Thursday 18 June 2015

Bát quái

Ba ngón tay



Kinh Dịch
Âm dương
Tứ tượng
Bát quái

Có nhiều thuyết về sự hình thành của Hậu thiên bát quái:
  • Thuyết cho rằng Phục Hi khi lập thành các quẻ thì cũng vẽ ra Tiên thiên Bát quái
  • Thuyết cho rằng Đại Vũ trị thủy mới lấy được Hà đồ, vẽ ra Tiên thiên bát quái
Hậu thiên bát quái thì được cho là do Văn vương nhà Chu vẽ ra khi ở trong ngục Dữu Lý. Lý do tại sao Văn vương vẽ Hậu thiên bát quái theo trật tự không có tính đối xứng vẫn còn là một đề tài để cho các học giả nghiên cứu.



Tiên thiên Bát quái

Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.




Hậu thiên bát quái

Hậu thiên bát quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là: Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc, vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay - Trên Nam, Dưới Bắc, Phải Tây, Trái Đông. Điều này dựa trên một mệnh đề của kinh dịch: "Sự quý tiên đồ, cơ yếu nghịch đổ", nghĩa là điều đáng quý trong dự đoán là nhìn ngược.


Trong danh sách sau, quái và quẻ được biểu diễn bằng cách sử dụng các quy ước thông thường trong soạn thảo văn bản theo chiều ngang từ trái qua phải, với ký hiệu '|' cho Dương và ':' cho Âm. Lưu ý rằng, biểu diễn trong thực tế của quái và quẻ là các đường theo chiều đứng từ thấp lên cao (có nghĩa là để hình dung ra quái hay quẻ trong thực tế, ta cần phải quay đoạn văn bản biểu diễn chúng ngược chiều kim đồng hồ một góc 90°).
Có tám quái hay bát quái (八卦 bāguà) tạo thành do tổ hợp chập ba của Âm và/hoặc Dương:
Số Quái Tên Bản chất tự nhiên Ngũ hành Độ số theo Hà đồ, Lạc thư Hướng theo Tiên Thiên/Hậu Thiên Bát Quái
1 ||| (☰) Càn (乾 qián) Trời (天) dương kim 9 nam/tây bắc
2 ||: (☱) Đoài (兌 duì) Đầm (hồ) (澤) âm kim 4 đông nam/tây
3 |:| (☲) Ly (離 ) Hỏa (lửa) (火) âm hỏa 7 đông/nam
4 |:: (☳) Chấn (震 zhèn) Sấm (雷) dương mộc 2 đông bắc/đông
5 :|| (☴) Tốn (巽 xùn) Gió (風) âm mộc 6 tây nam/đông nam
6 :|: (☵) Khảm (坎 kǎn) Nước (水) dương thủy 1 tây/bắc
7 ::| (☶) Cấn (艮 gèn) Núi (山) dương thổ 8 tây bắc/đông bắc
8 ::: (☷) Khôn (坤 kūn) Đất (地) âm thổ 3 bắc/tây nam
Ba hào dưới của quẻ, được gọi là nội quái, được coi như xu hướng thay đổi bên trong. Ba hào trên của quẻ, được gọi là ngoại quái, được coi như xu hướng thay đổi bên ngoài (bề mặt). Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài. Vì vậy, quẻ số 13 (|:||||) Thiên Hỏa đồng nhân, bao gồm nội quái |:| (Ly hay Hỏa), liên kết với ngoại quái ||| (Càn/Trời).

--
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_D%E1%BB%8Bch

No comments: