóng giận hay ác cảm, không còn buồn ngủ hay uể oải, bất an hay lo lắng hay nghi ngại. Do đó, tâm trở nên yên tịnh, thỏa mãn và an lành. Trong sự yên tịnh này năm chi của sự thu hút (jhana, thiền-na) phát sanh. Chúng là:
Vitakka: thường được hiểu như là nổ lực đầu tiên của tâm (Tầm). Ðiều này có nghĩa là tâm đang đánh trúng mục tiêu, đang hướng đúng trực tiếp vào đề mục của thiền định. Tâm không còn đi lang thang nữa.
Vicara: hay sự duy trì nổ lực của tâm (Tứ). Tức là tâm đang dán chặt vào đề mục, trú ở đó, một trạng thái tác động ngắn nhưng liên tục của sự nhắc đi nhắc lại của tâm, hay tác động lên đề mục. Vitakka lái tâm đi thẳng vào đề mục trong khi vicàra tạo cho tâm tác đ?ng lên đề mục và trú ở đó.
Dẫn đến kết quả, Pìti (Phỉ) là sự sảng khoái của tinh thần sẽ phát triển. Người hành thiền sẽ cảm giác dễ chịu, nhẹ nhõm. Anh ta tận hưởng những loại cảm giác thích thú khác như là cảm giác rung cảm dễ chịu di chuyển khắp toàn thân. Ðôi khi anh ta có cảm giác lâng lâng Pitì như: tay chân bất chợt giơ lên, nâng lên hay giật giật hay cơ thể của anh ta bay lơ lửng.
Sukkha (Lạc), hay sự hạnh phúc cũng phát triển. Sukkha này giống như pitì nhưng nhẹ nhàng tao nhã hay cao siêu hơn. Vì vậy khi Sukkha nổi lên thì loại thô thiển pitì sẽ xẹp xuống và người hành thiền cảm thấy rất nhẹ nhàng dễ chịu. Như trong kinh dạy nó là "cảm giác thoải mái lâu dài ngay tức thì". Người hành thiền được mãn nguyện và thoải mái. Ở trạng thái này anh ta không còn tham muốn những cảm giác khoái lạc mà bây giờ có thể được xem là thô thiển và thấp hèn, nóng bỏng và kích động hơn là yên tĩnh và êm dịu giống như là sự hạnh phúc trong thiền định với một tinh thần tráng kiện.
Ekaggata (Nhất tâm): sự chỉ định vào một đề mục của tâm. Cuối cùng giá trị của ekaggata đã được phát sanh lên. Tâm trở nên kiên định và tĩnh, tập trung vào một đề mục giống như là ngọn đèn rực cháy đều khi không có gió, hay giống như đã được dính chặt vào trụ đá mà không thể nào lay chuyển. Người hành thiền trải qua Ekaggata này có thể thấy rõ tâm anh ta đang kiên định và trở nên tĩnh lặng, giống như trụ đá đã được chôn chặt không thể nào lay chuyển. Năm yếu tố này cũng xuất hiện trong lúc đi vào thiền, thiền định xảy ra trong khoảng chừng của năm thiền chi đó sẽ báo trước sự xuất hiện của Thiền-na, Jhana.

--
http://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu02.htm

No comments: