Sunday, 30 May 2021

Đọc sách

 

Đọc sách

ĐỪNG TIN VÀO NGẪU TƯỢNG!

 

Tri thức là sức mạnh!”: 

câu khấu hiệu dứt khoát như I tiếng kèn xung trận của nam tước Francis Bacon (1561 -1626) đánh dấu bước ngoặt từ thời Trung cố châu Âu sang thời hiện đại. Tri thức là hoa trái. Nhưng, muốn thu hoạch vụ mùa, trước hết phải vun xới mảnh đất trồng trọt, gạt hết sỏi đá, cỏ gai.

Gần 20 năm trước Luận văn về phương pháp (1637) của René Descartes, 70 năm trước Luận văn về sự hiểu biết của con người (1689) của John Locke, một thế kỳ rưỡi trước Phê phán lý tính thuần tuỷ (1781) của Immanuel Kant, Bacon đã đặt viên đá đẩu tiên cho tư duy khoa học hiện đại với tác phẩm Công cụ mới (Novum Organum - 1620).

Bốn ngẫu tượng bắt tù binh

Tại sao đặt tên là Công cụ mới?

Rõ ràng Francis Bacon muốn biên soạn một công trình để đối trọng với bộ Công cụ lừng danh suốt gấn hai ngàn năm của Aristoteles. Bacon hoài nghi cả quyển uy tưởng như bất khả xầm phạm của Aristoteles, không còn tin vào logic học và triết học Aristoteles nữa, và muốn đặt một cơ sở mới mẻ cho việc thu hoạch tri thức thực sự vững chắc. Nhớ ơn bậc tiền bối, Immanuel Kant đã trần trọng trích dẫn một cầu nói của Francis Bacon làm để từ cho ấn bản lẩn thứ hai quyển Phê phán lý tính thuẩn tuý (1787) bất hủ của mình.

Bacon dành phẩn thứ nhất của Công cụ mới để làm công việc “dọn sạch mặt bằng”:    vạch trần những nguyên nhân tâm lý gầy ra lầm lẫn của con người. Những thái độ sai lầm - từ đó nảy sinh những lỗi tư duy - bị ông gọi là những ngẫu tượng (idole). Ngẫu tượng là một hình ảnh bám rễ rất sầu, chiếm lĩnh tinh thẩn con người, được tôn thờ nhưng lại không có thực chất nào cả và là những rào cản cho nhận thức. Ngẫu tượng là thần tượng giả mạo. Với cách đặt vấn đề như thế, Bacon không chỉ là người mở đấu cho thuyết duy nghiệm mà còn khai sinh môn tâm lý học hiện dại.

Trong “Cách ngôn” thứ 39 thuộc phẩn đầu của quyển sách, F. Bacon viết: 

“Có bốn loại ngẫu tượng bắt đầu óc ta làm tù binh...: loại thứ nhất là ngẫu tượng Bộ lạc, loại thứ hai là ngẫu tượng cái Hang, loại thứ ba là ngẫu tượng cái Chợ và loại thứ tư là ngẫu tượng Sân khấu". 

Ngẫu tượng Bộ lạc thuộc về bản tính chung của loài người. Ngẫu tượng cái Hang nảy sinh trong đẩu óc cá nhân mỗi người. Loại thứ ba (cái Chợ) là những sai lầm liên quan đến ngôn ngữ, và loại thứ tư (Sân khấu) là do sự nguy biện và khiếm khuyết về học vấn. Ông dùng hình ảnh “sân khấu” với tấm màn nhung của nó như là một biểu trưng cho bao tấn"trò đời. Không phải ngẫu nhiên khi cuối thế kỷ 19, người ta cứ nghĩ ông mới là tác giả đích thực của những vở kịch mang tên Shakespeare!

Ngẫu tượng Bộ lạc

Bacon xem đây là nguồn gốc chủ yếu của những sai lấm bắt nguồn từ... “phần cứng” của con người, tức những gì nằm trong bản tính tự nhiên và cấu trúc sinh học của loài người. Trước hết, những ấn tượng của giác quan cũng như những chiến lược tư duy của ta để xử lý những ấn tượng ấy thường không phản ánh đúng thực tại, mà chi phản ánh những thước đo chủ quan của chúng ta. Giống như một tấm gương kém chất lượng phản ánh méo mó thực tại, đầu óc ta trộn lẫn những điểu bất cập của bản thân với những gì ta nhận biết được vể bên ngoài. Hậu quả thứ nhất: ta thường có thói quen giản lược hoá mọi việc, ưa chuông những sự phân loại hời hợt.  

Lý do là vì ta muốn nhận ra trật tự và quy luật ở khắp nơi, ngay cà khi chúng không thực sự tồn tại. Ảo tưởng này về trật tự và tính bền vững ngăn không cho ta nhận ra rằng nhiều sự vật và tình huống thực ra là duy nhất và độc đáo. Do dó, phản ứng của ta cũng hời hợt và bất túc. Khoa học dã phải trả giá nhiều cho căn bệnh này: chẳng hạn, ta cứ muốn di tìm một cách giải thích đơn giản cho hầu hết mọi hiện tượng vật lý. Thuyết tương đối, cơ học lượng tử, thuyết hỗn độn... mới làm thay đổi lối nhìn này trong thời gian gần đây mà thôi.

Hậu quả thứ hai: một khi đã chấp nhận quan điểm nào đó là đúng - do sở học hữu hạn hay do quan niệm phổ biến của một thời đại, ta chỉ muốn đi tìm những bằng chứng để bảo vệ quan điểm ấy, và sẵn sàng nhắm mắt trước những bằng chứng hay kinh nghiệm ngược lại. Rất nhiều những điều xác tín và cả mê tín trong nhận thức thường ngày của ta sẽ - bằng cách tinh vi hơn - thâm nhập nhận thức khoa học và thế giới quan của ta nữa. Nói khác đi, đầu óc con người ưa thích điểu tích cực, ghét điều tiêu cực, hơn là dám nhìn thẳng vào sự thật, bởi luôn quên rằng cái tiêu cực, phủ định cũng hết sức cần thiết trong việc di tìm sự thật.

Hậu quả nữa là khái quát hoá và trừu tượng hoá một cách vội vàng. Những ấn tượng mạnh hay những kinh nghiệm bản thân dễ dàng trở thành những kết luận chung và tiêu biểu: bị một ai đó lừa gạt hay xâm phạm, ta ác cảm một cách vô thức với tất cả những ai thuộc giới ấy! Qụá tin vào những gì mắt thấy tai nghe, ta sẵn sàng phủ nhận sự tổn tại của những gì nằm ngoài phạm vi ấy: chính diều này đã làm chậm lại rất nhiều những phát kiến của khoa học như về vi trùng, các hiện tượng điện từ, hạt nhân v.v. Rõ ràng, việc thiếu dữ liệu thường nghiệm lúc ban đầu chưa nói lên được điểu gì về sự tồn tại hay không tổn tại của sự vật.

 

Tình và lý

 

“Tình” nói ở đây là xúc cảm chủ quan. Đọc một quyển sách hay học một người thầy có ác cảm hoặc thiện cảm với một vấn để gì, ấn tượng ấy có thê’ đeo bám ta suốt đời. Nó cũng là sự yếu đuối của bản thân trước những sự việc hay tình huống gay go, bởi việc đương đấu với chúng đòi hỏi quá nhiều nỗ lực và thử thách. Việc làm ấy có thể đe doạ làm sụp đổ ảo tưởng của ta, buộc ta phải thách thức và xung đột với những quyển uy đã được xác lập. Trong khi đó, thời hiện đại đối diện với nhiều vấn để chưa từng có, đòi hỏi phải có những cách nhìn nhận và những giải pháp tỉnh táo, phi quy ước.

Bacon sẽ bàn tiếp vể ngẫu tượng thứ hai: đừng tiếp tục đào hang cho chính mình!.


 

 

CON CÓC TRONG HANG...

Mượn hình ảnh con cóc và cái hang, ta chỉ muốn nhớ lại thân phận tù túng và tầm nhìn thiển cận của mỗi người chúng ta như những tù nhân bị trói chặt, mắt chỉ được nhìn về một hướng trong dụ ngôn Hang động nối tiếng của Platon (Platon và việc thực hiện ý tưởng, trang 33). Francis Bacon dựa vào ấn dụ này đế bàn tiếp v'ê nguồn gốc thứ hai gây nên những sai lầm của ta: ngẫu tượng Cái hang.

Từ trong hang tối

Bên cạnh việc quá tin vào giác quan như thói quen thuộc bản tính chung của loài người (ngẫu tượng Bộ lạc), ngẫu tượng Cái hang nói lên các đặc điểm và các chiến lược tư duy tiêu biểu của mỗi cá nhân. Chúng sẽ dẫn dắt ta đến chỗ phạm sai lầm do những nguyên nhân chủ quan. ‘‘Mỗi người chúng ta đểu có một cái hang hay một sào huyệt của riêng mình” và tất nhiên, chỉ có thể nhìn sự vật từ tấm nhìn của... con ếch ngồi đáy giếng. Chính cấu trúc thể xác và tinh thần của ta - chịu ảnh hưởng của nguồn gốc xuất thân, của nền văn hoá, giáo dục và kinh nghiệm bản thân - sẽ “khúc xạ và xuyên tạc ánh sáng tự nhiên”. Tầm nhìn hạn hẹp ấy là bộ lọc cho tất cả những gì ta thấy, nghe, đọc hay trao đổi với người khác... Bacon nêu ra mấy biểu hiện chính yếu:

-     Ta thích nhấn mạnh và để cao quá mức những cách nhìn hay cách nghĩ nào trùng hợp với tri kiến thiển cận của mình. Ta đánh giá những tri thức của cá nhân mình cao hơn

Text Box: sự THẬT LÀ cô DÂU KHÔNG
TRANG ĐIẾM! -Francis Bacon
	
tri thức của người khác, từ đó, bám chặt vào những lý thuyết và hệ tư tưởng do chính mình tạo ra hay được mình xác tín. Tuỳ theo cấu tạo tinh thần của mỗi người, hoặc ta ưa tìm tòi và nhấn mạnh những điểm dị biệt trong sự vật hoặc chỉ thích tập trung vào những chỗ giống nhau. Cả hai thái độ thường dẫn đến sự cực đoan trong mọi việc phán đoán và đánh giá.

-     Một mặt, ta dễ đánh mất mình trong những chi tiết, thấy cầy không thấy rừng. Thái cực ngược lại là thấy rừng không thấy cây. Có người cực kỳ yêu chuộng và sùng bái những gì cổ xưa, truyền thống; có người lại chỉ ham thích cái mới, cái thời thượng. ít có ai thực sự đạt được một sự cân bằng giữa hai cách tiếp cận khác nhau ấy. Hậu quả là những gì đã có cơ sở vững chắc sở dĩ bị từ khước chỉ vì chúng cũ và không mới: “ta đổ xô đi phát minh cái bánh xe!”. Ngược lại, cái mới thường bị nghi ky và phản bác chỉ vì nó... mới và không tương thích với lối nhìn cổ truyền và định kiến đã bám rễ quá sâu. Thật khó đi tìm cho được những gì có giá trị lâu bền, thay vì bám vào những quan niệm nhất thời!

-       Chúng ta gắn bó với một ngành nghề, một học thuyết,

 

một tín ngưỡng vì ta quá say mê vị tổ sư, nhà sáng lập và những thành tựu trong quá khứ của nó, cũng như vì ta đã dành gần trọn đời để theo đuổi, chịu bao gian khổ và đã quá quen thuộc với nó. Mang tâm trạng này đi vào các lĩnh vực có tính khái quát cao như triết học hay khoa học, người ta dễ bóp méo sự thật, gò ép thực tại cho phù hợp với sơ đổ tư duy của mình. Bacon nhìn thấy điểu ấy đã xảy ra ngay cả với những nhà đại tư tưởng như Aristoteles: triết học tự nhiên cùa ông chỉ là... con sen cho logic học của ông. Ta nhớ đến nhận định khét tiếng của Hegel, một đại triết gia khác: nếu sự kiện không đúng với lý thuyết, thì đó là... lỗi của sự kiện!

Nếu sự thật hay ánh sáng chỉ có thể có ở bên ngoài cái hang - như cách nhìn của Platon - thì không lạ gì khi còn ở trong hang, ta ẳt sẽ xem chúng là những gì vô nghĩa, hoặc nếu có bàn vế chúng, ta chỉ bàn vể những gì vô nghĩa. Từ mấy thế kỷ trước, cách đặt vấn đề của Bacon vô hình trung đã dự đoán được cao trào phê phán siêu hình học - được gọi là “tư duy hậu - siêu hình học” - từ cuối thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20!

Con cóc ngồi đó...

Một trở lực khác trên con đường đi tìm chân lý từ cái hang bé nhỏ của mình là quen nhầm tưởng ước mơ của mình là thực tại. Con tôi, món hàng của tôi, thành phố của tôi, đất nước tôi, nền văn hoá của tôi là... nhất! Xu hướng tự mãn đầy huyễn hoặc và đơn giản hoá này không hằn do lười biếng. Ngay những người chăm chỉ, cần cù nhất cũng rất SỢ nhìn vào sự thật, khi nó đe doạ làm sụp đổ ảo tưởng của mình. Yêu ảo tưởng nhưng luẩn quẩn, bất lực là cố tật của... con cóc trong hang: “con cóc nhảy ra, con cóc ngôi đó, con cóc nhảy đi...”

Nguy hiểm hơn cả, theo Bacon, là quá xem trọng kinh nghiệm bản thần. Một mặt, kinh nghiệm bản thân là quan trọng, vì không có gì thay thế được nó cả. Nhưng mặt khác, nó trở nên nguy hại khi ta dùng nó để tự bịt mắt mình và phê phán tất cả những gì bản thân mình chưa nếm trải. Kinh nghiệm bản thần là con dao hai lưỡi. Nó vừa giúp ta không ngây thơ trở thành nạn nhân của những huyền thoại, nhưng cũng cản trở không cho ta kịp thời nhận ra những chần trời mới, những giải pháp mới. Biết bao những “trò lập dị thời thượng” vốn bị chế nhạo hay khinh miệt lúc ban đẩu rút cục đã trở thành những đôi hài bảy dặm mang lại những tiến bộ vượt bực trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đi kèm với lợi quyền, kinh nghiêm bản thân hẹp hòi càng nguy hiểm và là lực cản ngoan cố nhất đối với sự tiến bộ. Bởi vì, trong trường hợp đó, dù mang chiếc kính màu hống hay màu đen, kết quả vẫn là một: lấy thiên kiến chủ quan thay cho sự đánh giá khách quan, thủ tiêu mọi sự phê phán, đối thoại.

“Tư duy phản biện”

Các nhận xét thẳng thắn của Bacon là một bộ phận trong di sản quý báu góp phần hình thành môn học đang rất phổ biến đầu thế kỷ 21: môn tư duy phản biện (critical thinking). Nguyên tắc và mục đích của môn học này đã được Bacon nêu rõ: “Ta không được phép thu hẹp vũ trụ cho vừa vặn với ranh giới của năng lực hình dung của ta, như cách làm quen thuộc trước nay. Trái lại, ta phải mở rộng biên cương của tri thức để đủ sức nắm bắt được chân tướng của vũ trụ”.

 

 

LƯỠI KHÔNG XƯƠNG...

Trăng lặn. Mặt trời mọc...”, cách nói quen thuộc và đầy hình tượng ấy thật ra... không đúng. Mặt trời chẳng từ đâu mọc lên và mặt trăng chẳng lặn đi đâu hết! Những "sai lầm” mang lại sự linh hoạt, hấp dẫn cho ngôn ngữ và văn chương nghệ thuật sẽ không còn vô hại khi đi vào thế giới khoa học.

Hiểu ngôn ngữ như là phương tiện truyền thông, Francis Bacon yêu cấu sự chính xác và gọi những sai lầm ấy là ngẫu tượng cái Chợ. Từ gợi ý của Bacon, thế kỷ 20 còn nhận ra rằng ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền thông mà còn là không gian hành động xã hội tạo nên sự cảm thông, đoàn kết cũng như gây ra bao thị phi, xung đột và áp bức. Ngôn ngữ ẩn giấu nguy cơ to lớn: khả năng xuyên tạc, lừa dối và thống trị.

Trong gọng kềm ngôn ngữ

Tư duy của chúng ta gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ.

Vì thế, hầu như rất khó thoát khỏi những ảo tượng và những chiếc bẫy rập có nguồn gốc sâu xa trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ là những quy ước và là một bộ phận cấu thành của văn hoá tư duy. Khi đấy rẫy khiếm khuyết, chúng là các rào cản tinh thẩn thật khó vượt qua để đi đến chân tướng của sự vật. Ta rất muốn tin rằng chính tư duy của ta là kẻ làm chủ ngôn ngữ. Khổ nỗi, sự thật thường ngược lại.

Việc sử dụng ngôn ngữ bắt nguổn từ lời nói thường ngày, vốn có xu hướng giản lược. Những ngộ nhận nằm ngay trong cấu trúc và nội dung định nghĩa của những ngôn từ. Có thể nói ngôn ngữ là một loại “phần cứng” quy định ranh giới cho “phần mềm” là những tư tưởng của ta. Ta chỉ có thể suy nghĩ những gì ngôn ngữ chúng ta cho phép, và ta khó đi đến những sự phân loại và phân biệt nào không nằm sẵn trong cấu trúc của ngôn ngữ chúng ta.

Theo Bacon, ngôn ngữ dẫn dắt ta đến sai lẩm chủ yếu bằng hai con đường:

-    Ta đặt tên cho những sự vật không hề có thực, nhưng những tên gọi này lại có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư và cách hành xử của ta. Không chỉ... “Ông Địa”, “Thần Tài” mới mang lại bao niềm vui và nỗi buồn cho những vị... ham đánh đề, mà cả những khái niệm có vẻ rất khoa học cũng đã không ngừng đánh lừa những đẩu óc khoa học. Chẳng hạn, hàng thế kỷ, nhiều nhà khoa học tin vào một chất “ether” nào đó như là mồi trường vận động của vật chất, trước khi tỉnh ngộ rằng nó chi là một sản phẩm hoang đường.

-    Mặt khác, ta lại có rất nhiều từ ngữ để đặt tên cho những sự vật có thực, nhưng do sự trừu tượng hoá vụng vể hay diễn dịch vội vã từ thực tại, các từ ngữ ấy rất mơ hồ, bất định, không chính xác. Ngẫm nghĩ xem, bạn sẽ dễ dàng phát hiện vô số những từ ngữ thuộc loại ấy. Thêm vào đó, ta thường sử dụng

ĨRO(HUỴ[HTRIÍTHO( ♦ 129

Text Box: 'NGỔN NGỮ CÀNG có sức BIỂU CẢM|
BAO NHIỀU, CÀNG DỄ MANG TÍNH BẠO Lực BẤY NHIÊU... XIN CÀNH GIÁC: TIẾNG VIỆT ĐẸP ĐẼ VÀ THÂM THUÝ CÙA CHÚNG TA CŨNG LÀ MỘT NGÔN ^NGỮ RẤT GIÀU TÍNH BIẾU CẢM!
nhiều từ ngữ theo quán tính mà ít khi tiến hành quan sát và phần tích nội dung thực sự của chúng. Chẳng hạn, ta dễ nhận ra một nhà lãnh đạo có tài, nhưng không dễ dàng chút nào để xác định một cách khách quan những phẩm chất lãnh đạo để thực sự hiểu những gì đã tạo nên mệt nhà lãnh đạo như thế, và xét xem, liệu những phẩm chất, năng lực ấy có thể truyền đạt hay huấn luyện được hay không. Ta cũng dễ dàng cả tin vào những “huyền thoại” chỉ vì chúng đưực phát biểu hay trình bày một cách hào nhoáng. Xu hướng này bắt nguồn từ ảo tưởng rằng sự vật hay công việc nhất định sẽ mang lại những thành quả tốt đẹp chỉ nhờ chúng được khoác lớp vỏ ngôn ngữ trịnh trọng, khả tín.

Ngẫu tượng cái Chợ dựa trên lòng tin sai lầm rằng những gi mọi ngứời xem là đúng thì cũng tự động là đúng! Giống như ở giữa chợ, ta “mua” những từ ngữ và ý tưởng của người khác, và “bán” cho họ những từ ngữ và ý tưởng của ta. Bao lầu mọi người đểu hài lòng thì mọi việc đều ổn thoả. Những quy ước ngôn ngữ có sức mạnh khủng khiếp, mặc dù không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tại. Chính vì thế, vào buổi bình minh của nển khoa học hiện đại, Francis Bacon là người đầu tiên nhấn mạnh đến yêu cầu phải làm cho ngôn ngữ được trong sạch và chính xác. Theo ý nghĩa đó, ngẫu tượng cái Chợ là một ẩn dụ quan trọng khác trong lịch sử của tư duy phản biện, vì nó minh hoạ sự cẩn thiết của việc làm cho tư tưởng được trong sáng, điều kiện tiên quyết cho tư duy khoa học.

“Bước ngoặt ngôn ngữ học”

 

Ngẫu tượng cái Chợ còn gựi ý nhiều khía cạnh hệ trọng khác nữa của ngôn ngữ. Chúng có nguồn gốc xa xưa từ cuộc

tranh luận triết học sôi nổi nhất ở thời trung cồ, rồi được đào sâu và phát triển trong triết học hiện đại. Từ chỗ xem tư duy đi trước ngôn ngữ, xem khái niệm (như là sản phẩm của tư duy và là bản chất bền vững của sự vật) đi trước từ ngữ (như cái vỏ quy ước nhất thời của khái niệm), triết học hiện đại hầu như có cách nhìn ngược lại. Chính cách nhìn mới mẻ ấy đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong triết học: từ nền triết học lấy ý thức làm trung tầm (với tư duy là hình thức cao cấp nhất) chuyển sang nền triết học lấy ngôn ngữ làm trung tâm. Cuộc cách mạng ấy được gọi là “bước ngoặt ngôn ngữ học” trong triết học đương đại. Ta sẽ còn có dịp đề cập những vấn đề rất phức tạp và thú vị này. Ở đây, tiếp theo mạch suy nghĩ của Bacon, chỉ xin nhấn mạnh thêm hai điểm liên quan đến ngẫu tượng cái Chợ.

“Thơn thớt nói cười”...

Sở Khanh dùng lời đường mật để đưa Kiều vào bẫy. Khi họ Sở cam kết Nàng đà biết đến ta chăng, bể trầm luân lấp cho bắng mới thôi! và hẹn hò giờ giấc cụ thể để dẫn Kiều “trốn thoát”, những lời nói ấy không đơn thuần truyền đạt thông tin mà còn thực hiện một hành động lừa bịp đẩy ác ý - Bể ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao. Triết học hiện đại dành cho hiện tượng này một thuật ngữ chuyên môn: “hành vi ngôn ngữ”. Cam kết, hứa hẹn, tuyên bố, ra lệnh... ngôn ngữ còn là hành vi gây ra hậu quả, chứ đâu phải chỉ là lời nói gió bay! Kể sao hết bao nhiêu tội ác và bao nhiêu nạn nhân của trò chơi ngôn ngữ, của việc đánh tráo và lạm dụng khái niệm. Thêm nữa, ngôn ngữ càng có sức biểu cảm bao nhiêu, càng dễ mang tính bạo lực bấy nhiêu. Ca tụng lên tận mây xanh hoặc vùi dập xuống bùn đen, ngôn ngữ đểu phô bày tính bạo lực của nó: gây ảo tưởng và khổ đau cho người khác. Xin cảnh giác: tiếng Việt đẹp đẽ và thâm thuý của chúng ta cũng là một ngồn ngữ rất giàu tính biểu cảm!

LƯỠI KHÔNG XƯƠNGs

Trò chơi “bịt mắt bắt dê” không mất đi cùng với tuổi thơ! Khi lớn lên, thay vì chịu bịt mắt bằng mảnh vải để vui đùa, ta lại tự nguyện để cho những định kiến và những niềm xác tín chắc nịch làm cho mình... có mắt như mù.

Khác với ba ngẫu tượng trước đây (ngẫu tượng Bộ lạc, ngẫu tượng cái Hang, ngẫu tượng cái Chợ) có nguồn gốc từ bản tính tự nhiên của con người và những giới hạn khách quan của ngôn ngữ, sai lẩm lần này do ta tự chuốc lấy một cách tự nguyện. Francis Bacon gọi đó là ngẫu tượng Sần khấu.

Cuộc hí trường

Bacon viết: “Tôi đặt tên là ngẫu tượng Sần khấu, vì, theo tôi, tất cả những hệ thống (triết học và tri thức) mà ta tiếp thu đều chỉ là những vở kịch nhiều hồi được dàn dựng theo sự hư cấu”. Cách viết khá cực đoan và gay gắt ấy thực ra là để cảnh báo một việc: phẩn lớn những điểu xác tín của ta về thế giới quan lẫn nhân sinh quan đểu không bắt nguồn từ sự suy nghĩ chín chắn. Ta thản nhiên chấp nhận những gì do truyền thống văn hoá và giáo dục của ta mang lại, mà ít khi chịu phản tỉnh hay dám phê phán. Chấp nhận quyển uy và giá trị hiệu lực của truyền thống đã được xác lập tức là cũng dễ dàng chấp nhận cả những sai lẩm và khiếm khuyết của nó. Không có gì quyến rũ hơn là những ý tưởng đã chứng tỏ ít nhiều thành công trong quá khứ. Cũng không có gì lầm lẫn hơn là tưởng chúng sẽ vĩnh viễn có giá trị và bảo đảm những thành công trong tương lai.

Bacon thường tỏ ra “bất kính” trước di sản tư tưởng quá khứ. Điều này có thể hiểu được từ tính cách cứng cỏi của riêng ông, nhưng cũng từ phản ứng quyết liệt trước môi trường sinh hoạt tinh thẩn còn rất độc đoán và mê tín của thời đại ông. Tuy nhiên, nhiều nhận định phê phán của ông vể những tín điểu và những hệ thống tư tưởng đang thống trị lúc bấy giờ vẫn không mất đi tính thời sự. Bacon nhận thấy có ba hệ thống hay ba lể lối tư duy chủ yếu mang đặc trưng của ngẫu tượng này: giáo điểu, duy nghiệm và mê tín.

-    Hệ thống hay lể lối tư duy “giáo điều” thường đến từ trường phái duy lý. Theo Bacon, nhà nguy biện giáo điều ít khi chịu kiểm nghiệm những phán đoán và kết luận của mình bằng thực tại và kinh nghiệm. “Họ thường có kết luận từ trước chứ không chịu tham khảo kinh nghiệm mà lẽ ra phải làm, rồi áp đặt vấn đề theo ý muốn của mình, và khi cần viện dẫn kinh nghiệm thì cố uốn nắn cho phù hợp với sơ đồ có sẵn”. Ông dám nêu đích danh trường hợp điển hình là Aristoteles, một bậc “vạn thế sư biểu” của phương Tầy! May cho nhiều nhà tư tưởng sinh sau ông!

-      Hệ thống hay lể lối tư duy duy nghiệm quá tự tin vào

Text Box: VIỆC ĐẤU TIÊN LÀ PHÀI PHÂN BIỆT GIỮA ĐIẾU MÌNH BIẾT VÀ ĐIỀU MÌNH TIN. CẢI BIẾT CÓ THẾ NÀY SINH TỪ CẢM HỨNG VÀ Sự BỪNG TÌNH NỘI TÂM, NHƯNG NÓ VẪN CHƯA PHẢI LÀ TRI THỨC CHO TÖI KHI ĐƯỢC CHỨNG MINH VÀ KIẾM NGHIỆM CÓ PHƯÔNG PHÁP.
V	J
một số kết quả nghiên cứu thường nghiệm và rồi cũng hấp tấp rút ra những kết luận và những nguyên tắc phổ quát không đủ cơ sở. Ví dụ điển hình đương thời là những kết luận “động trời” của môn giả kim, tiền thân của ngành hoá học ngày nay. Bacon thường kể trường hợp nồi tiếng của William Gilbert (yểtừtính, 1600): sau một số công trình nghiên cứu khá cặn kẽ về các đặc tính của nam châm, Gilbert khái quát hoá vội vàng và liều lĩnh, rằng quỹ đạo của những hành tinh xoay quanh mặt trời có được là nhờ từ tính!

- Sau cùng, những sai lầm từ sự “mê tín” còn phổ biến hơn nữa và cũng là nguy hiểm nhất. Những “sư tổ” trong lĩnh vực này thường trộn lẫn chần lý với thần thoại, kinh nghiệm với hoang tưởng, tri thức với lòng tin. Bacon nêu tên Pythagoras (triết gia và nhà toán học cố Hy Lạp tin vào sức mạnh thần bí của con số) như trường hợp điển hình.

Con nhện, con kiến hay con ong?

Nhìn chung, bốn loại ngẫu tượng mà ta vừa làm quen không chỉ là những chỉ báo về sự yếu đuối và dễ phạm sai lầm của con người nói chung, mà trước hết, nói lên nỗ lực tự phê phán của bản thân Bacon, một tượng đài sừng sững mở đấu thời cận đại. Ý nghĩa then chốt của nỗ lực này là việc nhận ra rằng: tư duy phê phán không phải là cái gì tự nhiên, trái lại, đòi hỏi lao động trí tuệ vừa dũng cảm, vừa kiên trì. Bacon kết luận công cuộc khảo sát của mình về các trở lực này như sau: “Ta không thể nào chia tay được với những sai lẩm và ngẫu tượng này, bởi chúng gắn liền với bản tính tự nhiên và điểu kiện sinh hoạt của chúng ta; vậy, chỉ có sự quan tâm thường xuyên đến chúng mới là điều hệ trọng bậc nhất đế điểu chỉnh nhận thức”.

Tuy chỉ mới là một nhân vật giao thời giữa nến siêu hình *học cổ truyền và nền triết học/khoa học hiện đại, Francis Bacon dành cho hậu thế một lời khuyên đáng giá: không nên làm như con nhện chỉ đơn độc nhả tơ từ những gì có sẵn bên trong chính mình (như các nhà giáo điểu), hay như những con kiến chỉ biết cẩn mẫn thu thập chất liệu (như các nhà duy nghiệm thuần tuý) mà hãy nỗ lực xử lý và tinh chế chất liệu như con ong tạo mật từ trăm hoa.

Suy nghĩ một cách có phê phán, nói một cách mạch lạc, viết một cách rõ ràng, đó là ba phương chầm được nêu ra từ 400 năm trước như những yêu cầu đấu tiên trên con đường lao động trí tuệ để hy vọng có được chút mật ngọt của tư duy.

No comments: