Mit thuong,
Hom nay chu DN moi Mit doc mot bai hay cua hoc gia An Chi giai dap ve từ nguyên của chữ ngõ.
Chu DinhNgo
Bạn đọc: Xin ông cho biết nguồn gốc của hai từ “hẻm” và “ngõ” trong tiếng Việt? Xin cảm ơn.
Đỗ Sơn Ngân (Paris)
..
trich:
Còn
“ngõ” thì sao? Thì cũng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi
bằng chữ [戶] mà âm Hán Việt hiện hành là “hộ”. “Môn” là cửa hai cánh;
“hộ” là cửa một cánh. Phần lớn các quyển từ điển đều giảng như thế.
Nhưng Từ hải (bản cũ, thời Dân Quốc) đi xa hơn và đầy đủ hơn nên đã
giảng kỹ thêm: “[…] phàm xuất nhập xứ viết hộ; […] trùng huyệt chi xuất
nhập xứ; […] điểu sào chi xuất nhập xứ” (phàm chỗ ra vào [đều] gọi là
hộ; […] chỗ ra vào của hang thú; […] chỗ ra vào của tổ chim). Chính vì
cái nghĩa rộng này nên từ điển Thiều Chửu mới dịch “hộ” là “cửa ngõ” còn
từ điển Nguyễn Quốc Hùng thì dịch là “cửa”, là “cổng”. Đó là nói về mặt
ngữ nghĩa; nó cho ta thấy mối tương quan giữa “hộ” [戶] và “ngõ”.
Còn về ngữ âm thì chúng tôi đã có nói
đến duyên nợ lịch sử giữa ba nguyên âm U, Ô, O nên xin không nhắc lại ở
đây. Riêng về mối quan hệ phụ âm đầu “H ↔ NG”, rất xưa, giữa “hộ” và
“ngõ”, thì ta cũng có thể tìm được một số dẫn chứng. Trước nhất, ngay
trong nội bộ của tiếng Hán và chữ Hán, thì từ/chữ có phụ âm đầu NG vẫn
được dùng làm thanh phù cho từ/chữ có phụ âm đầu H, hoặc ngược lại, như:
- “Ngà”, nay đọc thành “nha” [牙] hài thanh cho “ha” [訶];
- “Ngọ” [午] hài thanh cho “hứa” [許]; -
“Nguyên [元] hài thanh cho “hoàn” [完], [岏]; - “Ngược” [虐] hài thanh cho
“hước” [謔]; - “Nghiêu” [堯] hài thanh cho “hiêu” [嘵], [髐]; v.v... Ngược
lại: - “Hóa” [化] hài thanh cho “ngoa” [訛], [靴], [囮];; - “Hiện” [見], cũng
có âm “kiến”, hài thanh cho “nghiễn” [硯]; v. v… Rồi sang tiếng Việt thì
ta có: - “Hàm” [含] ↔ “ngậm”; - “Hám” [咸] là đầy đủ (cũng đọc “hàm”, với
nghĩa khác) - “ngám” (= vừa khít); - “Hôi: [灰], nguội lạnh ↔
“nguôi/nguội”; - “Hồng” [鴻] , vịt trời ↔ “ngỗng”; - “Hung” [匈], ác, xấu
↔ “ngông”; - “Huyết” [目+ 穴], liếc nhìn sợ hãi ↔ “nguýt” (lườm); v.v…
Trở lên là cứ liệu về tương quan H ↔ NG; còn về quan hệ giữa thanh điệu 6
(dấu nặng) của “hộ” với thanh điệu 3 (dấu ngã) của “ngõ” thì đây cũng
là chuyện mà ngữ âm học lịch sữ đã khẳng định. Bây giờ xin trở lại với
nghĩa của “ngõ” trong tiếng Việt. Từ điển A. de Rhodes có mục “ngõ, cửa
ngõ” mà lời giảng bằng tiếng Bồ và tiếng La đã được nhóm Thanh Lãng,
Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính dịch là “cửa phía ngoài sân của ngôi nhà
và giáp với công lộ”. Nghĩa này của danh ngữ “cửa ngõ” vẫn được phương
ngữ Nam Bộ dùng cho đến gần đây để chỉ khái niệm “cổng” của phương ngữ
Bắc Bộ. Trong danh ngữ này thì “ngõ” là chỗ từ sân nhà đi ra đường và từ
ngoài đường đi vào sân nhà còn “cửa” là vật chắn chỗ đó để đóng mở khi
cần thiết. Nghĩa của “ngõ” ở đây hoàn toàn trùng hợp với nghĩa của chữ
“hộ” [戶] mà Từ hải đã giảng mở rộng là “phàm chỗ ra vào đều gọi là hộ;
chỗ ra vào của hang thú; chỗ ra vào của tổ chim”. Đây chính là nghĩa gốc
của từ “ngõ” trong tiếng Việt; nghĩa này đã đưa đến nghĩa phái sinh mà
TĐHP giảng là “đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường”. Đây chính
là cái nghĩa của từ “ngõ” mà người Hà Nội đang dùng để chỉ khái niệm
“hẻm” ở trong Nam.
An Chi
--
http://petrotimes.vn/tu-nguyen-cua-hem-ngo-434676.html
No comments:
Post a Comment