Sunday, 19 April 2015


Bánh xe pháp, Museum Guimet Paris

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên)
 
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

(Trần nhân Tông)

1. Sống với đạo, thì hãy tùy duyên
2. Thế nào là sống với đạo?
3. Đạo Phật?
4. Tùy duyên nghĩa là gì? - Duyên là những yếu tố hay điều kiện trong một hoàn cảnh.
5. Cư trần là gì? - Sống ở thế gian hay nơi có nhiều người cùng sống.
6. Tùy duyên có liên quan gì với a dua? tâm sở : thân thích, tâm thích?
7. Duyên là gì?
8. Thả nghĩa là gì. Hãy tùy duyên? Thả là chữ việt cổ nghĩa là hãy.
9. Duyên là những yếu tố, điều kiện.
10. Tùy duyên là 1 nguyên tắc để sống hạnh phúc:

CTLD là sống ở thế gian có hạnh phúc hợp đạo cần áp dụng nguyên tắc TD

11. Tùy duyên là biết hội nhập vào hoàn cảnh

TD là hội nhập vào hoàn cảnh không đòi hỏi điều kiện khó khăn. Tùy theo điều kiện có sẵn mà sinh hoạt.

12. Chấp nhận và hạnh phúc với những điều kiện sẵn có, đó là tùy duyên.

13. Trong vi diệu pháp có 2 tâm sở là Nhu và Thích ứng tương hợp với nguyên tắc tùy duyên này.

Tâm sở Nhu: Kàyamudutà (thân nhu) và Cittamudutà (tâm nhu). Ðặc tánh của tâm sở này là diệt trừ sự thô cứng và và chống đối tâm sở này được ví dụ như một miếng da thô cứng nhưng trở thành nhu nhuyến vì có thoa dầu và ngâm nước. Tâm sở này đối trị với tà kiến và mạn.

Tâm sở Thích: Kàya-kammannatà (thích thân) và Citta-kammannatà( thích tâm). Kamma + Aya + tà nghĩa là thích ứng có thể ứng dụng vào bất cứ việc gì. Tâm sở này giống như cục sắt bị nung đỏ có thể làm thành bất cứ việc gì.

ĐỗNguyễn

--



No comments: