Friday, 24 November 2023

Thế giới sẽ không còn như cũ sau chiến tranh Israel-Hamas

 

Ru ta ngậm ngùi- Quang Dũng

 

Thân gởi Ngộ và các bạn,

Bài báo tiếng anh của Stephen M. Walt/ 68 tuổi, giáo sư hàng đầu về quan hệ quốc tế tại University Harvard USA

về:

The World Won't Be the Same After the Israel-Hamas War

đăng trên foreignpolicy.com/ 8.11.2023

Là 1 bài báo thời sự thú vị về quan hệ quốc tế.

Mình tạm dịch sang việt ngữ. Các dấu arabe 1,2,3.. không có trong nguyên bản, tuy nhiên mình ghi thêm trong bản song ngữ để làm dấu, qua đó giúp dễ dàng khi chúng ta đọc bản song ngữ.

Mong các bạn cho ý kiến/feedback nhé.

thân mến

đo nguyen

Thứ sáu, 24.11.2023

--

(1)

https://foreignpolicy.com/2023/11/08/israel-hamas-gaza-war-geopolitics/

 

 

foreignpolicy.com

 

The World Won't Be the Same After the Israel-Hamas War

 

Stephen M. Walt

 

1/ Will the latest Gaza war have far-reaching repercussions? As a rule, I think adverse geopolitical developments are usually balanced by countervailing forces of various kinds, and events in one small part of the world tend not to have vast ripple effects elsewhere.

 

Crises and wars do occur, but cooler heads typically prevail and limit their consequences.

 

2/ But not always, and the current war in Gaza may be one of those exceptions. No, I don’t think we are on the brink of World War III; in fact, I’d be surprised if the current fighting leads to a larger regional conflict.

 

I don’t rule this possibility out entirely, but so far none of the states or groups on the sidelines (Hezbollah, Iran, Russia, Turkey, etc.) seem eager to get directly involved, and U.S. officials are trying to keep the conflict localized as well.

 

3/ Because larger regional conflict would be even more costly and dangerous, we should all hope these efforts succeed. But even if the war is confined to Gaza and ends soon, it is going to have significant repercussions around the world.

 

To see what these broader implications may be, it is important to recall the general state of geopolitics just before Hamas launched its surprise attack on Oct. 7.

(For a trenchant summary of these conditions, watch John Mearsheimer’s recent lecture here). 

4/ Before Hamas attacked, the United States and its NATO allies were waging a proxy war against Russia in Ukraine. 

Their goal was to help Ukraine drive Russia from the territory it had seized after February 2022 and to weaken Russia to the point that it could not undertake similar actions in the future. 

The war was not going well, however: Ukraine’s summer counteroffensive had stalled, the balance of military power seemed to be shifting gradually toward Moscow, and hopes that Kyiv could regain its lost territory either by force of arms or through negotiations were fading.

 

5/ The United States was also waging a de facto economic war against China, intended to prevent Beijing from dominating the commanding heights of semiconductor production, artificial intelligence, quantum computing, and other high-tech areas. 

Washington saw China as its primary long-term rival (in Pentagon-speak, the “pacing threat”), and the Biden administration intended to focus more and more attention on this challenge. 

Administration officials described its economic restrictions as tightly focused (i.e., a “small yard and high fence”) and insisted that they were eager for other forms of cooperation with China.

 

 

The small yard kept getting bigger, however, despite growing skepticism about whether the high fence would be able to prevent China from gaining ground in at least some significant areas of technology.

6/ In the Middle East, the Biden administration was trying to pull off a complicated diplomatic bank shot: It sought to dissuade Saudi Arabia from moving closer to China by extending some sort of formal security guarantee to Riyadh and perhaps allowing it access to sensitive nuclear technology, in exchange for the Saudis normalizing relations with Israel. 

It was not clear whether the deal was going to come off, however, and critics had warned that ignoring the Palestinian issue and turning a blind eye to the Israeli government’s increasingly harsh actions in the Palestinian territories risked an eventual explosion.

 

Then came Oct. 7. More than 1,400 Israelis were brutally killed, and now more than 10,000 people in Gaza—including 4,000 children—have lost their lives to Israeli bombardment. Here’s what this continuing tragedy means for geopolitics and U.S. foreign policy.

7/ For starters, the war has put a monkey wrench in the U.S.-led Saudi-Israeli normalization effort (and halting the development was almost certainly one of Hamas’s goals).

 

It may not prevent it forever, of course, because the original incentives behind the deal will still be there when the fighting ends in Gaza. 

Even so, the obstacles to the deal have clearly increased, and they will continue to mount the higher the casualty toll runs.

Second, the war will interfere with U.S. efforts to spend less time and attention on the Middle East and shift more attention and effort farther east in Asia. 

 

8/ In a now-infamous, overtaken-by-events Foreign Affairs article (published in print just before Hamas attacked), U.S. National Security Advisor Jake Sullivan claimed that the administration’s “disciplined” approach to the Middle East would “[free] up resources for other global priorities” and “[reduce] the risk of new Middle Eastern conflicts.” As the past month has shown, that’s not exactly how things turned out.

 

It’s a question of bandwidth: There are only 24 hours in a day and seven days in a week, and President Joe Biden, Secretary of State Antony Blinken, and other top U.S. officials can’t be flying off to Israel and other Middle Eastern countries every few days and still devote adequate time and attention elsewhere. 

 

 

The nomination of Asia specialist Kurt Campbell as deputy secretary of state may alleviate this problem somewhat, but this latest Middle East crisis still means less diplomatic and military capacity will be available for Asia in the short to medium term. 

 

9/ A simmering internal upheaval in the State Department—where mid-level officials are upset by the administration’s one-sided response to the conflict—won’t make this problem any easier.

 

In short, the latest war in the Middle East is not good news for Taiwan, Japan, the Philippines, or any other country that is facing growing pressure from China.

Beijing’s economic woes haven’t halted its assertive actions against Taiwan or in the South China Sea, including a recent incident where a Chinese interceptor reportedly flew within 10 feet of a patrolling U.S. B-52 bomber. 

10/ With two aircraft carriers now deployed in the eastern Mediterranean and attention in Washington riveted there, the ability to respond effectively should matters deteriorate in Asia is inevitably impaired.

 

And remember, I’m assuming the war in Gaza doesn’t expand to include Lebanon or Iran, which would thrust the United States and others into a new and deadlier situation and tie up even more time, attention, and resources. 

 

A young girl is silhouetted as she stands behind the metal mesh that covered the window of a building that was hit by Israeli bombardment in the southern Gaza. In front of her is a scene of destruction with the rubble of crumbled buildings and an excavator sifting through the piles.

 

What Happens to Gaza After the War?

 

A set of grim scenarios emerge for the enclave’s Palestinian residents.

 

Protesters stage a demonstration in support of a cease-fire in Gaza in the Cannon House Office Building in Washington on Oct. 18. 

 

Israel’s Hostage Deal Means Truce, Not Cease-Fire

 

Pressure may increase at home and abroad, but Israel has no interest in stopping its war on Hamas.

 

Members of Hamas' armed wing hold a Palestinian flag atop an Israeli tank. A border fence stretches behind them in the distance.

 

 

What Was Hamas Thinking?

 

11/ The Oct. 7 attack was the culmination of a strategic shift to challenge the movement’s containment.

 

Third, the conflict in Gaza is a disaster for Ukraine. The Gaza war is dominating press coverage and making it harder to rally support for a new U.S. aid package. 

 

Republicans in the House of Representatives are already balking, and a Gallup poll conducted from Oct. 4 to Oct. 16 found that 41 percent of Americans now believe the U.S. is giving Ukraine too much support, up from only 29 percent back in June.

12/ The problem is even bigger than that, however. The conflict in Ukraine has become a grinding war of attrition, and that means artillery is playing a central role on the battlefield. The United States and its allies have been unable to produce enough ordnance to meet Ukraine’s needs, however, which has forced Washington to raid stockpiles in South Korea and Israel to keep Kyiv in the fight. 

 

Now that Israel is at war, it is going to get some of the artillery rounds or other weaponry that would otherwise have gone to Ukraine. And what is Biden supposed to do if Ukraine starts losing more ground, or if, god forbid, its army begins to collapse? All in all, what is happening in Gaza is not good news for Kyiv.

 

13/ It’s bad news for the European Union, too. Russia’s invasion of Ukraine had increased European unity despite some minor frictions, and the ouster of the autocratic and disruptive Law and Justice party in the recent Polish elections was an encouraging sign as well. 

 

But the war in Gaza has rekindled European divisions, with some countries backing Israel unreservedly and others showing more sympathy for the Palestinians (though not for Hamas). 

14/ A serious rift has also emerged between European Commission President Ursula von der Leyen and the EU’s top diplomat, Josep Borrell, and some 800 EU staffers reportedly signed a letter criticizing von der Leyen for being too biased toward Israel. The longer the war goes on, the wider these fissures will grow. 

These divisions also underscore Europe’s diplomatic weakness, if not irrelevance, undermining the broader goal of uniting the world’s democracies into a powerful and effective coalition.

 

15/ Bad news for the West, but this is all very good news for Russia and China. From their perspective, anything that distracts the United States from Ukraine or East Asia is desirable, especially when they can just sit on the sidelines and watch the damage pile up.

 

As I noted in a previous column, the war also gives Moscow and Beijing another easy argument for the multipolar world order they have long championed over a U.S.-led system. 

16/ All they need do is point out to others that the United States has been the primary great power managing the Middle East for the past 30 years, and the results are a disastrous war in Iraq, a latent Iranian nuclear capability, the emergence of the Islamic State, a humanitarian disaster in Yemen, anarchy in Libya, and the failure of the Oslo peace process. 

 

They might add that Hamas’s brutal attack on Oct. 7 shows that Washington can’t even protect its closest friends from terrible events. 

17/ One may take issue with any of these accusations, but they will find a sympathetic audience in many places. Not surprisingly, Russian and Chinese media campaigns are already using the conflict to score points against the self-described “indispensable nation.”

Looking further ahead, the war and America’s response to it are going to be millstones around the necks of American diplomats for some time to come. 

 

18/ There was already a sizable gulf between U.S. and Western views on the Ukraine crisis and the attitudes of many in the global south, where leaders did not exactly support Russia’s invasion but were angered by what they saw as double standards and selective attention on the part of Western elites. 

 

Israel’s overwhelming response to Hamas’s attacks is widening that gulf, in part because there is much more sympathy for the overall plight of the Palestinians in the rest of the world than there is in the United States or Europe.

 

That sympathy will only increase the longer the war goes on and the more Palestinian civilians are killed, especially when the U.S. government and some prominent European politicians are leaning so heavily to one side. 

19/ As a senior G-7 diplomat told the Financial Times last month: “We have definitely lost the battle in the global south. All the work we have done with the global south [over Ukraine] has been lost. … Forget about rules, forget about world order. They won’t ever listen to us again.” 

That view might be exaggerated, but it’s not wrong.

 

Furthermore, people outside the comfortable confines of the trans-Atlantic community are troubled by what they see as selective Western attention. 

 

20/ A new war erupts in the Middle East, and Western media is utterly consumed by it, with high-end newspapers devoting countless pages to stories and commentary and cable news channels spending hours of airtime on these events. Politicians are falling over themselves to offer their views on what should be done. 

 

21/ But in the very same week that this latest war broke out, the United Nations reported that roughly 7 million people are currently displaced in the Democratic Republic of the Congo, mostly as a result of violence there. 

That story barely made a ripple, even though the number of human beings involved dwarfed the number of victims in Israel or Gaza.

 

22/ This effect should not be overstated, either: States in the global south will still follow their own interests and will still do business with the United States and others despite their anger and irritation at Western hypocrisy. 

 

But it won’t make them any easier to deal with, and we should expect them to pay scant attention to all of our prattling about norms and rules and human rights. Don’t be surprised if more states begin to see China as a useful counterweight to Washington.

 

Finally, this unhappy episode will not burnish America’s reputation for foreign-policy competence. 

 

23/ Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu’s failure to protect Israel may stain his reputation forever, but the U.S. foreign-policy establishment didn’t see this bloodletting coming, either, and its response to date hasn’t helped. 

 

If this latest failure is accompanied by an unhappy outcome in Ukraine, other states will question not American credibility, but American judgment. 

 

24/ It’s the latter quality that matters most, for other states are more likely to heed Washington’s advice and follow its lead if they think U.S. leaders have a clear sense of what’s going on, know how to respond, and are paying at least some attention to their professed values. 

25/ If that’s not the case, why take American advice about anything?

 

 

foreignpolicy.com

 

Thế giới sẽ không còn như cũ sau chiến tranh Israel-Hamas

 

Stephen M. Walt

 

1/ Cuộc chiến Gaza gần đây có những hệ quả sâu rộng không? Nhìn chung, tôi nghĩ các diễn biến địa chính trị bất lợi thường được cân bằng bởi nhiều lực lượng đối trọng, và các sự kiện ở một phần nhỏ của thế giới có xu hướng không lan rộng ra các nơi khác. 

 

Các cuộc khủng hoảng và chiến tranh quả thực xảy ra, nhưng thường các bên liên quan sẽ giữ bình tĩnh và hạn chế hậu quả của chúng. 

2/ Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, và cuộc chiến hiện tại ở Gaza có thể là một trong những ngoại lệ đó. Không, tôi không nghĩ chúng ta đang ở bên bờ thẳm của Thế chiến III; thực tế, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu những cuộc giao tranh hiện giờ dẫn đến xung đột khu vực rộng lớn hơn. 

 

Tôi không hoàn toàn loại trừ khả năng đó, nhưng cho đến nay, dường như không có quốc gia hay lực lượng nào ở bên lề (Hezbollah, Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.) có hứng thú gia nhập trực tiếp, và các quan chức Mỹ đang cố gắng giữ cho xung đột bị cô lập. 

3/ Bởi vì xung đột khu vực rộng lớn hơn sẽ tốn kém và nguy hiểm hơn nhiều, tất cả chúng ta đều phải hy vọng những nỗ lực này thành công. Nhưng ngay cả khi chiến tranh bị giới hạn ở Gaza và sớm kết thúc, nó vẫn sẽ có những hệ quả đáng kể trên toàn thế giới.  

Để hiểu rõ hơn về những hệ quả lớn hơn này, điều quan trọng là phải gợi nhớ đến tình hình chung của địa chính trị ngay trước khi Hamas tấn công bất ngờ vào ngày 7/10. 

(Để có tóm tắt sắc bén về những điều kiện này, hãy xem bài giảng gần đây của John Mearsheimer tại đây). 

4/ Trước khi Hamas tấn công, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của mình đang tiến hành cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga ở Ukraine.

Mục tiêu của họ là giúp Ukraine trục xuất Nga khỏi lãnh thổ mà nước này chiếm đóng sau tháng 2/2022 và làm suy yếu Nga đến mức không thể tiến hành các hành động tương tự trong tương lai. 

Tuy nhiên, cuộc chiến không diễn ra thuận lợi: cuộc phản công mùa hè của Ukraine đã bị chững lại, cán cân quân sự dường như đang dần nghiêng về phía Matxcơva, và hy vọng Kiev có thể giành lại lãnh thổ bị mất bằng vũ lực hoặc thông qua đàm phán đang dần phai nhạt. 

 

5/ Hoa Kỳ cũng đang tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế trên thực tế chống lại Trung Quốc, nhằm ngăn Bắc Kinh thống trị các điểm cao then chốt của sản xuất chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính lượng tử và các lĩnh vực công nghệ cao khác.

Washington coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính lâu dài của mình (theo ngôn ngữ của Lầu Năm Góc, là "mối đe dọa chủ đạo"), và chính quyền Biden có ý định tập trung nhiều sự chú ý hơn nữa vào thách thức này.

Các quan chức chính quyền mô tả các hạn chế kinh tế của họ là tập trung chặt chẽ (tức là "hàng rào cao trong sân nhỏ") và khẳng định rằng họ mong muốn hợp tác với Trung Quốc ở các hình thức khác. 

Sân nhỏ tiếp tục được mở rộng dần, tuy nhiên sự hoài nghi ngày càng tăng về việc liệu hàng rào cao có thể ngăn cản được Trung Quốc giành lấy vị thế ở ít nhất một số lĩnh vực công nghệ quan trọng hay không.

 

6/ Ở Trung Đông, chính quyền Biden đang cố gắng thực hiện một đòn ngoại giao phức tạp : Họ tìm cách ngăn Ả Rập Saudi xích lại gần Trung Quốc hơn bằng cách đưa ra phần nào đó cam kết an ninh chính thức đối với Riyadh và có thể cho phép tiếp cận công nghệ hạt nhân nhạy cảm, đổi lấy việc Saudi bình thường hóa quan hệ với Israel. 

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu thỏa thuận này có thành công hay không, và các nhà phê bình đã cảnh báo rằng việc bỏ qua vấn đề Palestine và nhắm mắt làm ngơ trước các hành động ngày càng cứng rắn của chính phủ Israel ở các vùng lãnh thổ Palestine chỉ tích tụ nguy cơ bùng nổ cuối cùng.

Rồi đến ngày 7/10. Hơn 1.400 người Israel đã bị giết một cách tàn bạo, và bây giờ hơn 10.000 người ở Gaza – bao gồm 4.000 trẻ em – đã mất mạng do cuộc oanh tạc của Israel. Đây là những gì thảm họa đau thương này có nghĩa đối với địa chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ.

7/ Trước hết, chiến tranh đã gây trở ngại cho nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel do Mỹ dẫn đầu (và việc ngăn chặn tiến trình này gần như chắc chắn là một trong những mục tiêu của Hamas).

Tất nhiên, điều này có thể  không ngăn cản mãi mãi, bởi vì các động lực ban đầu đằng sau thỏa thuận vẫn còn đó khi chiến sự ở Gaza kết thúc. 

Dù vậy, các rào cản đối với thỏa thuận đã rõ ràng gia tăng, và chúng sẽ tiếp tục leo thang càng cao khi con số thương vong càng lớn.  

Thứ hai, cuộc chiến sẽ cản trỡ nỗ lực của Mỹ nhằm dành ít thời gian và sự chú ý hơn đến Trung Đông và chuyển nhiều sự chú ý và nỗ lực hơn về phía đông ở châu Á. 

 

8/ Trong một bài báo khét tiếng và bị vượt qua bởi sự kiện trên Foreign Affairs (xuất bản trên bản in ngay trước khi Hamas tấn công), cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan của Mỹ tuyên bố rằng cách tiếp cận “kỷ luật” của chính quyền đối với Trung Đông sẽ "giải phóng các nguồn lực cho các ưu tiên toàn cầu khác" và "giảm thiểu nguy cơ xung đột mới ở Trung Đông”. Như tháng qua đã chứng minh, điều đó không hoàn toàn chính xác.

 

Đó là vấn đề về bandwidth/ (khả năng hoặc thời gian để giải quyết một tình huống, đặc biệt là tình huống liên quan đến một lượng lớn thông tin hoặc một số vấn đề): Chỉ có 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần, và Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken và các quan chức cấp cao Mỹ khác không thể bay đi Israel và các nước Trung Đông khác mỗi vài ngày và vẫn có thể dành thời gian và sự chú ý đầy đủ ở những nơi khác. 

Việc bổ nhiệm chuyên gia về châu Á Kurt Campbell làm Phó Ngoại trưởng có thể giảm bớt vấn đề này phần nào, nhưng khủng hoảng Trung Đông gần đây nghĩa là ít năng lực ngoại giao và quân sự hơn sẽ có sẵn cho châu Á trong ngắn hạn đến trung hạn. 

 

9/ Một cuộc bất ổn nội bộ âm ỉ trong Bộ Ngoại giao - nơi các quan chức cấp trung bức xúc trước cách ứng phó thiên vị một chiều của chính quyền đối với cuộc xung đột – cũng sẽ không giúp dễ dàng hóa vấn đề này.

Nói ngắn gọn, cuộc chiến gần đây nhất ở Trung Đông không phải là tin tốt lành cho Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, hoặc bất kỳ quốc gia nào đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc. 

Những khó khăn kinh tế của Bắc Kinh chưa ngăn được hành động hung hăng của họ chống lại Đài Loan hay ở Biển Đông, bao gồm một sự cố gần đây khi một máy bay đánh chặn Trung Quốc được cho là đã bay cách một máy bay ném bom B-52 tuần tra của Mỹ chỉ 10 feet.

10/ Với hai tàu sân bay hiện được triển khai ở Đông Địa Trung Hải và sự chú ý ở Washington đang bị thu hút về đó, khả năng đáp ứng hiệu quả nếu tình hình xấu đi ở châu Á là bị suy yếu một cách tất yếu.  

 

Và hãy nhớ rằng, tôi đang giả định cuộc chiến ở Gaza sẽ không lan rộng sang Lebanon hoặc Iran, điều này sẽ đẩy Hoa Kỳ và các nước khác vào một tình huống mới và chết chóc hơn và ràng buộc nhiều hơn nữa về thời gian, sự chú ý và tài nguyên. 

Một cô bé được thể hiện như một bóng mờ khi cô đứng phía sau lớp lưới kim loại che cửa sổ của một tòa nhà bị oanh tạc ở phía nam Gaza. Phía trước cô là cảnh tàn phá với đống đổ nát của các tòa nhà sụp đổ và một máy xúc đang sàng lọc qua đống đổ nát.

 

Điều gì xảy ra với Gaza sau chiến tranh?

 

Một loạt các kịch bản ảm đạm nổi lên đối với người dân Palestine trong vùng đất này. 

 

Những người biểu tình tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza trong tòa nhà Văn phòng Hạ viện Cannon ở Washington vào ngày 18/10. 

 

Thỏa thuận con tin của Israel có nghĩa là đình chiến, không phải ngừng bắn 

 

Áp lực có thể gia tăng trong nước và ngoài nước, nhưng Israel không có lợi ích gì trong việc ngừng chiến tranh với Hamas.  

 

Các thành viên của lực lượng vũ trang Hamas cầm lá cờ Palestine trên một xe tăng Israel. Một hàng rào biên giới kéo dài phía sau họ. 

 

 

Hamas đang nghĩ gì?

 

11/ Cuộc tấn công ngày 7/10 là sự kết tinh của một sự chuyển hướng chiến lược để thách thức sự kiềm chế của phong trào này.

 

Thứ ba, xung đột ở Gaza là một thảm họa cho Ukraine. Cuộc chiến Gaza đang chiếm ưu thế trong việc đưa tin và khiến việc vận động hỗ trợ cho gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine trở nên khó khăn hơn. 

Đảng Cộng hòa trong Hạ viện đã phản đối, và một cuộc thăm dò của Gallup được tiến hành từ ngày 4-16/10 cho thấy 41% người Mỹ giờ đây tin rằng Mỹ đang viện trợ quá nhiều cho Ukraine, tăng từ mức chỉ 29% vào tháng 6.

 

12/ Vấn đề thậm chí còn lớn hơn thế. Cuộc xung đột ở Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao kéo dài và điều đó có nghĩa là pháo binh đang đóng vai trò trung tâm trên chiến trường. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các đồng minh đã không thể sản xuất đủ đạn dược cho nhu cầu của Ukraine, do đó buộc Washington phải rút vào dự trữ của Hàn Quốc và Israel để duy trì Kiev trong cuộc chiến.

 

Giờ đây khi Israel đang trong tình trạng chiến tranh, họ sẽ nhận một số đạn pháo hoặc vũ khí khác mà nếu không sẽ được chuyển đến Ukraine. Vậy Tổng thống Biden phải làm gì nếu Ukraine có nguy cơ mất nhiều vị trí hơn, hoặc nếu Chúa ơi, nếu quân đội Ukraine bắt đầu sụp đổ? Nói chung, những gì đang xảy ra ở Gaza không phải là tin tốt cho Kyiv.  

13/ Đó cũng là tin xấu cho Liên minh châu Âu (EU). Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã tăng cường đoàn kết châu Âu bất chấp một số bất đồng nhỏ, và việc lật đổ đảng Pháp luật và Công lý độc đoán và gây rối loạn trong cuộc bầu cử gần đây ở Ba Lan cũng là một dấu hiệu đáng khích lệ. 

Nhưng chiến tranh Gaza đã thổi bùng trở lại những chia rẽ ở châu Âu, với một số quốc gia ủng hộ Israel một cách vô điều kiện và các nước khác thể hiện nhiều sự cảm thông hơn với người Palestine (mặc dù không ủng hộ Hamas). 

14/ Một bất đồng nghiêm trọng cũng xuất hiện giữa Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell, và khoảng 800 nhân viên EU được cho là đã ký vào một bức thư chỉ trích bà von der Leyen thiên vị quá mức về phía Israel. Càng kéo dài chiến tranh, những khe nứt này sẽ càng rộng.

Những chia rẽ này cũng làm nổi bật sự yếu kém về ngoại giao của châu Âu, nếu không muốn nói là sự bất lực, làm suy yếu mục tiêu rộng lớn hơn là thống nhất các nền dân chủ thế giới thành một liên minh mạnh mẽ và hiệu quả.

 

15/ Điều này là tin xấu cho phương Tây, nhưng lại là tin rất tốt cho Nga và Trung Quốc. Từ góc độ của họ, bất cứ điều gì làm cho Mỹ phân tâm khỏi Ukraine hoặc Đông Á đều đáng mong muốn, nhất là khi họ có thể ngồi ngoài lề và xem thiệt hại chồng chất. 

 

Như tôi đã lưu ý trong một bài báo trước, cuộc chiến tranh cũng cung cấp cho Matxcơva và Bắc Kinh một lập luận dễ dàng khác cho trật tự thế giới đa cực mà họ đã ủng hộ từ lâu hơn là một hệ thống do Mỹ dẫn đầu. 

16/ Tất cả những gì họ cần làm là chỉ ra cho người khác rằng Hoa Kỳ đã là cường quốc lớn chủ yếu quản lý Trung Đông trong 30 năm qua, và kết quả là một cuộc chiến tranh thảm khốc ở Iraq, khả năng hạt nhân tiềm ẩn của Iran, sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo, thảm họa nhân đạo ở Yemen, hỗn loạn ở Libya, và sự thất bại của quá trình hòa bình Oslo. 

Họ có thể bổ sung rằng cuộc tấn công tàn bạo của Hamas vào ngày 7/10 cho thấy Washington thậm chí không thể bảo vệ những đồng minh thân cận nhất của mình khỏi những sự kiện khủng khiếp. 

17/ Người ta có thể tranh luận về bất kỳ cáo buộc nào trong số đó, nhưng những lập luận đó sẽ tìm thấy sự đồng tình ở nhiều nơi. Không bất ngờ, các chiến dịch truyền thông của Nga và Trung Quốc đã lợi dụng cuộc xung đột này để chỉ trích Mỹ - quốc gia tự nhận mình là "không thể thiếu được".

Nhìn xa hơn về phía trước, cuộc chiến tranh và cách ứng phó của Mỹ sẽ là gánh nặng cho các nhà ngoại giao Mỹ trong một thời gian tới.

 

18/ Đã có một khoảng cách đáng kể giữa quan điểm của Mỹ và phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine và thái độ của nhiều người ở các nước đang phát triển toàn cầu, những nơi mà các nhà lãnh đạo không hoàn toàn ủng hộ cuộc xâm lược của Nga nhưng lại tức giận trước những gì họ cho là chuẩn mực kép và sự chú ý chọn lọc từ phía các tinh hoa phương Tây. (a)

 

Phản ứng mạnh mẽ của Israel đối với các cuộc tấn công của Hamas đang làm sâu thêm khoảng cách này, một phần vì có nhiều lòng thông cảm hơn cho tình cảnh chung của người Palestine ở phần còn lại của thế giới so với ở Hoa Kỳ hay châu Âu. 

Sự cảm thông đó sẽ chỉ tăng lên khi cuộc chiến càng kéo dài và càng có nhiều thường dân Palestine thiệt mạng, đặc biệt là khi chính phủ Hoa Kỳ và một số chính trị gia châu Âu nổi bật đang nghiêng hẳn về một phía. 

19/ Như một nhà ngoại giao cấp cao của G-7 đã nói với Financial Times vào tháng trước: “Chúng tôi chắc chắn đã thua cuộc trận chiến ở các nước đang phát triển toàn cầu. Tất cả công việc chúng tôi đã làm với các nước đang phát triển toàn cầu [về Ukraine] đã bị mất đi... Quên đi các quy tắc, quên đi trật tự thế giới. Họ sẽ không bao giờ nghe chúng tôi lần nữa". 

Quan điểm này có thể cường điệu, nhưng nó không sai.

Hơn nữa, những người bên ngoài phạm vi thoải mái của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương bị xao nhãng bởi những gì họ thấy là sự chú ý chọn lọc phương Tây. 

 

20/ Một cuộc chiến mới nổ ra ở Trung Đông, và truyền thông phương Tây hoàn toàn bị cuốn hút bởi nó, với các tờ báo cao cấp dành hàng trăm trang cho các câu chuyện và bình luận và các kênh tin tức cáp chiếu hàng giờ phát sóng về các sự kiện này. Các chính trị gia liên tục đưa ra quan điểm của họ về những gì cần phải làm. 

 

21/ Nhưng trong cùng tuần cuộc chiến mới nhất này nổ ra, Liên Hợp Quốc đưa tin khoảng 7 triệu người hiện đang bị di dời ở Cộng hòa Dân chủ Congo, chủ yếu là do bạo lực ở đó. 

 

Câu chuyện đó hầu như không tạo ra tiếng vang, mặc dù số người liên quan vượt xa số nạn nhân ở Israel hay Gaza. 

 

22/ Hiệu ứng này cũng không nên được phóng đại quá mức: Các quốc gia ở Nam bán cầu vẫn sẽ theo đuổi lợi ích riêng của họ và vẫn sẽ kinh doanh với Hoa Kỳ và các nước khác bất chấp sự tức giận và bực bội về sự đạo đức giả của phương Tây. 

Nhưng điều đó sẽ không giúp dễ giao thiệp hơn với họ, và chúng ta nên mong đợi họ sẽ ít chú ý đến tất cả những lời rêu rao của chúng ta về các chuẩn mực, quy tắc và nhân quyền. Đừng ngạc nhiên nếu nhiều quốc gia bắt đầu coi Trung Quốc là đối trọng hữu ích đối với Washington.

 

Cuối cùng, vụ việc đáng tiếc này sẽ không làm tăng uy tín về năng lực đối ngoại của nước Mỹ. 

 

23/ Việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thất bại trong việc bảo vệ Israel có thể vấy bẩn danh tiếng của ông ta mãi mãi, nhưng giới làm đối ngoại Hoa Kỳ cũng không thấy trước được vụ đổ máu này, và phản ứng của họ cho đến nay cũng không giúp ích được gì. 

Nếu thất bại lần này đi cùng với kết cục bất hạnh ở Ukraine, các quốc gia khác sẽ nghi ngờ không phải tính tin cậy của Mỹ, mà là khả năng phán đoán của Mỹ. 

 

24/ Đó mới chính là phẩm chất quan trọng nhất, vì các quốc gia khác có nhiều khả năng lắng nghe lời khuyên của Washington và làm theo hướng dẫn của họ nếu họ nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có ý thức rõ ràng về những gì đang xảy ra, biết cách đáp ứng và chú ý ít nhất một phần đến các giá trị được tuyên bố của họ. 

25/ Nếu không phải như vậy, tại sao lại nghe theo lời khuyên của Mỹ về bất cứ điều gì?

--

Đo Nguyen tạm dịch sang tiếng việt từ (1)/ Bản dịch ngày 24.11.2023

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments: