Thursday 6 August 2015

Bai hay gioi thieu voi Ngo

Gioi thieu voi Ngo bai nay

Doc xong roi xoa! 

 

Trich tu 1

6 cách đạt điều mình muốn nơi làm việc



Làm sao để luôn chắc chắn đạt được cái mình muốn trong công việc?
Đơn giản thôi, chỉ cần rèn luyện kỹ năng đàm phán.
Lớp đào tạo để giỏi về thương lượng là hiếm có và chúng ta thường dựa vào những thủ thuật dạy tại các khóa trong những trường kinh doanh. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng những quy luật ta đã biết thường lạc hậu và nay được thay thế bằng cách khác.
Kristi Hedges một nhà đào tạo ở Virginia với nhiều kinh nghiệm làm việc với các giám đốc nói “Chúng ta thường chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu và ước mong của đối phương.”
Sau đây là 6 cách mới ta nên nghĩ đến khi đàm phán, cho dù là với một đồng nghiệp trong một dự án hay để đề nghị nâng lương.

Hãy nghĩ như một nhà tâm lý học

Đừng tập trung vào điều đối phương nói mà vào điều họ nghĩ, Ian Stewart nói, ông là chuyên gia về tranh tụng của hang luật Wilson Elser ở Los Angeles và nói về thương thảo tiền bồi hoàn hư hại. Đừng bám vào số tiền họ đòi hỏi, ông khuyên. Ông tập trung vào mục tiêu cao nhất và số tiền nào làm cho đối phương từ bỏ đàm phán.
Thường thì đối phương nêu con số yêu cầu chênh lệch rất nhiều với con số “từ bỏ đàm phán”. Ông nói “Chỉ nên tập trung vào con số này và bỏ mục tiêu của họ,”. Điều này đúng với cả những thương lượng không liên quan đến tiền. Thí dụ, khi tạo một liên doanh mới, để ký hợp đồng ta cần mở rộng tầm nhìn vượt cả những yêu cầu ban đầu của của đối phương.

Khởi đầu bằng những yêu cầu quá đáng

Yêu cầu nhiều hơn điều mình cần, hoặc nếu là lương thì sẽ là lương không thể chấp nhận, rồi ta lùi dần. Trong phần lớn các trường hợp, làm như vậy có vẻ như ta có nhượng bộ, Stewart nói.
“Sự nhân nhượng của cả hai phía có tác dụng tốt trong đàm phán ngay cả khi ta không nhượng bộ chút nào,” ông nói. “Khi ta đòi hỏi rất nhiều sau đó hạ xuống là ta đã tạo ra suy nghĩ là ta biết điều.”
Trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết ta là người nêu yêu cầu trước tiên, Kristi Hedges nói. “Như vậy ta sẽ có được kết quả tốt hơn,” bà nói. “Điều này chốt điều kiện để bắt đầu đàm phán” và có lợi cho ta.

Lưu ý thời điểm

Biết được khi nào bắt đầu đàm phán cũng quan trọng không khác gì điều mà mình yêu cầu, Frédérique Bruggeman nói, bà là giám đốc tuyển mộ nhân sự của công ty Robert Half đặt tại Brussels. Thí dụ, sắp xếp thời gian thương lượng tiền lương vào cuối kỳ kết thúc thành công lớn các dự án hoặc sau kỳ tổng kết năm sẽ có kết quả tốt hơn, bà nói. Vào thời điểm này “lãnh đạo cơ quan thường sẵn sàng để thương thảo.”
Khi đàm phán liên quan đến nhiều đơn vị hoặc nhiều hãng liên doanh, ta cần tìm hiểu những ưu tiên hàng đầu, thí dụ như việc khai trương sản phẩm mới hoặc thậm chí cho nghỉ việc, rồi ta mới định lịch thương thảo một cách thích ứng.

Bỏ qua chuyện khác biệt văn hoá

Do làm việc với nhiều người trên thế giới nên việc thương thảo giữa các bên khác văn hóa là bình thường. Để tránh những khác biệt văn hoá thì dễ nhưng trong thương lượng ta nên tập trung vào những điều giống nhau, Kandarp Mehta nói, ông là giảng viên trường Kinh Doanh IESE ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Ta không nên đi sâu vòa những khác biệt xã hội giữa các nước mà nên tập trung vào ‘văn hoá tiểu vùng’ở những thành phố đặc biệt và kiểu thương thảo đã được chấp thuận ở một công ty cụ thể, ông nói. Đồng thời một doanh nghiệp gia đình có thể có kiểu thỏa thuận mang tính thứ bậc hơn là một tập đoàn lớn.
“Mới đầu hãy bỏ vấn đề văn hoá ra ngoài,” Mehta khuyên như vậy.

Nên thân thiện

Cố gắng tạo sự hòa hợp với bên đối tác là vấn đề then chốt. Việc nói một vài chi tiết về gia đình mình, như môn thể thao con mình ưa thích, kế hoạch nghỉ phép hoặc sở thích của mình, sẽ làm cho không khí đàm phán thân thiện và nhẹ nhàng hơn, Hedges nói.
“Khi nói về những vấn đề riêng tư, ta dễ có được thiện cảm,” bà nói. Đừng nghĩ rằng đối phương không có thiện ý. Cách nghĩ như vậy là bất lợi cho bạn, Hedges nói.

Đề nghị giúp đỡ

Phần lớn các chuyên gia về đàm phán đều nói bạn phải bỏ ra một cái gì đó để được bù lại cái khác, nhưng George Siedel, một giáo sư ở Trường Kinh doanh Michigan, Hoa Kỳ, nói quan niệm về “sự nhân nhượng một chiều” là cũng tốt như vậy.
Đề nghị người khác hoặc một nhóm khác giúp đỡ cũng làm cho họ dễ dàng hơn trong những thỏa thuận tiếp theo, đặc biệt nếu như ta có nhiều thỏa thuận với cùng một nhóm, ông giải thích.
“Điều này nghe chừng không hợp lý nhưng một khi bạn yêu cầu ai giúp đỡ thì họ dễ đồng ý giúp bạn trong tương lai,” ông nói. Nếu ai đó ở phía đối phương mà được đề nghị giúp đỡ thì việc đó là xúc tác cho mối quan hệ tinh tế và làm cho người đó ngạc nhiên, ông nói thêm.


--
1.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/08/150805_six-ways-to-get-what-you-want_vert_cap
http://www.bbc.com/capital

No comments: