Friday, 6 May 2016

tuong biet va tanh biet= tam sang choi


Tâm có hai phần:

trich

- Tướng biết là tất cả trạng thái tâm sinh diệt theo đối tượng gồm 121 tâm theo Vi Diệu Pháp hoặc 8 thức theo Duy Thức học. Tướng biết có sinh, hữu, tác, thành.

- Tánh biết là bản chất chói sáng của tâm, biết tất cả tướng biết sinh diệt nhưng tự nó không sinh diệt nên đức Phật gọi là pabhassara citta. Tánh biết không sinh, không hữu, không tác, không thành.

Đa phần hành giả dùng niệm thấy của tướng biết (ý thức phân biệt) để tu, tưởng đó là chánh niệm nhưng thực ra chỉ là niệm của tướng biết nên cũng sinh diệt như bao ý niệm sinh diệt khác. Còn chánh niệm thật sự thuộc tánh biết không sinh diệt nên có thể trọn vẹn nhận ra mọi tướng sinh diệt của tất cả tâm hay bất cứ ý niệm nào.

Tướng biết vốn sinh diệt nên có sinh tâm thì nên không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nào, còn tánh biết bổn lai không sinh diệt nên dù thấy tất cả pháp sinh diệt mà không trụ vào đâu cả. Đó chính là ý nghĩa lời Phật dạy trong Udana:"Này các tỳ kheo, có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành, vì sao vậy, vì nếu không có cái không sinh không hữu, không tác, không thành thì không thể trình bày sự xuất ly khỏi sự sinh hữu tác thành"

vien minh

xem them;

Khái niệm Phật Tánh có thể hình dung từ một số kinh Pali.
Như trong Pabhassara Sutta (AN 1.49-52):
"Chư tăng, chói sáng là tâm này. Và tâm này bị ô nhiễm từ ngoài bám tới. Người không được học chánh pháp không chứng ngộ được rằng tâm này thực sự hiện hữu, đó là lý do tại ta nói với chư tăng rằng -- đối với người không được học chánh pháp, không hề có tăng thượng của tâm." (1)
Hay như trong Tăng Chi Bộ. Itivuttaka: The Group of Twos.
Đức Phật nói: "Chư tăng, có một pháp không hề sanh ra, không hề trở thành, không hề được tạo tác, không hề bị thêu dệt. Nếu không có pháp đó -- bất sanh, bất biến, bất tác, bất nhiễu -- không thể nào đạt đượcsự giải thoát ra khỏi cái sanh ra, cái trở thành, cái được tạo tác, cái bị thêu dệt." (2)
Vấn đề có thể sáng tỏ hơn qua bài viết “Beyond the Gods” của nhà sư Bhikkhu Bodhi đăng trên ấn bản giấy của tạp chí Inquiring Mind, Mùa Thu 2013, số đặc biệt chủ đề “The God Issue,” với nhiều học giả góp bài. Bài này hiện chưa thấy đưa lên mạng tạp chí này (inquiringmind.com).
--
http://thuvienhoasen.org/images/file/xypT9qXF0QgQAHQk/beyond-the-gods-vuot-tren-ca-chu-thien.pdf

tham khao them
cac doan kinh noi ve tanh thay/ tanh biet = tâm sáng chói

V. Phẩm Ðặt Hướng và Trong Sáng


8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại vận chuyển nhẹ nhàng như tâm. Thật không dễ gì, này các Tỷ-kheo, dùng một ví dụ để diễn tả sự vận chuyển nhẹ nhàng của tâm.
9. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.
10. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào.

VI. Phẩm Búng Ngón Tay

1-10 Tâm Ðược Tu Tập

1. - Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập.

2. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều có được tu tập.


 

A.1.10. Das lautere Bewusstsein I (V,9-10)

Lauter, ihr Mönche, ist dieses Bewusstsein; doch es wird verunreinigt von hinzukommenden Befleckungen. (*1)
Lauter, ihr Mönche, ist dieses Bewusstsein; und ist es frei von hinzukommenden Befleckungen.

(*1) 'Lauter' (pabhassara), wtl: leuchtend; K: hell, rein. -
'Der Geist' (citta), im K mit 'Unterbewusstsein' (bhavanga-citta) erklärt. -
'Durch hinzukommende' (āgantukehi); K: d.h. nicht durch (mit dem Unterbewusstsein) zusammen entstandene, sondern erst später im Impuls-Stadium (des Wahrnehmungsprozesses; javana, aufsteigende 'Befleckungen' (upakkilesehi), wie Gier usw.
Der vorhergehende Text 9 vom "schnellen Wandel des Bewusstseins" macht es klar, dass mit dem "lauteren Geist" nicht etwa ein "ewiger, lauterer Seelengrund" gemeint ist.

--
 http://palikanon.com/angutt/a01_001-010.html#a_i10


Aṅguttara Nikāya, 1. Buch

VI. Kapitel 6. Accharāsaṅghāta Vagga - (Pali)

A.I.11. Das lautere Bewußtsein II (VI,1-2)

Lauter, ihr Mönche, ist dieses Bewußtsein; doch es wird [zuweilen] verunreinigt von hinzukommenden Befleckungen. Doch der unkundige Weltling (*1) versteht dies nicht der Wirklichkeit gemäß. (*2) Darum, sage ich, gibt es für den unkundigen Weltling keine Entfaltung des Geistes. (*3)
Lauter, ihr Mönche, ist dieses Bewußtsein; und [zuweilen] ist es frei von hinzukommenden Befleckungen. Der kundige, edle Jünger aber versteht dies der Wirklichkeit gemäß. Darum, sage ich, gibt es für den kundigen, edlen Jünger eine Entfaltung des Geistes. (*4)

(*1) puthujjana; wtl: Mensch der Menge, gewöhnlicher Mensch. Als solcher gilt, wer noch keine der vier Heiligkeitsstufen (Stromeintritt usw.) erreicht hat, sei er Mönch oder Laie.
(*2) K: Er weiß nicht, daß das Unterbewußtsein in dieser Weise von den hinzukommenden Befleckungen verunreinigt oder auch frei sein kann.
(*3) Citta-bhāvanā natthi. K: Er hat keine Festigkeit des Geistes (citta-tthiti), kein (analytisches Erfassen des Geistes (citta-pariggaha). -
SubK: Er hat nicht die Entfaltung des Hellblicks (vipassanā-bhāvanā), die als das Erfassen des Geistes bezeichnet wird. Diese hat als Grundlage die Festigkeit des Geistes, erzielt durch gute Konzentration auf ein einziges Objekt, und sie vollzieht sich dann als das (analytische) Erfassen des Bewußtseins, seiner Begleitfaktoren (cetasika) und des die Grundlage dafür bildenden Objekts.
(*4) K: In dieser Sutte (Lehrtext) wird der erstarkte Hellblick (balava-vipassanā) behandelt; Subk. »weil nämlich nur solche starke Geistesentfaltung jene wirklichkeitsgemäße Erkenntnis des Geistes vollziehen kann.«
Vgl. hierzu die in der Hellblicksübung vollzogene Unterscheidung zwischen dem Gewahrwerden eines Gegenstandes und der auf ihn bezogenen ('hinzukommenden') Gier oder Abneigung; s. Nyanaponika, Der einzige Weg (Christiani, Konstanz). Text 53, 54 u. Anm.
--
http://palikanon.com/angutt/a01_011-033.html#a_i11
--
CHƯƠNG VIII
PHẨM PÀTALIGÀMIYA

(I) (Ud 80)

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang
thuyết giảng pháp thoại liên tưởng đến Niết-bàn cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho
hoan hỷ. Các Tỷ-kheo ấy chú tâm, tác ý, dồn tất cả tâm tư lắng nghe pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
- Này các Tỷ-kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không
có Hư không vô biên, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi
tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ-
kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an
trú, không có chuyện vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khổ đau.

(II) (Ud 81)

(Như kinh trên (I), chỉ khác lời cảm hứng)
1. Khó thấy là vô ngã,
Không dễ thấy, sự thật,
Với bậc có hiểu biết,
Khéo xâm nhập được ái,
Với vị ấy thấy rõ,
Ðâu còn có vật gì.
(III) (Ud 82)

(Như kinh trên, chỉ khác lời cảm hứng)
- Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo,
nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình
bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không
hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi
.

(IV) (Ud 83)

(Như các kinh trước, chỉ khác lời cảm hứng).
- Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có
dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi;
không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời
sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn tận khổ đau.

No comments: