Friday 24 October 2014

Hoai. kho

 Tinh vat

Mit oi,

Anh moi ngu day, 11.00 ban dem ben anh..
Sau khi ngu duoc may tieng
Nhin dong ho thay 8 gio sang ben em..
Thi ra anh co thoi quen day nhu the nay tu lau roi
Do la thoi gian ma chung ta hay han huyen buoi sang
Anh duoc nghe giong noi cua em khi moi thuc
Va duoc nghe tieng coi tau hu.

Tam tu anh mong cho su hanh phuc nay
Do do co the tu dong theo su mong muon cua trai tim anh
Khi ngu vo thuc hoat dong
No van biet gio nay no se vui va hanh phuc
Nhu no da co truoc day

Hom qua anh tim duoc mot bai viet kha hay tu Ni su Lieu Phap noi ve cam tho cua con nguoi va truoc do trong rum anh da duoc nghe ong su CD nhac ve chu Dukkha tuc la kho trong dao Phat.

Co mot loai kho goi la hoai. kho, do la su kho den tu lac tho. So di duoc goi la kho la boi vi su lac tho cung la mot su vo thuong, va con nguoi khi mat lac tho thi se kho vi con nguoi khat ai muon nam giu no..
..Muon bat qua am dung lai chut
Cho them nong tham nhung ngay xanh..
Trich tu bai viet cua LP:

"..Tiếp theo, làm thế nào mà thọ lạc cũng dẫn đến đau khổ? Khi người phàm phu cảm nhận một thọ lạc, người đó không dừng lại ở mức độ chỉ quan sát nó. Người đó thường có khuynh hướng bám víu lấy nó, do ảnh hưởng của dục ái tuỳ miên (kāmarāgānusaya). Người đó không biết rằng cái cảm giác dễ chịu này là vô thường, và chắc chắn sẽ phải diệt đi. Người đó vui thích trong thọ lạc, và muốn kéo dài nó. Trường hợp này chính là hữu ái (bhava-taṇhā), lòng tham muốn đối với sự hiện hữu của thọ lạc. Nhưng các pháp thì luôn luôn thay đổi, và không có thọ lạc nào có thể kéo dài vô tận, và điều đó dẫn đến sự thất vọng và đau khổ. Loại đau khổ này gọi là hoại khổ (viparināmadukkha). Chú giải Bộ Phân Tích nói rằng "thọ lạc của thân và tâm được gọi là hoại khổ bởi vì nó là nguyên nhân của sự phát sanh đau khổ qua sự thay đổi vô thường của chúng (sukhavadanā vipariṇāmena dukkhuppattihetuto 'vipariṇāmadukkhaṃ' nāma - Vibh.A. 93.). Phương pháp để thoát khỏi loại khổ này là "hiểu được một cách như thực sự khởi sanh và hoại diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ này." (S.IV.209) Thấy được bản chất của sự sanh diệt, và tất cả những khía cạnh khác, thì khi một người cảm nhận một thọ lạc, người đó cảm nhận nó một cách khách quan, và do đó không còn bị đau khổ. "

Nay gio anh vo bep nau duoc ly tra earl grey va cho chut chanh.. moi em nhe..
Di long vong cac room khong thay co gi ung y, gio nay ben room the gian thi thien ha van noi chuyen thoi su, chinh tri, chien tranh.. Vao room khac thi ho de nhac auto hay de bang giang..

Bay gio tro lai voi de tai cam tho nhe Mit..

1. PP noi co 2 loai cam tho: cam tho tam va cam tho than. Mot lan, mot truong gia gia va binh den hoi phap duc Phat. Phat khuyen ong ta, dung de bi kho ve tam, du than co kho. "Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: - Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh"
Xa loi Phat giang them, the nao la khong kho ve tam: do la dung cho ngu uan la ta va tu nga cua ta...(Tuong ung III, Nakulapità).
Ve ngu uan, Joseph Goldstein viet:
"Cái mà chúng ta gọi là cái ta chỉ là ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ.".
Nhin rong va chi tiet hon, xem:

Đại sư người Đức Nyanatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."

PP khuyen muon dung bi tam binh thi hay quan "vo nga" " ngu uan khong phai la cac ong!" (Tuong ung bo kinh) hay "quan ngu uan giai khong" (Tam Kinh Bat nha)
Trich trong Tuong ung Uan:
" 20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não! "
(Tuong ung III, Nakulapità).
  

DoNguyen



No comments: