Thursday 7 May 2020

Đọc 1 bài va phân tích


Đêm siêu trăng tháng Mai 2020


Ngộ thân,

Sau khi thức dậy, mình sẽ:

1. đọc kỹ và tìm hiểu vài ý tưởng của đoạn văn sau.
2. Phân tích về ý tưởng
3. Phân tích lập luận
4. Phương pháp trình bày ý tưởng.
5. Có gì hay?

Còn Ngộ, có ý kiến về đề tài này ra sao?

ĐN
Thứ năm, 7.Mai 2020

--

Ngộ ơi,
Sau đây là lời bàn của mình về bài đó!

I. Mình thử đọc kỹ và tìm hiểu vài ý tưởng của đoạn văn ấy.

paradigm shift = Paradigmenwechsel = chuyển đổi mô hình
Tác giả bàn đề tài này! Tại sao cần chuyển đổi tư duy? - Vì bế tắc à?
Tác giả cho rằng cần hiểu tại sao bế tắc!
Thói bầy đàn?
Quan niệm cổ hủ củ xì?
Thành kiến và bó hẹp trong cách nhìn, cách nghĩ, cách giải quyết vấn đề.
Đóng khung!

Open mind!
Innovation! 

Hỏi, hỏi và hỏi!
Question! Không ngừng hỏi!
Stay hungry, stay foolish Tò mò!

 Đâu là những điều mà ta chưa nhìn thấy?


Kết:
Cần có Cách nhìn mới! 

II. Phân tích về ý tưởng

 Tác giả xưa nay vẫn chủ trương về cách suy nghĩ sáng tạo, do đó
bài này vẫn thế. Cho rằng 
- tránh lối mòn
- thói quen cũ/ suy nghĩ hay nhìn sự kiện hạn hẹp, lười suy nghĩ.
- nên có cái nhìn mới!
Đâu là những điều mà ta chưa nhìn thấy?


III. Phân tích lập luận

a. nhập đề: paradigm shift
b. thân bài/ tìm nguyên nhân: 

1. phân tích: cách suy nghĩ, quan niệm cũ mèm! 
2. Đề ra lời giải: 
- thật ra, đơn giản chỉ là thay đổi cách tiếp cận để có thể nhìn thấy những thứ trước đây ta chọn không nhìn thấy, và tin rằng trên đời có nhiều thứ vẫn hiện hữu mà ta chưa nhìn thấy. 
- do đó lời giải đây:

Paradigm shift - thay đổi hệ tư duy, thật ra đơn giản lắm. Ta bắt đầu từ cách question - đặt câu hỏi về những thứ mà ai cũng cho là hiển nhiên phải thế. Tại sao cứ phải như thế? Có cách nào khác, dù chẳng truyền thống chút nào, chẳng theo nguyên tắc chút nào không? What if - nếu xử vầy thì sao? Cái không được, khó lắm của người ta, đó chính là cơ hội của mình.

3. Kết bài: bằng 1 câu hỏi:

What don’t you see? Đâu là những điều mà ta chưa nhìn thấy?

III. Phân tích lập luận

Nhập đề, thân bài, kết luận như tiêu chuẩn viết văn bình thường.
Nêu vấn đề, tìm cách giải quyết bằng phương pháp tìm nguyên nhân!
Nguyên nhân là gì!
Tác giả trình bày rất thẳng, 1 cách trực tiếp với độc giả:

Chìa khoá nè các bạn. We only see what we believe and believe what we see

Sau đó tác giả phân tích nguyên nhân về thói quen cũ kỉ, hạn hẹp và để ra cách giải quyết
vấn đề! 
Cách viết của tác giả gấn liền với người đối thoại!
Viết là viết cho người đọc!
Như ở đây mình viết cho Ngộ vậy! :) 

IV. Phương pháp trình bày ý tưởng.

Tác giả dùng 548 chữ 
Viết direct với người đọc!
Nhập đề, Thân bài- phân tích nguyên nhân của vấn đề và bày cách
giải quyết!, Kết.
Thỉnh thoảng TG phải dùng tiếng anh để dể hiểu, khỏi phải dịch rườm rà!

V. Có gì hay?
Ngộ thấy bài của TG thế nào ?

ĐN 
9. Mai 2020 

--
Bài gốc: 


PARADIGM SHIFT - THAY ĐỔI HỆ TƯ DUY

Người ta nói rất nhiều về chữ paradigm shift, thường thì trong ngữ cảnh bế tắc, khó khăn quá và cần một cái gì đó mới, đột phá, đánh vỡ mọi nguyên tắc và qui luật hiện có. Nhưng tại sao ta lại bế tắc? Hiểu nguyên nhân sâu xa của bế tắc thì may ra ta giải quyết được cái thứ ám ảnh cuộc đời nhân loại này chăng?

Chìa khoá nè các bạn. We only see what we believe and believe what we see - Ta chỉ nhìn thấy những thứ ta tin và chỉ tin những điều ta thấy. Mà ta tin gì và thấy gì ấy nhỉ? Con người, từ lúc sinh ra, đã bị dây vào hệ lụy của một mớ niềm tin sẵn có. Belief - niềm tin của ta bị chi phối bởi những nguyên tắc, những qui định, những giả thiết đương nhiên của gia đình, của môi trường, của xã hội, của hệ tư tưởng do ai đó tự đặt ra. Ủa ai đó đặt ra tại sao ta phải theo? Mà ai đó đặt ra chắc gì đã đúng? Ờ mà nếu có đúng thì có khi chỉ đúng với hoàn cảnh, thời điểm, nguồn lực hồi xửa thôi. Chắc gì trong hoàn cảnh hiện nay còn đúng? Ta như con cừu ấy. Ta cứ lầm lũi đi. Thứ duy nhất ta nhìn thấy là cái mông của con cừu trước. Ta đi. Ta đi. Ta tự giải trí và thoát khỏi cái mông bằng vài cái nguẫy đuôi của con cừu trước. Ta đi. Ta đi. Lầm lũi. Cho đến khi sự bế tắc nó ăn mòn ý chí sống của ta, từng ngày, từng ngày, cho đến khi option duy nhất còn lại trong đời là mong muốn hoá thân thành làn khói lam chiều rồi biến mất....

Ủa ai chơi kỳ vậy? Tự nhiên ai đó tự đặt ra asumptions - giả thiết, đặt ra rules - qui định, và thế là ta trói đời mình trong đó như kẻ tự nguyện được cầm tù. Innovation - thật ra, đơn giản chỉ là thay đổi cách tiếp cận để có thể nhìn thấy những thứ trước đây ta chọn không nhìn thấy, và tin rằng trên đời có nhiều thứ vẫn hiện hữu mà ta chưa nhìn thấy. Không thấy, không có nghĩa là không tồn tại. Nên có nhiều người Việt mình, câu cửa miệng là ‘không được đâu’, ‘khó lắm’, ‘này không làm được’.... Nghĩa là bạn tự mình đóng khung trong những giả thiết và qui định có sẵn, để không thể thấy những điều hiển nhiên đang tồn tại.

Paradigm shift - thay đổi hệ tư duy, thật ra đơn giản lắm. Ta bắt đầu từ cách question - đặt câu hỏi về những thứ mà ai cũng cho là hiển nhiên phải thế. Tại sao cứ phải như thế? Có cách nào khác, dù chẳng truyền thống chút nào, chẳng theo nguyên tắc chút nào không? What if - nếu xử vầy thì sao? Cái không được, khó lắm của người ta, đó chính là cơ hội của mình.

What don’t you see? Đâu là những điều mà ta chưa nhìn thấy?/NPV

No comments: