Monday 1 September 2014

Tốc độ ánh sáng




                                                   Einstein và Lorentz


Tốc độ ánh sáng
c= 299.792.458 m/s
E = mc2 

Hello Mit,

Hôm nay trong Forum nghe họ tranh luận nhau về đề tài ánh sáng, do đó anh đưa vài thông tin lên đây để làm rõ ráng thêm. Ngày xưa, anh học với thầy Nguyễn ngọc Ẩn và thày Thân trọng Bình môn vật lý. Sau này, có dịp trỡ lại Đà lạt được gặp lại thày Ẩn..Thày đã già, vậy mà vẫn còn dạy học thêm ở nhà, trước cửa nhà là những thửa ruộng salat Đà lạt xanh tươi.


Enjoy!

ĐỗNguyễn

1. Định nghĩa

- Tốc độ ánh sáng (một cách tổng quát hơn, tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ) trong chân không, ký hiệu là c, là một hằng số vật lý cơ bản quan trọng nhiều lĩnh vực vật lý. Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 m/s, bởi vì đơn vị độ dài mét được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và giây tiêu chuẩn.[1] Theo thuyết tương đối hẹp, c là tốc độ cực đại mà mọi năng lượng, vật chất, và thông tin trong Vũ trụ có thể đạt được.
( Theo wiki;
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c_%C4%91%E1%BB%99_%C3%A1nh_s%C3%A1ng )

- Trong thuyết tương đối, c có liên hệ với không gian và thời gian, và do vậy nó xuất hiện trong phương trình nổi tiếng sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2.[2]

- Vận tốc của ánh sáng khi nó làn truyền qua vật liệu trong suốt, như thủy tinh hoặc không khí, nhỏ hơn c. Tỉ số giữa c và vận tốc v của ánh sáng truyền qua vận liệu gọi là chỉ số chiết suất n của vật liệu (n = c / v). Ví dụ, đối với ánh sáng khả kiến chiết suất của thủy tinh có giá trị khoảng 1,5, có nghĩa là ánh sáng truyền qua thủy tinh với vận tốc c / 1,5 ≈ 200.000 km/s; chiết suất của không khí cho ánh sáng khả kiến bằng 1,0003, do vậy tốc độ trong không khí của ánh sáng chậm hơn 90 km/s so với c.

2. Ole Christensen Rømer
 
(phát âm: [o(ː)lə ˈʁœːˀmɐ]; 25 tháng 9 năm 1644 tại Århus - 19 tháng 9 năm 1710 tại Copenhagen) là một nhà thiên văn học người Đan Mạch. Ông là người đã thực hiện những phép đo định lượng tốc độ ánh sáng đầu tiên. Trong văn học khoa học, tên của ông thường được viết như "Roemer", "Römer", hay "Romer".
--
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ole_R%C3%B8mer

No comments: