Hôm trước bạn nhắc về việc nên biết thở bụng.
Do đó, khi gặp bài, do 1 bạn cũ gởi, liên quan làm mình chú ý ngay.
Thì ra, việc thở bụng có ích cho tim! Điều này hay đó!:
--
ĐN
..
Thở bụng
dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt
mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề. Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ
thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim. Trái tim thứ nhất chỉ
cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.
Trái tim thứ hai của con người đó chính là "Cơ Hoành".
Nghe qua thì ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :
-
Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề. Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim. Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.
-
Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất. Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành phụ giúp cho sự co bóp trái tim thứ nhất. Do đó cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.
-
Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo thời gian. Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.
-
Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo nhịp thở là một trạng thái massage đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến gan, lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến, v..v phòng ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.
-
Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng quang.
-
Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như, tử cung, buồng trứng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.
-
Phổi được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.
-
Tiêu hóa: làm tăng chức năng của dạ dày, gan, lách nhất là máu đến đầy đủ dạ dày, lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và thuận lợi.
-
Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.
-
Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.
KẾT LUẬN:
Xuyên qua 10 đặc điểm chính đó ta sẽ thấy cơ hoành xứng đáng là trái tim thứ 2 của cơ thể, chia việc cho trái tim thứ nhất để cho tim khỏe mãi không suy yếu. Thật vậy ở những người tập luyện thở cơ hoành thì có các đặc điểm sau :
-
Sau một thời gian luyện tập thở cơ hoành, sắc khí của họ hồng hào rõ nhất vì máu đến được tận cùng tế bào.
-
Nhịp đập của tim giảm lại chỉ còn 60-65 nhịp/phút.
-
Những nhát bóp của tim chắc chắn và mạnh mẽ có nghĩa là co và bóp đúng chất lượng dù cơ tim không cố gắng.
-
Khoảng sau một năm dù trong lúc nghỉ ngơi họ không còn thở ngực nữa mà đã có phản xạ thở bụng hằng ngày tự nhiên một cách vô thức dù không nghĩ đến thở bụng. Đó là đích đến thành công nhất trong công việc san sẽ cho trái tim thứ nhất khỏi bị quá tải và suy yếu.
Tóm lại,
chúng ta nên thở bụng ngay từ bây giờ ở bất cứ tuổi nào. Mỗi ngày nên để ra 5 -
10 phút luyện thở bụng thì sau một thời gian ta sẽ có thở bụng vô thức như đã
nói ở trên.
Tây y đã đồng qui với Khí Công
trong sự thở bụng để bảo vệ sức khỏe và trái tim nhỏ bé của chúng ta và nên nhớ
thở bụng là cứu cánh của khí công nói riêng và y học phương Đông nói
chung.
No comments:
Post a Comment