1/ Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)
Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.
Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)
Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
2/ Tham khảo thêm:
A/ THƠ NGŨ NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT
Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật là bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 5 chữ được làm theo luật thơ Đường Luật, cho nên còn gọi là Thơ Ngũ Ngôn Luật (Ngũ Ngôn Luật Thi).
Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật giống như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn lại năm tiếng sau cùng.
Về Niêm Luật Vần Đối thì vẫn y như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T (đối câu 4)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - T (đối câu 6)
B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)
Bài thơ thí dụ để minh họa:
DỞ DANG
Tí tách giọt mưa rơi
Lòng thương nhớ một người
Niềm đau hoài chẳng cạn
Nỗi khỗ mãi không vơi
Lá úa bay đầy ngõ
Hoa tàn rụng khắp nơi
Tình đôi ta cách trở
Trọn kiếp dở dang rồi
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
B - B - T - T - B (vần)
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T (đối câu 4)
B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
B - B - B - T - T (đối câu 6)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ để minh họa:
LỠ LÀNG
Tình ta đã úa mầu
Vĩnh viễn phải xa nhau
Kẻ lấp hờn ngăn tủi
Người ôm thảm ấp sầu
Bồi hồi sa ngấn lệ
Thổn thức nhỏ dòng châu
Đã lỡ làng duyên nợ
Lìa tan mộng ước đầu
Hoàng Thứ Lang
--
nguon facebook
B/ Thể thơ Ngũ ngôn
Võ Hồng
Bé làm thơ
Hạ Uyên kêu tôi:
- Thầy ơi, có cái bài thơ này đây, trong cuốn Giảng văn cũ của má con. Thơ gì mà ngó ốm nhách. - Sao lại có thơ ốm nhách ? Thơ hay thơ dở chớ sao lại có thơ mập ốm ? Mỗi câu chỉ có 5 chữ nên bài thơ ngó dài ngoẵng. Ðây con đọc cho thầy nghe:
Giỏi thay Trần
Quốc Toản
Tuổi trẻ dư
can đảm
Dốc bụng báo
hoàng ân
Cả gan bình
quốc nạn
- À, biết rồi. Tại mỗi câu chỉ có năm
chữ. Ðây thầy hỏi em: bảy chữ, chữ Nho
gọi là Thất ngôn, vậy năm chữ gọi là
... ?
- Tứ ngôn. - Trật lất. Tứ mới có bốn. Ngũ mới là năm. Thể thơ vừa rồi là thơ Ngũ ngôn. Hạ Uyên nài nỉ: - Thầy bày cho con đi! Thầy dạy con ... - Không dạy cũng biết. Dễ lắm. Cứ bài Thất ngôn, con cắt bỏ hai chữ đầu của mỗi câu. Thử lấy bài "Heo...Gà" làm thí nghiệm. Hạ Uyên chạy lục kiếm bài thơ. Rồi dõng dạc đọc:
Trong vườn
Ðịa đàng:
Hạ Uyên không đợi nài:
Tả bé Nu:
Sang bài "Trăm hoa
khoe sắc". Ðang ở thể Thất ngôn luật
Bằng vần Bằng mà cắt thành Ngũ ngôn thì hoá
thành luật Trắc vần Bằng. Hạ Uyên đọc:
Trăm hoa khoe
sắc
Không bỏ lỡ bài
thơ tặng, Hạ Uyên cố ý đọc to cho
chị và anh nghe:
Chị thân thương
của em
Sau một giây im
lặng, tôi nói:
- Vậy đó,
muốn làm thơ Ngũ ngôn thì cứ theo cái cấu trúc
Thất ngôn, cắt bỏ 2 chữ đầu. Hôm nay
thầy thêm 3 cách hiệp vần khác, do ảnh hưởng
của cách hiệp vần trong thơ Pháp. Ðó là:
1:
Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót
của câu 2
Chữ chót của câu 3 hiệp vần với chữ chót
của câu 4
2:
Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót
của câu 3
Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót
của câu 4
3:
Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót
của câu 4
Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót
của câu 3
Nghe
thì rùm beng. lộn đầu. Áp dụng ngay thì
thấy dễ. Nào, nói là làm. Em làm 4 câu Ngũ ngôn,
hiệp vần theo cách thứ nhất (tạm gọi là
Vần liền). Ðề: "Tả em Cuội".
Tả em Cuội
Da trắng và
mắt trong
Tóc nâu và môi hồng
Nhỏ mà ưa
chải chuốt
Chữ O đọc
không thuộc.
Áp dụng hiệp
vần theo cách thứ hai (tạm gọi là Vần chéo).
Ðề: "Tả con chó nâu".
Con chó nâu của
em
Vừa sủa
vừa chạy lui
Giữ nhà cái
kiểu đó
Tối: xó bếp
ngủ vùi
Vậy cũng lãnh
chức chó.
Áp dụng hiệp
vần theo cách thứ ba (tạm gọi là Vần ôm).
Ðề: "Ngày rằm lên chùa". Kết quả:
Ngày rằm lên chùa
Rằm theo Ngoại
lên chùa
Nghe tiếng kinh
tiếng mõ
Xạc xào nghe
tiếng gió
Chốc chốc
tiếng chuông khua.
- Thầy bày luôn cho con thể Tam ngôn. - Là cái gì ? - Tam nghĩa là ba. Thơ Thất ngôn cắt đi 2 chữ thành Ngũ ngôn. Nay thơ Ngũ ngôn ta cắt đi 2 chữ thì ắt thành Tam ngôn. Tôi cười: - Em có ý hay đó. Nhưng tổ tiên mình thì gọi nôm na nó là Hò vè bình dân. Như ở quê thầy trẻ nhỏ thường hát:
Nhìn xuống đồng hồ thấy đã năm giờ rưỡi, tôi liền cười vừa cuối đầu chào:
Thôi, em về
Lo cơm tối
Nói say mê
Ta cũng mỏi.
|
No comments:
Post a Comment