Wednesday 29 December 2021

Đêm Giáng Sinh 24.12.2021




 

 

Gởi Ngộ, người bạn cố tri

Đêm Noel điếu Petit Dominican
Bên cành thông xanh tươi tuyệt đẹp
Ly rượu nho Trollinger
*
Giáng Sinh yên tĩnh thật là
Nghe chuông, nến sáng khề khà đêm xa!
 
Tặng MIT, người vĩnh cửu
 
DN
 
 
Hi các bạn,
 
Xin gởi 1 bài thời sự của Prof. Tuấn/Sydney/FB về đề tài VIỆT-Á (1)
mới chuyển ngữ xong.
 
ĐN
24.12.2021 
21:07:02 
 

 


Nguyễn Tuấn

 

Một hư hỏng về thiết chế khoa học

 

 

Báo chí của Nhà nước đang và sẽ còn bận rộn khai thác những tình tiết chung quanh "Câu chuyện Việt Á", nhưng đó chỉ là một trong hàng ngàn hay hàng vạn trường hợp đã và đang xảy ra. Nếu chỉ xoáy vào Việt Á thì e rằng chỉ thấy cây mà không thấy cả khu rừng đã bị hư lâu rồi. Hư về tính minh bạch, về y đức, và thiết chế khoa học. Phải trồng lại rừng thôi. 

 

 

 

 

Câu chuyện Việt Á làm chúng ta sốc là phải. Sốc vì con số quá lớn (hơn 4000 tỉ đồng). Sốc vì con số "lại quả" (mà phải mất một thời gian tôi mới hiểu nghĩa thật của chữ này) tại một tỉnh nghèo. Sốc vì sự yếu ớt về khoa học tính đằng sau một sản phẩm. Sốc vì sự dễ dãi của thiết chế khoa học cấp quốc gia. Sốc vì hậu quả của nó có thể gây tác hại cho hàng triệu người. 

 

 

 

 

Một dạng 'institutional corruption'

 

Khi sự việc xảy ra, báo chí và công chúng thường chỉ tay về cá nhân đương sự, và điều này cũng dễ hiểu. Nhưng đương sự chỉ là 'sản phẩm' của một hệ thống mà thôi. Nếu kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh với các đơn vị thuộc Nhà nước thì chắc tất cả đều là Việt Á cả.

Vấn đề lớn hơn là lỗi của hệ thống, của thiết chế (institution). Chỉ trích cá nhân của Việt Á có thể đem lại sự hả hê cho vài người, nhưng không giải quyết được vấn đề lớn hơn là lỗi của thiết chế.

 

 

Công bằng mà nói tham nhũng ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính thiết chế, hay 'institutional corruption'. Tham nhũng thiết chế được biểu hiện qua chiến lược gây ảnh hưởng nhằm làm suy giảm năng lực của một thiết chế, và làm xói mòn niềm tin của công chúng vào thiết chế đó. Câu chuyện Việt Á rất phù hợp với định nghĩa này, vì nó làm cho công chúng mất niềm tin vào thiết chế khoa học Việt Nam. 

 

 

 

Làm sao một thiết chế khoa học nghiêm chỉnh có thể chấp thuận cho lưu hành một sản phẩm [1] có ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người? Làm sao một thiết chế khoa học cấp quốc gia mà không hiểu tiếng Anh của Tổ chức Y tế Thế giới? Thiết chế đó có vấn đề.

 

Kém minh bạch 

 

 

Một trong những vấn đề của cái thiết chế đó là tính minh bạch. Tính minh bạch là tiêu chuẩn số 1 của khoa học. Chúng ta đã thấy quá trình nghiên cứu, xét duyệt và phê chuẩn vaccine chống Covid ra sao. Họ làm nghiên cứu từ lúc nào, công bố ở đâu, và hội đồng xét duyệt gồm những ai. Có cả biên bản thảo luận trong cuộc họp xét duyệt. Sự minh bạch như thế làm cho công chúng tin vào khoa học. 

 

 

 

Nhưng ở Việt Nam, công chúng không biết hội đồng khoa học đã thông qua bộ kit của Việt Á gồm những ai và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của họ ra sao.

 

Người ta chỉ nói "Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia". Người ta không cho biết qui trình xét duyệt của Hội đồng là gì, và cũng không công bố biên bản họp. Quan trọng hơn là không có một dữ liệu khoa học nào được công bố để công chúng và giới khoa học có thể thẩm định độ chính xác và độ tin cậy của phương pháp xét nghiệm!

 

 

Sự thiếu minh bạch như thế làm cho công chúng mất niềm tin vào thiết chế khoa học Việt Nam.

 

 

Tôi tự hỏi tại sao Việt Nam không tận dụng các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài? Ở Úc này, mỗi khi xét duyệt một sản phẩm y tế nào người ta đều mời các chuyên gia nước ngoài tham gia bàn luận hay xin ý kiến của các chuyên gia nước ngoài. Ý tưởng là các chuyên gia nước ngoài thường cho ý kiến độc lập so với các đồng nghiệp trong nước Úc.

 

 

Việt Nam hay nói đến việc thu hút giới khoa học nước ngoài, nhưng họ chỉ nói cho có nói, chớ trong thực tế thì không làm như họ nói.

 

"Lại quả"

 

Tình trạng kém minh bạch trong khoa học mở cánh cửa cho nhiều tiêu cực, và một trong những tiêu cực đó là 'lợi quả'. Có thể nói rằng lợi quả ở Việt Nam gần như là một nét văn hoá trong khoa học và kinh doanh. Nó là một 'luật chơi' mà ai muốn làm cho được việc cũng phải tham gia. Theo thời gian nó trở thành hệ thống hoá. Chính sự hệ thống hoá này làm suy giảm năng lực của thiết chế và làm cho đất nước nghèo hơn. 

 

 

Ai cũng biết ở Việt Nam lại quả là một 'luật' trong việc mua thiết bị khoa học đến thuốc men. Có người vui miệng nói là 'luật giang hồ'. Mua cái gì cũng phải lại quả, chỉ khác biệt là ít hay nhiều, hoặc gián tiếp hay trực tiếp mà thôi. Đây chính là một trong những lí do tại sao thiết bị y tế và thuốc men ở Việt Nam có khi mắc hơn ở nước ngoài. Sự việc này đã diễn ra mấy mươi năm nay rồi, chớ chẳng phải mới. Ấy thế mà cho đến nay cái thiết chế đó vẫn chưa thấy có gì thay đổi tích cực.

 

Có người nói sẽ không thay đổi được vì vấn đề xuất phát từ thể chế. Có thể như thế, nhưng tôi thấy nó tuỳ thuộc vào lãnh đạo.

 

Câu chuyện chung quanh 'đấu thầu' liên quan đến các công ti công nghệ sinh học làm tôi nhớ đến Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Nhiều năm trước khi bắt đầu thiết lập labo nghiên cứu cơ và xương ở TDTU, chúng tôi phải mua máy móc, thiết bị từ các công ti. Hầu như liên lạc với công ti nào người ta đều nói đến hoa hồng với những con số cụ thể.

 

 

Nhưng chúng tôi nói rằng ở đâu thì không biết, còn ở đây (TDTU này) thì không có chuyện đó. Đó là chánh sách của Đại học mà chúng tôi rất hài lòng. Một đại diện công ti nói rằng anh ấy đã kinh doanh 25 năm ở VN nhưng chưa thấy nơi nào như TDTU!

 

Nếu TDTU làm được thì tại sao những nơi khác không làm được? Có thể người ta không muốn làm?

 

Câu chuyện Việt Á là một minh chứng cho thấy quan điểm 'bôi trơn' của lí thuyết gia Samuel Huntington sai.

 

Trong một bài luận trước đây, Giáo sư Huntington lí giải rằng ở các nước kém phát triển, việc bỏ ra một ít tiền để 'bôi trơn' và lách hệ thống hành chánh cồng kềnh để đạt mục tiêu có thể giúp cho guồng máy kinh tế vận hành và phát triển. Nhưng ở Việt Nam, chúng ta thấy quan điểm này của ông Huntington sai.

 

 

 

Y đức

 

Câu chuyện Việt Á còn nói lên vấn đề y đức ở Việt Nam. Nhiều năm trước, y đức là một vấn đề nhức nhối trong ngành y, qua hàng ngàn câu chuyện bệnh nhân đút lót cho nhân viên y tế để được ưu tiên. Thời đó, số tiền 'bôi trơn' chẳng là bao, nhưng đã làm tha hoá rất nhiều người.

 

 

 

Nhưng ngày nay, y đức ở Việt Nam có một chiều kích khác, lớn hơn và nghiêm trọng hơn. Nó không chỉ là vài triệu đồng bôi trơn, mà là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Nó không phải chỉ liên quan đến vài nhân viên y tế nghèo khó, mà dính dáng đến những người trong vị trí lãnh đạo và giàu có, những người trong giới tinh hoa của xã hội. Nó không chỉ liên quan đến một vài bệnh nhân như thời xưa, mà hàng trăm triệu người trong cộng đồng.

 

 

Một trong những qui ước của y đức Việt Nam đọc rất hay

"Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh." nhưng trong thực tế thì đó chỉ là một uyển ngữ.

 

 

 

Chúng ta thấy ngay cả được phép của các Bộ chuyên trách mà vẫn sai lầm. Sai lầm từ thiết chế.

 

 

Thành ra, nếu chỉ xoáy vào một công ti hay một nhóm thì chẳng khác gì chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Vấn đề là khu rừng bị cháy, thì chữa cháy một cái cây đâu có giải quyết được gì. Phải trồng lại khu rừng thôi.

 

_______

[1] Tháng 3/2020, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đã thông qua kết quả nghiên cứu chế tạo và kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kít Real - time RT - PCR one step (test Covid).

 

Nguyễn Tuấn

 

 

Ein Versagen der wissenschaftlichen Einrichtung

 

Die staatliche Presse ist und wird weiterhin damit beschäftigt sein, die Details rund um die "Viet Á Story" zu verwerten, aber das ist nur einer von Tausenden oder Zehntausenden von Fällen, die passiert sind und passieren. Wenn wir uns nur auf Viet A konzentrieren, können wir leider nur die Bäume sehen, aber nicht den ganzen Wald, der schon lange geschädigt ist. Schlecht in Bezug auf Transparenz, medizinische Ethik und wissenschaftliche Einrichtungen. Der Wald muss neu bepflanzt werden.

 

Die Geschichte von Việt Á hat uns schockiert. Schockiert, weil die Zahl zu groß ist (mehr als 4000 Milliarden VND). Schockiert über die Anzahl der "Kickbacks" (die eine Weile brauchten, bis ich die wahre Bedeutung des Wortes verstanden hatte) in einer armen Provinz. Schockiert von der schwachen Wissenschaft hinter einem Produkt. Schockiert über die Freizügigkeit der nationalen wissenschaftlichen Einrichtung. Schock, da seine Folgen Millionen von Menschen schaden können.

 

Eine Form der „institutionellen Korruption“

 

Als sich der Vorfall ereignete, zeigten Presse und Öffentlichkeit oft mit dem Finger auf die Betroffenen, und das ist verständlich. Aber die Prozesspartei ist nur ein „Produkt“ eines Systems. Wenn wir alle Geschäftsbetriebe mit staatlichen Einheiten überprüfen, handelt es sich alle um Vietnam.

Das größere Problem ist die Schuld des Systems, der Institution. Persönliche Kritik an Viet A mag manchen düster machen, löst aber nicht das größere Problem der institutionellen Fehler.

 

Es ist fair zu sagen, dass Korruption in Vietnam ein institutionelles Phänomen oder „institutionelle Korruption“ ist. Institutionelle Korruption manifestiert sich durch Einflussstrategien, die darauf abzielen, die Leistungsfähigkeit einer Institution zu untergraben und das Vertrauen der Öffentlichkeit in diese Institution zu untergraben. Die Viet-A-Geschichte passt sehr gut zu dieser Definition, denn sie lässt die Öffentlichkeit das Vertrauen in die vietnamesische Wissenschaftsinstitution verlieren.

 

Wie kann eine seriöse wissenschaftliche Institution ein Produkt zulassen [1], das Hunderte Millionen Menschen betrifft? Wie kann eine nationale wissenschaftliche Einrichtung das Englisch der Weltgesundheitsorganisation nicht verstehen? Dieses System hat ein Problem.

 

 

Weniger Transparenz

 

Eines der Probleme dieser Institution ist die Transparenz. Transparenz ist der Standard Nr. 1 der Wissenschaft. Wir haben gesehen, wie der Forschungs-, Überprüfungs- und Zulassungsprozess eines Impfstoffs gegen Covid abläuft. Wann haben sie die Forschung durchgeführt, wo haben sie sie veröffentlicht und aus wem bestanden die Gutachterausschüsse? Es gibt auch Protokolle der Diskussion in der Überprüfungssitzung. Diese Transparenz lässt die Öffentlichkeit an die Wissenschaft glauben.

 

Aber in Vietnam weiß die Öffentlichkeit nicht, wer vom wissenschaftlichen Rat das Viet-A-Kit genehmigt hat und wie ihre wissenschaftlichen Forschungserfahrungen sind.

 

Die Leute sagen nur "Nationaler Rat für Wissenschaft und Technologie". Der Überprüfungsprozess des Boards ist nicht bekannt, und das Sitzungsprotokoll wird nicht veröffentlicht. Noch wichtiger ist, dass keine wissenschaftlichen Daten veröffentlicht wurden, damit die Öffentlichkeit und die wissenschaftliche Gemeinschaft die Genauigkeit und Zuverlässigkeit der Testmethode beurteilen können!

 

Diese mangelnde Transparenz führt dazu, dass die Öffentlichkeit das Vertrauen in die vietnamesische Wissenschaftsinstitution verliert.

 

Ich frage mich, warum Vietnam vietnamesische Experten im Ausland nicht ausnutzt? In Australien werden bei jeder Begutachtung eines Medizinprodukts ausländische Experten eingeladen, an der Diskussion teilzunehmen oder ausländische Experten zu konsultieren. Die Idee ist, dass ausländische Experten ihre Meinungen oft unabhängig von ihren australischen Kollegen abgeben.

 

Vietnam spricht oft davon, ausländische Wissenschaftler anzuziehen, aber sie sagen es nur, aber in Wirklichkeit tun sie nicht, was sie sagen.

 

"Lại quả"

 

Der Mangel an Transparenz in der Wissenschaft öffnet die Tür zu vielen Negativen, und einer davon ist der „Nutzen“. Man kann sagen, dass Profit in Vietnam fast ein kulturelles Merkmal in Wissenschaft und Wirtschaft ist. Es ist eine „Spielregel“, dass jeder, der etwas erreichen will, auch mitmachen muss. Im Laufe der Zeit wurde es systematisiert. Es ist diese Systematisierung, die die Kapazitäten der Institutionen verringert und das Land ärmer macht.

 

Jeder weiß, dass es in Vietnam ein "Gesetz" ist, wissenschaftliche Geräte für die Medizin zu kaufen. Manche Leute sagen, es sei „das Gesetz der Zigeuner“. Auch der Kauf muss Früchte tragen, nur der Unterschied ist mehr oder weniger, direkt oder indirekt. Dies ist einer der Gründe, warum medizinische Geräte und Medikamente in Vietnam manchmal teurer sind als im Ausland. Das geht schon seit Jahrzehnten, es ist nicht neu. Bisher hat diese Institution jedoch keine positiven Veränderungen erfahren.

 

Manche sagen, es wird sich nicht ändern, weil das Problem von der Institution kommt. Vielleicht so, aber ich denke, es liegt an der Führung.

 

Die Geschichte rund um die „Gebote“ im Zusammenhang mit Biotech-Unternehmen erinnert mich an die Ton Duc Thang University (TDTU). Jahre bevor wir mit dem Aufbau eines Muskel- und Knochenforschungslabors am TDTU begannen, mussten wir Maschinen und Geräte von Unternehmen kaufen. Fast jeder Firmenkontakt wird über Provisionen mit bestimmten Nummern sprechen.

 

Aber wir haben gesagt, dass wir nicht wissen, wo, und hier (dieser TDTU) ist das nicht der Fall. Es ist die Politik der Universität, mit der wir sehr zufrieden sind. Ein Firmenvertreter sagte, er sei seit 25 Jahren in Vietnam tätig, habe aber noch nie einen Ort wie TDTU gesehen!

 

Wenn TDTU es kann, warum können es andere Orte nicht? Vielleicht wollen die Leute das nicht?

 

Die Geschichte von Viet A ist ein Beweis dafür, dass die Theorie der 'Schmierung' des Theoretikers Samuel Huntington falsch ist.

 

In einem früheren Aufsatz erklärte Professor Huntington, dass in weniger entwickelten Ländern der wirtschaftliche Motor, der Betrieb und die Entwicklung unterstützt werden können, wenn man ein wenig Geld ausgibt, um das schwerfällige Verwaltungssystem zu „schmieren“ und das umständliche Verwaltungssystem zu umgehen, um Ziele zu erreichen. Aber in Vietnam finden wir diese Ansicht von Herrn Huntington falsch.

 

Medizinische Ethik

 

Die Geschichte von Viet A spricht auch das Thema Medizinethik in Vietnam an. Vor Jahren war die medizinische Ethik ein heikles Thema in der Medizinbranche, mit Tausenden von Geschichten von Patienten, die Mitarbeiter im Gesundheitswesen bestachen, um Priorität zu bekommen. Damals war die Menge an "Schmierung" nicht viel, aber es entfremdete viele Leute.

 

Aber heute hat die medizinische Ethik in Vietnam eine andere Dimension, größer und ernster. Es sind nicht nur ein paar Millionen Dong Gleitmittel, sondern Hunderte, sogar Tausende von Milliarden Dong. Es betrifft nicht nur einige wenige arme Gesundheitspersonal, sondern diejenigen in Macht- und Wohlstandspositionen, die in den Eliten der Gesellschaft sind. Es betrifft nicht nur einige wenige Patienten wie in alten Zeiten, sondern Hunderte Millionen Menschen in der Gemeinschaft.

 

Eine der Konventionen der vietnamesischen Medizinethik liest sich sehr gut

"Respektieren Sie das Gesetz und halten Sie sich strikt an die Berufsvorschriften. Verwenden Sie Patienten nicht als Experimente für diagnostische Methoden, Behandlungen und wissenschaftliche Forschung ohne die Erlaubnis des Gesundheitsministeriums und die Zustimmung des Gesundheitsministeriums. vom Patienten erhalten." aber in Wirklichkeit ist es nur ein Euphemismus.

 

Wir sehen, dass wir auch mit Erlaubnis der Fachministerien immer noch Fehler machen. Fehler von der Institution.

 

Wenn Sie sich also nur auf ein Unternehmen oder eine Gruppe konzentrieren, sehen Sie einen Baum, aber keinen Wald. Das Problem ist, dass der Wald brennt, so dass die Bekämpfung eines Baumbrandes nichts bringt. Der Wald muss neu bepflanzt werden.

 

_______

[1] Im März 2020 genehmigte der National Council of Science and Technology die Forschungs- und Herstellungsergebnisse und empfahl dem Gesundheitsministerium, die Verwendung des Real-time RT-PCR-One-Step-Kits (Testen von Covid-19) zu lizenzieren. ) .

 

 

Thursday 9 December 2021

Nikkei Covid-19 Recovery Index 30.11.2021/ Vĩnh biệt nhạc sĩ Phú Quang


 

 

Châu Á tăng trong Chỉ số phục hồi COVID nhưng biến thể omicron làm mờ đi triển vọng (1)

Hi các bạn,
 
1/ Theo Nikkei Index 30.11.2021 mới thì Vietnam trong thang điểm lại bị tụt.(2)
118/122
lý do: ca nhiễm tăng nhiều.
chưa có các chuyến bay quốc tế rộng rãi.
 
2/ Tình hình sẽ đổi thôi, vì:
 
Vietnam đã và đang ráo riết tiêm phòng! (trên 133 triệu liều vaccine đã được tiêm)
 
a/ Từ 15/12/2021 khách đến VN sẽ không bị cách li ở Khách sạn như trước.
Mà chỉ phải tự mình cách li.
 
b/ Nối các chuyến bay đi về với quốc tế từ 15.12.2021.
 
c/ Tết, bà con có thể về ăn tết. Giá vé sẽ bình thường chứ không mắc như trước.(TIN VUI!)
 
DN 
 

Asia rises in COVID Recovery Index as omicron variant fogs outlook

 

GRACE LI, Nikkei staff writer

December 6, 2021 16:40 JST

 

 

 

 

TOKYO -- Most Asian economies moved up in the latest edition of the Nikkei COVID-19 Recovery Index thanks to declining infection numbers. The emergence of the omicron variant of the virus, however, has thrown the outlook into doubt.

Taiwan and China lead the region at No. 4 and No. 6 overall, as both stick to zero-COVID strategies. Japan, ranked seventh, managed to maintain its position within the top 10 for a second straight month. But Japan, which has detected at least two omicron cases in travelers, has moved swiftly to tighten border restrictions again.

 

The index assesses countries and regions on infection management, vaccine rollouts and social mobility.

 

The higher the ranking, the closer a place is to recovery, characterized by fewer infections, higher inoculation rates and less-strict social distancing measures.

Earlier this year, daily infections in Asia accounted for almost two-thirds of the world total. But since mid-October, the region's case count has been gradually decreasing even as the global tally rises anew. Nonetheless, experts warn of a fresh wave of infections with the upcoming holiday season and Northern Hemisphere winter.

 

"As long as transmission continues, the virus can continue to mutate as the emergence of omicron demonstrates, reminding us of the need to stay vigilant," said Takeshi Kasai, the World Health Organization's region director for the Western Pacific, at a virtual press briefing on Friday.

 

Kasai advocated a mix of responses to omicron and the persistent pandemic: greater vaccine coverage, supplemented by border controls as well as measures such as mask-wearing and keeping physical distance. "With a sustainable approach to protective measures, calibrated to each context, we can avoid swinging back and forth between opening up and going back into strict lockdowns," he said.

 

Omicron continues to show up around the globe after it was first detected in South Africa. The highly mutated strain has raised fears that it could evade vaccines and natural antibodies, though that remains uncertain. Asia-Pacific locations that have spotted it include Japan, Hong Kong, Australia and Malaysia. Thailand joined the list on Monday.

India, which has also found omicron cases, appears to be particularly vulnerable: Although it rose 11 places in the latest ranking to 11th overall, less than 35% of its population is fully inoculated.

 

South Korea suffered a big drop, sliding 19 places to 37th. The country is grappling with record cases and deaths after it loosened social distancing rules under its "living with the coronavirus" policy last month. Meanwhile, it has confirmed a total of 24 omicron cases so far, as of midday on Monday.

 

 

Vietnam fell 23 places in the ranking to fourth from the bottom, as its daily count of new COVID-19 cases hit a record high last week. Though no omicron cases have been reported there yet, the Southeast Asian country has suspended flights from seven African countries and stopped issuing visas for travelers from those countries.

 

 

In contrast, the Philippines jumped 46 spots to 57th, mainly thanks to a significant increase in its infection management scores. But while the country's infection numbers have dropped from the September peak, its short-term case fatality rate stands at over 9% -- the second highest in the world, according to Our World in Data.

Elsewhere, European countries ranked low as they bear the brunt of the latest wave. Germany placed 105th, followed by the Netherlands and Switzerland at 107th and Belgium at 115th.

 

Châu Á tăng trong Chỉ số phục hồi COVID khi biến thể omicron mờ đi triển vọng

 

GRACE LI, biên tập viên Nikkei

Ngày 6 tháng 12 năm 2021 16:40 JST

 

TOKYO - Hầu hết các nền kinh tế châu Á đã đi lên trong phiên bản mới nhất của Chỉ số phục hồi Nikkei COVID-19 nhờ số lượng nhiễm trùng giảm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể omicron của virus đã khiến triển vọng của họ bị nghi ngờ.

Đài Loan và Trung Quốc dẫn đầu khu vực ở vị trí thứ 4 và 6 về tổng thể, vì cả hai đều tuân theo chiến lược KHÔNG COVID. Nhật Bản, xếp thứ bảy, đã cố gắng duy trì vị trí của mình trong top 10 trong tháng thứ hai liên tiếp. Nhưng Nhật Bản, quốc gia đã phát hiện ít nhất hai trường hợp omicron ở du khách, đã nhanh chóng thắt chặt các hạn chế biên giới một lần nữa.

Các chỉ số đánh giá quốc gia và khu vực về quản lý nhiễm trùng, rollouts vắc-xin và tính di động xã hội.

 

Xếp hạng càng cao thì nơi đó càng gần với khả năng phục hồi, được đặc trưng bởi ít nhiễm trùng hơn, tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và các biện pháp ngăn cách xã hội ít nghiêm ngặt hơn.

Đầu năm nay, các ca lây nhiễm hàng ngày ở châu Á chiếm gần 2/3 tổng số ca lây nhiễm trên thế giới. Nhưng kể từ giữa tháng 10, số trường hợp trong khu vực đã giảm dần ngay cả khi tổng số toàn cầu tăng lên một lần nữa. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm mới trong kỳ nghỉ lễ sắp tới và mùa đông Bắc bán cầu.

 

Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết: “Chừng nào còn tiếp tục lây truyền, virus có thể tiếp tục đột biến khi sự xuất hiện của omicron, nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải cảnh giác”. vào thứ Sáu.

Kasai ủng hộ sự kết hợp của các phản ứng đối với omicron và đại dịch dai dẳng: phạm vi bao phủ vắc xin lớn hơn, được bổ sung bởi các biện pháp kiểm soát biên giới cũng như các biện pháp như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách vật lý. Ông nói: “Với cách tiếp cận bền vững đối với các biện pháp bảo vệ, được điều chỉnh phù hợp với từng bối cảnh, chúng tôi có thể tránh được việc xoay chuyển qua lại giữa việc mở cửa và quay trở lại các khu vực khóa chặt chẽ.

Omicron tiếp tục xuất hiện trên toàn cầu sau khi nó được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi. Chủng đột biến cao đã làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể trốn tránh vắc-xin và kháng thể tự nhiên, mặc dù điều đó vẫn chưa chắc chắn. Các địa điểm châu Á - Thái Bình Dương đã phát hiện ra Omicron bao gồm Nhật Bản, Hồng Kông, Úc và Malaysia. Thái Lan đã tham gia danh sách vào thứ Hai.

Ấn Độ, quốc gia cũng đã tìm thấy các trường hợp omicron, dường như đặc biệt dễ bị tổn thương: Mặc dù đã tăng 11 bậc trong bảng xếp hạng mới nhất lên vị trí thứ 11, nhưng chưa đến 35% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

 

Hàn Quốc bị tụt hạng mạnh, trượt 19 bậc xuống vị trí thứ 37. Đất nước này đang phải vật lộn với những ca bệnh và ca tử vong kỷ lục sau khi nới lỏng các quy tắc giãn cách xã hội theo chính sách "sống chung với coronavirus" vào tháng trước. Trong khi đó, Hàn quốc đã xác nhận tổng cộng 24 trường hợp omicron cho đến nay, tính đến giữa ngày thứ Hai.

 

Việt Nam tụt 23 bậc trong bảng xếp hạng xuống vị trí thứ tư trên hạn chót, khi số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước. Mặc dù không có trường hợp omicron nào được báo cáo ở đó, quốc gia Đông Nam Á này đã đình chỉ các chuyến bay từ bảy quốc gia châu Phi và ngừng cấp thị thực cho du khách từ các quốc gia đó.

 

Ngược lại, Philippines tăng 46 bậc lên vị trí thứ 57, chủ yếu nhờ điểm số quản lý nhiễm khuẩn của nước này tăng đáng kể. Nhưng trong khi số ca nhiễm bệnh của nước này đã giảm so với mức đỉnh của tháng 9, tỷ lệ tử vong trong trường hợp ngắn hạn của nước này vẫn ở mức hơn 9% - cao thứ hai trên thế giới, theo Our World in Data.

Ở những nơi khác, các quốc gia châu Âu được xếp hạng thấp khi họ phải chịu gánh nặng của làn sóng mới nhất. Đức đứng thứ 105, tiếp theo là Hà Lan và Thụy Sĩ ở vị trí 107 và Bỉ ở vị trí 115.

 

 
2.
 

 
 

 

Thursday 2 December 2021

Lụt, Mít, Nha Trang, Thu Bồn.. bàn về thơ

 

 

 

Vẫn có em bên đời/ Giang Trang

 

Hôm nay, cầm cái bresel mua ở tiệm bánh mì Bosch gần nhà.

Vừa đi vừa cắn bresel, còn Mít đang co ro trong cái lạnh hôm nay.

Các cây Linde vẫn còn các lá vàng chưa vội rời cành.

Trời lạnh, nhưng có Mit cùng đi dạo, thì lòng anh ta vẫn ấm.

...

Hôm nay, Nha Trang có những nơi gần sông Cái bị lụt, nước mênh mông.

Nghĩ về lụt miền trung, càng thương Mit..

..

Đã thử chuyển ngữ qua tiếng Đức 1 bài bàn về Thơ

trên báo VN.

DN

2.12.2021

 

cuoituan.tuoitre.vn

 

Thơ không có chỗ cho sự lười biếng

VŨ THÁI HÀ

 

 

TTCT - Nếu có một chỗ nào đó mà người viết phải đặt dụng ý vào từng con chữ thì chỗ đó chính là thơ. Không được như thế thì thơ đã đánh mất chính nó.

 

Cái gì tồn tại cũng có lý do của nó; và thơ cũng vậy. Mặc kệ khen chê và cả những câu hỏi lắm khi sỗ sàng kiểu “Thơ có mài ra mà ăn được không?!”, thơ cứ ra đời và tồn tại, dù khi khoan khi nhặt, khi nhiều khi ít. Thơ tồn tại bởi người ta vẫn làm thơ và đọc thơ, như một lẽ thường.

 

Khởi đầu là thơ; lời ấy chắc không ngoa. Thủa hồng hoang, khi chưa có giấy bút hay mực in, để lan tỏa một thông điệp, chia sẻ với nhau một câu chuyện, thơ là lựa chọn tự nhiên và tốt nhất cho sự toàn vẹn của nội dung ban đầu khi truyền miệng: vần điệu và nhạc tính giúp thơ bảo toàn nguyên trạng và nhờ thế tránh được chuyện tam sao thất bản.

 

Sử thi của các dân tộc là những minh chứng rõ ràng, khi chúng đi xuyên qua hàng nghìn năm để đến và kể cho chúng ta câu chuyện gần như nguyên vẹn.

 

Cũng là một lẽ tự nhiên khác, từ ngữ trong thơ phải hàm súc và gợi nhớ, bởi nếu không thì người ta sẽ rất dễ quên và nhầm lẫn. 

 

Văn xuôi còn có chỗ cho sự lười biếng, có những câu, những chữ, những đoạn không mang một công năng gì ghê gớm, mà chỉ là một trạm dừng chân nghỉ mệt của người viết; nhưng thơ thì không.

Mọi từ ngữ trong thơ đều phải được chắt lọc và được lựa chọn kỹ càng để nếu không làm nên vần điệu hay cấu thành nên nhạc tính, nó cũng phải gợi nhớ đến nội dung, mà đúng ra là bất cứ từ ngữ nào trong thơ cũng phải làm được tất cả những điều đó cùng một lúc.

Khởi đầu của thơ là vần điệu và nhạc tính, sau cái khởi đầu ấy là khả năng tác động trực tiếp đến tình cảm và suy nghĩ của người đọc.

Người làm thơ càng chắt lọc bao nhiêu, người đọc thơ càng rung động bấy nhiêu.


Đứng trước thơ mà người đọc không rung động thì hoặc là người ta chưa đọc hoặc nó chưa là thơ; ngoài ra không có khả năng nào khác!

Thế giới sống ngày càng trở nên bất định trong nhận thức của con người, trong đó mọi thứ đều liên đới đến nhau và cái gì cũng có thể xảy ra; khi mà con người vừa mới định vạch ra cho thế giới một con đường thì cũng là lúc họ nhận ra rằng chẳng có con đường nào cho thế giới mà họ đang sống, bởi họ chẳng có thể dự báo được gì. 

 

Thế giới tất định đã lùi dần về quá khứ như một giả định chưa kịp kiểm chứng. Nhận thức của con người về thế giới đã thay đổi. Đấy là lúc mọi thứ đều bị đem ra truy vấn như một cách để tìm lại, để khám phá lại bản chất của sự vật.

Cái vốn dĩ được nhận thức như thế này thì giờ đây bị lật lên để xem có thể là như thế kia được không.

 

Và thơ cũng vậy! Thơ có cần vần điệu không? Thơ có cần nhạc tính không? Từ ngữ trong thơ có cần phải được chắt lọc thật kỹ càng không, hay là bất cứ từ ngữ nào trong bất cứ văn cảnh nào cũng có thể được đưa vào thơ? Hay nói cách khác, đâu là thuộc tính cốt tủy của thơ, đâu là yếu tố mà nếu bỏ nó đi thì thơ không còn là thơ nữa?

Vừa truy vấn vừa thể nghiệm, người ta thử bỏ vần điệu khỏi thơ, rồi thử để cho thơ nói về những chuyện vốn không được xem là nên thơ cho lắm, và thử đưa vào thơ những từ ngữ bình dân giản dị, không mang nhiều tính hình tượng.

 

Có lúc người ta vẫn còn nhận ra cái kết quả của sự thể nghiệm ấy là thơ, có lúc không. Chưa có kết luận thật rõ ràng nào được rút ra; các thể nghiệm vẫn còn được tiếp tục, cùng với các tranh cãi. Và những tranh cãi ấy là bình thường, bởi dầu thế nào, một không khí đối thoại vẫn là cần thiết.

 

Cảm nhận về một thế giới sống phi cấu trúc đã ngày càng rõ rệt hơn ở mỗi con người, bởi công cụ nhận thức về thế giới đã thay đổi và bởi chính thế giới cũng đang thay đổi. 

 

 

Một cách triết lý, cái thế giới mà con người sống và nhìn thấy đang ngày càng giống với thế giới hậu hiện đại mà các triết gia tưởng tượng ra từ hàng thế kỷ trước.

Thơ cũng biến đổi cùng với tiến trình nhận thức đó; càng lúc thì con người càng thấy là suy nghĩ và tình cảm không có lý do gì để phải bó buộc ở trong các niêm luật.

 

Thơ đã rời khỏi cung đình và không gian văn hóa đặc quyền; thơ đã tự do và thơ đã không vần. Câu hỏi “cái gì là thơ và cái gì không phải là thơ” chưa và có khi chẳng bao giờ có câu trả lời dứt khoát, mà lý do chính là bởi vì ai cũng ích kỷ:
- người viết thì ích kỷ giữ lấy cái định nghĩa thơ của riêng mình,
- người đọc thì ích kỷ giữ lấy sự rung động - hay sự không rung động - của riêng mình, mà chẳng ai chịu nói ra!

 

 

Dù thế nào chăng nữa, thơ không có chỗ cho sự lười biếng. Nếu có một chỗ nào đó mà người viết phải đặt dụng ý vào từng con chữ thì chỗ đó chính là thơ.

Không được như thế thì thơ đã đánh mất chính nó. Ở phía bên kia, nếu thơ không khiến người đọc xúc động ngay lập tức và khiến người ta phải nhớ nó, thì thơ đã bỏ rơi sứ mệnh của mình.

 

cuoituan.tuoitre.vn

Poesie hat keinen Platz für Faulheit

VU THAI HA

 

TTCT - Wenn es einen Ort gibt, an dem der Autor in jedes Wort eine Absicht stecken muss, dann ist dieser Ort Poesie. Wenn nicht, dann hat die Poesie sich selbst verloren.

Alles, was existiert, hat seinen Grund; und so ist die Poesie. Ungeachtet von Lob und Kritik und manchmal unhöflichen Fragen wie "Kann man Poesie schärfen und essen?!", Poesie wird geboren und existiert, auch wenn sie gebohrt und aufgegriffen wird, manchmal weniger. Poesie existiert, weil Menschen immer noch Poesie schreiben und lesen, ebenso wie der gesunde Menschenverstand.

Der Anfang ist Poesie; Dieses Wort ist sicherlich nicht übertrieben. In der Anfangszeit, als es kein Papier, keinen Stift oder keine Tinte gab, um eine Botschaft zu verbreiten und eine Geschichte zu teilen, war Poesie die beste und natürliche Wahl für die Integrität des ursprünglichen Inhalts bei der Weitergabe: Rhythmus und Musikalität helfen, das Gedicht zu bewahren seinen Status quo und vermeiden so den Stolperstein. 

 

Die Völkerepen sind klare Beispiele dafür, wie sie durch Tausende von Jahren reisen und uns die Geschichte fast intakt erzählen.

 

Es ist auch selbstverständlich, dass Wörter in der Poesie prägnant und einprägsam sein müssen, da die Leute sonst leicht vergessen und verwirren.

Auch die Prosa hat einen Platz für Faulheit, es gibt Sätze, Wörter und Passagen, die keine schreckliche Funktion haben, sondern nur eine Rast für den Schriftsteller sind; aber keine Poesie.

Jedes Wort in einem Gedicht muss gefiltert und sorgfältig ausgewählt werden, damit es, wenn es keinen Reim oder musikalischen Charakter hat, sich auch an den Inhalt erinnern muss, sondern an jedes Wort im Gedicht die selbe Zeit.

 

Der Anfang der Poesie ist Reim und Musikalität, danach beginnt die Fähigkeit, die Emotionen und Gedanken des Lesers direkt zu beeinflussen.

Je raffinierter der Dichter, desto bewegter der Leser des Gedichts.

Vor Gedichten, die den Leser nicht bewegen, hat er sie entweder nicht gelesen oder es ist kein Gedicht; ansonsten gibt es keine andere möglichkeit!

Die Lebenswelt ist in der menschlichen Wahrnehmung immer unsicherer geworden, in der alles zusammenhängt und alles möglich ist; Als die Menschen gerade dabei waren, einen Weg für die Welt zu finden, wurde ihnen klar, dass es für die Welt, in der sie leben, keinen Weg gibt, weil sie nichts vorhersagen können.

Die deterministische Welt ist als ungeprüfte Annahme in die Vergangenheit zurückgetreten. Das Weltbild der Menschen hat sich verändert. Dann wird alles in Frage gestellt, um die Natur der Dinge neu zu entdecken.

Was einst so wahrgenommen wurde, wird nun umgedreht, um zu sehen, ob es so sein kann.

 

Und Poesie auch! Braucht Poesie Reime? Braucht Poesie Musik? Müssen Wörter in der Poesie sorgfältig ausgewählt werden oder kann jedes Wort in jedem Kontext in die Poesie integriert werden? Mit anderen Worten, was ist das wesentliche Merkmal der Poesie, was ist das Element, das, wenn es entfernt wird, keine Poesie mehr ist?

Beim Fragen und Experimentieren versuchen die Leute, den Reim aus der Poesie zu entfernen, dann versuchen sie, die Poesie über Dinge sprechen zu lassen, die als nicht sehr poetisch gelten, und versuchen, einfache, populäre Wörter in die Poesie einzuführen, die nicht viel Bedeutung haben.

Manchmal erkennen die Leute das Ergebnis dieser Erfahrung immer noch als Poesie an, manchmal nicht. Es wurden noch keine endgültigen Schlussfolgerungen gezogen; Experimente sind noch im Gange, zusammen mit Kontroversen. Und diese Argumente sind normal, denn auf jeden Fall braucht es eine Atmosphäre des Dialogs.

Die Wahrnehmung einer unstrukturierten Lebenswelt ist bei jedem Menschen immer stärker ausgeprägt, weil sich die Werkzeuge der Weltwahrnehmung verändert haben und weil sich die Welt selbst verändert.

 

Philosophisch gesehen ähnelt die Welt, in der die Menschen leben und sehen, zunehmend der postmodernen Welt, die sich Philosophen vor Jahrhunderten vorgestellt haben.

Mit diesem kognitiven Prozess verändert sich auch die Poesie; Immer mehr Menschen sehen, dass Gedanken und Gefühle keinen Grund haben, sich an Regeln zu binden.

 

Die Poesie hat den königlichen Hof und den privilegierten Kulturraum verlassen; Poesie war frei und Poesie reimte sich nicht. Die Frage "Was ist Poesie und was nicht Poesie" hat keine endgültige Antwort und hat manchmal nie eine endgültige Antwort, aber der Hauptgrund ist, dass jeder egoistisch ist:
- der Schriftsteller behält egoistisch seine eigene poetische Definition,
- der Leser behält selbstsüchtig die Schwingung - oder die Nicht-Schwingung - für sich, aber niemand wird es sagen!

So oder so, Poesie hat keinen Platz für Faulheit. Wenn es einen Ort gibt, an dem ein Schriftsteller jedem Wort eine Absicht geben muss, dann ist dieser Ort die Poesie.

Wenn nicht, dann hat die Poesie sich selbst verloren. Auf der anderen Seite, wenn Poesie den Leser nicht sofort bewegt und in Erinnerung bringt, dann hat die Poesie ihre Mission aufgegeben.