Wednesday, 4 December 2024

Lâu rồi, giờ mới viết: về chữ: 爲  vi, vị trong câu: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

 

                                                 Ru ta ngậm ngùi/ Quang Dũng

 

Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

Ông bạn Tiến mới gởi email gợi nhớ câu nói này và cho rằng, câu này chữ vị hay vi không có nghĩa là vì, mà là tu sửa, là tự trị mình.

Trong 1 talk, Ngộ từng nhắc 1 vài lần về câu đó, mình vẫn thắc mắc, nay Tiến làm mình nhớ lại, nên tìm hiểu thêm.

--

Đo Nguyen/ Thứ 5, 05.12.2024

--

Xem thêm:

https://cafef.vn/3-cau-noi-cua-co-nhan-bi-hieu-sai-nhieu-nhat-khien-hang-trieu-nguoi-bi-hai-oan-suot-nhieu-the-he-cau-cuoi-chinh-la-nguoi-khong-vi-minh-troi-tru-dat-diet-2020111311561974.chn


Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

 

3 câu nói của cổ nhân bị hiểu sai nhiều nhất

“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt” - Người không vì mình, trời chu đất diệt

"Vị" ở đây không hiểu thành "vì mình", là phải hiểu là "tự rèn luyện tu vi của chính mình". Làm người thì phải tu luyện bản thân, nếu không trời chu đất diệt, chứ không phải “Làm người phải sống vì bản thân” như mọi người đang hiểu sai bấy lâu nay.

Chỉ khác nhau một chữ duy nhất nhưng ý nghĩa diễn đạt lại khác rất xa, đánh mất hoàn toàn đạo lý nằm trong đó mà cổ nhân muốn gửi gắm cho hậu thế sau này. Nhiều kẻ hành xử ích kỷ, mưu lợi cá nhân cũng dùng câu nói này để biện hộ cho tư duy sai lầm của bản thân mà không tự biết hối lỗi và thay đổi.

Cuộc sống của con người vốn là một quá trình tu luyện, không ngừng nâng cao tu vi bản thân, tức là nâng cao phẩm hạnh đạo đức và năng lực cá nhân. Một người thực sự hiểu thấu thế giới này phải biết cách từ bỏ ham muốn của bản thân, liên tục học hỏi và gia tăng sự hiểu biết về môi trường bên ngoài, giữ vững tư duy sáng suốt, luôn suy nghĩ cẩn thận, theo đuổi những mục tiêu tốt đẹp và ra sức hành động để đạt được giá trị to lớn hơn.

 

Wednesday, 29 November 2023

Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

 

 

Mùa thu cánh nâu

 

Ngộ và các bạn,

Bùi Giáng và Tuệ Sỹ được ngưỡng mộ xưa nay.

Bùi Giáng đã ra đi khá lâu, nay Tuệ Sỹ cũng vừa mới lìa đời.

Xin tưởng niệm Tuệ Sỹ, một nhân tài xứ Việt!

Bài viết thú vị sau đây tôi mới đọc: Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ, xin tôi tạm dịch sang tiếng đức cho vui.

thân mến

Đỗ Nguyễn

29.11.2023

 


Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

Bùi Giáng (1969)

 

1/ Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một

 nguồn thơ thâm viễn u u...

 

Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault

 

Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault


Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:

 

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

 

 

 

2/ Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:

 

 

 

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

 

 

 

 

 

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

 

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn



 

 

3/ Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn


 

 

 

 

 

 

 

Tôi hoảng vía đề nghị: Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp: - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

 

4/

Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời
Hội cũ




Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? - Cung trời hội cũ.

 

 

Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại?".

 

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...




 

5/ Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều "phải nói" với mọi người "muốn nghe" với riêng mình "không thiết chi chuyện nói".

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).

 

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo. 



 

6/ Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: "Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?".

 

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!

 

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.

 

Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.

Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ

 


7/ Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

 

 

 

 

"Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang"

 

 

8/ Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?

Thi sĩ Bùi Giáng

Thi sĩ Bùi Giáng

 

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

 

Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?

 

 

 

 

Mình là thân Bồ-tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?

 

 

9/ Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

 

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

 

 

 

 

 

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.

 

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

 


 

10/ Ta tưởng như nghe ra "cao cách điệu" bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.

 

Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?

 

Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt phiêu du:

 

Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

 

 

 

11/ Một tiếng "buồn chăng" lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:


Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

 

 

Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :

 

Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh

 

 

 

 

 

12/ Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi "đá" sớm từ giã mọi yêu thương?

 

 

Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn

 

 

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.

 


Bùi Giáng über Tuệ Sỹs Dichtung

Bùi Giáng (1969)

 

1/ Tuệ Sỹ ist ein Mönch. Er schreibt auf extrem ernsthafte Weise, sein Wissen über buddhistische Lehren ist tatsächlich immens. In seiner asketischen Erscheinung hätte niemand vermutet, dass seine Seele eine so tiefe und neblige Quelle der Dichtung birgt...

Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault

 

Tuệ Sy - Werke von Dominique de Miscault

 

 

Eines Tages las er mir zwei Zeilen chinesischer Dichtung vor:

 

Tiefe Nacht, der Wind lässt den Schatten der Tätigkeit folgen 

Gegenwärtig wird nicht verstanden, die Blume fliegt vorbei

 

2/ Er bat mich, diese zwei Zeilen zu einem Vierzeiler zu ergänzen. Ich schlug ihm vor, Schwester Trí Hải um Hilfe zu bitten. Verlegen lehnte er ab und meinte, ich solle nicht so scherzen. Also versuchte ich mich einfach und fügte hinzu:

 

Tiefe Nacht, der Wind lässt den Schatten der Tätigkeit folgen

Gegenwärtig wird nicht verstanden, die Blume fliegt vorbei

Mit schwermütigem Herzen und Tränen der Trauer

Beschämt vor dem Ozean der Weisheit, da ich noch nicht erlangt habe / Der Bambushain verwirrt wie Seide

 

 

Und bat ihn, sich darüber nicht aufzuregen. 

Doch wer hätte gedacht, dass der verschlossene und vorsichtige Mönch, der niemals Anhaftung kannte, in sich eine so außergewöhnliche Quelle vietnamesischer Dichtung birgt? Schon bei einem seiner Gedichte namens „Ohne Titel“ schaudert es einen und man verliert den Appetit und Schlaf:

Feuchte Augen, goldener Zeit, Horizont der alten Begegnung  

Grünes Kleid, das auf einsamen Hügeln nicht für immer grün bleibt  

Plötzlich beim Eiltempo entdeckt man sich selbst als Vagabund 

Spät nachts Kerze anzünden, Geschichten vom schwindenden Mond erzählen

 

3/ Nach nur vier Zeilen spürte ich bereits, wie meine Seele kalt wurde und meine Eingeweide erstarrt sind.

Vom kalten Gebirge zum stillen Meer seit uralters 

Dieser Berg und jenes Salzkorn ist noch nicht geschmolzen 

Mit der Sonne an einem Tag lachen, wie flüchtig 

Heute Winter, morgen Sommer – wird es traurig sein? 

Graue Haare zählen, das Alter reicht noch nicht 

Langer staubiger Weg, müde Füße gehen im Kreis 

Jetzt zurückblicken, vier morsche Mauern 

Die Quelle ist fern, gegen den Strom, dem Fluss folgend

 

Ich war schockiert und schlug vor: Der Meister sollte mit dem Schreiben von Büchern aufhören und weiter fleißig dichten. Sonst würde die vietnamesische Dichtung ein zu großes Talent verlieren. 

Er antwortete: „Ich werde Schwester Trí Hải fragen, ob es wirklich so ist, wie du sagst.“


4/

Feuchte Augen, goldene Zeit,

Horizont

die alte Begegnung


Bitte lass mich diese Gedichtzeilen Absatz für Absatz langsam und in Ruhe fließen lassen. Sicherlich sieht man die ungewöhnliche Würde der Erinnerung. Woran erinnert man sich? - Der Horizont der alten Begegnung.

 

Eine Konferenzstampfung? Eine aufgeregte Konferenz? – „Aufgeregte Stunde einer törichten Jugend?“

 

Feuchte Augen, goldene Zeit,

Horizont

die alte Begegnung...

 

5/ In die Worte geöffnet strömt die Quelle der Dichtung direkt in das Zentrum eines Traumes der Meditation. Vollkommen ausgestattet mit allen grenzenlosen Faktoren: ein weiter Himmelshorizont, eine besorgte alte Konferenz, glänzend goldene Zeit... Ein Paar feuchte Augen voll Sehnsucht der Gegenwart.  

Aber der Strom der Dichtung fließt unterirdisch. Der geheime Rhythmus führt an. Der Dichter braucht kein einziges Bildwort, und kann doch allen „müssend Sprechenden“ zu allen „hörend Wollenenden“ und zu sich selbst „nichts zu sagen Habenden“ alles sagen. 

Solche herausragenden, transzendenten Dichter haben normalerweise eine eigenartige Haltung. Sie sagen wenig aber sehr viel. Sie sagen sehr viel aber am Ende scheint alles verschwunden. Sie sprechen für sich, aber wie für alle. Sie sprechen für alle aber kümmern sich kaum darum, ob die Welt zuhört oder nicht. Ihre Freude, ihre Trauer scheinen ganz anders als unsere eigene Freude und Trauer. Daher tadeln wir sie auf vollständig schräge Weise.  

 

Während einer Feier fragen wir sie dies und das. Gleichgültig und teilnahmslos schauen sie ins Leere, da denken wir sie wären arrogant. Während alle weinend mitten in einer Beerdigungszeremonie sind, gehen sie vorbei, scheinbar lächelnd, niêm hoa vi tiếu (eine Art spöttisches Grinsen). Da denken wir sie wären grausam und grob.

 

6/ König Gia Long war einst sehr verwundert über Nguyễn Du’s Haltung: „Ich heuere Personen an, ohne zwischen Süd- und Nordmännern zu unterscheiden. Wer Talent hat, den förder ich (...). Warum seid Ihr das ganze Jahr über then traurig und wortkarg?“

Der König fand das sehr seltsam, aber sehr vernünftig, ganz im Einklang mit dem Gewissen und den alltäglichen Gepflogenheiten der Menschen. Er konnte nicht verstehen, warum der große Geist wie in einem Traumreich fernab geistig reiste! 

Der König hatte ihm reichlich Gunst, Ehren und Macht gewährt, warum war Liệp Hộ noch nicht zufrieden, warum ließ er immer noch seine Träume frei umherstreifen zu anderen Horizonten? 

Antwort: Eben weil die Augen hier dies sahen aber jenes suchten. 

Feuchte Augen, goldene Zeit, 

Horizont der alten Begegnung 

 

 

 

7/ Feuchte Augen? Wessen Augen? Warum feucht? Vor Freudentränen oder vor übermäßigem Glänzen? 

Der Dichter sagt es nicht klar. Das ist, um der Dichtung einen leeren, schweigenden Raum der Beauftragung zu geben. 

Wir sind völlig frei, zwei drei Möglichkeiten zu denken. Entweder sind es die feuchten Augen des Dichters in der Gegenwart, weil er sich nach einem alten Zeiten Horizont sehnt. Oder es sind die funkelnden, honigsüßen Augen einer Schönheit, die den Schatten eines unvergleichlichen, alten Zeiten Horizont widerspiegelt, den das gegenwärtige Selbst heutzutage verloren hat, nicht wahr? 

 

„Grünes Kleid, das auf einsamen Hügeln nicht für immer grün bleibt“ 

 

8/ Welches grüne Kleid? Das indigofarbene Grün eines Berg- oder Waldmädchens, das einst durch den Wald ging und der Dichter hatte sie einmal angesehen und war vernarrt?

Thi sĩ Bùi Giáng

Der Dichter Bùi Giáng

 

Ich sage nicht ganz falsch. Denn Tuệ Sỹ stammte einst aus Laos. Seine Eltern lebten im zentralen Hochland von Laos. Seine Mutter kam ab und zu nach Saigon in den Tempel, um ihn zu besuchen und brachte ihm spezielle Geschenke, ein Paar Sandalen oder ein seidenes Schultertuch. 

 

Feuchte Augen, goldene Zeit, 

Horizont  der alten Begegnung

Grünes Kleid, 

das auf einsamen Hügeln 

nicht für immer grün bleibt 

Plötzlich beim Eiltempo entdeckt man sich selbst als Vagabund 

Spät nachts Kerze anzünden, Geschichten vom schwindenden Mond erzählen 

 

Mensch des Bodhisattva, das ganze Jahr Fasten und Sutras rezitierend, wie kann man da plötzlich in einem eiligen Moment einem Vagabund gleichen? Sutras beiseite legen? Sich nachts zum Mondschein setzen und Geschichten erzählen? 

 

9/ Man muss das asketische Gesicht des Mönchs Tuệ Sỹ gesehen haben, um durch diese tiefgründigen, schlichten Worte erschreckt zu sein. Die Worte klingen auf wie aus der Tiefe der Seele früherer Leben, von einer weit entfernten Heimat in den hohen Bergen, wo Nebelschwaden in der Dämmerung um die Berge streifen und der Mond in kalten Nächten durch die Wipfel zittert.

Vom kalten Gebirge zum stillen Meer seit uralters 

Dieser Berg und jenes Salzkorn ist noch nicht geschmolzen  

Mit der Sonne an einem Tag lachen, wie flüchtig  

Heute Winter, morgen Sommer – wird es traurig sein?

 

Eine weitherzige Liebe durch das stille Meer und Gebirge. Ein Salzkorn ist noch nicht geschmolzen. Ein verborgener Knoten der eigenen Seele, trostlos, ungewaschen. 

 

Vom kalten Gebirge zum stillen Meer seit uralters

Dieser Berg und jenes Salzkorn ist noch nicht geschmolzen

 

10/ Wir meinen, die erhabene Tragik eines Liệp Hộ, Nerval oder des düstersten Tons der Skala Nietzches zu hören.

Wie oft hat der Dichter beim schwindenden Mond gesessen? Auf einem Berggipfel? Umhüllt von heiligen Wäldern, die sich weit in alle Richtungen erstrecken mit der grünen Mondfarbe, die bis zum fernen Horizont der Weiten Meere reicht?

 

Der Berggipfel und das Salzkorn sind zwei Orte, wo die Kristalle von Bergen und Meer zusammenlaufen. Der Berggipfel sammelt alle Düfte von Himmel, Wolken, Wald und Wildnis. Das Salzkorn birgt den großen Geschmack der Tiefe des Ozeans. Das ist die Grenzenlosigkeit der Stimmung, erstarrten mitten im schwebenden Schnee-Mond: 

 

Mit der Sonne an einem Tag lachen, wie flüchtig 

Heute Winter, morgen Sommer - wird es traurig sein?

 

11/ Ein „wird es traurig sein“ schwebt fragend und klagend, führt eine lange Strecke der seelischen Melodie: 

 

Lotus verblüht, Chrysantheme blüht wieder auf 

Langer Kummer, kurz Winter zu Frühling 

Graue Haare zählen, das Alter reicht noch nicht

Langer staubiger Weg, müde Füße gehen im Kreis


Der Rhythmus des Gedichts verändert sich wieder: 

 

Graue Haare zählen 

Das Alter  

noch nicht genug

Langer staubiger Weg 

Müde 

Füße 

Im Kreis 

gehen

 

12/ Der Rhythmus zerfällt wie müde Füße, die im Kreis gehen. Ein noch nicht ausreichendes Alter? Ein noch nicht passendes jugendliches Alter? Ein früh endendes Goldalter? Ein „steinernes“ Alter, das früh aller Zuneigung Lebewohl sagt? 

 

Jetzt zurückblicken, vier morsche Mauern 

Die Quelle ist fern, 

gegen den Strom, 

dem Fluss folgend 

 

Das Gedicht endet. Der unendliche Nachhall zieht sich in die Nacht, wo der müde Wanderer sich zwischen vier Wänden wiederfindet, verblasst, schäbig wie ein Kerker. 

 

Mit nur einem Gedicht überdeckt Tuệ Sỹ den ganzen Horizont, von der klassischen chinesischen Dichtung bis zur westlichen Postmoderne.

--

ĐN tạm dịch sang tiếng đức từ (1)/ bản 28.11.2023