Friday 26 June 2015

Kinh Dich- Hào- Zaha Hadid

Zaha Hadid, Maxxi, Rom


Tương quan giữa các hào

Giới thiệu
 
3 Nguyên tắc xét các hào:

1. Các hào ứng với nhau là 

- 2 và 5 
- 1 và 4
- 3 và 6

Cặp hào 2-5 quan trọng nhất.

2. Hai hào nằm gần nhau, chú ý điều gì? 1-2, 2-3, 3-4,4-5,5-6
3. Hào nào làm chủ quẻ? Nguyên tắc số ít!

Mời Ngộ xem rõ hơn ở bài dưới:

 
Tương quan giữa các hào 

Những hào ứng nhau:

Xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một trong ngoại quái:


Hào 1 ứng với hào 4: Hào lẻ ứng với hào chẵn.
Hào 2 ứng với hào 5: Hào chẵn ứng với hào lẻ.
Hảo 3 ứng với hào 6: Hào lẻ ứng với hào chẵn.
 

Vậy dương vị ứng vói âm vị, và ngược lại (1). Đó chỉ mới là một điều kiện. 

Còn phải một điều kiện nữa thì mới gọi là tốt; hai hào phải khác nhau về bản thể, một là dương, một là âm thì mói “có tình” với nhau. Mới “tương cầu”, tương trợ lẫn nhau như hào 1 và 4 quẻ Tụng. 

Nếu hai hào vị tuy khác nhau (một chẵn một lẻ) mà thể giống nhau (cùng dương cả hoặc cùng âm cả) thì có khi kỵ nhau chứ không giúp nhau được gì như hào 2 và 5 quẻ Tụng. Nhưng cũng có khi ứng mà vô tình cũng tốt, như hào 1 và 4 quẻ Phong, tương thành chứ không tương địch.
 

Trong ba cặp tương ứng 1-4, 2-5, 3-6 thì:
 

Cặp 2-5 quan trọng nhất, hai hào đều đắc trung cả mà hào 5 ở vào địa vị cao nhất.
Nếu hào 5 là âm (nhu), hào 2 là dương (cương) thì tốt, vì hào 5 là người trên (vua, cha, chồng) mà nhu, biết khiêm tốn, khuất kỉ, tín nhiệm người dưói (như Tề Hoàn Công chịu nghe lời Quản Trọng); còn hào 2 là người dưói (bề tôi, con, vợ) cương trực nhưng lễ độ, biết giúp đỡ khuyên răn người trên. Đó trường hợp các quẻ 4, 7, 11, 14, 18… (coi phần dịch ở sau).
Nếu ngược lại hào 5 là dương (cương), hào 2 là âm (nhu) thì kém tốt, vì người trên tự tin quá, còn người dưới thì nhu thuận quá, không dám khuyên can người trên.
Đó là trưòng hợp quẻ 39 (Thủy Sơn Kiển), quẻ 63 (Thủy Hỏa Kí Tê).
Xét chung thì như vậy, nhưng tốt hay xấu còn phải tùy ý nghĩa của toàn quẻ mà đoán:
- Cặp 1-4 không quan trọng mấy, nhưng vẫn thường được xét. Nếu hào 4 là âm, hào 1 là dương thì ý nghĩa khá tốt; lý do cũng như trường hợp hào 5 là âm, hào 2 là dương.
Ngược lại, nếu 4 là dương, 1 là âm thì kém: cả hai đều bất chính.
- Cặp 3-6 rất ít khi được xét tới. Vì lẽ hào 6 đã tối thời suy, cần phải rút lui, không cần người giúp nữa, mà người dưới- hào 3- ở vào một địa vị mập mờ, không chính đáng (cuối quẻ mà chưa lên được quẻ ngoại), muốn giúp hào 6 thì phải qua mặt hào 5-đương cầm quyền trong quẻ-như vậy sợ bị tội.
Trong một quẻ nào có một hào làm chủ cả quẻ thì không xét những cặp ứng nhau theo những qui tắc kể trên, mà có theo ý nghĩa toàn quẻ thôi.
■ Những hào liền nhau:
Sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trọng bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau, cho nên dưới đây chúng tôi chỉ xét qua thôi.
Nguyên tắc là hai hào liền nhau thì một dương (xét về thể) một âm mới tốt. Có tất cả 5 cặp: 1-2, 2-3, 3-4, 4-5, 5-6.
- Quan trọng nhất là cặp 4-5 vì hào 5 là vua, hào 4 là đại thần ỏ bên cạnh vua.
Hào 4 mà nhu (âm), hào 5 mà cương (dương) thì thường tốt, vì cả hai hào đều chính vị, mà vị đại thần ở bên cạnh vua cần phải tôn trọng vua; không như hào 2 ở xa vua, chưa có chức phận gì, chỉ có tài đức, tiếng tăm thôi, không nhất thiết phải nghe theo mọi lời của vua.
Ngược lại, nếu 4 là cương, 5 là nhu thì thường xấu: đại thần có thể lấn quyền vua. Tôi thường nói, vì có khi tốt, như trường hợp quẻ Lôi Địa Dự. Còn phải tùy theo theo ý nghĩa của quẻ nữa.
- Cặp 5-6 cũng nên xét. Nếu 5 là âm, 6 là dương thì thường tốt vì vua tự đặt mình dưới một hiền nhân (hào 6), nghe lời hiền nhân thì mọi sự sẽ tốt.
Ngược lại, nếu 5 là dương, 6 là âm, thì xấu vì hào 6 không vì hào 6 không giúp được gì cho hào 5 cả. Chúng ta thấy trong trường hợp trên, hai hào 5 và 6 đều không chính mà ý nghĩa lại tốt; trong trường hợp dưới, hai hào đó đều chính cả (dương ở dương vị. Âm ở âm vị) mà ý nghĩa lại xấu.
Một lần nữa, trong Dịch, không có qui tắc gì luôn luôn đúng, mà có rất nhiều ngoại lệ, phải tùy thời mà xét.
- Cặp 3-4 có một điểm giông nhau: cả hai đều ở khoảng nội quái bước qua ngoại quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay thoái, cho nên còn có tên là “tế” (ở giữa, ở trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).
Còn hai cặp 1-2, 2-3 không có gì đặc biệt, nên không
xét.
■ Hào làm chủ:
Có một qui tắc nữa nên nhớ:
“Chúng dĩ quá vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”
Nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi mà lấy cái ít. Theo qui tắc đó quẻ nào nhiều dương thì lấy âm là chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.
Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ Kiền, Khôn ba hào đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì 3 quẻ Chấn, Khảm, Cấn mỗi người đều có 2 âm 1 dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là dương; ba quẻ: Tôn, Ly, Đoài, mỗi quẻ đều có hai dương, một âm, cho nên lấy âm làm chủ mà coi đó là âm. Chúng ta nhận thấy những quẻ dương sô” nét đều lẻ những quẻ âm số’ nét đều chẵn, (một vạch đứt-âm, kẻ làm hai nét).
Trong những quẻ trùng, cũng vậy.
Thí dụ quẻ Lôi địa Dự (s 5) có năm hào âm, một hào dương (hào thứ tư) thì lấy quẻ hào dương đó làm chủ cả quẻ, hào chủ động trong quẻ. Ý nghĩa toàn quẻ tùy thuộc nó cả.
Hào đó là vị cận thần cỏ tài đức, cương cường (dương) ở bên cạnh ông vua nhu nhược (nào ngũ là âm), hào 4 khống chế được các hào âm (kẻ tiểu nhân, kém sức) ở dưới, giúp được vua, khiến cho xã hội được vui vẻ (Dự có nghĩa là vui vẻ, sung sướng).
Một thí dụ nữa: quẻ trạch thiên Quải có năm hào dương, một hào âm thì lấy hào âm (hào 6) làm chủ, nghĩa là khi xét ý nghĩa của toàn quẻ thì nhắm vào hào âm đó: Năm hào dương là một bầy quân tử cùng nhau cương quyết trừ khử một hào âm-kẻ tiểu nhân; cho nên quẻ có ý nghĩa là cương quyết (quái là cương quyết, quyết liệt). Và gặp hào để thi ~ắ~ là sau cùng (cả tiểu nhân) tất cả chết (chung hữu chung).
Tóm lại một hào tốt (hào 4 trong quẻ Lôi địa Dự) làm chủ cả quẻ mà một hào xấu (hào 6 trong quẻ Trạch Thiên Quải) cũng có thể làm chủ cả quẻ.
Làm chủ chỉ vì nó là số ít trong một đám nhiều, chứ không phải vì tốt hay xấu.
Vậy thì qui tắc “chúng dĩ quả vi chủ” trong Dịnh không có nghĩa là đa số phải phục tùng thiểu số, trái với chế độ dân chủ; mà chỉ có nghĩa là khi xét ý nghĩa của quẻ thì tìm cái nét đặc biệt của quẻ, nét độc đặc đó là một hào dương giữa năm hào âm, hoặc một hào âm giữa năm hào dương, không cần để ý tới hào đó có cao quí hay không, tốt hay xấu.
Nhưng ta cũng nhận thấy rằng nếu hào đặc biệt là hào thứ năm, đã trung mà lại chính thì hầu hết là tốt; nếu lại hợp đi nữa thì chắc chắn là tốt. Chúng ta nên để ý: qui tắc chúng dự quả vi chủ” có nhiều lệ ngoại, như quẻ Cấu, hào là hào âm duy nhất mà không phải là hào quan trọng nhất, quyết định ý nghĩa của quẻ.

--
http://dialytoanthu.com/tuong-quan-giua-cac-hao/



No comments: